Hôm nay,  

Họp Mặt Kỷ Niệm 16 Năm Việt Báo & Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ 2007

07/09/200700:00:00(Xem: 231568)

Hình ảnh:David Kawashima & Việt Phạm
Tường thuật:Việt Báo Daily News

Mười sáu năm sau số báo đầu tiên đề ngày 3–9-1992, hệ thống Việt Báo hiện nay gồm Việt Báo Dailly News tại Nam California và nhiều ấn bản Việt Báo khác tại San Diego, San Jose, Houston, Seattle, Tacoma và Viet Báo Online (vietbao.com).

Giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ bắt đầu từ năm 2000, hiện đang tiếp tục năm thứ tám. Tuyển tập Viết Về Nươc Mỹ ấn hành hàng năm hiện nay đã được 8 cuốn, mỗi cuốn 640 trang, tổng cộng 5,120 trang sách.

Từ năm 2002, thêm Giải Thưởng Thiếu Nhi Việt Báo gồm các giải Thiếu Nhi Võ Thuật, Viết Văn, Vẽ Tranh... Sách Bé Viết Văn Việt ấn hành hàng năm hiện đã được 4 cuốn.

Từ nhiều năm qua, họp mặt giải thưởng Việt Báo đã thành một sinh hoạt văn hóa thường niên của người Việt tại Mỹ. Năm nay, dạ tiệc kỷ niệm 16 năm ấn hành Việt Báo, đồng thời là lễ phát giải thưởng Việt Báo, đã khai diễn tại nhà hàng Seafood World vào lúc 6 giờ chiều Chủ Nhật 26 tháng 8 năm 2007 với sự tham dự của gần 500 quan khách Việt Mỹ, trong số này có nhiều vị trưởng thượng trong giới văn hóa, giáo dục, truyền thông, và có sự hiện diện của nhiều vị dân cử.

Sau đây là một số hình ảnh đặc biệt và tường thuật sơ lược về cuộc họp mặt phát giải thưởng ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ năm thứ bẩy.

1.  Mặt Viết Về Nước Mỹ, 26-8-2007. Photo by: David Kawashima& Việt Phạm


Hình chụp chung của họp mặt giải thưởng Việt Báo gồm các em  thiếu nhi giải Bé Viết Văn Việt, các tác giả Viết Về Nước Mỹ. Hàng trước, thấp: Các bà các cô các bé áo hồng là thành viên tiếp tân và chương trình. Bé Quốc Nam cầm cúp. Dan Vi áo đầm trắng. Nhã Ca áo nâu cạnh bé Ngân Hà, Vành khuyên, MC Kim Chi, Hằng. Góc phải áo xanh là bà Đỗ Huy Liệu vừa tới từ Việt Nam. Hàng sau, trên cao từ trái: Chấn Lê, Phạm Quyến, bé Tường Vi, MC Hồng Vân, be Bảo Ngọc, Hòa Bình Lê, Kiều Chinh, Anne Khánh Vân (với bó hoa giải Chung Kết) Quyên Trần, Lệ, Thụy Nhã, Loan Nguyễn. Tiếp theo, góc phải, là nhà văn Đặng Thơ Thơ, Trần Dạ Từ, nhà văn Đinh Từ Bích Thủy.

*
 
2.  Mặt Viết Về Nước Mỹ, 26-8-2007. Photo by: David Kawashima& Việt Phạm


Ông Lê Q. Tuỳ, về từ Hoa Thịnh Đốn, đọc thư Thượng Nghị Sĩ Jim Webb chúc mừng Việt Báo và giải thưởng Viết Về Nước Mỹ. Bên cạnh là  Phan Tấn Hải, Hoà Bình Lê, Trần Dạ Từ, Nhã Ca và Kiều Chinh. Thư chúc mừng Việt Báo của Thượng nghị sĩ Jim Webb đề ngày 24 tháng 8, 2007 viết bằng Việt ngữ, có đoạn nguyên văn như sau: 'Sau nhiều năm tháng cố gắng, các bạn đã gầy dựng được một cơ sở truyền thông bậc nhất. Chúng tôi từng luôn theo dõi những bước thành công ấy, từ tháng 11, năm 2000, "Viết Về Nước Mỹ" cho đến nay, những thành quả này là kết quả sự hợp tác và cộng năng phi thường của hệ thống Việt Báo.
“Văn phòng Thượng Nghị Sĩ Jim Webb chúng tôi rất kính phục sự đóng góp mà quí bạn thực hiện được cho đất nước chúng ta. Hệ thống Việt Báo đã nâng đỡ và tạo cơ hội cho một con số đóng góp lớn lao của nhiều tác giả và tác phẩm. Chúng ta đều rất hãnh diện vì các bạn là một phần tử cuả Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.”

*
 
3. Họp Mặt Viết Về Nước Mỹ, 28-8-2007. Photo by: David Kawashima& Việt Phạm


HỌP MẶT KỶ NIỆM 16 NĂM VIỆT BÁO & GIẢI THƯỞNG VIẾT VỀ NƯỚC MỸ 2007

Tường thuật


Họp Mặt giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ bẩy đã khai diễn tại nhà hàng Seafood World vào lúc 6 giờ chiều Chủ Nhật 26 tháng 8 năm 2007, với sự tham dự của  gần 500 quan  khách Việt Mỹ, trong số này có nhiều vị trưởng thượng trong giới văn hóa, giáo dục, truyền thông, và đặc biệt có sự hiện diện của nhiều vị dân cử. 
Đầy đủ diễn tiến buổi họp mặt sẽ được phổ biến bằng bản tin hình ảnh. Sau đây là những nét chính phần Viết Về Nước Mỹ.

Thượng Nghị Sĩ  Jim Webb Chúc Mừng

Họp mặt phát giải thưởng Việt Báo năm nay đồng thời cũng là dịp kỷ niệm 16 năm ra mắt của hệ thống Việt Báo.  Sau lời chào mừng quan khách, nữ diễn viên điện ảnh Kiều Chinh, người bạn từ những ngày đầu của Việt Báo, nhân dịp này đã kể lại kỷ niệm của  16 năm trước. “Thời ấy, Việt Báo không trụ sở, không số phone. Số báo ra mắt ngày Thứ Bẩy 3 tháng 9 năm 1992 làm trong một patio nhà người cháu, nơi anh chị Trần Dạ Từ-Nhã Ca ở trọ khi vừa tới Mỹ. Tôi lo cho bạn, hỏi thì anh Từ luôn nói "Không Có Sao." Thậm chí từng có lần trấn an là bà Nhã còn tới... 200 đô-la lận. Một người bạn chung có mặt thời ấy là nhà văn Jim Webb nghe vậy, đã gọi ông Từ là Ông Không Có Sao".

Jim Web là nhà văn, nhà viết chuyện phim nổi tiếng, từng đảm nhiệm chức Thứ Trưởng Quốc Phòng, Bộ Trưởng Hải Quân Hoa Kỳ, và hiện là Thượng Nghị Sỹ Hoa Kỳ. Dù bận với công việc của Thượng Viện, người bạn nhà văn năm xưa đã yêu cầu một người bạn thân của ông là ông Lê Q. Tuỳ bay từ Washington D.C. mang về Thư Chúc Mừng Việt Báo.

Ông Lê Q Tuỳ phát biểu, nhắc chuyện 16 năm trước.

“Anh Jim luôn nhớ các bạn ở Việt Báo, nhớ những bữa ăn chung tại Little Saigon. Anh cũng thường nhắc tới lần mời cô chú Từ, cô Kiều Chinh và nhà báo Lê Đình Điểu lên  đọc thơ tù của Trần Dạ Từ tại đồi Capital.”  Ông Tuỳ nói.

Hình ảnh 16 năm trước: Ngày 28 tháng 1 năm 1992, nhà văn Jim Webb giới thiệu Trần Dạ Từ đọc thơ tù “Hòn Đá Làm Ra Lửa” -The Stone That Generates Fire- trong một sinh hoạt tại Quốc Hội Hoa Kỳ.

Thư của Thượng Nghị Sĩ Jim Webb chúc mừng Việt Báo và giải thưởng Viết Về Nước Mỹ gồm hai bản Việt ngữ và Anh ngữ. Ông Tuỳ đọc bản Việt ngữ nguyên văn như sau:

August 24, 2007
Các bạn quý mến,
Sau nhiều năm tháng cố gắng, các bạn đã gay dựng được một cơ sở truyền thông bậc nhất. Chúng tôi từng luôn theo dõi những bước thành công ấy, từ tháng 11, năm 2000, "Viết Về Nước Mỹ" cho đến nay, những thành quả này là kết quả sự hợp tác và cộng năng phi thường của hệ thống Việt Báo.
Đặc biệt trong gia đình Việt Báo, sự cộng năng đã bắt đầu từ Nhã Ca và Trần Dạ Từ, những hoạt động của các bạn phản ánh lòng can đảm, quyết tâm để phục vụ cộng đồng mà chúng ta ai cũng phải ngưỡng mộ.
Văn phòng Thượng Nghị Sĩ Jim Webb chúng tôi rất kính phục sự đóng góp mà quí bạn thực hiện được cho đất nước chúng ta. Hệ thống Việt Báo đã nâng đỡ và tạo cơ hội cho một con số đóng góp lớn lao của nhiều tác giả và tác phẩm. Chúng ta đều rất hãnh diện vì các bạn là một phần tử cuả Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Sincerely,
Jim Webb
United States Senator

Cùng với Thư gửi Việt Báo, Thượng nghị sĩ Webb cũng gửi một thư chúc mừng các tác giả Viết Về Nước Mỹ. Lá thư có đoạn viết:

“Các bạn đến từ khắp nơi trên nước Mỹ và đều nhận giải quán quân cấp quốc gia. Những cảm nhận và kinh nghiệm ấy, cùng với tài năng thiên phú, các bạn đã khai sáng niềm tin của chúng tôi. Phần thưởng các bạn đang nhận không chỉ là biểu hiện của thành quả và tự hào, mà là niềm hãnh diện chung của cộng đồng được may mắn có các bạn đang cư ngụ.”

Viết Về Nước Mỹ: Cay Đắng Ngọt Bùi

Trưởng ban tuyển chọn Viết Về Nước Mỹ, nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa đã đặc biệt giới thiệu cuốn đầu tiên bộ sách quí bìa cứng:

Năm nay, giải Việt Về Nước Mỹ đặc biệt xuất bản một tuyển tập bìa cứng, có tựa đề là Cay Đắng Ngọt Bùi, để giới thiệu 70 tác giả đã có những đóng góp hay nhất trong suốt bảy năm qua.

"Viết Về Nước Mỹ: Cay đắng ngọt bùi" là cảm giác chung của chúng ta khi nhớ về hay viết về nước Mỹ. Tuyển tập đặc biệt này giới thiệu 10 tác giả người Việt sống trên thế giới viết về nước Mỹ, trong đó có những tác giả chúng ta đã vinh danh như Lê Khánh Thọ tại Pháp hay Ai Cơ Hoàng Thịnh tại Úc. Sau đó là 8  tác giả đang sống trong nước Việt Nam đã gửi bài ra tham dự cuộc thi viết này, như trường hợp của Chi Mai mà chúng ta vừa vinh danh. Kế tiếp là 52 tác giả người Việt ở Mỹ viết về nước Mỹ, trong số đó có các tác giả đã được vinh danh từ năm 2000 cho đến nay.  Tuyển tập 640 trang này sẽ được phổ biến rộng rãi ở mọi nơi: Sách quí, 640 trang, bìa cứng, đóng chỉ bền chắc chứ không phải đóng bằng keo dán, giá phổ biến chỉ có 25 mỹ kim.”
Ngoài ra, cũng xin đừng quên,  trong buổi họp mặt hôm nay, như mọi năm, chúng ta vẫn có thêm tuyển tập Viết Về Nước Mỹ cuốn thứ bẩy, gồm 71 tác giả tiêu biểu của năm  2007.

Lễ phát giải

Chương trình phát giải thưởng được bắt đầu bằng phần  trao tặng 12 giải đặc biệt, gồm các tác giả:

1. Trần Xuân Nghĩa, bài “Mr. A+”.
2. Đỗ Thị Bích Du, bài “Một Gia Đình  H.O., Cả Nhà Đi Học.”
3. Nguyên Phương, bài “Lời Cám Ơn của Mẹ Tôi.”
4. Duy Tâm, bài “Góc Vườn”.
5. Lê Đình Phương, bài “Tâm thức Việt Trên Đất Mỹ.”
6. Quang Tuyến, bài “Giấc Mơ Mỹ Quốc.”
7. Trần Đông Thành, bài “Từ Vùng Kinh Tế Mới Tới Nước Mỹ.” 
8. Phila To, bài viết “Con Ơi, Bây Giờ Con Ở Đâu"”
9. Lưu Ngọc Minh, bài viết “Một Trời Để Mộng.”
10. Võ Thị Điềm Đạm, bài viết “Bước Chân Lãng Tử.”
11. Phạm minh Châu, bài viết “Cây Đa.”
12. Tác giả Chung Mốc, bài “Gả Con Cho Mỹ.” 

Iris Dinh đại diên tác giả Chung Mốc ở Việt Nam nhận giải đặc biệt do ông Ðinh Xuân Thái, giám đốc Little Saigon Television trao tặng.

Tiếp theo là phần trao tặng 7 giải danh dự.

MC Hồng Vân giới thiệu: Nghị viên Andy Quach chào mừng các tác giả giải danh dự: Đỗ Thị Bích Du, cụ bà Đỗ Thị Bông, NguyênQuỳnh, Chu Mai, Trần Thiên Thịnh và Phương Lan

Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2007 gồm các tác giả: 

1. Phương Lan, bài “Đi Hoang.” Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California.  Bà có 3 tác phẩm đã xuất bản: "Tiếng Dương Cầm," truyện dài; "Anh Mới Biết Yêu Lần Đầu", tập truyện; "Còn Chờ Một Kiếp Sau", tập truyện.

2. Ai Cơ Hoàng Thịnh, với các bài “Nhật Ký Cô Giáo Lớp Việt ngữ”; “Phần Thưởng Vô Giá”. Tác giả là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria, Úc, và là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Bà đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 (Thành phố Footscray) & Teacher of the Year 1997 (Tiểu bang Victoria).

3. Chu-Mai, Thượng Châu, với bài “30 Năm Đóng Tàu Chiến My.” Tác giả là cư dân San Diego. Trước 1975,  ông là sĩ quan VNCH, phóng viên Đài THVN9 đồng thời là ký-gỉa các nhật báo Hòa-Bình, Xây Dựng, Tự Do... Tới Mỹ sau 30 tháng 4 năm 75, ông hiện là một cấp chỉ huy nhiều chuyên viên  trong ngành đóng tàu Hoa Kỳ, thuộc hãng Nassco, General Dynamics tại San Diego, Ca, USA. 
 
4. Nguyên Quỳnh, bài “Chân Ướt, Chân Ráo”. Tác giả viết trong thư đề ngày 20-9-06 “Tôi là Nguyên Quỳnh, mẹ của cháu Trân Nguyên, đã nhiều lần tham gia Việt Báo. Riêng tôi, đây là lần đầu tiên.” Trân Nguyên là tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2006. Bài viết của Nguyên Quỳnh  là chuyện Mẹ và Con 20 Năm tại Mỹ.

5. Phan, bài “Ba Mùa Cỏ”. Tác giả là một nhà báo, phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine ở Dallas, đã góp nhiều bài  viết về nước Mỹ đặc biệt.  “Ba Mùa Cỏ” là một chuyện tình, theo tác giả, đã làm ông thay đổi định kiến về hôn nhân dị chủng.

6. Trần Thiên Thịnh, bài “Viết Gửi Theo Ba Tôi”; “Phước Lai Con Bà Phước.”
Tác giả vượt biển đến được trại Pulau Bidong, Mã Lai. Sau 7 năm vất vưởng, ông bị cưỡng bách hồi hương. Thêm 3 năm tuyệt vọng ở Việt Nam, ông được tái phỏng vấn và tới Mỹ khi đã 30 tuổi.

7. Đỗ Thị Bông, bài “Thăm xứ đạo Amish.” Tác giả đã 81 tuổi, hiện là bà cố của 20 cháu chắt nội ngoại.  Sanh năm 1926 tại Cần Thơ, chồng chết năm Mậu Thân 1968, bà ở vậy nuôi đàn con, qua Mỹ cuối tháng Tư năm 1975. Bài viết kể chuyện cả nhà đi thăm người bảo trợ tại vùng núi cao của những người "tu" đạo Amish, nơi vừa bị một kẻ cuồng sát xông vô trường học hạ sát 5 học sinh vô tội.

Tác giả cao niên nhất trong năm
Cụ bà Ðỗ Thị Bông, 81 tuổi, nhận giải Danh Dự.

Sang phần các giải thưởng chính,  nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa, trưởng ban tuyển chọn Viết Về Nước Mỹ năm nay đã đặc biệt giới thiệu một giải thưởng mới là giải Việt Bút. “Đây là giải dành cho các tác giả đã trúng giải mà vẫn viết, và viết còn hay hơn những tác phẩm đã được trúng giải của mình.” Tác giả trúng giải Việt Bút năm đầu tiên, là cô Lê Tường Vi, một kỹ sư tại San Diego.

Hai nhà văn của thế hệ trưởng thành sau 1975 đứng bên nhau:
Lê Tường Vi nhận giải Việt Bút từ Đặng Thơ Thơ.

Vinh danh tác giả, tác phẩm

Hai giải vinh danh tác phẩm năm nay được dành cho hai bài rất cảm động về hai chuyện xảy ra cách nhau ba chục năm:

-  Bài thứ nhất là "30 tháng Tư 1975: Tôi ở lại Sứ quán Mỹ" của tác giả Quân Nguyễn, hiện cư ngụ tại Anaheim của Quận Cam, kể lại thảm kịch tỵ nạn hụt trong khuôn viên tòa đại sứ Hoa Kỳ vào ngày đen tối ấy. Ông viết bài này để tặng hương hồn Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin, người đã cố trì hoãn việc triệt thoái để cứu thêm người Việt, dù trong số người được cứu năm ấy không có tác giả..

 

Tác giả Quân Nguyễn nhận giải do tác giả Trương Ngọc Bảo Xuân,
người tháng Giải Chung Kết 2001 trao tặng
.

-  Thứ nhì là bài "Tạ ơn Bệnh viện Mỹ, nước Mỹ" của tác giả Chi Mai, một phụ nữ thuộc sắc tộc Chăm đang ở Việt Nam thì được một bệnh viện California can thiệp cho sang Mỹ gặp người em là bệnh nhân bị ung thư máu trong bệnh viện.

Cả hai truyện đều toát lên cái lòng tử tế của con người ta trong những cảnh ngộ bị đát.

Tác giả Chi Mai, người gốc Chăm, tới từ Việt Nam, nhận giải do tác giả Bồ Tùng Ma trao tặng

Hai giải vinh danh tác giả trong năm:

Tác giả Nguyễn Thượng Chánh phát biểu.

- Tác giả Nguyễn Thượng Chánh, nguyên Giáo sư Ðại học Cần Thơ và nay đang là Bác sĩ Thú Y tại Canada, với bài viết “Ba Lần Vượt Biển”. Ðây là bài viết mở đầu cho bộ sách quí Viết Về Nước Mỹ: “Cay Ðắng Ngọt Bùi.” Ngoài tự truyện kể trên, Nguyễn Thượng Chánh còn là tác giả nhiều bài nghiên cứu khoa học trên một số trang báo và website chuyên ngành.

Tác giả Trần Nguyên Ðán nhận giải Vinh Danh Tác Giả do nhà văn Ðinh Từ Bích Thúy trao tặng. Cả hai cùng tới từ vùng thủ đô Hoa Thịnh Ðốn.

-  Tác giả thứ hai được vinh danh là ông Trần Nguyên Đán, bút hiệu của một khuôn mặt quen biết trong cộng đồng người Việt ở Maryland và Virginia. Với bút pháp của một nhà văn chuyên nghiệp, tác giả mạnh dạn đi sâu vào những đề tài tế nhị nhất của tâm lý và đời sống chúng ta.

Giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm: Anne Khánh Vân

Phần quan trọng nhất của lễ trao giải, nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa đã đặc biệt nói về “một tác giả rất trẻ”: Anne Khánh Vân, sinh năm 1974. Đây là cây bút được nhiều người đọc nhất của mục Viết Về Nước Mỹ trên Việt Báo Online, với hơn 200 ngàn lượt người đọc tất cả. Tác giả là người đã đi du học tại Pháp rồi qua Mỹ làm việc trong một công ty quốc tế tại miền Đông và không quên được một giấc mơ của ba thế hệ trong gia đình, trải qua nhiều thập niên, là được đặt chân lên nước Mỹ. 

Chúc mừng Anne Khánh Vân và ba má đoàn tụ trên đất Mỹ.
Từ trái: Trần Dạ Từ, Nguyễn Duy An, Phan Tấn Hải, Anne Khánh Vân và song thân, ông bà Đỗ Huy Liệu vừa từ Saigon tới Little Saigon.

 “Duyên nợ với nước Mỹ” là bài viết về một gia đình từng được người Mỹ nhận làm con nuôi từ thời xưa - thời ông bà nội của tác giả - mà trải qua ngần ấy thăng trầm và cơ hội vẫn cứ hụt mãi cái hẹn với Hoa Kỳ.  Chuyện ly kỳ và cảm động nhất là bài viết của tác giả đã góp phần biến giấc mơ ấy thành sự thật. Trong tháng trước, khi được thông báo rằng mình đã được tuyển một trong 12 người được vinh danh hôm nay, tác giả bèn lập tức vận động khắp mọi nơi để cha mẹ hiện còn sống tại Việt Nam được cơ hội qua Mỹ tham dự lễ trao giải này. Vậy là “Trong câu chuyện có câu chuyện khác và trong giải thưởng có giải thưởng khác là sự đoàn tụ của một gia đình trên đất Mỹ.”

 
Nhịp Cầu Văn Hóa Viết Về Nước Mỹ

Nguyễn Duy An, Anne KhanhVan và Phan Tấn Hải.

Theo lệ làng Giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ, tác giả Nguyễn Duy An của năm trước 2006 đã lãnh phần trao giải năm nay cho Anne Khánh Vân.

Sau đây là nguyên văn bài phát biểu cảm tưởng của Nguyễn Duy An nhân dịp Lễ Phát Giải Thưởng Việt Báo 2007:

“ Kính thưa quý vị trưởng thượng, quý vị quan khách, quý anh chị em trong gia đình Việt Báo, đặc biệt là các em Bé Viết Văn Việt và các tác giả tham gia chương trình Viết Về Nước Mỹ:

Thật là một vinh dự lớn lao cho tôi khi được Việt Báo mời đến tham dự Lễ Phát Giải Thưởng, ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ và Bé Viết Văn Việt năm nay, để cùng chung vui với các tác giả trúng giải và chia sẻ một vài tâm tình, cảm nghĩ của riêng tôi về chương trình Viết Về Nước Mỹ như một Nhịp Cầu Văn Hóa.

 
Kính thưa quý vị:

Theo thiển ý của tôi, Viết Về Nước Mỹ chính là một chiếc cầu văn hóa 2 vài 4 nhịp mà tất cả chúng ta đang chung tay góp sức xây dựng.

Nhịp thứ nhất của chiếc cầu Viết Về Nước Mỹ đã liên kết những người Việt bỏ nước ra đi với những kinh nghiệm thương đau, những gian khổ của thuở ban đầu cũng như những thành công nhờ sự cần cù chịu khó của người Việt tỵ nạn trên những vùng đất lạ.

Tiếp đến, nhịp thứ hai trong vài thứ nhất của chiếc cầu Viết Về Nước Mỹ đang nối liền hai, ba thế hệ của những gia đình người Việt ở Hải Ngoại để giúp cho đám con cháu, là những người được sinh ra và lớn lên tại những quốc gia không phải là Việt Nam biết đường mà tìm về với cội nguồn, với những truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa Việt Nam...

Và rồi chúng ta cũng đã bắt đầu xây vài thứ hai của chiếc cầu Viết Về Nước Mỹ với nhịp thứ 3 như một cánh tay nối dài, vươn xa và dãi bày cho cả thế giới biết chuyện của những người Việt xa quê hương để các dân tộc khác cảm nhận được lý do tại sao chúng ta luôn luôn tự hào mình là người Việt Nam.

Cuối cùng, chúng ta cũng đang xây thêm một nhịp cầu thứ 4 để nối kết những cộng đồng người Việt ở rải rác khắp nơi trên thế giới với toàn thể dân tộc Việt Nam đang sống trên giải đất cong cong hình chữ S ở bên kia bờ biển Thái Bình Dương...

Tôi xin mạo muội mượn hai câu kết trong bài hát Chuyện Một Chiếc Cầu Ðã Gẫy của cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng để diễn tả nhịp thứ tư của chiếc cầu VVNM, vì hai câu kết của bài hát này thường để lại trong lòng người nghe những cảm xúc u uẩn, buồn thương và tiếc nuối...

Vì sao không thương mến nhau làm lỡ nhịp cầu"
Mối thù chờ sang ngày nào nối lại nhịp cầu rửa hờn cho nhau!

Ước mong rằng chiếc cầu văn hóa 2 vài 4 nhịp Viết Về Nước Mỹ của chúng ta sẽ không bao giờ bị gẫy nhịp như chuyện đã xẩy ra trên cầu Tràng Tiền gần 40 năm về trước.

Thêm vào đó, với nhiệt tâm của bao nhiêu tác giả và độc giả khắp nơi trên thế giới, tôi tin chắc rằng những nhịp cầu Viết Về Nước Mỹ sẽ càng ngày càng vươn xa hơn để liên kết những thế hệ người Việt xa quê hương trong tình đoàn kết yêu thương, để diễn giải cho toàn thể nhân loại thấu hiểu cái giá trị đích thực của những thành công cũng như thất bại và ý chí quật cường của người Việt Nam trên xứ lạ quê người, và rồi chúng ta sẽ cùng nhau “chờ tới một ngày nối lại nhịp cầu rửa hờn cho nhau” với gần một trăm triệu đồng bào thân thương đang sống trên vùng đất Mẹ Việt Nam... vì tất cả chúng ta, cho dẫu có phiêu bạt đến phương trời nào cũng vẫn mang trong mình giòng giống máu đỏ da vàng, cũng vẫn là Con Rồng Cháu Tiên, cùng chung một cội nguồn và là anh chị em với nhau theo truyền thuyết một mẹ trăm con... Và ngày đó, chúng ta sẽ cùng với toàn thể dân tộc Việt Nam ở khắp nơi trên quả địa cầu này mừng lễ khánh thành chiếc cầu văn hóa 2 vài 4 nhịp Viết Về Nước Mỹ.

Xin cám ơn quý vị.”

*

Chi tiết về giải chung kết, xin xem thêm bài “Ước Mơ Ðã Tới” do Phụng Linh kể, và đặc biệt là bài viết về nước Mỹ mới nhất của tác giả Anne Khánh Vân: “Xin Nhận Dùm Nụ Cười.”

Một số hình ảnh đặc biệt từ họp mặt Việt Báo 2007

Tiếp tân các tác giả

Trưa Chủ Nhật 26-8, tiếp tân họp mặt trước với các tác giả Viết Về Nước Mỹ tại Việt Báo Gallery. Hình chụp chung. Thứ 5 từ phải là cụ bà Ðỗ Thị Bông, 81 tuổi, tác giả niên trưởng trong năm. Giữa hình là Nhã Ca, Kiều Chinh, Hòa Bình của Việt Báo, và các tác giả. Photo by ChanLe.

6 giờ chiều, khai mạc

Ðoàn Lân Tiên Long tiến vào hội trường khai mạc buổi họp mặt.

Chào Quốc Kỳ Việt Mỹ

Bé Ðan Vi hát quốc ca Việt-Mỹ và quan khách chào quốc kỳ.
Người góc phải là Thượng Nghị Sĩ California, ông Lou Correa.
 

Dân biểu Trần Thái Văn

Dân biểu Trần Thái Văn tuyên bố khai mạc giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ, thêm một lần nhắc lại: “Viết Về Nước Mỹ” là bộ sách gối đầu giường của tôi. Cám ơn Việt Báo. Cám ơn các tác giả. Hàng ngàn bài viết từ giải thưởng đã cho tôi được chia sẻ biết bao tâm sự và kinh nghiệm vô giá. Hình trên: Thiếu nhi Việt Báo Julie Quỳnh tặng hoa Dân biểu Văn.

Ra mắt sách Bé Viết Văn Việt

Giải thưởng Thiếu Nhi Việt Báo:  ra mắt sách Bé Viết Văn Việt.

Và nhận phần thưởng do bà Chủ Tịch Học Khu và Ls Lan Nguyen, chu tich Hội Ðồng Giáo Dục Garden Grove trao tặng.

Thiếu Nhi Việt Báo hợp ca

Thiếu nhi trình diễn được quan khách thương yêu cổ võ.

Khánh Ly trình diễn

Khánh Ly tới với họp mặt Việt Báo, hát ca khúc Trịnh Công Sơn, Nam Lộc, Lê Uyên Phương. Hình trên, MC Hồng Vân giới thiệu hai em Julie Quỳnh và Tường Vi tặng hoa cô Khánh Ly, anh Tuấn Cường sau bài hát “Vũng Lầy Của Chúng Ta.”

Những người về từ Virginia

Các vị khách quí và tác giả Viết Về Nước Mỹ về từ vùng Hoa Thịnh Ðốn, tiểu bang Virginia. Từ trái: Ca sĩ Quỳnh Giao, Anne Khánh Vân, Nguyễn Duy An, Le Q Tuy, Trần Nguyên Ðán, nhà văn Ðinh Từ Bích Thủy.

Một tấm hình chung

Hàng đầu là các tác giả thiếu nhi: Bảo Phương áo xanh, Quốc Nam-Bảo Ngọc áo đỏ và các bạn. Hàng tiếp từ trái: Nhã Ca, cụ bà Ðỗ Thị Bông, Anne Khánh Vân và ba má vừa tới từ Việt Nam, Nguyên Quỳnh. Hàng sau cùng, cao kều cười tươi là Phạm Quyến, góc trái là 2 tác giả Quân Nguyễn và Lê Tường Vi.

Việt Báo cám ơn các vị bảo trợ

Từ trái: Loan Nguyễn cùng các thiếu nhi Việt Báo tặng bảng cảm tạ tới các vị bảo trợ: Lynn Huett từ Union Bank, Thảo Trần từ Viet Satellite, đại diện Tổng Hội Sinh Viên, Bobby từ Intetrend.

Xổ số hên vui

Giải độc đắc trong cuộc xổ số vui tại dạ tiệc là phiếu quà đặc biệt trị giá 500 mỹ kim do cô Thảo Trần, đại diện Việt Satellite trao tặng người trúng số, ông Anthony Phụng, một tác giả Viết Về Nước Mỹ. Hình từ trái: Hòa Bình Lê, Quyên Trần, hai MC Kim Chi, Hồng Vân và Ryan, chuyên viên xổ số.

Hẹn gặp năm tới, năm tới nữa

Hai MC Kim Chi-Hồng Vân, các tác giả Viết Về Nước Mỹ và Bé Viết Văn Việt cùng anh chị  em Việt Báo chào quan khách: Hẹn gặp năm tới, năm tới nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,211,196
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới về cuộc diễn hành được coi là đẹp nhất của nước My. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Bài mới, bắt đầu phần “dựng nghiệp”.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Năm Mậu Tuất sắp hết, mời đọc bài viết với nhiều nụ cười, tiễn chân chó cưng.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là tự truyện về mùa Giáng Sinh 1975.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014.
Nhạc sĩ Cung Tiến