Hôm nay,  

Giờ Giấc Và Thực Đơn Ăn Cưới

12/12/200200:00:00(Xem: 154429)
Người viết: HÀ TUỆ VIỆT
Bài tham dự số: 375-684-vb51212

Tác giả Hà Tuệ Việt đã góp nhiều bài viết ngắn nhưng xúc tích, dứt khoát. Ông cho biết hiện vẫn còn... thất nghiệp - tháng thứ tư. Nên viết tiếp giải buồn,” hi vọng giúp vui quý độc giả. Không mong gì hơn.”

+

Đồng bào ta sống tha hương đã từ gần chục năm cho tới trên một phần tư thế kỉ, mà quả thật không thay đổi gì nhiều.
Cho tới bây giờ, vẫn nguyên si hai “truyền thống” cố thủ không hề chịu thay đổi. Một là tổ chức tiệc cưới vẫn chọn nhà hàng Tàu, và hai là đi dự tiệc (không riêng đám cưới) luôn luôn đến muộn, sơ sơ cũng từ một tới hai giơ đồng hồ.
Lạ thật. Bởi, cố thủ hai thói quen kể trên, chẳng lợi gì. Aên món Tàu thì ai cũng biết là đưa vào cơ thể nhiều chất béo, nhiều cholesterol. Hãy nhìn miếng vịt quay và cái lườn gà quay - bóng lưỡng dầu mỡ! Quanh quẩn bấy nhiêu món, xoay qua đổi lại trên tờ thực đơn bẩy hay tám món. Sau quầy, các “tài chủ” lặng lẽ mỉm cười thu tiền.
Đi ăn tiệc mà đến muộn cũng là điều kỳ cục, mất thì giờ cho nhiều người. Xin lấy thí dụ: nếu mọi người đúng giờ, thì chỉ chừng hai tiếng rưỡi là xong xuôi mọi việc, các phe về nghỉ sớm, khỏe. Cái thời gian "dây thun" nếu được dùng để nghỉ ngơi hay sinh hoạt với người thân thì rõ là hữu ich và thú vị hơn, đó là chưa nói "thời gian là vàng bạc" khi dùng vào việc sản xuất.
Tôi không thể tìm ra lời giải thich về cái truyền thống đi trễ đó - chỉ nhớ mang máng hồi nhỏ nghe cha ông nói rằng đi sớm là vô tình tỏ ra tham ăn, ham uống. Phải chăng "lệ" đi muộn là một hệ quả của cái phê phán "bất thành văn" đó mà mọi người phải ngầm hiểu. Nếu có thế thật, cũng nên đổi đời là vừa.
Trở lại với chuyện tiệc cưới theo kiểu Tàu, thiết nghĩ các bà nội trợ Vietnam giỏi gia chánh nên bỏ chút thì giờ vận dụng óc sáng tạo để cải cách, điều chỉnh một số món ăn Viêt Nam cho hợp với tính trang trọng cần thiết của tiệc cưới.
Nếu các cao thủ nội tướng chịu ngồi lại với nhau tính toán, tôi tin chúng ta có thể tổng hợp một “thực đơn gần thuần-Việt của ba miền,” dư sưc lập ra những thực đơn năm, sáu món (cần gì phải bẩy tám món). Xôi gấc màu đỏ tươi, ép khuôn chẳng đẹp lắm ru" Sao không thử đổi món "bát bửu" bằng một đĩa khai vị gồm nem, ché, chả lụa, chả quế, giò thủ. Có kém ai" Người phục vụ cho mặc áo dài gấm màu xanh, đỏ như hội Tết, lịch sự và bắt mắt biết chừng nào. Được vậy cũng có nghĩa là tại các phố Việt trên đất Mỹ sẽ mọc lên những nhà hàng tiệc cưới kiểu Việt, tạo ra một số việc làm, và để tiền bạc của đồng hương lại chạy sang túi của đồng hương.


Tôi còn nhớ, cách đây không lâu, báo Los Angeles Times đưa tin "phở là một trong mười món ăn quốc tế"tại thành phố lớn này", chữ PHO trong thực đơn được hiểu là một thứ noodle của Vietnam. Hãy xem quán góc đường First và Harbor, thường xuyên có khch Nam Mỹ vào gọi các món thịt bò nấu nướng theo công thức Viêtnam, ngoài món phở. Ở thủ đô Washington, như nhiều người biết (khỏi cần nêu tên ra đây) một ông nhà báo bỏ giấy bút đi bán phở, nay làm chủ bốn, năm tiệm - nhiều người da trắng đã nếm qua món phở bắt đầu chọn món ăn có thịt bò, có nước lèo bốc hơi, ấm bụng, để ăn sáng thay thế hamburger, sandwich. Như vậy, phở đã chẳng nghiễm nhiên trở thành một tên lính xâm nhập nền văn minh ẩm thực Mỹ Quốc một cách ngon ngọt, dịu dàng đó sao "
Mới đây, trong Tháng 10, tôi đọc được ở đâu đó một bài báo nói về cuộc bành trướng của đội quân El Pollo Loco, chuyên bán các món gà làm theo kiểu Nam Mỹ, và đang bắc-tiến thắng lợi, chỉ sau vài năm đã mở hai mươi tám chi nhánh trên đất Mỹ. Các món gà của Vietnam, ướp xả, bóp trộn rau răm hấp dẫn kém gì. Và đừng quên món chả giò - hình như cũng đã xuất hiện trên thực đơn Mỹ với tên "nguyên con Vietnam" như vậy - người da trắng mê lắm. Đề nghị nêm nếm để khỏi phải chấm nước mắm, đồ chua và rau ăn kèm cần dọn thật vệ sinh và đẹp mắt, chắc chắn "ăm trùm". Món này, tôi nghĩ có thể đánh bại bánh pizza của nước Ý, bởi nó đậm đà hơn, và rẻ hơn. Chả giò đi kèm với bia thì hết... xẩy. Chưa hết, bà con nên biết người da trắng đang chuộng các món ăn làm từ thực vật, các món chay Vietnam, nếu biết cách tân và chiều theo khẩu vị của người ngoại chủng, hẳn sẽ được ưa chuộng.
Ước chi tuần này tôi trúng số, liều mạng bỏ vài triệu mở thử một nhà hàng Vietnam, có thế mới bõ tức. Trước mắt một số bạn, tôi sẽ có việc làm. Và làm theo đúng hợp đồng: rửa chén thì chỉ rửa chén, không bị "cân hồ" vào việc phụ bếp, lau nhà.
Cũng xin mơ tiếp một điều: nhà hàng này sẽ sạch bóng như K-mart, Target, Burger King... không như .... và khách tới dự tiệc cưới, ai nấy đều đến thật đúng giờ.

Orange County tháng 10-2002
HÀ TUỆ VIỆT

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,174,849
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.