Hôm nay,  

Đến Hẹn Lại...lơ

07/09/200700:00:00(Xem: 106652)

Bài số 2086-1949-653vb6070907

*

Lê Huy là bút hiệu mới của tác giả XYZ Phạm Đình Ninh, cư dân Los Angeles, đã nhận giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm trước với bài viết "Anh Đã Mừng Đưa Em Sang Đây". Họp mặt năm thứ bẩy vừa qua, ông bận thăm thân phụ bên quê nhà không thể tới dự, nhưng dù xa nửa vòng trái đất, lòng vẫn ở với các bạn Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới của ông, đối lại với "Đến Hẹn Lại Lên"

*

Trước khi nhận được thiệp mời dự buổi phát giải thưởng của cuộc thi Viết Về Nước Mỹ, từ tháng trước tôi đã xin hãng cho tôi nghỉ phép để về Quê Nhà thăm gia đình. 

Tôi xin nghỉ ba tuần, Sếp cho có hai.  Tôi kèo nài, nói, tôi không ở Saigon, mà ở tỉnh, phải đi thêm bảy trăm cây số nữa.  Hơn nữa Ba tôi nay đã tám mươi tư tuổi rồi, lại đang mang bệnh cao máu và suyển nặng, chẳng biết " sấp ngửa " lúc nào.  Lý do " nặng ký " vậy cũng chẳng lay chuyển được Sếp.  Sếp nói, khách đang đặt hàng nhiều, tổ của tôi sẽ bận lắm.  Tất cả thợ thầy ở đây ai cũng vậy, hai tuần là...hai tuần, dứt khoát.  That ' s it! 

Tôi đành chịu vậy, chớ biết nói gì hơn.  Hỏng lẽ mình liều mạng nghỉ thêm một tuần nữa để rồi khi trở về Mỹ thì lại...phải vác đơn đi tìm việc nơi khác sao!   Ngu gì!   Nghĩ lại, cái tuổi của mình cũng chẳng còn...ngon lành gì nữa!   Vả lại, thời buổi này, đi tìm một việc làm còn khó hơn là đi...truy bắt một tên khủng bố nữa đó.  Phải vậy không bà con cô bác"

Thiệp mời của Việt Báo cho biết, 26 / 8 / 2007 là ngày phát giải thưởng.  Cầm thiệp mời trên tay mà tôi nghe miệng mình khô và đắng lắm, vì vào ngày này tôi đang ở Quê Nhà.  Nhớ lại năm 2006, cũng vào tháng này, buổi phát giải thưởng vui vô cùng.  Năm nay không dự được thì vui sao được, hở trời!  

Mấy hôm sau tôi nhận được e-mail của chị Thịnh Hương, hỏi tôi có đi dự không.  Tôi buồn thúi ruột mà trả lời là không thể đi dự được với những lý do trên. 

Đặc biệt, trong 25 giải thưởng năm nay, có một giải giành cho tác giả nào đã nhận giải thưởng ở mấy năm trước, mà những bài gởi dự thi tiếp sau này lại hay hơn bài mà mình đã được giải - nghĩa là tác giả đã tự vượt lên chính mình - thì sẽ được chấm trao giải Việt Bút. 

Tôi nghĩ, giải này thiệt là độc đáo.  Rồi tôi lại nghĩ tiếp, đúng là mình đã từng được giải chút chút từ năm 2006 mà mình còn mê viết. Viết hoài, viết hoài sẽ có lúc mình "vượt được chính mình".  A, hông chừng mình vượt rồi thì sao. Ôi, nếu Ban Giám Khảo chấm trao giải Việt Bút năm nay cho mình, mà mình thì đang ở quê nhà thì sao hè"

Hên quá là hên, chưa tới phiên tôi. Giải Việt Bút năm đầu tiên là chị Lê Tường Vi, một tác giả mà tôi rất mến mộ.

Tôi còn mến mộ biết bao tác giả khác trong 8 năm Viết Về  Nước Mỹ. Thật khó mà kể hết.

Với chỗ thân tình, hay tin thân mẫu của hai chị Trương Ngọc Bảo Xuân và Ngọc Anh được chấm trao giải Viết Về Nước Mỹ, tôi mừng lắm và đã viết vào diễn đàn của Nhóm Gia Long và Thân Hữu lời chúc mừng của tôi cùng nguyên bài dự thi với tấm hình của Bác thiệt phúc hậu và đẹp lắm:

"Được tin Bác Đỗ Thị Bông, tác giả bài Thăm Xứ Đạo Amish - thân mẫu của Tý Xuân và Ngọc Anh - vừa được bình chọn vào Chung Kết của Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ năm 2007. Kính chúc mừng Bác cùng gia quyến!  "

Thật tiếc là tôi đã không thể có mặt được trong lễ trao giải hôm  26 tháng Tám để trực tiếp chúc mừng Bác và các tác giả khác.

*

Và, thế là "đến hẹn lại... lơ"!   Nghĩa là tôi đành phải làm ngơ, không dám nhắc lại chỉ vì tôi không...có duyên đến dự buổi phát giải thưởng năm này.  Tôi lên đường bay về Quê Nhà mà nghe trong lòng luyến tiếc lắm .

Đây là lần thứ ba gia đình tôi về Quê Nhà, mà lần nào cũng đi như bị...ma rượt.  Vì thời gian nghỉ phép của tôi ít quá mà tôi lại phải quá bận rộn với thân bằng quyến thuột và bạn bè .

Về đến Sài Gòn, hôm sau chúng tôi bay về quê ngay. 

Giữa phố, ngay trước cửa nhà, Ba tôi ôm hun tôi một cái thiệt lâu và thiệt kêu như hồi tôi còn nhỏ xíu, đi đâu xa mới về.  Tôi tránh nhìn vào mắt Ba vì nước mắt tôi đã lưng tròng rồi .

Ba còm cõi và yếu lắm rồi nhưng vẫn cười - gượng cười - với tôi.  Tôi biết Ba không muốn tôi buồn.  Nắm chặt tay Ba, tôi dìu Ba vô nhà.  Tôi nghe bàn tay Ba ấm lên .

Giờ tôi chỉ còn Ba, Má tôi qua đời đã mười bốn năm rồi. 

Bây giờ là mùa Hè nên Quê Nhà nóng lắm.  Quê tôi ở miền Trung lại càng nóng hung. 

Tôi ít khi đi chơi đâu xa.  Tôi gọi phone chào hỏi bạn bè, rồi bỏ ra một buổi đến tận nhà thăm các bạn ấy.  Có một anh bạn nhỏ hơn tôi vài tuổi, sau cơn tai biến mạch máu não, bị tê liệt tứ chi, phải nằm một chỗ.  Tôi nắm tay ảnh thiệt chặt, hỏi chuyện.  Anh ấy nghe và hiểu hết, nhưng không nói được, chỉ cười và cười rất giòn.  Chính giọng cười rất giòn này đã khiến cho lòng tôi xót xa thêm .

Buổi sau, tôi đem một ít tiền mặt do các bạn ở Mỹ góp lại đến làm quà cho ba người bạn học cũ khác nay vẫn còn gặp khó khăn.  Hoàn cảnh của một số bạn học cũ của tôi bây giờ là như vậy cả .

Suốt ngày tôi chỉ quanh quẩn cạnh Ba thôi.  Nhất là trong giấc ngủ, từ nửa đêm về sáng, tôi luôn thức ngủ, ngủ thức theo hơi thở khó khăn của Ba.  Nên cứ khoảng ba giờ sáng là tôi tỉnh thức rồi, không sao ngủ lại được. 

Theo lời khuyên của một người bạn rất thân ở Mỹ, tôi mua một cái máy thu âm nhỏ xíu bằng ngón tay cái, lén thu lại giọng nói của Ba hầu sau này anh chị em chúng tôi thỉnh thoảng còn được nghe lại giọng nói của Người.  Chẳng hiểu sao Ba tôi biết được, biểu nhỏ em út nói lại tôi là Ba không muốn làm như vậy.  Ba nói " Bộ mấy đứa bay trù tao đi sớm sao! "  ". 

Có lần Ba nói mà như đuổi tôi đi " Con đừng gần Ba nhiều.  Thấy con cứ lo lo buồn buồn là Ba buồn thêm nữa đó!   ".  Ba lại nói với mấy em tôi " Tao thấy anh tụi bay cứ giả bộ đi qua đi lại dòm chừng tao woài.  Ta không dzui đâu!   ". 

Vậy là tôi phải lánh mặt cho Ba được vui.  Tôi nhờ mấy đứa cháu chở tôi vô nghĩa trang thăm viếng mộ phần của thân nhân, và đi dạo vài nơi mà tôi thích để chụp hình.  Tôi thích nhất là chụp cảnh thiên nhiên và những sinh hoạt " rất đời thường " của mấy bà con gặp cảnh khó khăn, thiếu trước hụt sau .

Ở quê chừng một tuần lễ thì gia đình nhỏ của tôi lại bay vô Sài Gòn.  Vô trong này, gia đình tôi tiếp tục chịu đựng cái cảnh " hai mùa mưa nắng trong ngày " và cái nóng hừng hực của đồng bằng Nam Bộ.  Vài hôm sau thì tôi bị cảm và ho.  Nhưng tôi cũng ráng mời một số bạn học cũ gặp nhau tại quán cà phê cũng của một người bạn học cũ. 

Thôi thì cả bọn "mày tao" chúng tôi tha hồ "tố" nhau những chuyện xa xưa cũ rích cũ rang của cái thời khờ khạo hậu đậu, của cái thời tập làm người lớn, của cái thời có..." chút tình chút ý mộng mơ " (Thơ của Tuý Hà).

Tôi lại tiếp tục đi săn hình theo sở thích của mình.  Có lần, trên đường đến nhà sách Khai Trí cũ (bây giờ là nhà sách Sài Gòn) trên đường Lê Lợi, hai anh em tôi đang uống nước dừa tươi mới bổ thì thấy kế đó có ba trự "Tây ba lô" hai nam một nữ đang xí xô xí xà gì đó với chị bán bánh bông lan nướng tại chỗ.  Tôi bước qua hỏi chuyện làm quen, mới biết họ từ Pháp qua đây du lịch. 

Họ nhờ tôi nói lại cho chị bán bánh kia biết là họ đi khắp nước mình sáu tháng rồi, giờ tình cờ mới ăn được cái bánh nướng tại chỗ nóng và thơm chi lạ.  Họ muốn mua thêm để vừa dạo phố vừa nhai cho vui miệng.  Té ra Tây nó cũng thích ăn quà vặt của Ta đó chớ.  Vậy là tôi " gài độ " cho chị ta bán được một bịch to tướng.  Họ lại nhờ tôi chụp vài tấm hình kỷ niệm với chị ấy và anh chàng bán dừa tươi nữa chớ.  Thiệt là dzui kể gì! 

Về đây, tôi đã và sẽ dần dần đưa một số hình ảnh này vô diễn đàn của Nhóm Gia Long và Thân Hữu, và có kèm theo những ghi chép vụn vặt mà tôi ghi nhận được .

Lại một lần nữa, tôi về thăm thân nhân và Quê Nhà chớ không phải là đi du lịch như người ta đâu! 

*

Đến đây tôi xin phép được stop cái "nhìu chiện" về Quê Nhà của tôi. 

Năm trước, dự họp mặt Viết Về Nước Mỹ xong, đang nghĩ chuyện viết hồi ký tường thuật, đã thấy bài của chị Thịnh Hương.

Năm nay, vừa từ quê nhà ở vùng quê Việt Nam về tới cái nhà của mình ở Cali, tôi vội mở Việt Báo Online coi Viết Về Nước Mỹ. Bài đầu tiên đọc được lại là bài “DDến Hẹn Lại Lên” của Thịnh Hương Huyền Thoại, tường thuật đầy đủ buổi tiếp tân họp mặt các tác giả ở Việt Báo và dạ tiệc phát giải vui ơi là vui.

Tôi ganh với chị Thịnh Hương quá nên đặt tựa bài này là “DDến Hẹn Lại... Lơ” cho bõ tức với... chính mình.

Và, tôi cũng rút ra được một kinh nghiệm là những năm kế tiếp đây, muốn khỏi phải bị lại cái cảnh "đến hẹn lại...lơ " thì chớ nên rời...Việt Báo vào tháng Tám hằng năm.  Dzậy thôi! 

(Los Angeles, Sept. 07)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,373,935
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến