Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Ý Nghĩa Sự Nhận Thức

31/08/200700:00:00(Xem: 141131)

Bài số 2080-1943-647vb6310807

*

Với “Những bài học đầu tiên trên đất Mỹ,” Kim Trần, sinh năm 1983, đã nhận giải danh dự Việt Báo Viết Về Nước Mỹ 2005, vào năm cô còn là một sinh viên ngành sư phạm 22 tuổi.  Sau đây là bài viết mới của cô.

*

Lần về Việt Nam này, tôi rủ mấy người bạn học củ ghé thăm thầy chủ nhiệm củ của tôi ngày xưa. Trong lúc bàn luận với thầy, về sự khác nhau giữa nền giáo dục Việt Nam và Mỹ, tôi đã nói:

"Nền giáo dục của Mỹ và Việt Nam hoàn toàn chênh lệch, Mỹ là một nước giàu có, tiến bộ còn Việt Nam ta còn quá lạc hậu. Thế hệ của các thầy và cả chúng em đã sống trong những điều củ kỹ của một nền giáo dục nghèo nàn, không có internet, vệ tinh viễn thông và các thiết bị thông  tin hiện đại. Ở Mỹ, em được tiếp xúc với một nền giáo dục cực kỳ tiến bộ, khoa học tiên tiến mà đến 20 năm nữa, trường ta chưa chắc đã kề cận được vị trí ấy..."

Thầy tôi trả lời:

"Em may mắn đón nhận những phương tiện hiện đại. Điều em nói là đúng, những người như chúng tôi đã không có những thứ em vừa kể. Nhưng em hãy nhớ rằng chúng tôi đã đào tạo nên em để thừa kế và áp dụng chúng."

Tôi cúi đầu, im lặng...

*

Một buổi sáng mùa đông, tôi chạy xe đi làm, trong lòng nặng trĩu những lo toan của công việc và cuộc sống. Ghé mua một ly café sữa nóng, tôi thấy đứng trước cửa tiệm là một người đàn bà Mỹ trắng trông có vẻ khắc khổ, trên tay cầm tấm bảng: " Xin cầu nguyện cho con trai tôi qua khỏi cái chết." Tôi nghĩ có lẽ người đàn bà này xin tiền để chữa bệnh cho con trai. Tôi móc ví tiền, người đàn bà nói với tôi:

"Tôi không phải xin tiền, tôi chỉ xin thêm những lời cầu nguyện cho con trai tôi, nó sắp chết rồi."

Tâm nguyện của người đàn bà ấy làm tôi xúc động. Tôi đã cầu nguyện cho con bà, chợt nhận ra bản thân  sự sống đã là một điều quý giá, và tôi đang sống...

*

Cuối tuần, tôi lại đến nhà bà nội chơi với mấy đứa cháu. Kevin là đứa tôi thương nhất, tuy cũng là đứa nghịch nhất trong đám nhóc con. Tôi ngắm chú bé đang chạy chiếc xe tải đồ chơi, quá khổ so với thân hình nhỏ bé của nó, chiếc xe bị sụp ở bậc thềm và cậu đã cố gắng hết sức vẫn không tài nào nhất chiếc xe lên nổi. Bất lực, cậu ngồi xuống oà khóc. Lúc ấy, ba của cậu từ trong nhà bước ra sân bảo: 

"Con kéo không nổi à" Đã dùng hết sức chưa""

"Con không làm được", Kevin bảo và lại khóc oé lên.

"Tại sao con không nhờ bố giúp mà lại khóc""

Trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự làm tất cả mọi việc. Hãy nhờ đến sự giúp đỡ của những người thân thuộc nhất trước khi quyết định bỏ cuộc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 840,569,499
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.