Hôm nay,  

Oan Ưc Một Thơì, Oan Ưc Một Đời

18/08/200700:00:00(Xem: 162215)

Bài số 2068-1931-635vb7180807

Tác giả 66 tuổi, định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO, cư dân Riverside, hiện là Guest Teacher cho Colton Joint Unified School District (nam California). Ông là tác giả 2 bài  viết “Người về từ đảo Guam” và “Ông Già Bãi Giá”. Sau đây là bài viết mới của ông.

Quê tôi thuộc làng Trà Lũ, nằm bên bờ sông Đáy vùng châu thổ sông Hồng. Tiếng là nghề nông, nhưng trai gaí làng tôi laị gioỉ về võ nghệ. Món võ cổ truyền đã đưa làng tôi nôi" danh khắp vùng châu thổ. Chẳng thế mà đã cung cấp cho triều đình nhà Nguyễn một vị đề đốc (Đề Quảng) và một ông tướng đầu tiên cho quân đôi. quốc gia (tướng Vận).

Tuy cùng một huyện vơí làng bên, cách nhau chỉ 5 cây số, nhưng vì các cụ ta vốn trong văn khinh võ, nên các quan viên làng tôi thường bị lép vế vơí cánh Hành Thiện. Làng này   phát về nghiệp văn, đã sản sinh ra  nhiều trí thức khoa bảng kiệt xuất, trong số này phaỉ kể  đến lý thuyết gia họ Đặng, được quần chúng biết nhiều qua bí danh Trường Chinh. Ông cũng là cha đẻ của caí chính sách quaí đản "caỉ cách ruộng đất" đã làm chết oan cả hàng ngàn nông gia, địa chủ. Tuy Đảng đã nhìn nhận sai lầm và kịp thơì sửa chữa, nhưng những oan ức một thơì kéo theo oan ức cả đơì, làm đảo lộn các giá trị truyền thống gia đình và làm tê liêt tôn ti trật tự làng quê kéo da`i nhiều thế hệ.
Do chính sách làm tổn thương nặng nề cho xã hôi. về mặt văn hóa, đơì sống, nên tác giả của nó được ghép liền vơí gốc gác quê ông qua câu đồng dao phổ biến chui khắp vùng sông Đáy: "Hành Thiện có bác Trường Chinh/Da.y con dạy cháu đồng tình tố cha".Đúng là bia miệng chẳng sai, một ngươì làm quan cả họ được nhờ, một ngươì làm oan (mà laị oan cho nhiều ngươì) thì cả làng cũng vạ lây.

Tất nhiên ta có thể hiểu được nôĩ ẩn ức này khi một thơì chính họ hay gia đình đã là nạn nhân của chính sách. Một trong những trường hợp cụ thể laị rơi ngay vào dòng họ tôi, noí rõ hơn là gia đình bà cô ruột tôi.

Môĩ chuyện có caí lịch sử của nó. Trở laị thơì đầu thập niên 50, lúc đó tôi còn nhỏ nhưng cũng hiểu vùng quê tôi đang là vùng tranh chấp giữa hai phe, cứ tạm goị là Pháp và Việt minh, hay noí theo kiểu dân quê thì "ngày thơì quốc gia tôí ma cộng sản". Tôi chưa hiểu về chính trị nhưng biết được caí giá của chiến tranh. Ban ngày, nạn nhân là dân thường do pháo kích bừa baĩ của đồn Tây bên Buì chu. Ban đêm là các ông lý ông xã, các thành phần bị qui là Việt gian bị đám Việt minh thủ tiêu, ám sát. Một cổ hai tròng, quê tôi điêu đứng, kéo theo đám thiếu nhi chúng tôi mất cả tuôi" thơ.
Mấy năm sau đình chiến, ngươì ở laị kẻ di cư, cảnh chia ly tuy có buồn, nhưng từ nay chấm dứt chiến tranh, chờ hai năm sau thống nhất sẽ đoàn tụ trở laị. Rôì hai năm trở thành hai mươi năm,vật đôi" sao dơì chuyện đơì không đoán được.

Trở laị chuyện cô tôi, bà là chị cả trong một gia đình năm chị em. Bố tôi là út nên được bà rất thương chiều. Sau này bố tôi  mất sớm, tôi laị được bà cưu mang. Khác vơí các  cô gaí quê tôi chỉ biết làm ruộng, đánh võ; bà đã có máu buôn bán từ hôì còn trẻ. Không hiểu quan hệ thế nào bà thầu được việc giao rau tươi cho các bà "sơ" bên  xứ  Buì. Quanh năm bất kể nắng mưa, bão lụt bà cùng hai tá điền khiêng gánh thực phẩm đi bộ từ nhà qua huyện. Buôn bán phát đạt, cơ ngơi nhà bà thuộc loaị có bề thế. Tuy tất bật chuyện bán buôn, bà vẫn tần tảo chiều chồng nuôi con  như bất cứ bà mẹ quê trong xã. Chồng bà, tôi goị là bác Tý vì vai trên bố tôi, là ngươì gioỉ võ, đã có thơì đi lính Pháp lên chức cai, vai vế trong làng là chức Phó lý. Ông cao lớn, tướng tá oai vệ, có tật uống rượu, nhưng nóng lên là hay chưi" con đánh cháu. Được caí ông laị là ngươì tốt bụng, rất nể bà cô tôi chứ không coi thường  phụ nữ như các đàn ông thơì phong kiến. Chả thế mà ngoaì sáu ngươì con, trong lúc khó khăn thơì chiến tranh, ông bà vẫn đem tôi và ngươì chị họ của tôi về nuôi chung.

Tôi là con trai còn được cho đi học, tuy có phụ vớt bèo nuôi heo lúc tan trường. Phần chị tôi là phận gaí chủ yếu lo cơm nước hầu bác tôi, giặt giũ, chăm lo cho mấy cậu con trai. Khi đến tuôi" 17, vừa được nết, đẹp ngươì (tuy caí tên không đẹp: thị Lùn), nhưng được một trai làng con nhà bên xin cươí, cô tôi dù trong cảnh neo nguơì cũng sắp xếp cho chị tôi ra ở riêng. Ngày chị đi lấy chồng laị là ngày buồn đôí vơí tôi, vì chị đi coi như tôi mất chỗ dựa. Chính chị đã khuyến khích tôi học cho gioỉ, an uỉ tôi khi bị đòn, laị thỉnh thoảng lấy trộm đồ nhậu của ông bác duí cho tôi ăn.

Nhìn lại ấy vậy mà đã hai mươi năm kể từ ngày vào Nam.
Sau ngày miền Nam đôi" chủ, hưởng ứng caí chính sách khoan hồng gông cổ của Mặt Trận, tôi đi trình diện học tập caỉ tạo. Gỡ gần 12 cuốn lịch, được tha về thì bà cô tôi đã mất vaì năm sau ngày tôi đi. Ông bác thì đã chết chả biết năm nào. Qua dọ hoỉ, được biết gia đình cô tôi và đám con cháu gia cảnh đã xuống dốc, tản lạc tứ phương, hình như có nhiều điều bất hạnh không tiện noí ra.

Riêng số phận tôi laị được Trơì bù đắp sau những tháng ngày lao đao. Sang đất Mỹ chẳng dám noí cuộc đơì laị lên hương, nhưng phaỉ nhìn nhận khoỉ lo chuyện kềm kẹp cơm áo, kỳ thị hận thù, nên cuộc đơì có phần thoaỉ maí cả thân lẫn trí. Lúc này laị nhớ đến quê, nhớ những kỷ niệm khó khăn thơì thơ ấu. Bà cô, ông bác, đám ông anh bà chị họ, tất nhiên chị Lùn vẫn là ngươì mang nhiều ấn tượng trong tôi.

Năm mươi năm sau kể từ ngày xuống tàu há mồm bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, từ California nơi tôi định cư, tôi nhận được một cú điện thoaị xuất phát  từ một thành phố lạ thuộc lãnh thổ Đông Đức cũ. Tôi vốn chẳng quen ai ở thành phố này, chỉ có cô em gaí duy nhất thì đang định cư taị Mỹ. Alô, Hello maĩ thì một giọng nữ còn trẻ noí to, "bố cháu muốn noí chuyện vơí chú." Rôì cô ta trao đầu giây laị cho môt giọng nam. Ông tự giơí thiệu, "Anh Đài đây, chú Thao còn nhớ anh không, con bác Tý đây." Xưng anh Đài thì tôi còn ngờ ngợ, nhưng có bác Tý kèm theo thì tôi nhớ ngay ông chồng của bà cô tôi. Có điều lạ là sao ông anh tôi sang mãi tận bên ấy.

Qua câu chuyện được biết ông có ngươì con gaí diện xuất khẩu lao động sang Đức. Sau khi Đông Đức bị xóa tên trên bản đồ thế giơí, con ông ở laị, lấy chồng cùng quê, có một sạp nhỏ buôn bán chui cũng khá. Cô con bảo lãnh ông bố theo diện du lịch 3 tháng để goị là đền đáp ơn bố lúc tuôi" già. Gia đình nào cũng vậy, có hiếu là có hiếu, dù được nuôi dạy trong môi trường nào. Tôi có lơì khen về sự hiếu đễ của đứa con ông trước khi vào câu chuyện.

Suốt hơn một tiếng đồng hồ đàm thoaị, như cơi" được tấm lòng, ông anh tôi, môt thời tôi coi như "thần tượng" vì có chiếc xe đạp Trung quốc, laị học gần hết bậc trung học taị Hành thiện chung vơí đám con nhà khá giả. Chuyện ngắn chuyện daì, ông kể lể không sót một chi tiết. Có điều chuyện tôi cần nghe về bà cô  thì ít mà về ông bác tôi thì nhiều.

Đêm hôm ấy, vào một ngày cuôí thu, trơì chập choạng tôí, taị baĩ tha ma xã tôi, nơi Việt minh hay tổ chức mít tinh thuở tôi còn là "cháu ngoan Bác Hồ", Đôi. caỉ cách của huyện được cử về xã để tiến hành đợt ra quân đấu tố địa chủ. Đôí tượng được đem ra đấu là ông bác tôi và kẻ đấu bác tôi chẳng phaỉ một bần nông nào đó, mà laị là ...chị Lùn, bà chị họ thân quí của tôi

Nghiệt ngã là ở chỗ này, ông anh tôi vừa khóc vừa nhắc đến caí tên "con Lùn" nó haị bố ông. Tôi gặng hoỉ duyên cớ vì biết cô tôi ruộng đất không  nhiều, có thể tiền, vàng còn dành dụm được, nhưng qui vào thành phần địa chủ thì không ổn. Kẻ tố lẽ ra là hai ông tá điền chuyên gánh rau quả cho cô tôi từ hôì còn trẻ. Nhưng lý giaỉ làm chi khi moị chuyện không cần lý giaỉ. Ông bác tôi bị qui kết vào ba thành phần: địa chủ (nhà cao ao cả), ác ôn (đi lính Tây, Phó lý), bóc lột (nuôi ngươì không trả công, bóc lột sức lao động). Thấy hai tôi. địa chủ và ác ôn chưa đủ mạnh, vì bác tôi chỉ có chừng 2 mẫu ta trồng lúa rẽ lấy gạo thơm để ăn hoặc giỗ chạp; ác ôn thì laị là diện khác xử theo chính sách tập trung caỉ tạo, chỉ còn caí tôi. thứ ba là bóc lột xem ra khớp vơí bản án.
Vậy thì ai bóc lột ai" Bần nông tá điền kiếm không ra, thì tốt nhất là người trong nhà cho có vẻ trung thực. Chị Lùn được chọn thủ vai diễn vì thứ nhất có lập trường giai cấp (đi ở đợ cho cô tôi), thứ hai bị chà đạp nhân phẩm (ông bác đánh đập, chưi" rủa), thứ ba bị bóc lột (vì không được trả công). Kịch bản laị được dàn dựng lớp lang, các thủ thuật trong lúc đấu tố được bày sẵn cho chị tôi đến độ nhuần nhuyễn khi ra sân diễn.
Trở laị hiện trường đêm ấy, đám đông quá khích hô hào, khích động theo động tác xỉa xoí của chị Lùn vào mặt ông bác tôi, một thơì dù chị không ưa lắm nhưng vẫn hết lòng kính sợ và hiểu tính khí của ông. Quá trình đấu tố thì đaị để cũng giống như cảnh đấu tố trong các phim tuyên truyền của miền nam, hoặc chân thực hơn là mấy truyện ngắn của vaì nhà văn có lương tri đăng trên báo Văn Nghệ miền Bắc thơì mở cửa.

Tôi. nghiệp suốt hơn hai tiếng đồng hồ, kẻ thọ ơn "đấu" ngươì ban ơn. Ông bác tôi lúc đó khỏang trên 60, thân gìa gập xuống trên caí cọc tre, tuy tiều tụy nhưng vì võ gioỉ nên sức chịu đựng còn dai, lòng can đảm khiến ông không sợ chết vì biết chắc mình sẽ chết. Có điều ông hận là kẻ đấu ông laị là đứa cháu một thơì vợ chồng ông đã cưu mang.

Bản án tử hình được tên đôi. trưởng đôi. caỉ cách tuyên đọc. Án phạt được thi hành ngay taị chỗ. Một loạt đạn được đám du kích bắn thẳng vào caí bia ngươì nổ ròn giữa đêm khuya. Đám chó trong xóm sủa ran (chắc nó biết có chuyện oan). Ông bác tôi đi êm ả. Nửa đêm, kịch bản hạ màn, đám ngươì tản dần ai về nhà nấy. Ánh lửa bập bùng nơi hiện trường ánh lên màu vàng đậm của chiếc cọc tre già còn rỉ vết máu tươi. Có điều lạ là sao chị Lùn vơí dáng đi thất thểu, laị khóc to và rên rỉ nhiều nhất. Đám con cháu của nạn nhân được nhận thi haì, nhưng theo lệnh phaỉ bó bằng chiếc chiếu cũ và chôn ngay taị baĩ tha ma. Điều này làm cô tôi buồn phiền hơn hết khi nghe kể laị ( vì bà viện cớ ốm mệt không chịu tham dự). Khi nhắc laị đoạn này, ông anh tôi vốn lịch sự mà cũng xổ nho theo âm điệu Bắc kỳ, "đ.m. tuị nó ác quá".

Dậu đổ thì bìm leo, sau khi ông bác tôi mất, taì sản bị tịch thu. Bà cô tôi và con caí bị đuôi" sang khu chuồng lợn nơi ngày xưa tôi lảng vảng cho heo ăn. Ông anh ruột của bác tôi (cụ lý Lễ) cũng đi theo ông em vì là cựu lý trưởng, dù có thằng con theo kháng chiến đã thoát ly gia đình theo bác Trường Chinh. Ít năm sau, gia đình cô tôi bị chỉ định cư trú trên mạn ngược, phaỉ bỏ quê lên tận Hà giang. Toàn bộ cơ ngơi mồ hôi nuớc mắt bị đôi" chủ, không còn để laị dấu tích gì, trừ caí cọc tre nơi baĩ tha ma chẳng ai thèm nhổ.

Cũng may là ông anh tôi còn trụ laị được vì kết hôn vơí cô con gaí ông tá điền trung tín của cô tôi. Nhờ lý lịch ăn theo, laị có chút học vấn sáng hơn đám răng đen mã tấu, nên anh tôi được giao làm công tác nông nghiệp cho xã, nhờ vậy sau này con gaí anh mơí có thuận lơi. trong việc xét duyệt cho đi lao động nước ngoài.

Chuyện buồn quá nghe xong muốn nghẹt thở. Thấy ông anh có phần dịu laị, tôi lựa lúc khuyên ông nên tha thứ cho chị tôi. Bất ngờ, anh tôi bảo tha thứ thì tha lâu rôì vì con Lùn cũng chỉ là nạn nhân. Môĩ năm có giỗ chạp, nhất là từ khi thay "aó mơí" cho bác tôi, anh tôi có goị "caí Lùn" cùng về, anh em vui vẻ cả. Ông thở daì, thôi thì chuyện đã qua, "oan ức một thơì cơi" bỏ cho nguôi", rôí tự an uỉ, "đứa nào ác nó sẽ gặp ác" (tôi tán thành caí vế đầu, nhưng không nhất trí caí vế sau vì trường hợp tù tôi. của tôi).
Cuôí câu chuyện, ông xin lôĩ tôi vì bỏ quên thằng em hôì tôi caỉ tạo ở miền Bắc. Ông bảo,"chú thử nghĩ xem, lý lịch cả hai anh em mình đều đen như mõm chó, nên anh chẳng dám liên hệ ho he. Nhưng nay thì đã khác xưa rôì chú ơơơi..." Đến lượt ông laị khuyên tôi thu xếp về thăm quê một chuyến. Như để trấn an, ông noí, "Cao Kỳ nó cũng về rôì đấy, chú sợ gì, họ hàng mong chú vơí cô Thơ về đấy." Cuộc điện đàm chấm dứt từ lâu, nhưng những ký ức làng quê vẫn kéo daì không dứt.

Quả thật, chuyện vẫn chưa xong.
Ngay dịp Tết năm đó, tôi bảo cô em tôi về. Thu xếp thơì gian mơí là chuyện khó, tiền bạc quà cáp đôí  vơí cô không thành vấn đề vì gia đình cô thuộc loaị thành đạt về dịch vụ làm ăn trên đất nước này. Tôi dặn ngoaì việc thăm anh Đaì và họ hàng bà con, nhớ ghé thăm chị Lùn và tặng quà chị, noí là của cậu Thao. Cô em làm theo moị điều tôi dặn.

Sang laị Mỹ nghe chừng cô rất ưng ý qua chuyến đi.  Thuật laị đủ chuyện, tất nhiên có cả chuyện chị Lùn. Qua tâm sự phụ nữ vơí nhau, mơí biết ông anh tôi còn dấu một số điều. Chi Lùn cho biết rất khổ tâm suốt 50 năm qua về chuyện ông bác. Chị noí nếu biết trước có màn hành quyết thì dù mẹ chị có sống dậy baỏ chị làm chị cũng không làm. Té ra đạo diễn chỉ xuí chị "làm nhục" bác tôi thôi, rôì tha cho ông về sau khi lạy chị ba lạy xin tha tôi.. Họ còn trấn an chị là bác tôi già rôi bắn làm chi cho phí đạn. Nhưng đôi. caỉ cách từ huyện về laị muốn dằn mặt quần chúng nhân ngày phát động, nên kịch bản có phần thêm thắt ngoaì dự kiến của đám cán bộ xã. Sau sự việc, vào một dịp thuận tiện chị có tiết lộ vơí anh Đaì chuyện này nhưng họ hàng chẳng ai tin.
Còn chuyện làng quê thì cô em tôi công nhận làng mình có đôi"  thay khá hơn xưa, họ hàng ngươí ta quí anh em tôi thật, chẳng phải vì chuyện quà cáp phương xa, nhưng vì tình ruột dà xa cách quá lâu.

Nhớ laị kỷ niệm về caí bãi tha ma, nơi tôi có đêm phaỉ đi mua ruợu cho ông bác, sơ quá chạy vắt chân lên cổ, ruợu đổ, chai vỡ, về nhà ăn đòn là caí chắc. Cô em tôi noí, ngươì đông đất hẹp nên đất bây giờ quí lắm, một phần họ đã qui hoạch thành nghĩa trang liệt sĩ, phần còn laị toàn nhà cửa của dân. Anh Đài vẫn caí giọng khó hòa giaỉ cho biết dân trong nghĩa trang thì cũng toàn là con caí của mấy ông du kích năm xưa, hi sinh trong đợt Mậu Thân và kháng chiến chống Mỹ.

Thôi, chuyện làng trên xóm dươí, bà con họ tộc, dâu bể tang thuơng, nghe vậy đủ rôì. Ở tuôi" tôi, cũng như bao thân phận  đã từng bầm dập theo vận nước nôi" trôi, chỉ ước mong sao đất nước sang trang, quê hương no ấm, để cho chó khoỉ sủa ran, cho con em được học hành,  làng quê lại có tiếng ru, câu hò của thời thanh bình thuở trước.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,247,186
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Nhạc sĩ Cung Tiến