Hôm nay,  

Một Chút Xuân

05/04/200700:00:00(Xem: 163014)

Người viết: Nguyên Phương

Bài số 1234-1845-551vb5040407

*

Tác giả cho biết bà vượt biên, gia đình định cư tại Mỹ từ 1982, hiện là cư dân Virginia và làm việc trong một cơ quan chính phủ. Bài viết mới của bà kể chuyện đi xem hoa đào nở tại thủ đô nước Mỹ.

*

Chiều nay trên đường đi làm về hai bên đường hoa đã tưng bừng nở, rực một bầu trời, đây một đám hoa trắng, kia hoa vàng, hoa đỏ. Nơi tôi ở rất đẹp vào mùa xuân, Hoa thay phiên nhau nở trên những cây cổ thụ, Có một điểm đặc biệt là có khi buổi sáng khi tôi rời nhà thi chưa thấy hoa nhưng hình như nếu vào một ngày đẹp trời, nắng ấm, hoa sẽ nở rộ chào đón tôi lúc tôi trở về nhà.

Tôi bỗng thấy náo nức về mùa hoa anh đào nở, không kịp chờ về đến nhà tôi gọi phone rủ anh đi xem hoa vào cuối tuần.

Hàng năm cứ đến mùa hoa đào nở là Washington DC dập dìu tài tử giai nhân, du khách từ khắp nơi đổ về, muốn mua vé máy bay không phải là chuyện dễ, cô bạn tôi từ San Francisco rất muốn sang  thăm tôi và để được ngắm hoa anh đào nở, nhưng năm nào cũng vậy giá vé tăng và hết rất nhanh trong mùa này nên cho đến nay cô vẫn chưa được dịp đến ngắm những bông hoa anh đào ở nơi đây.

Cứ tưởng tượng vài cây hoa anh đào nở bên cạnh một cái hồ nước xinh xinh là cũng thấy hồn mình à nhập thiên thai, nhưng ở đây xung quanh Jefferson Memorial trên Tidal Basin cả ngàn cây cổ thụ hoa đào cùng một lúc khoe sắc. Những cây hoa này được Nhật Bản trao tặng từ năm 1912.

Mỗi mùa hoa như vậy thường chỉ kéo dài được hai tuần lễ, sui cho những năm vào mùa hoa đang nở có những cơn mưa bão hay gió lớn hoa sẽ phải sớm lia cành. Có năm sau khi hoa nở vài ngày, một cơn mưa lớn đổ xuống, những cánh hoa mầu hồng nhạt nhỏ ly ti rụng đầy trên lề đường, trên mui những chiếc xe đậu ở ngoài đường, với nước mưa những cánh hoa dính chặt vào mui xe, trông như những chiếc xe hơi được kết hoa. Tôi thường nói đùa với bạn;

- Ra ngoài đường giống như mình đang đi dự một đám cưới khổng lồ vì đường tràn đầy những xe hoa.

Cuối mùa hoa nở mỗi năm đều có tổ chức một buổi festival để tiễn hoa đi. 

Cuộc đời hoa thật là ngắn ngủi so với con người, nhưng cũng như nhau là có sanh và có tử, thương thay cho hoa,  dù cho dưới sự nâng niu của con người hay trong rừng sâu thẳm không ai nhìn tới, hoa vẫn nở, vẫn khoe sắc thắm, hoa đến tô thắm thêm cảnh đẹp cho thiên nhiên rồi lặng lẽ và bình thản ra đi....

Những người đi thưởng ngoạn nhiều khi mang theo đồ ăn họ xem như một ngày đi picnic hòa mình với thiên nhiên, với sự chào mừng mùa xuân mới của những nụ hoa vừa nở, của sự mịn màng tươi mát của những bãi cỏ non. Thật đúng là

"xuân vừa về trên bãi cỏ non".

Mặc dù chúng tôi sống ở đây đã lâu nhưng vì ỷ y đây là lãnh thổ của mình,  nên năm nào cũng lần lữa hẹn đi xem hoa, rồi thì bận bịu năm thì đi sớm quá, năm thì đi trễ quá, hoa đã tàn lá đã mọc đầy, hơn nữa lại đi bằng xe hơi nên tìm bãi đậu xe là cũng đủ mệt nhoài, thường thì chồng tôi phải cho mẹ con tôi xuống một chỗ thật gần nơi hoa nở, còn anh lái xe đi tận nơi nào xa tít để đậu xe.

Năm nay chúng tôi đổi kiểu, các con đã lớn và không còn cái thú đi cùng với bố mẹ …. ngắm hoa. Chúng tôi để xe hơi tại trạm metro rồi thì hai vợ chồng già kéo nhau lên metro đi cho tiện sổ sách.

Hôm nay trời nắng nhưng có gió lạnh, chúng tôi  áo mũ đang hoàng, dắt nhau lên metro.

Ngồi gần chúng tôi là một gia đình hai vợ chồng trẻ và 3 đứa con đi cùng với một người đàn ông có lẽ là bạn họ, thăng bé con ríu rít, tía lia chìa cánh tay cho người đàn ông xem mấy vết xước dài  và kể chuyện về thành tích nhặt banh nơi bụi hoa hồng của nó, tôi ngồi nhìn vẻ liến thoắng và nghe nó nói chuyện, quên cả việc mình đang đi xem hoa mà mơ đến môt ngày được ôm vào lòng một thằng bé cháu liến thoắng như vậy, được nghe nó bi bô nói chuyệnà.

Tôi giật mình khi chuyến xe ngừng lại, nhìn sang bên cạnh anh đang lim dim ngủ, may mà chưa đến trạm mình phải xuống. bên tôi thằng bé vẫn đang liến thoắng, và với một vẻ náo nức vô cùng nó hỏi xem đã đến nơi được xuống chưa.

Rồi thì metro ngừng lại, gia đình thằng bé và chúng tôi cùng xuống chung một trạm, từ dưới hầm metro lên đến mặt đất, ánh nắng chói chang dọi vào mắt, tôi phải tìm cặp kính râm, ngươi đông như kiến, những xe bán dồ ăn chi chit trên lề đường, cũng hơi đói  chúng tôi ghé vào quán mua thức ăn để ăn uống sơ sơ cho chặt bụng rồi còn đi tiếp.

Dân Mỹ có những cái thoải mái rất dễ thương,  đói là ghé quán mua thức ăn và vừa đi vừa ăn để tiết kiệm thời gian, vì vậy trên lề đường có rất nhiều thùng rác công cộng để “tiện đâu vứt rác đó”, ăn ưống xong nếu ai cảm thây buồn ngủ, sẵn bãi cỏ xanh mướt, cứ việc trải một tấm vải ra, đeo cặp kính râm lên, đánh một giấc không phiền hà gì ai cả.

Mặc dù đây không phải là lần thứ nhất chúng tôi đi ngắm hoa nhưng năm nay có lẽ mình không còn trẻ nên cảm thấy yêu thiên nhiên hơn, yêu cái hiện tại mình có hơn, muốn níu lấy mùa xuân của đát trời và mùa xuân của mình chăng.

Chúng tôi theo dòng người, đi như trẩy hội, đi xem hoa. Họ thả diều trên những bãi cỏ, những cánh diều lửng lơ trong gió, muôn mầu sắc, một số du khách dừng lại tham dự cuôc vui, nơi nọ một trận đá banh hào hứng lôi kéo thêm một số du khách. Nơi đây hình như hơi có tính cách của một cái hội chợ. có quán ăn, có trò chơi.

Chúng tôi lững thững thả dài trên con đường Jefferson, đến một góc đường, đầy hoa, tôi giơ máy chụp hình lia lịa, chồng tôi kéo tôi đi

- Chỗ này chưa phải là trung tâm điểm của hoa, lại chỗ hồ cho bà tha hồ chụp.

- Cho em chụp một chút, cứ thấy hoa là em muốn chụp hình rồi.

Dừng lại một chút nơi đó,  băng qua một bãi cỏ khổng lồ, người người kẻ nằm, kẻ ngồi, trẻ con chạy loăng quăng, thật vui và náo nhiệt.

Hoa anh đào không có mầu sắc đỏ thắm như hoa đào Đà Lạt, nhưng có một mầu hồng nhạt nhẹ nhàng và mơ màng.

Đây rồi, trung tâm điểm của rừng hoa anh đào, tôi vui mừng như đứa trẻ mới lớn, như mình vùa bắt được mùa xuân.  Cả ngàn cây cổ thụ, trên cây toàn là hoa, một rừng hoa, ngước lên nhìn những chum hoa đào tô thắm cho nền trời xanh tôi không có đủ những danh từ hoa mỹ để ca tụng, hoa nở trên cành cây đã đành,  ngay giữa thân cây chính, hoa cũng ráng nhô ra một chùm để khoe sắc.

Máy hình, máy quay phim đua nhau chụp, có lẽ họ cũng như tôi, muốn níu lấy hình ảnh đẹp của ngày hôm nay, của những ngày đầu xuân, của những nụ hoa đang độ mãn khai.

Trên mặt hồ, người ta cho thuê những cái thuyền nhỏ 2 hoặc 4 chỗ ngồi để du khách có thể ngắm rừng hoa từ trên mặt hồ.

- Mình thuê một chiếc đi anh.

- Thôi ngắm hoa ở trên bờ thích hơn, ngồi dưới đó mình còn bị người ta ngắm chán lắm.

Trước tôi người ta đã tìm được những cành hoa sà xuống thấp, họ vào đó đứng chụp hình cạnh hoa, tôi thích quá đứng xếp hàng để chờ đến lượt, cũng bon chen chụp cho được tấm hình bên cạnh hoa đào.

Lang thang từ gốc cây này sang gốc cây kia, tôi chụp cả những cành hoa la đà trên mặt nước. tiếng cười nói, những nụ cười trên môi, đã tạo nên một mùa xuân ở nơi đây. Tôi đi không cảm thấy mỏi mệt, hình như không khí của mùa xuân đã làm tăng thêm nguồn sinh lực cho cơ thể.

Đi được một góc hồ, chúng tôi đồng ý với nhau quay về vì có đi nữa thì cũng vậy thôi, cũng chỉ toàn là, hoa, người, trời và nướcà..

Trên đường trở về, nhìn dòng người vẫn mê mải tiến về phía hồ chúng tôi thấy vui vui.

Trở lại trạm metro, tôi không tin là mình đã đi đúng chỗ, người đứng xếp hàng chật như nêm, tôi bỗng lo sợ.

- Có chuyện gì vậy anh"

- Anh cũng không biết, chắc người ta xếp hàng để vào trong trạm thôi.

Nhìn nét mặt mọi người thì không ai có vẻ gì là hốt hoảng cả, tình tôi hay lo sợ, nên chỉ sợ có một biến cố gì xẩy ra chăng. Từ sau ngày 9-11 tôi luôn lo sợ cho những lần đi du lich, cho những chỗ đồng người. Dù tôi cũng đã từng đi metro nhưng chưa bao giờ tôi được thấy hiện tượng như thế này. Hình ảnh này kéo tôi lùi lại thời còn con gái thuở đứng xếp hàng ngoài cửa rạp hát để chờ xem phim của Lý Tiều Long, mình cũng đã xếp hàng như thế này.

Tôi thường thích nhìn những đứa trẻ con, trong những lúc xếp hàng chờ đợi tôi luôn luôn nhìn một đứa trẻ ở gần mình nhất, vừa để giết thì giờ vừa để miên man nghĩ vê ngày xưa, khi con mình cỡ tuồi đó hay nghĩ về tương lai mường tượng đến những đứa cháu sẽ chào đời.  Đứng xếp hàng cạnh tôi là một cặp vợ chồng trẻ người Tầu, họ có một đứa bé gái cỡ 3 tuổi rất dễ thương, hai cái đuôi sam nhỏ xíu được thắt lại gọn gàng, người vợ đẩy chiếc stroller, con bé trên tay người chồng, miệng hát líu lo tiếng Tầu, hàng bên trái của cô bé con đó là một cặp người Mỹ còn rất trẻ, cô Mỹ cũng như tôi say sưa ngắm con bé Tầu, cô và tôi cười với nhau vì không hiểu gì cả, mẹ con bé phải dịch ra cho chúng tôi nghe.

Từ cổng đến chỗ mình có thể bấm thẻ chúng tôi phải mất 15 phút mới qua được cái cổng, chúng tôi thở phào nhẹ nhõm.

Xuống cầu thang chờ metro lại thêm một màn chen chúc người như nêm cối, anh nhanh trí chọn metro đi về hướng khác cho vắng rôi chuyển sang metro khác, chuyến này vừa vắng người vừa ngắn đường hơn chuyến kia.

Lên được metro chọn được chỗ ngồi thảnh thơi, nhìn hai bên đường hoa đang nở, lá bắt đầu xanhà Mùa xuân đang đến.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,168,060
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới của bà.
Chúc Mừng Năm Mới Kỷ Hợi 2019. Viết Về Nước Mỹ bắt đầu năm Canh Thìn 2000. Từ Thìn tới Hợi, vừa đúng 20 năm. Ngày đầu năm Hợi, xin mời đọc bài Tết của Lê Nguyễn Hằng. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Mừng Tết Kỷ Hợi đang tới, mời đọc chuyện tình tất niên của tuổi hạc.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ ba của cô.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả kể về khóa Thiền Vipassanna 10 ngày mà bà đã tham dự. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư ông viết: Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019, hiện đang phát hành khắp nơi.
Nhạc sĩ Cung Tiến