Hôm nay,  

Theo Dòng Thời Gian

31/03/200700:00:00(Xem: 152127)

Tác giả: Nguyễn Thượng Chánh

Bài số 1230-1841-547vb7310307

*

Nguyễn thượng Chánh, DMV (Doctor of Veterinary Medicine: Bác sĩ Thú Y) là tác giả nhiều bài viết tìm hiểu khoa học, ẩm thực, dinh dưỡng giá trị trên các tạp chí và online chuyên ngành. Trước 1975, ông dạy học tại Viện Đại Học Cần Thơ, hiện định cư và làm việc tại Canada. Bài viết đầu tiên của ông kể lại chuyện ba lần vợ chồng con cái dắt díu nhau vượt biển. Sau đây là phần tiếp theo bài Đất lành chim đậu.

*

Nhớ hồi 27 năm về trước lúc còn chân ướt chân ráo mới đến định cư tại cái xứ đất lạnh tình nồng nầy...

Mình thấy cái gì mình cũng ham hết. Ôi thôi, nào là bơ, nào là sữa, nào là kẹo, bánh, thịt thà đủ thứ hết...sao mà nó ê hề nhiều quá xá cỡ thợ mộc.

Để bù đắp lại những ngày thèm khát thiếu thốn lúc còn ở bên nhà, hầu như tuần nào mình cũng nhậu nhẹt lu bù. Ăn cái gì cũng thấy ngon hết. Thịt heo mua cả ký về để nguyên da và mỡ cho nó béo, bỏ vô nồi luộc chín, đem ra xắt mỏng cuốn bánh tráng rau sống chấm mắm nêm hay mắm ruốc ăn sao mà thấy nó ngon quá trời quá đất. Bia thì mua cả thùng cả két, uống hết chai nầy thì khui chai khác. Thuốc hút thì mỗi ngày một gói và toàn là thứ nặng không hà, hút thả cửa. Chè đậu nước cốt dừa và bánh trái đồ ngọt nữa, ôi thôi đủ thứ hết lúc nào cũng đầy ấp cả tủ lạnh, ăn mệt nghỉ. Đôi khi cũng đổi món cho đỡ ngán, khi thì thịt bò nhúng dấm, khi thì đổ bánh xèo hay chiên chả giò rồi hú bạn bè lại nhà làm một chầu càng hong ai nấy đều ngất ngư hết. Có khi thì cháo vịt, cháo lòng. Có lúc muốn cho tiện cho lẹ thì xẹt xuống phố Tàu mua bậy một con vịt quay hoặc đôi ba kí thịt heo quay và phá lấu đem về thù tạc. Tuần này nhậu ở nhà mình, tuần khác thì ăn ở nhà tụi nó. Mùa hè thì làm barbecue, thịt gà hoặc sườn ướp sả và ngũ vị hương, nướng lên thơm phức cả làng cả xóm. Toàn là chuyện đớp hít không hà.

Mà cũng ngộ, lúc đó mình ăn uống thả cửa, chẳng cần e dè kiêng cữ gì hết như bây giờ. Cholesterol, mỡ dầu, đường, muối mình coi như nơ pa chẳng làm cho mình lo âu run sợ chút nào, và mình cũng chẳng thèm quan tâm đến nó làm chi cho mất công. Mình mới có 38 tuổi mà, chưa đến đỗi nào gọi là già cả. Mình còn phong độ, máy còn tốt còn chạy ngon lành tội gì mà không hưởng thụ chút đỉnh cho nó sướng. Mình nghĩ rằng ba cái chuyện bệnh hoạn là chuyện của người khác chớ đâu phải là chuyện của mình, hơi sức đâu mà lo cho mệt. Ngày nay nghĩ lại thấy hết hồn hết vía...

Rồi thì hai vợ chồng phải đi học lại để mong có được một tương lai tươi sáng hơn, chớ hỏng lẽ suốt đời đi làm lao động chân tay hoài hay sao".

Cũng may là nhờ ở cái xứ tuyết giá này, nhà nước có chính sách nâng đỡ sinh viên nghèo khó cho nên mỗi năm mình được cấp cho vài xấp gọi là học bổng, rồi còn được quyền vay mượn nhà băng thêm chút đỉnh nữa để sống cầm hơi. Khi ra trường nhớ trả lại và đóng thuế luôn thể cho tiện...

Trong bốn năm dài đăng đẳng đầy nhọc nhằn, khó khăn, thử thách, trần ai lai khổ, vừa học vừa cày ngày cày đêm, vừa nuôi 2 đứa nhỏ, nhưng cũng nhờ phước đức ông bà để lại và may mắn nên rồi cuối cùng rồi cũng xong như ý nguyện. Hai vợ chồng đều trở lại nghề cũ của mình ngày xưa. Cũng đỡ khổ phần nào!.

Mấy năm gần đây có phong trào karaoke mà có người còn gọi là ca ra thì ô kê, bà xã xúi tui tham gia cho vui như mọi người, chớ ở nhà ra vô gặp mặt nhau hoài sinh bực bội và dám xực nhau bất tử lắm, mà toàn là chuyện gì đâu lãng xẹt lãng nhách không hà...

Thú thiệt với các bạn là từ hồi cha sanh mẹ đẻ tới giờ, tui nào có biết hát xướng gì đâu. Thôi thì cũng được, biểu sao là tui nghe vậy cho nó yên vì sách có câu “nhứt vợ, nhì Trời, thứ ba là em vợ”. Cuối tuần, hễ có bạn bè nào hú là tui chở bả đi liền bất kể mưa gió bão bùng hay tuyết rơi ngập lối. Có lẽ nhờ tánh như vậy nên bả thương tui lắm chưa dám buông tui ra. Bả còn canh tui rất kỹ sợ người khác xớt mất.

Hồi tui mới 25 tuổi lúc vừa mới ra trường, còn con trai nheo nhẽo chưa có vợ con gì hết, một thầy tử vi khá nổi tiếng ở trong đường hẻm miệt Cầu Ông Lãnh xéo rạp Ciné Cathay có nói là cung cư thê của tui đóng nơi cung mạng. Ổng nói đó là lá số rất tốt, cậu mà có cung cư thê ở mạng thì sung sướng lắm, khỏe lắm khỏi lo gì hết. Mọi chuyện mọi thứ được vợ nắm vợ lo hết còn hơn cả mẹ lo cho con nữa, duy chỉ có một trở ngại nho nhỏ là thỉnh thoảng phải chịu nhức nhối cái lỗ tai một chút. Mà cũng hỏng sao, no hay problema! Ai lo thì người đó mệt, miễn sao tui “phẻ” là được rồi. Ngược lại, bạn bè tui thì le lưỡi và tụi nó có vẻ lo ngại dùm cho tui. Tụi nó còn nói là tui tới số, đời tui kể như tiêu tán đường rồi.

Mà lạ thiệt, ngày nay ngẫm nghĩ lại thì hình như phần đông bạn bè của tui đứa nào đứa nấy cũng đều có cái số giống như tui hết ráo hết trọi chớ đâu phải chỉ riêng có mỗi một mình tui thôi sao đâu... Tui cảm thấy được an ủi phần nào! Tui đoán mò đoán có lẽ đại là đa số bọn đàn ông con trai mình chắc đều có cung cư thê hết ráo hết trọi. Hay có thể là tại tui “hiền” tui “nhát” vì ngày xưa tui là dân thầy giáo nên quen tánh hỏng dám làm mích lòng ai cả nhứt là người đó là vợ mình. Một câu nhịn chín câu lành mà. Vợ mình mình nhịn thì có sao đâu ai cười thây kệ họ. Tánh nầy có lẽ là do di truyền mà có. Mà tui cũng hên ghê. Nói thiệt các bạn đừng cười, nếu tui mà không có được một bà xã đảm đang như vậy, biết lo trong lo ngoài thì giờ này cuộc đời tui chắc te tua bi đát lắm, nhà cửa chắc bầy hầy tùm lum như cái chuồng heo, không còn một xu dính túi và gia đình có lẽ đã nát bét hết...

Nhớ hồi những năm 79-80, lúc cuộc đời 2 đứa đang trên đà xuống dốc thảm thương vì những chuyến vượt biên bất thành, hết hai lần nằm khám, thì từ ngôi vị một dược sĩ chủ nhân, bà xã tui đã can đảm nhảy phóc xuống một cách tỉnh bơ làm một cô bán xôi, bán cà phê trên vỉa hè sát bên tiệm thuốc Tây cũ của mình mà lúc bấy giờ thì nó đã lọt vào tay người ta.

Nghề bán xôi cũng được bả đem theo qua Thái Lan trong thời gian tạm cư tại trại tỵ nạn Laem Sing. Sau nầy có mấy người bạn đã gặp lại tụi nầy ở bên đây và họ có nhắc lại chuyện hồi năm xửa năm xưa lúc còn ở trại tị nạn, mỗi sáng họ mua xôi vì tội nghiệp và cũng vì muốn ủng hộ giúp đỡ vợ chồng tụi nầy, “chớ xôi của chị nấu ăn sao nhão nhẹt, có khi thì khen khét, có khi thì xừng xực sống nhăn, ăn vừa ngán ngược, vừa nuốt không vô chán thấy mẹ”.

Mà họ nói cũng đúng thôi, vì có đủ củi lửa đâu mà nấu cho chín cho ngon được. Có khi đang nấu ngoài sân thì trời lại trút mưa xuống bất tử, củi lửa ướt mẹ nó hết, khiêng nồi vô ra ba lần bốn lược thì làm sao mà xôi chín cho được. Khi lên đến trại Thái Lan thì mình không còn một chỉ, hay một đồng xu dính túi vì bị mấy thằng hải tặc chiếu cố quá kỹ lúc còn lênh đênh ngoài biển. Nhờ bà xã chịu khó tảo tần như thế nên mỗi ngày mình mới có chút tiền còm để mua vài thùng nước tắm cho 2 đứa nhỏ, cũng như để mình mới có thể ngồi quán cóc gần ngoài cỗng trại mà nhâm nhi ly cà phê đắng, phì phà điếu Samit để dệt mộng cho tương lai... Có bả mình cũng đỡ thiệt. Xin cám ơn má xấp nhỏ một cái nghe cưng!

Tui nhìn nhận là nhiều lúc tui cũng có hơi bê bối và tui cũng có nhiều tánh xấu tật xấu lắm nhưng tui không dám kể hết ra đây đâu vì sợ thiên hạ cười cho thúi mặt. Tham sân si, ái dục, chấp ngã, bốc đồng, ẩu và đôi lúc hơi cà chớn v.v...tui đều có đủ tất cả. Nhân vô thập toàn mà, có phải vậy không các bạn" Có khi tui cũng tự hỏi chắc bà xã cũng khổ vì tui lắm chớ chẳng phải chơi đâu. Đôi khi bả tức tui cái gì đó tui thấy bả khóc xụt xịt, làm tui thật hối hận. Tui phải cắt nghĩa cho bả hiểu là tại bà mắc nợ tui hồi kiếp trước nên kiếp này phải ráng lo trả cho tui đi, tại cái số, tại cái nghiệp của bà nặng quá mà. Sau đó thì tui phải năn nỉ ỉ ôi, phải hứa hẹn đủ thứ, chẳng hạn như kiếp sau tôi nguyện sẽ đầu thai làm vợ còn bà làm chồng tui để bà trả thù cho đỡ tức, nhưng bả phản đối ngay lập tức “Thôi thôi, tui làm vợ ông một lần là tui tởn thấy mồ tổ rồi, kiếp sau tôi kiếm người khác ở sướng hơn”. Vậy là tui phải thề bán sống bán chết như là “tui mà còn như vậy nữa thì cho tui leo lên cây ớt té xuống bị cây hành đâm lòi ruột đi, hoặc đứa nào mà có nói dóc thì cho Bà bắn nó chết không nhắm mắt hoặc cho xe lửa cán đường rầy hay cho xe nhà binh đụng xập nát căn nhà cũ của mình ở Cầnthơ đi”...

Bạn thấy không toàn là kiểu thề độc địa không hà. Tui rất serious mà. Mà tui cũng hết sức cố gắng để tự sửa chữa nhưng đâu phải là dễ vì tánh tui như vậy đó, bản chất tui là đàn ông chớ đâu phải là đàn bà. Các nhà tâm lý học đều khẳng định là Đàn ông và Đàn bà không thể nào giống nhau được hết. Tui là tui, còn bả là bả! Coi vậy mà mỗi khi đứa nầy đi vắng vài ngày thì đứa kia nhớ dữ lắm. Thật sự trong chiều sâu tâm hồn, cả 2 đứa đều thương nhau, “ghiền nhau” lắm còn hơn là ghiền cà phê espresso vào buổi sáng nữa. Tui cần phải có bả và bả cũng cần phải có tui.

Vợ chồng già như bình rượu hiếm, càng già, càng cũ thì càng quý có phải vậy không các bạn" Coi vậy mà tui đã đụng bả được hơn 32 năm rồi, 32 năm mặn nồng sương gió, vui buồn, thăng trầm sướng khổ đều có nhau. Không biết 2 đứa có còn đủ sức để có thể tiếp tục đi nốt đoạn đời còn lại hay không" Dòng thời gian lặng lẽ trôi qua trong một kiếp người. Lẹ thiệt!

Sau đó thì phong trào karaoke tàn rụi và được thay thế bằng phong trào keyboard, có nghĩa là nhạc sống có thầy đờn cho “ca sĩ” hát. Có một cái ngồ ngộ là phần đông các “ca sĩ” đều sồn sồn và đã lên chức bà hết ráo, bà ngoại, bà nội hay là bà “mộng chè” gì đó. Trong những buổi văn nghệ như thế, nghề của tui là nghề vỗ tay cho thật lớn, cho thật kêu bất luận người ta hát hay hoặc hát dở. Tui là manager của bả mà, thấy có oai không" Tui có bổn phận phải lái xe, gạt đờ co, xách cạt táp, chụp hình, đem nước, chờ lệnh biểu sao tui làm vậy và cho bả ý kiến nầy nọ nếu bả hỏi. Bộ tui ngu hay sao mà dám cho ý kiến bậy bạ. Đó là bí quyết giử hạnh phúc gia đình!

 Mỗi lần bà xã tui bước lên sân khấu thì tui biết bả run lắm và bụng chắc đánh lô tô loạn xạ, còn tui cũng không khá hơn gì. Tui thầm vái ông Địa cho bả hát cho suông sẻ và đừng có thé lên, đừng có tắt tiếng, đừng có hát trật đường rầy bất tử quê xệ mất mặt bầu cua lắm. Bả hát được thì tui mừng hết lớn. Bả vừa hát xong là tui thở một cái phào nhẹ nhõm. Thấy cũng vui vui. Nhìn ngắm các bà chị duyên dáng trong những tà áo dài sặc sỡ, thước tha, dịu dàng như những cô gái đôi mươi lòng tui cũng thấy tươi mát lại được đôi chút. Không hiểu khi về đến nhà, các bà chị có còn giữ được nét hiền hậu, dịu dàng và nhỏ nhẹ như lúc đang trình diễn nữa hay không"

Những lúc rãnh rổi tui thường viết báo chùa dạy khôn thiên hạ về cách ăn uống sao cho đúng phép dưỡng sinh. Tui chỉ cóp lại những gì các nhà khoa học đã nói. Tui chỉ muốn chia xẻ các hiểu biết với mọi người mà thôi. Chắc các bạn nghĩ rằng là tui ngon lành lắm sao"

Tui cũng như các bạn mà thôi. Có bạn còn trách tui “đọc các bài ông Chánh viết riết rồi mình không dám ăn cái gì hết”. Ối cha! thật là oan cho tui biết mấy. Trong những buổi tiệc, có bạn còn cắc cớ rình rập coi tôi ăn những gì không đúng như lời tôi viết để bắt giò để sửa lưng tôi chơi. Khổ lắm! Tui cũng sợ bệnh sợ chết như mọi người vậy, nhưng với những món khoái khẩu đôi khi tui cũng không nhịn thèm được. Vậy các bạn hãy “đọc những gì tui viết nhưng đừng có nhìn những gì tui làm”. Y pháp bất y tăng.

Bà xã tui thường hay mỉa mai là coi chừng biết đâu ông dám ngõm trước người ta lắm, ở đó mà làm thầy đời thiên hạ. Tui cũng không biết sao mà trả lời cho ổn với bả được. Tuy nói vậy, nhưng bả cũng là người hợp tác với tui ít nhiều trong vấn đề viết lách nầy nọ.

Chúng ta đều cùng chung một hoàn cảnh ly hương cả. Tuổi đời chồng chất trên dưới 6-7 bó rồi, cũng ba chìm bảy nỗi tám cái linh đinh trong cuộc sống. Có ai dám tự hào là mình chưa thấm mệt đâu! Lục phủ ngũ tạng đều xìu yếu hết. Có ai mà không có vấn đề sức khoẻ nầy nọ, không đường cao thì cũng có mỡ cao, áp huyết không cao thì cũng phải có đau chỗ nầy nhức chỗ nọ, lực bất tùng tâm. Đầu óc thì quên trước nhớ sau, để đâu quên đó, lơ thơ lẩn thẩn, lẩm ca lẩm cẩm, nói đi nói lại. Có khi lúc đang lái xe ngon lành, thấy đèn xanh thì mắc chứng gì mình thắng lại, còn đèn đỏ thì mình lại chạy phon phon tỉnh queo sau đó mới hết hồn hết vía. Tình trạng nầy càng dễ xảy ra nếu bên lỗ tai còn phải bị nghe “com măn te” về đủ thứ chuyện.

Đầu óc mình chỉ program để có thể làm mỗi lần một việc mà thôi. Rồi còn phải tìm cách đối phó chuyện bên nầy, giải quyết chuyện bên kia, chuyện con, chuyện cái và cả chuyện bệnh chuyện hoạn, v.v...tùm lum tà la. Ôi thôi mệt lắm. Có nhiều người bạn của mình đã đứt bóng rồi, nhiều bạn khác thì bắt đầu lo tu mà quên sống kiếp nầy, lo thiền để chuẩn bị cho kiếp sau hoặc cho “chuyến đi” sắp tới của mình được dễ dàng" Ai cũng đã có vé đi về rồi và chỉ cần điền thêm ngày tháng vào là xong. Riêng tui thì vẫn còn ham vui, còn nặng mùi trần gian thế tục, và có lẽ vì căn duyên chưa tới nên chưa tu, chưa làm như họ được. Mỗi một năm sống thêm được một tuổi là một năm bonus mà Trời Phật Chúa đã ban cho mình. Biết sao bây giờ các bạn"

Tui biết là tui không còn được như hồi 3-4 chục năm về trước nữa, mình đang bước dần vào ngưỡng cửa của tuổi già rồi. Đó là sự thật!. Sanh, lão, bệnh, tử không ai có thể tránh khỏi được hết! Nhưng có một điều chắc chắn là mình có thể cải thiện được sức khỏe bằng cách...ăn uống cho cẩn thận điều độ, nhứt là đối với các chất đường, mỡ và muối. Năng hoạt động, tập thể dục, đi bộ, tập Tài Chi, khí công, aerobic, yoga, bớt rượu, bỏ thuốc, bớt café, sống chừng mực, biết tha thứ, không cố chấp, biết buông xả bớt và nên quẳng gánh lo đi và vui sống với tất cả mọi người cũng như với con với cháu...

 Dòng thời gian lặng lẽ trôi qua. Lẹ thiệt! Mới đây mà tui đã xa rời quê hương được 27 năm rồi...27 năm thật sự sống trong không khí tự do trên một đất nước Canada rộng lớn đầy lòng nhân ái, một đất tạm dung cho hằng triệu người khốn khổ đến từ khắp các miền đau thương trên thế giới. Xứ lạnh mà tình nồng. Đất lành thì chim đậu. Hai đứa con của tui nay đã lớn khôn, thành đạt, tự lập và đã tung cánh tự bay được rồi. Hy vọng cuộc đời của chúng sẽ được tươi sáng trên phần đất quê hương thứ hai nầy. Tui đã đạt được ước nguyện và rất tự hào mình là một thuyền nhân, một boat people chứng nhân của một giai đoạn đau thương của lịch sử Việt Nam. Trong cảnh đổi đời, ngẫm nghĩ lại gia đình tui cũng còn nhiều may mắn hơn nhiều người khác.

 Xin đốt nén hương lòng, cuối đầu gởi đến vong linh của tất cả đồng bào xấu số kém may mắn đã phải chịu cảnh vùi thây trên bước đường đi tìm tự do.

 Xin cám ơn Trời Phật đã phò hộ, xin tri ân Canada đã giang tay rộng đón.

Giờ đây, nhà chỉ còn lại 2 vợ chồng sớm tối hủ hỉ bên nhau và tay trong tay, mình dìu bà xã chầm chậm bước đi trong khoảng đời còn lại để mà cùng già bên nhau ./.

Ba mươi hai năm nhìn lại,

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,234,182
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến