Hôm nay,  

Giấc Mộng Hoa Kỳ

07/08/200700:00:00(Xem: 156366)

Người viết: An Nhiên
Bài số 2059-1922-626vb2060807
 
Tác giả cho biết bà là cư dân Virginia, hiện hành nghề nail. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của bà là “Một Ngày Như Mọi Ngày” đã phổ biến. Cả hai bài cho thấy tác giả có cách viết rất sống động đáng quí.
    
Đang cố gắng tập trung tinh thần để làm cho xong ba cái program trên computer thì điện thoại trên bàn  reo lên, cùng lúc có tiếng gõ cửa, ai đó thảy vào một xấp giấy dày cộm, chưa kịp đọc tôi bỗng giật mình vì điện thoại cầm tay trong bóp lại rung...Tôi choàng tỉnh giấc, thì ra là một giấc mơ. Tôi mơ thấy mình đang ngồi trong office làm...kỹ sư!

Tôi lớn lên với ý niệm thiên đàng trên hạ giới là có thật. Nó nằm ở cái xứ sở gọi là Hoa Kỳ. Không biết ai đã đặt cái tên đó nhưng cả thế giới đều gọi thế. Nhất là người dân Việt Nam sau bao năm dài đau khổ vì chiến tranh, chết chóc với tang thương, đã ùn ùn kéo nhau ra biển Đông để đi về hướng đó. Trớ trêu thay, cái xứ đó lại có một hệ lụy với Việt Nam vì nó đã tham dự vào cuộc chiến tranh mà mỗi người trong cuộc cho đến bây giờ vẫn chưa thể đồng quan điểm với nhau. Tôi cũng là một trong những người đi về hướng thiên đàng đó. Vâng, là tôi, một thuyền nhân như bao nhiêu thuyền nhân khác. Thuyền của tôi cũng đã gặp hải tặc và bị chúng ủi cho chìm. Sau đó chúng chỉ vớt các cô gái lên, đàn ông thì chúng đập búa lên đầu xua họ xuống nước trở lại, có hai cô gái bị họ vớt lên để rồi không bao giờ nghe tin tức gì của họ nữa. Tôi và hai em tôi cùng các cô gái khác bơi ngược ra biển để khỏi bị bắt đi. Tưởng đã phải bỏ thây trên biển nhưng sau một đêm lênh đênh dưới nước thì được cứu. Hai mươi bốn mạng người chỉ còn sống sót có bảy, tỉ lệ thấp hơn một phần ba. Tiếc thay hai đứa em gái thân yêu của tôi nằm trong số hai phần ba kia. Tuy nhiên, tôi vẫn biết mình rất may mắn vì còn biết bao chiếc thuyền khác có con số tỉ lệ thấp hơn gấp bội. Được sống nhưng linh hồn nhiều lúc tưởng như không thuộc về mình nữa:

Tôi đặt chân lên "thiên đàng" với tâm trạng ngỡ ngàng và thất vọng. Bước chân tôi hụt hẫng trên phi trường. Người thân bạn bè vây quanh chào đón nhưng tôi vẫn cảm thấy thật bơ vơ lạc lõng. Tôi biết tôi phải bước tới đạp lên nỗi đau để mà sống, vì sau khi trải qua chuyến vượt biển kinh hoàng, không còn nỗi khó khăn nào có thể quật ngã tôi được nữa.

Tôi ghi danh đi học và được xếp xuống lớp chín dù rằng ở Việt Nam tôi đã học xong tú tài. Vốn nuôi mộng làm kỹ sư nên tôi tự nhủ sẽ biến giấc mơ thành sự thật. Nhưng mộng và thật không giống nhau. Sau một năm học miệt mài nhưng điểm của tôi cứ tuột dốc một cách thảm hại, không hiểu vì vốn Anh văn giới hạn hay vì ám ảnh của chuyến vượt biên hãi hùng" Thế rồi như bao nhiêu người Việt khác tôi đi học làm nail, cái nghề người Việt vốn coi tầm thường nhưng đã nuôi sống không biết bao nhiêu mảnh đời tỵ nạn.

 Có được cái bằng nail, tôi bước vào nghề với buổi đầu khá vất vả. Ngày đầu tiên và người khách đầu tiên, bà đưa tay cho tôi dủa móng bỗng giật lại ngắm nghía rồi chẳng nói chẳng rằng bước thẳng ra cửa. Kế đó là ông chủ tới xài xể tại sao lại làm mất lòng khách mất tiếng của tiệm.Thế là nước mắt, là dự tính bỏ cuộc, đêm đêm tôi nằm trách ông trời sao quá khắt khe với bản thân tôi. Tôi hoang mang tự hỏi cái giá mà mình đánh đổi cho cuộc sống tự do có đúng không nữa. Nhưng rồi tôi vẫn ép mình đi làm vì không còn cách nào khác. Tinh thần dao động nên không thể học mà ở nhà thì tôi không muốn sống bám vào gia đình, ngôn ngữ lại bất đồng nên tôi luôn thấy cô đơn. Đi làm là cách để tôi tìm quên, để đầu  óc khỏi phải suy nghĩ lung tung. Sau những cố gắng tột bực rồi thì tay nghề cũng dần dần khá hơn. Tôi bắt đầu có khách yêu cầu tôi làm móng cho họ, điều này giúp tôi thêm tự tin. Nhớ lại cái ngày lãnh lương đầu tiên, cầm trên tay cái check và tận mắt nhìn số tiền do chính mình làm ra tôi mới thật sự hy vọng. "Cuộc sống ở Mỹ không đến nỗi nào", tôi tự nói với mình như thế, cùng lúc nước mắt cứ lã chã rơi. Đã lâu, tôi không khóc!

Giấc mơ tới Mỹ để làm kỹ sư lại đổi thành làm nail. Nghề nail không những đã đưa tôi vượt qua nỗi khó khăn buổi đầu mà còn giúp tôi gặp được người bạn đời của mình. Anh cũng là thuyền nhân, cũng gặp cướp biển Thái và chỉ bị trấn lột nhưng may mắn  không ai trên thuyền phải chết hay bị bắt đi. Anh cũng nuôi một giấc mộng Hoa Kỳ như mọi thuyền nhân khác, kết cuộc anh làm thợ tóc. Anh thông cảm tâm trạng bơ vơ hụt hẫng của tôi. Anh giải thích rằng cảm giác đó rất bình thường, luôn xảy đến với những người vừa trải qua một bi kịch đau thương. Anh giúp tôi gặp lại linh hồn của chính mình. Tôi lấy anh làm chồng và an phận với  nghề nail.

Vì muốn tạo "sự nghiệp" nhanh nên sau đám cưới chúng tôi mỗi đứa làm ba job bất  kể ngày đêm. Ban ngày làm nail, ban đêm làm bồi bàn nhà hàng, cuối tuần làm cashier cây xăng. Để tiết kiệm chi phí, chúng tôi mướn một phòng tầng hầm của nhà người quen, chỉ ăn thức ăn dư của đêm hôm trước và chỉ lái chung một chiếc xe cũ tồi tàn.
Làm nhiều giờ như thế nên hai vợ chồng cũng chẳng có thì giờ đi chơi hay xài tiền. Mỗi lần lãnh lương chúng tôi được sáu cái check, mỗi cái một ít "góp gió thành bão" nên trong một thời gian ngắn chúng tôi đã mua được nhà riêng, xe cộ và đầy đủ những vật chất căn bản cần thiết cho một mái gia đình. Những ngày tháng đó chúng tôi ngủ rất ít. Với một lịch trình như thế thì lấy đâu ra thì giờ để mà ngủ. Bây giờ nhìn lại tôi vẫn không hiểu làm sao chúng tôi có thể làm được như thế. Có lẽ muốn lên thiên đàng phải chịu thử thách trước đã thì mới đi được đến đích.

Thiên đàng của tôi bây giờ gồm có chồng tôi, hai con gái ngoan, một căn nhà và cái tiệm. Ngày ngày anh và tôi ra tiệm dủa móng tay cắt tóc cho khách, chiều về rước con ở trạm xe bus rồi chở con đi học nhạc, chơi thể thao hoặc tham gia hướng đạo. Thỉnh thoảng chúng tôi tham gia các công việc từ thiện cho các hội đoàn giúp đỡ người Việt, vi`tôi không thể quên những tháng ngày đau khổ tận cùng của cuộc đời, đã có những tấm lòng dám san sẻ cho tôi từ  thức ăn, tiền bạc, vật chất đến tình thương. Tôi luôn tâm niệm với lòng là sẽ yêu tha nhân, rộng rãi với cuộc đời. Lắm khi tôi vẫn không thể tin được sẽ có một  ngày tôi đến được thiên đàng Hoa Kỳ và sống bằng nghề nail. Cái nghề  tuy bị coi là "hạ tiện", là không trí thức nhưng rất dễ làm giàu, nhất là giàu kinh nghiệm sống. Tôi coi như tôi đã học lên đại học,  một thứ đại học... đời!
Đôi khi ngồi suy gẫm lại, tôi thấy đường đến thiên đàng Hoa Kỳ thật chông gai. Con đường này không phải chỉ toàn hoa thơm cỏ lạ mà còn có máu và nước mắt nữa. Biết bao nhiêu triệu sinh mạng người Việt Nam đã nằm lại lòng biển. Chính họ đã làm những viên đá lót đường cho kẻ đến đích hoàn tất cái gọi là "American dream", là giấc mộng Hoa Kỳ. Tôi được giải thích rằng giấc mộng đó chứa đựng một đời sống sung túc; khi người ta có được căn nhà, xe hơi, việc làm ổn định và một mái ấm gia đình hạnh phúc. Hầu như bất cứ người di dân nào tới Mỹ cũng cưu mang một giấc mộng, mỗi con người đạt được mộng ước khác nhau và một kết cuộc khác nhau. Tôi tự hỏi khi mộng đã thành, mấy ai thật sự tìm được bình an trong tâm hồn sau những thảm cảnh họ đã trải qua trên đường đi.

Bản thân tôi không phải lúc nào cũng có những giấc mơ đẹp. Xen lẫn với giấc mơ kỹ sư còn có những cơn ác mộng. Thường thì tôi thấy tôi đang ngụp lặn dưới nước hoặc đang lênh đênh giữa đại dương mênh mông, có khi tôi thấy lại cảnh thuyền tôi đang chìm dần với giọng cười của bọn hải tặc còn văng vẳng bên tai...     

Ta cứ tưởng ta không còn nhớ nữa
Một đêm đen bãi biển thảm trời sầu
Như đám thiêu thân lao vào ánh lửa
Một lũ người chui xuống đáy thuyền sâu...
            
Thoảng xa ánh mặt trời hé sáng
Bỗng hiện ra lũ quỉ dữ mặt người
Bao ước vọng tan tành theo bọt biển
Những mảnh đời tơi tả giữa biển khơi...
 
Sau khi đánh đổi một cái giá rất đắt, cuối cùng thì giấc mộng Hoa kỳ của tôi coi như đã thành tựu, ít ra là trong trường hợp của riêng mình tôi.

Cho tới giờ này tôi vẫn còn nuôi giấc mộng kỹ sư để được làm người "trí thức" nhưng vẫn chưa thực hiện được. Bận bịu với bổn phận làm vợ làm mẹ tôi phải gác một bên dự tính của mình. Một phần tôi ỷ nại cổng trường đại học ở Mỹ luôn luôn mở rộng cho mọi người bất kể tuổi tác nên tôi cứ thong thả câu giờ. Hoặc có thể vì cuộc sống an nhàn khiến tôi viện cớ chăng, hay cứ đổ thừa tại cái số tôi chỉ được ngần ấy"

Hy vọng một ngày thật gần tôi sẽ có dịp trở lại học đường để hoàn tất giấc mộng Hoa Kỳ của mình.

Thỉnh thoảng tôi thường mơ những giấc mơ như tôi vừa gặp. Lần nào cũng như lần nào tôi thấy mình đang tròn mộng ước, nghĩa là tôi đang làm... kỹ sư!

Tỉnh giấc mơ tôi thấy vui vui dù chỉ trong khoảnh khắc, dù tôi chỉ là kỹ sư... trong mơ!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,643,071
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến