Hôm nay,  

Bức Tranh

31/07/200700:00:00(Xem: 133033)

Người viết: Huyền Thoại
Bài số 2056-1919-623vb3310707

Tác giả là một cư dân San Jose và Huyền Thoại là bút hiệu mới của bà, thay thế bút hiệu Thịnh Hương, giải thưởng danh dự năm 2005. Vẫn với lối viêt nhanh nhẹn, tươi tắn, bài viết mới của bà là một chuyện vui vẻ..


Trời lập đông, mới 6 giờ chiều mà trời tối như khuya lắm rồi.  Tại mới đổi giờ, lùi lại một tiếng đồng hồ.  Spring forward, fall backward.  Tôi chẳng thích cái lịch trình daylight saving time này lắm.  Sao cứ phải vặn đồng hồ tới rồi lại vặn lui cho thêm một chuyện phải nhớ trong cái xứ nhiều chuyện phải nhớ.  Nhớ trả tiền bills cho đúng ngày.  Nhớ đóng thuế nhà hằng năm hai kỳ.  Nhớ hẹn làm răng, hẹn gặp bác sĩ.  Đủ thứ phải nhớ. Có khi được người ta nhắc.  Không ai nhắc ma` lỡ quên thì ráng trả late charges.  Thêm cái nhớ đổi giờ làm chi, trong khi ngày nào cũng chỉ có 24 giờ.  Tám giờ ngủ, có khi không đủ tám giờ;  tám giờ vô sở làm, nhiều khi hơn;  tám giờ kia làm những chuyện không tên bên lề.

Về đến nhà, thay quần áo xong, tôi vô bếp mở tủ lạnh.  Đứng tần ngần không biết tối nay nấu món gì.  Con cái đi học xa, nhà chỉ còn hai vợ chồng.  Nấu nhiều thì dư.  Nấu ít thì chẳng bõ công.  Tôi vớ phải ông chồng kén ăn mà chẳng biết lăn lưng vô bếp nên nhiều khi bực mình.  Hôm nào phải ăn thức ăn cũ thì chàng có vẻ không vui, mặt ỉu xìu thấy mà ghét.  Sang Mỹ lâu rồi mà bữa nào cũng phải ba món. Canh, xào và kho mặn đủ  lệ bộ.  Bên này cả vợ lẫn chồng đều phải đi làm, tối về loay hoay cơm nước, nhiều khi tôi muốn đi tu cho khỏe cái thân.  Đi thăm bạn bè, thấy chồng người ta lăng xăng nấu nướng tôi tủi thân muốn khóc.  Về nhà, bảo chồng:

- Mình ơi,  sao mình không nấu ăn như người ta cho em nhờ với"

- Ờ...anh nấu thì được nhưng sợ không hợp "gout" của em.  Ủa, mà hình như hồi đó mình hứa với nhau là không bao giờ đem vợ chồng mình so sánh với người ta.  Em bắt đầu quên rồi đó.  Dấu hiệu của ...

Tôi tức quá, gắt lên:

- Thôi, ngưng, ngưng! Hồi đó khác, giờ khác.
- Khác chỗ nào "
- Thì...hồi đó em không phải đi làm.
- Thì bây giờ ...anh phải làm nhiều gấp đôi chớ bộ.
- Nhưng em muốn anh phụ em nấu ăn cho nó tình.
- Anh đâu có biết nấu món gì.
- Để em tập cho anh.
- OK.

Hôm sau, tôi bắt đầu chỉ cho chồng món dễ nhất, là nấu cơm. 

- Hai vợ chồng mình ăn ngày bốn cups gạo.  Anh cho gạo vô rá nhỏ này, chà sơ sơ cho sạch.   Xong...
- Làm sao anh biết gạo đã sạch"
- Khi nào nước trong là gạo sạch.  Sau đó, anh cho gạo vô nồi điện, đổ nước lọc lên khỏi mức gạo chừng hai phân...
- Hai phân là cỡ nào"
- Chừng này nè. 
- OK.

Mấy hôm sau anh đi làm về trước tôi.  Chiếc cell của tôi reo inh ỏi.

- Em đây.  Anh cần gì"
- Em à, làm sao lấy gạo ra nấu cơm"
- Trời ơi là trời!
-  Trời ở trên cao, hổng nghe.  Nói đi.
- Anh bấm nút ở cuối thùng gạo bốn lần, là bốn cups.  Nếu không, anh mở nắp thùng, có cái cup nhựa ở trỏng. 
- OK.  Chừng nào em dzià"
- Nửa tiếng nữa.  Nhớ vo gạo nha anh.
- Rồi.  Anh nấu cơm thôi à nghen. 
- Luộc dùm em bó cải làn, lúc về em xào dầu hào.
- Ý, anh chưa học luộc rau mà em.
- Giời ơi là giời.  Sao mà ngố quá đi.
- Anh ngố tùy chuyện mà em.  Chuyện kia anh đâu có ngố.

Tối đó, tôi phải nấu nồi cơm khác.  Anh làm đúng những điều tôi chỉ nhưng không bấm nút ON ở nồi cơm điện.  Gạo vẫn hoàn gạo.  Chồng bảo tại em không dặn anh chuyện đó.  Huề tiền.
Có dạo tôi bị đau cổ tay, bác sĩ bảo phải mổ.  Trước ngày đi mổ, tôi bảo chồng:

-  Anh chịu khó ăn "cơm chỉ" chừng một tuần.

Chàng sốt sắng:
- Chuyện nhỏ.  Anh sẽ nấu cơm cho hai vợ chồng mình ăn.  Cơm chỉ nhiều bột ngọt, anh không thích.

Nói rồi anh rủ tôi ra chợ mua groceries.  Khệ nệ bưng về năm sáu bịch, nào thịt cá, nào rau cải.  Đủ thứ.  Tưởng sao, anh bảo tôi phụ anh nấu đồ ăn cho nguyên tuần lễ .  Tôi cắn răng nuốt giận, thức tới một giờ sáng làm cho xong mọi món rồi đóng hộp, bỏ tủ lạnh.  Ông xã phụ tôi bằng cách đứng xớ rớ bên cạnh.

Tối nay, vừa nấu cơm xong thì chồng tôi về.  Từ ngày con cái đi xa, chỉ còn hai con chim già coi tổ trống thì chồng tôi trở nên romantic hơn bao giờ hết.  Anh chạy lại ôm tôi như cái thời mới cưới, rồi hỏi:

- Hôm nay bà xã có nhớ ông xã không"
- Không.
- Giỏi. 
- Hôm nay anh bận lắm không"
- Anh mà không bận thì hãng nó đóng cửa.
- Vậy có gì lạ không"
- Lạ thì không.  Nhưng xì nẹc cái thằng xếp cà chớn.
- Cà chớn cỡ nào"
- Sáng sớm gặp anh, nó hỏi "how are you doing".  Anh biểu nó "nát bét".  Vậy mà nó gật đầu nói "Good.  Good."  Mẹ nó.

Để tôi giải thích.  Xếp của chồng tôi bị mắng oan.  Ổng tưởng chồng tôi nói tiếng Anh, "not bad".  Ai dè chồng tôi nói tiếng Việt . Nát bét.

Nhiều người không biết ông xã tôi có máu khôi hài.  Mình có câu châm ngôn, "Xem mặt mà bắt hình dong". Chắc phải là thầy tướng đại tài mới có thể đoán trúng cái dong của ảnh.   Dáng địêu chàng cứ đạo mạo như một anh giáo làng, ăn nói nhẩn nha, bước đi thì nhẹ nhàng như sợ giầy dép đau.  Trở về sau sáu năm "cải tạo" , anh ra chợ giúp tôi buôn bán.  Lúc đó đã qua đợt đánh tư sản, dân chúng bắt đầu được buôn bán nho nhỏ để nhà nước có nơi mà  đánh thuế.  Tôi xin được một chỗ ngồi trong chợ vải.  Lúc mới về, mỗi ngày chồng ra phụ tôi dọn hàng và canh hàng giúp tôi.  Hồi đó ăn cắp vặt như rươi,  sơ ý một chút là mất một sấp vải dễ như chơi. 

Sau mấy tháng ngồi chợ, anh quen mặt bạn hàng của tôi, nên tôi cho anh một job mới là đi thâu tiền hụi.  Tôi làm chủ hai giây hụi với các bạn hàng. 

Dạo đó đang có phong trào đi Tây.  Ai có thân nhân bên Pháp bảo lãnh thì được cứu xét cho xuất cảnh.  Dễ hơn là đi Mỹ.  Một bà bạn hàng của tôi trước đây là vợ nhỏ của một ông quận trưởng.  Lúc di tản trong tháng tư đen, ngài quận trưởng đem vợ cái con cột đi Mỹ, để bà nhỏ và thằng con ở lại.  Bà nhỏ buồn chán rồi giận, vì ông quận không đưa tin về.  Thấy có người đi Tây, bà ao ước:

- Phải chi có người chịu mang tôi đi, tốn bao nhiêu tôi cũng ráng lo.

Vừa lúc chồng tôi tới thâu tiền hụi.  Nghe vậy, anh nói:
- Tôi biết một thằng Tây sắp xuất cảnh về Pháp.

Bà bạn nghe vậy, sáng con mắt hy vọng:
- Nó có vợ chưa"
- Chưa.  Ai thèm lấy nó, vì nó đui.
- Anh làm ơn móc nối dùm tôi, anh Lâm.
- Nhưng mà nó là thằng Tây đui, chị chịu thiệt không"
- Đui què sứt mẻ gì cũng chịu hết, miễn đi khỏi đây là được.

Anh làm ơn hỏi giá cả rồi cho tôi biết.  Xong việc tôi "cò" anh hậu hĩnh.  Anh nhớ làm liền kẻo người ta chụp mất thì uổng lắm đó.

Cô Nga ngồi sạp bán thuốc lá nghe kể liền kiếm chồng tôi hỏi:
- Anh Lâm, anh còn thằng nào nữa không, giời thiệu cho tôi với!
- Tôi chỉ biết một thằng Tây đó thôi.  Nếu cô muốn đi Tây Đức thì tôi chỉ cho một đứa.

Nga mừng rỡ:
- Tây Đức cũng được, miễn không phải Đông Đức thì thôi. 

Chồng tôi trả lời:
- Để tôi đi liên lạc coi sao, rồi tính tiếp.

Vài hôm sau, hai người đàn bà nóng lòng, chạy sang kiếm chồng tôi.  Anh đang đi uống cà phê với bạn cựu tù.  Tôi hỏi:
- Kiếm ảnh có chuyện gì không"

Nga nói nhỏ:
- Thì chạy qua hỏi ảnh cái vụ hai thằng Tây đui, Tây Đức.

Nghe tới đó, tôi cười bò lăn ngã ngửa:
- Trời ơi, mấy mẹ sập bẫy ông chồng ba rọi của tôi rồi!  Tây đui Tây Đức gì cũng là ổng!  Tây đui là tui đây, Tây Đức là tức đây...

Mọi người nghe kể thì cười muốn bể chợ.  Từ đó trở đi, người ta gọi chàng là ông Tây Đức.

Ăn cơm xong, chồng tôi hỏi:
- Em à, hình như  bữa trước em có mua cookies ủng hộ nhà trường của mấy đứa con chú An thì phải "
- Ồ, anh nhắc em mới nhớ.  Em để trong tủ đá.
-  Hay là sẵn đây, mình đem ra nướng mai uống trà.  Em làm đi, rồi anh phụ.
- Cám ơn ông xã!  Cookies đã làm sẵn, chỉ có việc bỏ vô lò.

Trong lúc cùng tôi bỏ bánh vào khay, anh bảo:
- Em có biết chuyện ông trời làm bánh cookies không"
- Không. 
- Anh mới đọc truyện này, hay tuyệt cú mèo, để anh kể em nghe .  Hồi mới tạo ra trái đất, thượng đế buồn lắm vì không có ai để chuyện trò.  Bởi vậy, ngài lấy đất sét nặn thành những hình hài giống ngài rồi bỏ lên bếp nướng cho cứng lại.  Mẻ đầu ngài để lửa quá nhỏ nên hình người trắng nhách.  Không vừa ý, ngài làm thêm mẻ nữa.  Lần này, ngài lại để lửa hơi cao, rồi ngủ quên, lúc tỉnh dậy thì mẻ đó cháy đen thui.  Bèn làm thêm một mẻ nữa.  Lần này, ngài đã có kinh nghiệm củi lửa nên có được một lớp người hòan hảo, vàng tươi.  Tính quăng hai mẻ trước đi, nhưng suy đi nghĩ lại, ngài quyết định giữ lại hết  để con người có đủ mầu sắc cho vui mắt.  Sau đó, ngài phân chia trái đất thành nhiều lục địa, mỗi sắc dân ở một nơi.  Nhờ cookies đó mà ngày nay mình có Châu Phi, Châu Âu, Châu Á.  Mình là sản phẩm ưng ý nhất của thượng đế đó em.

Tôi tức cười quá, hỏi cho ra lẽ:
- Anh chỉ bịa!  Kinh thánh nào nói chuyện đó" 
- Anh đâu có nói anh đọc trong kinh thánh!  Anh nói anh đọc truyện..
- Truyện nào"  Sao hồi nào tới giờ em không nghe ai nói"  Anh đừng có vô sở kể tùm lùm, coi chừng bị chúng "xu" cho cái tôi kỳ thị.
- Anh mà kỳ thị"  Tụi nó mới là tổ sư kỳ thị chớ bộ.  Tại tụi nó kỳ thị nên anh mới nghĩ ra chuyện này.  Hì hì...
- Em đoán có sai đâu!
- Em à.
- Gì nữa đây, ông thần "
- Anh mới phác họa một bức chân dung.  Chừng nào có dịp anh sẽ tặng cho boss của anh.
- Sao tự nhiên anh tử tế, vẽ tranh tặng nó"
- Thì... đôi khi mình bắt buộc phải bợ mà em.

Nói xong anh chạy vô nhà trong, lát sau đem ra một bức phác họa bằng bút chì.  Bức vẽ bốn hình người.  Đầu tiên là hình ông boss của ảnh, kế đó là một linh mục mặc áo dòng dáng vẻ trí thức, rồi một nhà sư nhân hậu, sau hết là một ông tiên râu dài vẻ mặt quắc thước .  Tôi nhìn anh ngơ ngác:
- Em không hiểu. 
- Anh học ý của thằng bạn trong trường "cải tạo".  Đây là tranh, nhưng phải xem tranh theo kiểu tiếng Tầu, em à.
- Là sao"
- Em phải đọc ngược,  từ phải qua trái.
-   Tranh xem bằng mắt, mà anh biểu em đọc! 
- Vừa nhìn vừa đọc.  Anh vẽ theo trường phái độc lập.

Tôi lẩm bẩm giòng suy nghĩ của mình:
- Đọc từ phải qua trái...Phải qua trái...Hừ...ông tiên...ông sư ...ông cố đạo...ông boss của anh. 

Mấy phút sau, tôi reo lên:
- À há! Em biết rồi!  Thằng boss thấy bức tranh này thì nó cho anh nghỉ việc!  Hì hì...anh chửi nó, phải không" 
- Em thấy sao mà bảo là anh chửi nó"
- Tiên...Sư...Cha..thằng boss! 
- Vợ anh giỏi ghê! Thưởng cho em một miếng cookie nè!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,345,312
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến