Hôm nay,  

Một Lần Thử Sức

14/03/200700:00:00(Xem: 251955)

Người viết: Nguyễn Trần Diệu Hương

Bài số 1218-1829-536vb4140307

Tác giả cư trú và làm việc tại miền Bắc Cali,  đã góp nhiều bài viết đặc biệt và từng nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của cô viết về một cô gái họ Đặng vào chung kết show nấu ăn “Food Network” trên đài truyền hình Mỹ.

*

Giữa những người nấu ăn chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm trong bộ đồng phục và cái mũ màu trắng của "chef cook" cô gái Việt Nam Jessica Đặng vẫn rất đầy tự tin trong nhóm 8 người vào vòng chung kết của cuộc thi nấu ăn, để được trở thành "The Next Food Network Star", chương trình vô tuyến truyền hình chuyên dạy nấu ăn cho những người đam mê bếp núc, yêu thích nồi niêu.

Như tên gọi của nó, chương trình "Food Network" không phải là chương trình nổi tiếng trong cả trăm đài truyền hình ở Mỹ, đa số khán giả thường xuyên của chương trình là những "full time Mom" hay những người mới retired còn đầy sinh lực. Vậy mà có hơn mười ngàn người gởi tape vô dự thi. Qua bao vòng tuyển chọn và chấm điểm từ khán giả của đài truyền hình Food Network, những cuộc sơ tuyển trên online với sự tham dự của nhiều người ở khắp nơi trên thế giới thích nấu ăn, đến lần chấm điểm khắt khe của các tay đầu bếp chuyên nghiệp ở những nhà hàng "upscale" của Mỹ, cô gái Việt Nam Jessica Đặng được người Mỹ gọi bằng họ nghe như "Dan", (cách gọi tắt từ cái tên con trai Daniel) được vào vòng chung kết ở New York.

Mới vừa ra trường, làm công việc đầu tiên, chưa có vacation, Jessica xin nghỉ ba tuần không lãnh lương (leave of absence without pay) sau khi được "Food Network" báo tin cô được vào vòng chung kết, và phải có mặt khoảng hai mươi ngày ở New York để được thu hình "tapping the show".

Trên chuyến bay từ California qua New York, "hành trình về phương Đông" lần này không phải về thăm Bố Mẹ ở Maryland, cô gái Việt Nam sinh ra ở Mỹ có "sweet dream", trong đó cô được trở thành một người dạy nấu ăn chuyên nghiệp trên đài truyền hình theo bước chân của Rachel Ray, mà tên tuổi đã được gắn liền với một công ty sản xuất dụng cụ bếp núc rất nổi tiếng. Suốt cả hành trình bảy tiếng non stop fly có TV cá nhân giải trí hãng JetBlues trước mỗi ghế ngồi, Jessica nhìn vào màn ảnh truyền hình nhưng không cảm nhận được chương trình TV, mà đầu óc cô lần lượt quay lại những chặng đường đã đưa cô vào được "the 8 finalists".

Cô là người duy nhất trong tám người vào chung kết của cuộc thi nấu ăn không được đi học một ngày nào ở trường lớp dạy nấu ăn chuyên nghiệp "culinary school" của Mỹ. Tất cả những môn cô học được từ món thịt bò nấu rượu vang của Tây, món vịt Bắc kinh của Tàu, món mì sợi vuông fettuccine của Ý, món roasted turkey của Mỹ, món burrito của Mễ, đến món chạo tôm quấn quanh khúc mía hấp rất hấp dẫn của Việt Nam…Jessica đều học được từ bố mẹ, đều là những chef cook trong những nhà hàng sang trọng nổi tiếng, nơi người ta đến, trả rất nhiều tiền không phải chỉ để ăn bằng miệng mà còn để ăn bằng mắt với cách bài trí của món ăn rất hài hòa và đầy nghệ thuật.

Jessica là con lớn nhất trong gia đình, cô được bố mẹ dạy nấu ăn để tự nấu cho mình và cho em. Chắc là "khiếu nấu ăn" cũng di truyền từ DNA, nên Jessica càng lớn nấu càng ngon, và biết biến chế thêm nhiều món lạ từ các recipe cổ truyền của bố mẹ.

Năm học lớp chín, ở bài thi final của lớp "home economic", cả lớp phải nấu một món ăn tự chọn, Jessica lúc đó chỉ là "freshman" "lính mới tò te" ở trường trung học, High School của Mỹ đã nổi tiếng cả trường với món "phở áp chảo" cô đăt tên tiếng Mỹ là "Fried Noodle and Vegetables" chinh phục được khẩu vị đa dạng của đủ mọi sắc dân trong trường từ thầy cô đến học trò. Cô giáo đã khuyên Jessica lớn lên nên đi học sư phạm rồi về dạy lại lớp "Home Economic".

Jessica vẫn nhớ lời khuyên đó nhưng đến lúc vào Đại học cô lại theo ngành Business Management với ước vọng một ngày nào đó, cô sẽ mở một nhà hàng International Food có đầu bếp chuyên nghiệp thuê từ khắp nơi trên thế giới. Trong khu nội trú của trường đại học Stanford ở Palo Alto, California, cô được bạn bè gọi bằng nick name "the best chef of students" những kỳ nghỉ ngắn hạn, không đủ dài để bay về thăm nhà, cả khu nội trú sinh viên tụ họp lại ở căn phòng nhỏ của Jessica, tình nguyện rửa chén, dọn dẹp, làm phụ bếp để được Jessica nấu cho những món ăn vừa ngon miệng, vừa đẹp mắt, vừa đầy chất dinh dưỡng cần có mỗi ngày.

Thú giải trí mỗi ngày của Jessica là coi những show dạy nấu ăn của các tay đầu bếp lẫy lừng ở Mỹ như Emeril, Rachel, Bobby….hàng ngày trước khi đi học, Jessica đặt tape vào TV, "set up" giờ để thu lại các show nấu ăn trong ngày. Mỗi ngày trôi qua, Jessica học được thêm một món mới, và càng nấu ăn thuần thục hơn.

Nhân một cuộc thi mở ra để tuyển lựa một người dạy nấu ăn cho chương trình "Food Network" Jessica ghi tên tham dự cuộc thi, không có ước vọng cao, chỉ để thử sức "self test trình độ nấu ăn của mình. Như đa số các cuộc thi mở rộng cho tất cả mọi người, mỗi ủng hộ viên phải gởi một video tape thu cảnh mình đang nấu một món ăn, với lời hướng dẫn giới thiệu món ăn mình đang làm, Jessica phải chạy đến thư viện mượn một cái camcorder có chân đứng, với microphone để tự thu hình của mình ngay trong căn bếp nhỏ chỉ bằng diện tích của hai chỗ đậu xe của loại xe compact. Đến ngày phải trả lại cái camcorder cho thư viện, chín giờ rưỡi tối thư viện đóng cửa, hơn tám giờ tối, Jessica vẫn còn loay hoay trong căn bếp nhỏ với món thịt gà tây cuốn bắp cải "Turkey pine nut cabbge wraps" tưởng đã không thực hiện kịp cho audition tape của chương trình dạy nấu ăn, nhưng bằng sự thuần thục và lòng đam mê với nghệ thuật nấu ăn, Jessica đã hoàn thành mọi thứ vào phút chót với đủ bốn yêu cầu: cách cắt thịt, cá đúng sớ, cách gọt rau cải đúng chỗ, Nghệ thuật trình bày thức ăn trên dĩa hài hòa, kích thích khẩu vị, vật liệu nấu ăn dinh dưỡng, không quá cầu kỳ, và quan trọng hơn hết cách hướng dẫn nấu ăn duyên dáng trước ống kính của một "live show" dạy về bếp núc.

Đầu tháng 11, "Food Network channel" gọi điện thoại đến nhà Jessica, báo tin cô được vào vòng chung kết, và được về New York dự thi vòng thi cuối cùng để chọn thêm một người dạy nấu ăn (Food Network Star) thường xuyên cho chương trình vô tuyến truyền hình. Mỗi người được vào vòng chung kết trước khi bay về studio của "Food Network"  phải trả lời sáu mươi câu hỏi về tiểu sử của chính mình và trình độ, cùng năng khiếu nấu ăn. Thêm vào đó, mỗi thí sinh còn phải gởi 24 recipes dạy nấu ăn nguyên bản của chính mình, nghĩa là không được sao chép bất cứ một recipes nào của người khác, hay trong sách dạy nấu ăn, hoặc trên online. Dù là một người thích nấu ăn, và có trình độ đại học, Jessica vẫn mất bốn ngày để hoàn thành các yêu cầu cho một finalist. Tất cả những người vào vòng chung kết sẽ có dịp xuất hiện trước ống kính truyền hình toàn quốc ít nhất là hai tiếng đồng hồ.

Ngày đầu tiên ở Studio thâu hình, Jessica cùng bảy người khác được vào chung kết phải trải qua mười tám tiếng đồng hồ, thu đi thu lại vì hầu hết họ đều là những người lần đầu tiên diễn xuất trước ống kính truyền hình của "live show". Con đường đi đến thành công nào cũng trải qua rất nhiều gian nan mà chỉ có người trong cuộc mới biết cái giá phải trả! Suốt ba tuần, mỗi ngày đến studio, 8 người vào vòng chung kết được cung cấp một số vật liệu và vật dụng nấu ăn giống nhau để nấu một món theo ý riêng của mình. Đôi khi họ chỉ có ba mươi phút để chuẩn bị và mỗi người có mười phút để hướng dẫn nấu món mình vừa nấu trước ống kính thu hình trực tiếp. Cứ vài ngày lại có một người bị loại khỏi vòng chung kết. Không giống những "reality show" khác, những finalists của "Food Network" rất đoàn kết, và luôn giúp đỡ lẫn nhau. Khi chưa đến phiên mình thu hình, họ đứng phía sau ống kính, vỗ tay, ra dấu ủng hộ tinh thần người đang nấu ăn live trước ống kính. Có những giọt nước mắt thật chảy ra khi một người bị loại khỏi cuộc thi, đó là những giọt nước mắt rất thật, (không phải là những giọt nước mắt diễn xuất chảy ra nhờ có hóa chất kích thích tuyến nước mắt bôi vào bên ngoài mí mắt) chia xẻ nổi thất vọng của một người bạn đã nâng đỡ, cổ võ tinh thần của mình khi mình đang hướng dẫn nấu ăn trước ống kính.

Live show thu hình xong cuối tháng 11, nhưng sẽ chiếu lên màn ảnh truyền hình toàn nước Mỹ vào cuối tháng 3 năm tới (hình  như tháng 3 là đầu mùa xuân ở Mỹ, trời ấm dần, hoa trái bắt đầu khoe sắc sau một mùa đông dài rét mướt sẽ góp phần thúc đẩy người ta chịu khó nấu nướng, chịu khó vào bếp hơn thay vì đi ăn tiệm hoặc lót dạ bằng đồ frozen đã nấu chín, vừa tiện lợi vừa rẻ tiền (mặc dù giá trị dinh dưỡng không được các chuyên viên về sức khỏe cho điểm cao).

Dĩ nhiên, sau ba tuần lễ thu hình (tapping the show) Jessica cùng bảy người finalists già dặn hơn cô nhiều, cả về kinh nghiệm, lẫn về tuổi tác, đã biết ai là người thắng cuộc cuối cùng trong cuộc thi và sẽ được ký hợp đồng, trở thành "Star of Food Network" dạy nấu ăn ít nhất là một năm với một thù lao không nhỏ. Nếu may mắn hơn, sau đó còn nhận được thêm nhiều hợp đồng quảng cáo, và chính tên tuổi của mình sẽ vĩnh viễn trở thành brand name của một công ty sản xuất dụng cụ nấu ăn nổi tiếng ở Mỹ. Nhưng tất cả mọi "reality show" khác, tất cả finalists phải ký một cam kết không được hé môi cho ai biết kết quả, ngay cả những người thân yêu nhất.

Hầu hết họ đều ở tuổi từ 30 đến 40, chỉ có Jessica vừa bứơc vào tuổi 24 và một thí sinh khác người New York mới 26 tuổi nhưng đã có bảy năm thâm niên trong nghề "catering", chuyên cung cấp những bữa ăn vừa ngon miệng vừa tươi tốt theo hợp đồng ngắn hạn cho các công ty, đoàn thể….cô gái Việt Nam, thế hệ thứ 2 ở Mỹ, vừa nhỏ nhắn, vừa có một tiểu sử bản thân không dính dáng một chút gì đến việc kiếm tiền nhờ tài nấu ăn đã gây cho ban giám khảo và khán giả một ấn tượng sâu sắc bằng sự tự tin của cô trước ống kính truyền hình, bằng đôi tay nhuần nhuyễn trong các thao tác nấu nướng. Một finalists khác, Guy Fieri, người có mái tóc trắng màu bạch kim, làm chủ bốn nhà hàng ở miền Bắc California, trông già dặn hơn rất nhiều so với số tuổi 38 đã tròn mặt ngạc nhiên khi biết Jessica chỉ là một người nấu ăn tài tử, chưa bao giờ được đội cái mũ màu trắng của "chef cook". Bộ đồng phục màu trắng của những người đầu bếp chuyên nghiệp lần đầu tiên Jessica được mặc là cái blouse trắng có thêu logo màu xanh của Food Network bên tay trái, bên tay phải là cái tên Jessica Đặng được thêu bằng chỉ xanh rất rõ ràng, giúp tôi nhận ra đó là cô gái Việt Nam và theo dõi chương trình Food Network suốt hai tuần lễ cuối của tháng 3.

Vừa tự hào, vừa tội nghiệp cô nhỏ đồng hương mảnh mai, tầm thước bên cạnh những người đầu bếp chuyên nghiệp cao lớn, tròn trĩnh sau bao nhiêu năm kinh nghiệm với nồi niêu dao thớt, nhưng tôi không làm được gì để giúp Jessica, như tôi đã sử dụng tất cả những số điện thoại mình có thể dùng để bầu bằng phone cho Đạt Phan trong cuộc thi "The Last Comics Standing" dạo nào.

Khi cuộc thi "Food Network Star" được trình chiếu rộng rãi trên đài truyền hình ở Mỹ thì kết quả đã có từ năm tháng trước.

Jessica Đặng là người thứ ba trong 8 người ở vòng chung kết bị loại. Khi Jessica không còn trong cuộc thi, tôi không còn cảm hứng thu xếp thời giờ (rất là quý hiếm ở Mỹ) để theo dõi đến lúc cuối cùng xem người thắng cuộc là ai, như đã từng là một người ủng hộ rất thầm lặng của Đạt Phan mấy năm trước. Tôi không biết cả Đạt Phan lẫn Jessica Đặng, và có thể sẽ chẳng bao giờ tôi có dịp gặp Jessica Đặng hay Đạt Phan, nhưng nhớ  lời dạy ngày xưa của ông bà và thầy cô "bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", bất kỳ một người Mỹ gốc Việt nào tham dự một cuộc thi có tính cách toàn quốc đều được sự ủng hộ nhiệt tình của chúng tôi với tất cả sự cảm thông và khích lệ từ tấm lòng của một người Việt lưu vong.

Tôi vẫn tự hỏi không biết có bao nhiêu em nhỏ người Mỹ gốc Việt Nam theo dõi chương trình TV dạy nấu ăn và đã được Jessica chắp thêm cánh cho ước  mơ của các em sau này. Cũng có thể các em không nhận ra họ "Đặng" là họ của người Việt Nam như tôi và những người ở thế hệ lớn hơn. Nhưng được may mắn sinh ra ở Mỹ, mỗi một ước mơ dù lớn hay nhỏ đều có khả năng thành hiện thực. Hy vọng các em có nhiều mơ ước hơn, kể cả ước mơ làm được một điều gì đó cho quê hương tội nghiệp ở bên kia bờ đại dương, nơi nhiều em chưa bao giờ được nhìn thấy….

(Mừng ngày 18 của M&N)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,234,182
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến