Hôm nay,  

Xe Hơi, Xe Lăn

19/06/200700:00:00(Xem: 140361)

*

Ngươì viết: Duy Tâm

Bài số 1276-1887-592vb3190607

 

Tác giả cho biết đây là câu chuyện  thật xây ra trong gia đình ông tại San Jose, giữa bà mẹ và người em út trong nhà. Duy Tâm hiện là cư dân Westminster. Bài viết của ông là món quà muốn mang về San Jose tặng Mẹ. Tuy Mother’s Day đã qua, như nội dung bài viết, tác giả có thể coi đây là món quà tặng Mẹ nhân kỷ niệm Ngày Quân Lực VNCH, 19-6.

*

Hình ảnh của bà mẹ Việt Nam qua thi ca, âm nhạc thường gắn liền với lũy tre xanh, với ruộng vườn Việt Nam. Nhưng với tôi thì mỗi khi nghĩ đến mẹ, tôi lại hình dung đến hình ảnh của bà trên đất Mỹ này.

Kỷ niệm thời ấu thơ với mẹ nơi quê nhà thì rất nhiều nhất là những năm dài triền miên bất tận phải chạy gạo từng bữa. Đã vậy còn phải cắt xén, dành dụm để lo nuôi ba lúc đó còn trong trại học tập cải tạo cùng với hai người anh lớn đi vượt biển bị bắt. Tôi nhớ lắm chứ làm sao quên được những nhọc nhằn của mẹ, và có lẽ suốt đời tôi không làm sao quên được cái đêm giao thừa năm 1979 trong khi nhà nhà đang hân hoan đang đón giao thừa, thì mẹ tôi ngồi co ro ở một góc giường ọp ẹp. Dưới ánh đèn dầu trong căn nhà trống rỗng gần như không còn một cái gì đáng giá, hình ảnh người đàn bà mới bước qua tuổi 40 đang cúi đầu khóc một cách tức tưởi. Mẹ khóc đến đỏ mủi và xưng cả mắt, tức tưởi lắm bởi vì tết đến mà trong nhà không có được một miếng thịt kho, một phong mức để cúng ông bà. Ngay cả một trái dưa hấu dạt có thể mua thật rẻ sau phiên chợ tết mà cũng không có tiền để mua.. Bao nhiêu tiền đã vét hết đi nuôi những người ở trong tù thì còn đâu xót lại cho một người mẹ và 6 đứa con dại để ăn tết.

Mỗi lần nhớ đến hình ảnh của bà trong cái đêm giao thừa đó là tôi phải rớt nước mắt. Nhưng còn một chuyện cảm động hơn về mẹ mà tôi cảm thấy ở mẹ ngoài sự hy sinh còn có một cái gì thiêng liêng và mầu nhiệm. Câu chuyện đó xảy ra năm 1992 lúc đó gia đình tôi đã ở Hoa Kỳ.

Mùa hè năm đó tôi được đại học UC Berkeley nhận vào học 2 năm cuối Bachellor Degree của ngành Civil Engineering. Gia đình tôi lúc đó ở thành phố Sunnyvale cách Berkeley chừng 1 tiếng lái xe. Tin thằng con trai út trong nhà được nhận vào một đại học lớn làm cho ai cũng vui nhất là mẹ tôi. Mẹ nào mà không cưng thằng con trai út nên khi tôi tỏ ý muốn mua 1 chiếc xe hơi mới để đi học thì mẹ tôi đồng ý ngay.

"Tội cho nó từ hồi qua Mỹ đến giờ cứ phải lái cái xe cũ xì, bây giờ đi học xa cần phải mua xe mới chớ lái xe cũ rủi ro hư xe giữa đường thì phải bỏ học hay sao"

Nói mua xe thì dễ nhưng dựa vào thực tế của khả năng tài chánh thì mua xe mới là một chuyện ngoài khả năng của gia đình tôi. Các anh chị đều đã có gia đình nên chỉ có thể giúp một ít thôi. Gom góp lại chỉ có chừng 5 ngàn đô không đủ mua xe mới trong khi đã từ lâu tôi vẫn ao ước có được một chiếc xe Camry đời mới.

"Hay là mẹ lấy tiền để dành của mẹ cho con mượn đi, con biết mẹ có gần cả chục ngàn mà. Sau này con ra trường con sẽ trả lại"

Mẹ tôi tỏ vẻ ngạc nhiên làm sao con mình biết mình có một số tiền lớn như vậy. Đó là số tiền mẹ tôi đã dành dụm sau hơn 5 năm ở Mỹ, mỗi lần sinh nhật của bà, hay cả những ngày lễ Mother s day hay Giáng Sinh, bà thường nói với các con là đừng mua quà cáp gì hết, bà chỉ muốn tiền mặt.

Rồi bà âm thầm gởi tiền về giúp những người nghèo ở Việt Nam. Bà có một cuốn sổ ghi đầy đủ chi tiết danh sách tên họ của những người được bà giúp. Họ là gia đình của những người thương phế binh của quân đội miền Nam trước đây, họ là những gia đình nghèo mà bà đã biết khi còn ở Việt Nam, họ là những người già những trẻ mồ côi tàn tật. Ngoài việc trợ giúp hàng tháng cho họ, bà còn có một kế hoạch khác là mua 15 chiếc xe lăn cho 15 người thương phế binh vì bà cho rằng khi có xe lăn họ sẽ có phương tiện di chuyển để tự mưu sinh còn hơn là nằm yên một chỗ sống nhờ sự trợ giúp của người khác.

Bây giờ khi nghe thằng con trai út lên tiếng xin mẹ mượn số tiền đó, bà thật phân vân không biết phải làm sao. Bà nhủ thầm "xe lăn hay xe hơi""

Tôi biết bà khó xử lắm. Bà thương tôi hơn bất cứ đứa con nào trong nhà, điều này cũng dễ hiểu vì ngoài việc là con út, tôi luôn quấn quít bên bà từ hồi ở Việt Nam cho đến khi qua Mỹ cũng vậy.

"Mẹ xem, mẹ cũng có nhiều bạn bè không lẽ mẹ không muốn có chiếc xe coi cho được hơn là cái chiếc Mazda đời thế chiến thứ Hai này. Mẹ không ngượng với bà con hay bạn bè của mẹ sao" Con chở mẹ đến nhà họ mà con cũng ngượng dùm cho mẹ đó"

u nói của tôi làm bà phải cau mày.

Quê chứ, ngượng chứ, làm sao mà không ngượng. Bà có một vài người bạn nhưng bà con xa gần thì đông lắm. Như thím Mười ở San Francisco mỗi lần xuống thăm bà thì có thằng con lái chiếc Mercedes, cô bảy ở San Jose thì đi đâu cũng thấy con gái lái chiếc BMW. Có lần họp mặt hội ái hửu Gò Công, ai nấy đều đến bằng những chiếc xe sang trọng đắc tiền, trong khi bà đường đường con của một ngài điền chủ xứ ĐồngSơn lại có thằng con trai chở mình đến bằng chiếc Mazda 323 đời...82 thì coi sao được.

Nhưng còn 15 chiếc xe lăn mà bà đã hứa với 15 ông thương phế binh và gia đình của họ từ năm trước thì sao". Bà không cho kịp dịp tết này thì bà hẹn tết năm tới chắc không ai giận bà đâu. Họ cũng đã nhận của bà biết bao nhiêu là quà cáp, tiền bạc như vậy cũng đủ rồi, bà nghĩ rằng đã đến lúc phải hoãn việc giúp đỡ những người đó để lo cho thằng con út mà cũng lo cho cái thể diện của bà phần nào. Cũng chỉ là chiếc Camry thôi mà, đâu phải là Mercedes, BMW đâu mà phải khắc khe với con.

"Quyết định như vậy đi", bà nói theo ngôn ngữ của phim bộ Hongkong. Tôi hớn hỡ lắm cứ kéo bà đi xem xe ở các đại lý. Tôi nói với bà "Không mua thì thôi hễ mua thì phải có máy lạnh, có CD, sunroof ".

Thậm chí tôi còn muốn gắn thêm cái spoiler phía sau cho sporty một chút.

Một buổi xế chiều nọ bà đang loay hoay tưới mấy cây hoa hồng trước nhà thì có vợ chồng dì út đến chơi. Dì út mới vừa từ Việt Nam về. Dì biếu mẹ tôi một bịt tôm khô, vài kí khô cá sặc và đặc biệt là một hủ mắm cá trèn mà dì dấu thật kỷ để qua mặt hải quan. Hai chị em ngồi nói chuyện huyên thuyên vui vẽ lắm. Lúc dì chuẩn bị đi về đột nhiên dì sực nhớ có một lá thư của người quen gửi cho mẹ tôi.

Vợ chồng dì út đã về rồi, mẹ tôi mở thư ra đọc. Bà có thói quen là dùng kéo để mở thư ra một cách ngay ngắn. Đó là lá thư của một thương phế binh mà bà đã giúp đở từ lâu. Bà đọc thư một cách bình thản. Với đôi kiếng lão và mái tóc đã bạc gần như là trắng cả mái đầu, trong bộ quần áo bà ba bằng lụa, trông bà đẹp như phật bà quan âm. Đọc xong, bà xếp lá thư lại rồi bỏ vào phong bì một cách cẩn thận. Nước mắt bà chảy dài trên má. Bà lấy khăn giấy lau nước mắt mà nước mắt vẫn tuông ra như suối.

Sau bữa cơm chiều, bà gọi tôi vô phòng của bà. Bà cho tôi biết là bà có chuyện cần nên không thể cho tôi số tiền 10,000 đô để mua xe như đã hứa. Tôi giậc nảy mình:

"Mẹ nói gì, không mua xe nữa. Con đã chấm được chiếc xe màu xanh rồi, có chương trình rebate nữa, sao tự nhiên mẹ đổi ý"

"Con mua trả góp đi, nhờ anh của con đứng tên rồi mỗi tháng con ráng đi làm thêm trả tiền xe"

Tôi trố mắt nhìn bà mà thất vọng. Tôi đã nói với bà rồi là tôi không thể đi làm để chú tâm vào việc học. Bây giờ bà còn kêu đi làm, thời giờ đâu mà đi" Mỗi ngày lái xe lên trường đi về mất trên hai ba tiếng đồng hồ.

"Con không hiểu tại sao mẹ lại đổi ý. Con không dám trách mẹ nhưng con nghỉ rằng đã đến lúc mẹ phải lo cho mẹ và cho gia đình. Muốn giúp người ta thì mình phải giúp mình trước chứ"

Nói xong tôi bỏ đi. Tôi biết bà đang xót xa lắm. Nhưng tôi vẫn cho rằng mình đúng.

Tôi giận mẹ tôi suốt cả tuần lễ. Bà nấu những món tôi thích tôi cũng không thèm dùng. Không phải tôi làm khó bà nhưng tôi thất vọng quá. Cả tuần tôi cố giải thích cho bà hiểu rằng cái xe ở nước Mỹ quan trọng như thế nào. Thậm chí tôi nhớ tôi còn nói với bà rằng

"Mẹ đợi lúc con ra trường con sẽ cho mẹ nhiều tiền tha hồ mẹ giúp ai thì giúp. Bây giờ mình phải lo cho mình trước"

Lần đầu tiên trong đời mẹ tôi cương quyết một cách lạnh lùng:

"Mẹ đã nói rồi, mẹ không cho con được, mẹ không muốn nghe con nói chuyện đó nữa"

Đêm đó trong lúc bà đi tắm tôi lén vào phòng bà lục lọi tìm lá thư từ Việt Nam mà tuần trước dì Út đã trao cho mẹ. Tôi muốn biết ai nói cái gì mà mẹ tôi nghe một cách mù quáng như vậy.

Trong một cái hộp giầy Nike bà dùng để đựng thư, tôi đã tìm được lá thư chữ viết run run trên trang giấy học trò nửa đen nửa trắng:

"Biên Hòa ngày 20 tháng 7 năm 1996

Thương kính chị Hai,

Đầu thư em kính anh chị và các cháu được khỏe.

Chị hai ơi nghe tin chị sẽ gỡi xe lăn cho em dịp tết này em vừa mừng vừa lo. Mừng lắm chị hai ơi khi em biết rằng có xe lăn rồi em có thể đi bán vé số phụ giúp vợ em nuôi con. Nhưng em lo là lo cho chị phải cưu mang gánh nặng cho gia đình em. Nhiều lúc em nói với vợ em thôi chắc mình không dám nhận chiếc xe lăn của chị hai cho đâu, chỉ đâu có làm gì ra tiền. Nhưng khi nhìn đàn con nheo nhóc nhất là đứa con gái lớn của em đang học nữa chừng phải nghỉ học ở nhà trông em cho mẹ nó đi bán, nhìn con đang học giỏi mà phải bỏ học em chua xót quá chị hai ơi. Thôi chị tha lỗi cho em nha, em sẽ nhận chiếc xe lăn này của chị.  Ra giêng khi có xe rồi em tin rằng cái nghề bán vé số chắc cũng đử cho gia đình em sống tạm và con em sẽ được trở lại trường học. Em xin được cám ơn chị trước và sẳn đây em xin phép được thưa với chị là chiếc xe lăn sẽ là tặng phẩm cuối cùng mà em sẽ nhận từ chị. Chị đừng gởi gì về cho em nữa mà hãy lo cho gia đình hoặc cho những người còn kém may mắn hơn em. Em chỉ cụt có một giò còn có nhiều người mất cả đôi chân và tay nữa. Họ đáng được giúp hơn em.

Em cầu xin trời phật luôn ban ơn cho chị và gia đình. Em có gói trà gửi tặng chị đễ tết trung thu đến chị ăn bành uống trà cho vui.

Em của chị

Huỳnh văn Bé"

Tôi lặng lẽ đi ra ngoài vườn sau. Ngồi một mình trên chiếc ghế đẩu mà lòng thấy ân hận vô cùng. Bây giờ tôi đã hiểu được nguyên nhân vì sao mẹ tôi lại quyết định không cho tôi tiền mua xe, dù chỉ là một đồng một cắc. Giữa xe hơi và xe lăn bà đã chọn xe lăn. Không phải chỉ một chiếc mà đủ 15 chiếc như đã dự định, không chừa một ai trong cái danh sách mà bà đã hứa.

Tôi nhớ lại đêm giao thừa năm đó khi nhìn mẹ tôi khóc trong căn buồng tối ôm vậy mà gần hai chục năm sau bà lại khóc tức tưởi như vậy. Cái nghịch cảnh của cuộc đời lúc nào cũng lẽo đẽo theo bà, dù là nghịch cảnh của chính bà hay của ai khác. Mẹ tôi đã nghĩ đến những người đàn bà, vợ của những ông thương phế binh, mà giờ đây cũng đang khóc tức tưởi như bà đã khóc 17 năm về trước. Không phải chỉ có mỗi gia đình ông Bé ở Biên Hòa, mà còn bao nhiêu gia đình khác nữa. Bao nhiêu cái thảm cảnh của những con người xấu số hình như nằm gọn trong cái hộp giầy Nike mà bà cất kỷ trong phòng.

Qua khung cửa sổ tôi nhìn vào phòng của mẹ tôi, bà đã tắm xong và đang đứng cạnh chiếc bàn con. Bà cầm lá thư lên rồi ngước mắt nhìn tôi cũng đang nhìn bà từ bên kia cửa sổ. Hai mẹ con nhìn nhau rồi tôi khẽ gật đầu trong khi bàn tay còn đang quẹt nước mắt.

Bà đã dạy cho tôi một bài học quý giá hơn bất cứ bài học nào mà tôi đã học ở đại học Berkeley. Tôi đã mua một chiếc xe cũng là xe Camry nhưng đời 1990 với giá bốn ngàn đô la. Chiếc xe đó tuy củ nhưng cũng đưa tôi từ nhà đến trường và thỉnh thoảng tôi cũng dùng chiếc xe đó chở mẹ tôi đi thăm bạn bè bà con. Bà khuyên tôi:

"Muốn mẹ không mắc cỡ với người ta thì con làm ơn giữ xe cho sạch sẽ".

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,138,491
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến