Hôm nay,  

I Remember You

03/02/200700:00:00(Xem: 127172)

I remember You

 

Người viết:  Thanhha Dao

Bài số 1191-1803-510 vb7030207

 

Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Thanhha Dao là chuyện tình không thành chuyện,  kể theo dạng nhật ký, cho thấy một cách viết đặc biệt. Bài được chuyển tới bằng eMail, không ghi bút hiệu kèm bài.  Mong tác giả tiếp tục viết và bổ túc dùm sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc. 

*

5 Tháng 2, 1996

Department giải-tán. Mọi người kể cả manager cũng chuyển đi khu vực khác. Nghe nói là department được lập ra để thí-nghiệm một lối làm mới. Không xong. Thì thôi. Không xong, thì tôi gặp Thảo.

Thảo có giọng nói khó quên. Theo Nhân-tướng-học của Hy-Chương thì khóc chồng. Có sao đâu. Có lẽ tôi chưa tới số nên không lấy được nàng chăng. Tôi chẳng care.  Tôi chỉ nhớ mãi nụ cười rất tươi, dáng-dấp nhí nhảnh, và đôi mắt rười rượi.

Nàng kể chuyện cuối tuần qua, đi chợ, vừa ngồi vào xe bị một anh đen đập đập cửa sổ, nói cái gì đó không biết; nàng hoảng quá zọt luôn. Bây giờ còn sợ. Tôi hỏi, vùng nào vậy.

-  Senter.

Tói nói dọn đi, vùng đó nổi tiếng.

Lặng im. Sao nàng nhí nhảnh với mọi người mà với tôi lại tiết-kiệm thế nhỉ. Tôi biết mình chả có gì hấp-dẫn. Thì thôi.

12 tháng 2, 1996

Em mới tới San Jose, vô làm cho một hãng gì đó ráp computer. "Em ráp một cái 7 phút". Tôi trợn mắt. Mình quen tay, biết bios setup chút đỉnh mà một tiếng có khi không xong. Em nói, em không có setup gì cả, chi ráp video card, modem, sound card, hard drive, floppy drive, cam cable, rồi xiết ốc.

Nhiêu đó, tôi làm nhanh cũng phải 20 phút.

-Em nhanh vâỵ, chắc họ trả cũng được"

- Minimum, nên em mới vô đây.

Vô đây là vô ibm. Cái xưởng ibm này, không biết xếp nghĩ gì mà rat thích tuyển người không kinh-nghĩêm.  Cũng có lý. Người chưa từng làm hang xưởng được cái là it to-mò, it chơi khăm (biết gì mà chơi). Ủặc biết là học-sinh, tri nhớ tốt, không làm lẫn sơ-đẳng, làm het giờ về, không chơi politics.   Hay là xếp quá mệt với những manager lau năm lên lão làng. Người ta đồn rằng, ibm là idiots become managers.  (Hôm tuyên bố phán-quyết OJ Simpson -lần đầu- manager bên tôi họp mọi người  để nghe radio trực-tiêp truyền-thanh. Khi nghe trắng án, moi người vỗ tay; ba xếp vừa vỗ tay, vừa cười vừa dụi mắt.  Cái này liên-quan gì đến "international business"")

Thảo là sinh-viên, và Thảo là xinh-viên. Không hiểu sao tôi nghĩ rằng sẽ không bao giờ nàng cắt mái tóc mượt ngang lưng.  (Để một ngày nào đó tôi có thể --với một xác suất kha khá-- ngồi trong lớp, ngay phía sau nàng, vừa lấy surface intergral, vừa viết những haiku vớ vẩn.)

Thảo thuộc một loài cây gần tuyệt-chủng giữa khu rừng đang bị khai thác.  Còn nét hoang-sơ, chưa thâm nhiễm những hóa-chất "known to California to cause cancer".  Nàng là dược-thảo. Căn bệnh tôi có được gặp thuốc không, lại là chuyện khác. Một người là bệnh; một người là thuốc. Trăm năm biết có làm gì nhau không. 

7 tháng3, 1996

quit job.

11 tháng3 1998

Thư viện Milpitas có khá nhiều phim mới, và khá nhiều nhạc rất cũ. Tôi kiếm nghe thử  9 symphony của Beethoven coi có cái nào hay mà thiên-hạ đồn dữ vậy. Lang thang vùng video, bắt gặp lịch-sử nhạc rock, 6 cuốn. Lượm. JFK của Oliver Stone, coi rồi, lượm luôn. Có một đoạn cần coi lại:  Johnson hay Nixon gì đó đi bộ không kèn không trống vào một trường đại-học đang bãi-khóa, đối chất với một cô bé. Lúc đó, cô bé nói gì nhỉ" Olive đặt ra hay là dữ-kiện thứ thiệt" 19 tuổi mà nói câu đó, thời nào chứ thời nay kiếm đâu ra.

Thảo xuất hiện. Vẫn nụ cười đó, đôi mắt bớt buồn. 

-Anh đi làm lại chưa"

-Anh làm Solectron vài tháng rồi nghỉ, bây giờ đi học lại.

- SJ college hở"

Sao nàng hỏi vậy" Nàng đang học đó, hay thường tới đó, với ai"

-SJSU, downtown.

Tôi muốn hỏi em dọn nhà chưa.  Từ phía tủ sách non-fiction, Loan nhìn.

- Chị ấy là bà xã anh hả"

Tôi cươi cười, gật đầu một cái. Thảo nhìn nhanh bàn tay tôi, mỉm cười.

- Anh đi học xa hông"

Nàng không biết tôi đang ở đâu. Tôi nói cũng 15 phút. Định nói...

Loan chợt bước tới. Thảo nói nhanh:

- Gặp anh sau, không biết anh có thường tới đây hông...

Tôi gật.

Trong xe, Loan hỏi ai vậy.  Tôi nói, cũng làm ở ibm.

Từ đó, Loan không rủ tôi đi thư-viện Milpitas nữa. Thư viện Noble dễ dãi hơn, trễ một ngày không phạt, nàng nói. Tôi gật gù. Tôi cũng không thích không khí ở Milpitas, có cái gì đó gò bó, nghiêm nhặt, lại khó đậu xe, được cái rất chịu mua video mới ra. Thư viên Noble ở trong một công-viên. Tôi thích giàn cây leo che lối đi, có cái gì đó cổ-kính, giản-dị, nhu-nhuyến. Có điều, Thảo không bao giờ tới đó cùng lúc. Nếu phải hẹn mới gặp thì còn gì là duyên nữa. Tôi muốn một ngày nào đó, tìm cho ra cái gì là sợi dây vô hình ràng ràng buộc buộc người ta với nhau. Mà có thể nào sản-xuất hàng loạt được không"

Chỉ biết là sợi dây muốn đứt.

21 Tháng10, 1999

Tôi  kiếm chỗ đậu xe, bước vội tới Hương Lan food to go.  Kiếm cái gì cầm-cự tới tối; hôm nay nhiều lớp. Cùng lề đường, hai cô gái đi ngược chiều.

Nàng nói I remember you. Không hello, không hỏi gì khác. Đúng 3 chữ. Có lẽ cô bạn đi bên nàng cũng tự hỏi, cái gì vậy.

Dĩ nhiên. Tôi nhớ. Làm sao quên được giọng nói đó. Như có gì ngăn che. Như vương vấp một quá khứ. Làm sao tôi quên được; nàng có cắt ngắn mái tóc mượt ngang lưng, có đeo kính cận, có gì gì, thì nàng chỉ cất tiếng, là memory tràn-ngập những đối-thoại ngắn ngủn, tràn ngập những sợi tóc hồn-nhiên, tràn ngập những nụ cười bất khả tư-nghì.

Dĩ nhiên tôi không quên. Tôi cũng không quên Loan đang ngồi trong xe chờ. Mười một giờ lại có test. Trời ơi, gặp gỡ làm chi. Mấy năm trời, bao nhiêu ngày cát tường để gặp cố-nhân, sao lại nhè hôm nay.

Tôi đứng khựng. Phải chi lúc đó tôi lâý một mảnh giấy ghi vội số phone. Phải chi tôi hỏi em ở khoa nào. Phải chi....

Hèn gì người ta hay nói "Bạn không bao giờ sám-hối chuyện đã làm, bạn chỉ sám-hối những gì bạn không chịu làm."

El Monte 22 Tháng12, 2004

Cho đến bây giờ, tôi cũng không biết tại sao tôi không mở miệng buổi sáng tháng 10 hôm đó. Vì tôi quen thói quân-tử-tầu chăng" Chưa chắc. Loan chưa là vợ.  Vả lại tôi nói chuyện với Yamaki tỉnh khô khi gặp lại nàng ở chợ-trời De-Anza, có Loan bên cạnh.  Vì tôi không thể multi-task" Không chắc; tôi vừa nghe nhạc vừa viết, vừa pha cafe, vừa hút thuốc. Duyên với nghiệp chăng " Xét sau.

Có lẽ vì tôi biết tôi không yêu Yamaki. Có lẽ vì tôi biết chắc trong tôi Thảo có một chỗ đứng đặc-biệt.  Có lẽ vì tôi biết chắc tôi từng mơ đêm, đôi khi mơ ngày, người  stand by me là Thảo. Tôi biết, và tôi chống đối. Tại sao chống đối"  Cái này thì có trời mà biết.

Nghĩ và nhớ. Phố El Monte nhỏ hẹp, dường như lúc nào cũng vội vã chen chúc. Vừa lái xe vừa nghĩ vừa nhớ, thế là bị máy chụp hình ngã tư phang cho 2 tấm.

El Monte, 25 tháng3, 2005

Phòng đóng tiền phạt. Nhiều cửa sổ đóng. "Please go to next window". Có một của sổ không đóng, cũng chẳng có ai ngồi. Tôi chờ hai mươi phút. Bằng thời gian Thảo ráp 3 cái computer.  

Người thư-ký không nói không rằng. Tôi đưa giấy tờ, tiền. Tôi nhìn.

El Monte, 26-3, 2005,  2:17

Có phải là người ấy không"  Mái tóc bớt mượt mà, đôi mắt buồn hơn, còn giọng nói thì sao" Tại sao tôi không hỏi;  Tại sao tôi không nói bất cứ điều gì để nghe một vài tiếng. Giọng nói Thảo bất-khả trùng, (xác-suất 10 lũy thừa trừ 8") Cái gì ngăn tôi lại" Có cái gì chống đối từ bên trong"

Loan bây giờ không là bà xã,  cũng chưa từng là bà xã. Chẳng lẽ tôi cứ mãi sám-hối những chuyện mình không chịu làm. Cái gọi là sợi dây vô-hình ràng ràng buộc buộc đó, tôi vẫn chưa tìm ra. Nếu quả có thật, thì giờ đây sợi dây đó ở đâu, làm ơn nối lại.  Nếu mọi chuyện chỉ là ngẫu-nhiên, thì đời người là một chuỗi những chuyện xác-suất thấp chăng. Chẳng hạn, sjsu có khoảng 28,000 sinh-viên, giờ ngày học khác nhau;  gần trường có 2 tiệm food-to-go người Việt, chưa kể nhiều quán lỉnh-kỉnh khác. Vậy xác-suất để gặp người quen cùng một lúc trong một tiệm là bao nhiêu" 

Chẳng hạn, tôi thích bản “I remember you”; và Loan luôn luôn tắt máy khi tới giữa bản nhạc. Tại sao nàng không nhấn skip" Tại sao nàng không tắt ở đầu bản nhạc" Phải chăng bản nhạc cũng gợi nhớ một quá-khứ "

Và tại sao Thảo nói I remember you"

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,732,175
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến