Hôm nay,  

Chuyện Tình, Chuyện Tù

12/06/200700:00:00(Xem: 176271)

Người viết: Dương Thịnh

Bài số 1269-1880-585vb3120607

*

Tác giả Dương Thịnh là một cư dân Westminster, vùng Little Saigon. Bài Viết Về Nước Mỹ của ông mang tên là là “Cảnh Đời”, kể một chuyện tình rất khó tưởng tượng giữa một cô nữ quản giáo trại tù cải tạo của cộng sản và một tù nhân. Vật đổi sao dời, họ gặp lại nhau trên đất Mỹ. Tựa đề được đặt lại theo nội dung bài viết.

*

Sau khi ra khỏi trại tập trung cải tạo, tháng 2 năm 1992, Duy cùng gia đình được định cư tại Mỹ theo diện H.O. Bước đầu đặt chân đến nước Mỹ, gia đình Duy cũng như tất cả mọi gia đình khác rất khó khăn trong vấn đề mưu sinh. Nhưng dần dần chịu cực, chịu khổ, thời gian sau Duy cũng kiếm được mảnh bằng về kỹ nghệ điện lạnh Công việc của Duy qúa nhiều, anh phải đi đây đi đó để gắn máy móc cho các hãng xưởng nhà hàng.

Thấm thoát thời gian ở Mỹ qua rất mau. Duy đã năm mươi ba tuổi rồi, cái tuổi  cũng sắp sưả về chiều, ông vẫn chưa lập gia đình. Điều này làm cho mẹ ông vô cùng bối rối, đôi lúc bà đâm ra gắt gỏng. Duy là con một, bà muốn có một đứa cháu nội để ẵm bồng, nối dõi tông đường, thế mà ông vẫn không làm bà hài lòng.. Bà có hối, Duy chỉ mỉm cười:

"Mẹ thấy không! Công việc cuả con nhiều qúa mà! Vả lại con chưa muốn lập gia đình và cũng chưa quen ai cả."

Thật ra. Duy có nhiều bạn gái nhưng chưa vừa ý ai cả. Nếu có cô nào đặt vấn đề cưới hỏi ông đều nói lãng ra. Duy cũng không hiểu mình ra sao nữa, đôi lúc ông muốn lấy đại cho rồi để cho mẹ mình vừa ý, nhưng không thể thực hiện được.

Những năm gần đây, nhiều sinh viên, học sinh và các cán bộ đảng viên Cộng-Sản Việt-Nam qua Mỹ rất nhiều. Họ qua đây dưới nhiều hình thức khác nhau: Đi du học, học bổng, nghề nghiệp hoặc tham khảo, nghiên cứu.

Ôi thôi! Mọi nẻo đường ngõ ngách, dù dưới tính cách nào, mục đính chính vẫn là: Cho con cháu qua đây, lập gia đình với một người có quốc tịch Mỹ, rồi chuyển tiền gởi ngân hàng, định cư, lập nghiệp, mở cửa hàng, chợ búa. Mở các dịch vụ gởi tiền, gởi hàng, du lịch đi tour, mua bán bất động sản,,v,,,v...

Trước kia thì đuổi Mỹ, chửi Mỹ là quân xâm lược, là dã man, là những con bạch tuộc vươn vòi  đi hút máu người. Giờ thì cầu cạnh,  lạy lục, trải thảm đỏ rước Mỹ về nhà. Trước đây, gọi những Quân, Dân, Cán, Chính trong miền Nam là ma cô, đồi trụy, những tên lính đánh thuê cướp của, giết người, chuyên bám đít Mỹ...  Bây giờ thì  tâng bốc họ là "khúc ruột ngàn dậm", và từ quan chức nhà nước đến các tên đầu não trung ương Đảng, đều cho con, cháu qua đây để lấy cho được những tên mà trước kia chúng chửi là tay sai của Mỹ.

Hôm nay trời nhiều mây đen u ám, gió lạnh báo hiệu sẽ có mưa lớn. Duy tính ở nhà coi trận football của hai đội mà ông thích, nhưng hôm nay cũng là sinh nhật đứa cháu gái, phải có quà gì cho nó. Duy mở tủ quơ đại bộ quần áo mặc ra phố.

Trong khi Duy đang trả tiền tại quầy hàng, thì có bàn tay của ai đó đập nhẹ trên vai ông. Duy quay lại nhận ra một thiếu phụ trung niên xinh đẹp, sang trọng đang nhìn ông với cặp mắt đỏ hoe. Duy rất ngạc nhiên, ông không quen người thiếu phụ này. Nhưng vì lịch sự ông cũng phải hỏi trả lời:

"Xin lỗi. Bà cần gì ""

Nghe câu hỏi này, thiếu phụ như không nén được nỗi xúc động hai hàng nước mắt chẩy dài trên hai gò má. Duy thật sự bối rối, ông không biết phải giải quyết ra sao. Mọi người xung quanh nhìn Duy với những cặp mắt tò mò, dọ hỏi. Chợt, ông nhìn thấy trên cổ tay thiếu  phụ có một cái vòng đeo tay sáng bóng, làm bằng inox trên đó khắc hai chữ D và T lồng vào nhau.

Đúng là nó. Cái vòng inox  tự tay ông đã làm. Chữ D và T tự tay ông đã khắc. Cũng đúng là cô ta. Những ngày tù đày ấy... Chuyện không thể tin mà...

Tim Duy như đứng lại, cảm xúc  làm ông  muốn nghẹt thở. Duy vội vàng cầm tay thiếu phụ: "Thúy....Thúy. Có phải Thuý đây không"”

Hình ảnh một trại tù cảo tạo giữa rừng già bao năm qua muốn quên, thình lình trổ lại.

*

Trong trại tù, có lẽ Duy là người dễ thở nhất trong số những anh em tù nhân cải tạo. Anh được tự do đi lại không bị những tên bảo vệ, quản giáo cầm súng đi áp tải mỗi khi ra khỏi cổng trại để đi lao động.

Duy được phép "thu hoạch" rau xanh, hoa qủa mang về nấu nướng linh tinh, không như những an em khác phải dấu diếm trong lưng quần, trong những lon guigoz, nếu chẳng may bị tên cán cộng nào bắt được là có nguy cơ bị ăn đòn, chửi rủa, bị anh em trong đội lên lớp, góp ý, làm tờ tự kiểm trong những lần sinh hoạt.

Duy không phải là người biết nịnh bợ. Duy cũng không phải là thân nhân hay có dây mơ rễ má gì với tụi cộng để có những đặc ân trên. Chẳng hiểu vì sao mọi chuyện lại xẩy ra như thế.

Duy nhớ lại cái ngày anh cùng mọi người trong đội đang đứng xếp hàng trước cổng trại để chờ đi lao động. Tên quản giáo của đội đi tới, hai con mắt cú vọ cuả hắn nhìn chòng chọng vào từng người trong đám tù, ai nấy đều hồi hộp theo dõi từng bước chân cuả hắn. Đột nhiên tên quản giáo ngừng lại, đưa tay chỉ thẳng vào người Duy. Ra lệnh:

"Anh kia, bước ra khỏi hàng!"

Duy bước ra, muốn hoảng sợ, không biết tai hoạ gì ập tới.  Trong trại tù, mọi người sợ nhất là những tiếng: "Lên làm việc hoặc bước ra khỏi hàng!" Người bị kêu, nếu nhẹ thì cũng thương tích đầy mình. Còn nặng thì hết thấy mặt vợ con, còn không thì cũng bị tống biệt giam, hai chân vô còng.

Tên quản giáo ra lệnh cho Duy theo hắn. Duy đi trước, hắn theo sau. Dường như để cảnh báo cho Duy biết đừng có mưu toan bỏ chạy, thỉnh thoảng anh lại nghe tiếng tay của hắn vỗ trên khẩu súng lục đeo bên hông. Đi loanh quanh một hồi, hai người tới khu nhà ăn của  tụi cán cộng. Tên quản giáo ra lệnh cho Duy đứng chờ bên ngoài, hắn đi vào trong, lát sau hắn cùng một em “cán bộ gái” đi ra. Trông thấy em này sao mà Duy phát ngán tới tận cổ, người đâu mà lùn tịt, hai bắp đùi như chân voi, mông thì to như cái thúng. Chà! Cái ngữ này mà làm hộ-lý thì hết xẩy!

Hai người đi tới trước mặt Duy. Tên quản giáo nói:

"Cán bộ này, bây giờ là quản giáo cuả anh, anh phải tuân thủ theo lệnh cuả cán bộ."

Quay qua chị cán gái:

"Đây. Anh này sẽ giúp đồng chí mọi công việc theo yêu cầu."

Nghe nói thế, Duy thở phào, lòng như trút được gánh nặng ngàn cân. Cán gái nhìn anh từ đầu đến chân:

 “Anh vào đây, tôi cần trao đổi với anh một vài công việc."

Duy theo chân cán gái bước vô phòng.

Ối! Cha mẹ ơi, Đàn bà, con gái ở đâu mà lắm thế! Cô nào cũng chỉ có bề ngang, chứ không có bề dọc, da thì ngăm đen, nói thì chua như giấm. Mọi người đang sửa soạn cho bữa cơm trưa.

Sau vài câu trao đổi lẫn hăm dọa, lên lớp, giảng giải chính sách. Duy được cán gái quản giáo lùn dẫn xuống nơi làm việc. Nơi làm việc cách xa nhà bếp của cán cộng chừng nửa cây số, cách xa nơi anh em trại tù một cây số. Nơi đó có một căn nhà gỗ, cùng mấy chuồng heo, gà, vịt, bò, do tù nhân cải tạo dựng lên.

Cán bộ gái dẫn Duy đi chỉ từng chỗ giải thích cho anh hiểu phải làm như thế này, như thế kia.

Cuối cùng lên lớp:

"Trước đây có đồng chí nữ trông coi việc này. Đồng chí bị sốt rét nên phải nghỉ. Anh được lệnh thay thế. Công việc tôi đã trao đổi rõ ràng với anh rồi, hãy chịu khó, làm tốt anh sẽ mau chóng được trở về với gia đình. Từ nay anh là người cải tạo tự giác. Anh được phép mang đồ cá nhân lên đây ngủ.  nhớ đừng có ý đồ trốn trại, không thoát đâu. Anh cần hỏi gì thêm""

"Báo cáo cán bộ: Tôi đã nghe rõ."

"Như thế là đủ, anh đi làm phận sự đi."

Nói xong cán bộ gái bỏ đi.

Công việc rất cực nhọc, không đơn giản như Duy tưởng. Hằng ngày anh phải gánh trên hai chục đôi nước, đổ đầy ba thùng phuy để tắm cho bẩy, tám con heo, rưả chuồng heo. Lên đồi chuối, chặt những cây chuối hư, đổ mang về thái mỏng. Lên khu cán cộng lấy cơm thừa, canh cặn, rau dư, nước vo gạo gánh về để nấu cám heo. Ngoài ra còn  phải lùa mấy con bò đi ăn, cắt cỏ, lùa chúng xuống ao rau muống tắm. Ôi thôi! Làm việc luôn tay không ngừng nghỉ.

Đêm về Duy không tài nào ngủ được: Tiếng ếch, nhái kêu ồm ộp, tiếng hú cuả chim cú đi ăn đêm, tiếng côn trùng kêu rỉ rả hòa lẫn với những tiếng kêu ụt ịt cuả mấy con heo và tiếng chân nện dưới đất thình thịch của mấy con bò làm Duy phát điên lên.

Trời đêm lạnh qúa! Nhìn lên ngọn đồi nơi giam tù cải tạo, đèn đuốc sáng choang. Giờ này các bạn anh đang họp tổ hay đang ngồi chung quanh ống thuốc lào, ấm trà nóng tán chuyện gẫu"! Họ có biết rằng anh đang cô đơn, lạnh lẽo lắm không" Chuyện đời thật tức cười: Học cho lắm vào, cố lấy cho được bằng nọ bằng kia, lon này lá kia, chức vụ này rồi chức vụ kia. Cuối cùng được gì" Chỉ là thằng đi chăn bò, tắm heo.

Thấm thoát đã được nửa năm trời Duy làm việc dưới khu chăn nuôi, anh đã quen được nhiều tên cán bộ bảo vệ cũng như quản giáo trong trại tù. Về đêm thường có những toán tuần tra đi kiểm soát, chúng thường ghé vào khu chăn nuôi xin ít nước trà nóng hoặc nhờ anh luộc ít nải chuối, củ khoai, củ mỳ mà chúng kiếm được ở đâu đó mang về. Thỉnh thoảng Duy cũng mời chúng dùng chén chè, chén cháo hoặc vài điếu thuốc Hoa-Mai, Vàm Cỏ, đôi khi còn có thuốc đầu lọc. Nhìn chúng ăn uống, nghe chúng nói chuyện, nhiều khi Duy cũng góp ý tham gia.

Anh nhận thấy bọn chúng , sau cái vẻ hung hăng ngu dốt, bản chất cũng thật đáng tội nghiệp. Hầu hết đều tính tình chân thật, chẳng qua phải sống dưới một chế độ khắc nghiệt, nghèo đói, bị bưng bít với thế giới bên ngòài, bị nhồi nhét đủ thứ khẩu hiệu giáo điều biến chúng thành lũ vẹt.

Một lần, trong khi đi cắt cỏ cho bo ăn, Duy đã vô tình nhặt được những cái ca, những cái gà mên, những ống nhôm củaQĐ/VNCH trước kia. Mang về anh tỉ mỉ đục, mài, dũa, cưa, nhâm, chà bóng. Anh đã có được những cây lược, những cái kẹp tóc, những tấm lắc, vòng đeo tay tuyệt đẹp. Trên đó Duy khắc chữ, bông hoa, hoa văn, chim, phượng, trông chẳng khác gì đồ trang sức bán trong tiệm. Những đồ này Duy sẽ tặng mẹ và em gái trong kỳ thăm nuôi tới.Những tấm lắc này làm cho các cán bộ nam nữ trong trại rất mê. Chúng thi nhau nhờ Duy làm để gửi về Bắc. Chúng lần mò đi kiếm inox, nhôm, có tên còn tìm tới bỏ công thay anh tắm heo, cắt cỏ để anh có thì giờ rảnh mà làm cho hắn.

Một hôm, trời trong xanh, mát mẻ. Duy cảm thấy trong người khỏe khoắn nên anh làm việc rất mau, mọi công việc đã hoàn tất, anh tự thưởng cho mình một ly cà phê làm bằng cơm cháy.  Đang mơ màng nhả khói ngắm trời mây, có tiếng nói sau lưng làm Duy giật mình quay lại:

"Này, Anh kia!"

Một cán bộ gái rất xinh đẹp, đang nhìn Duy chằm chằm.

Duy lúng túng trả lời theo tự nhiên:

"Chào cán bộ. Cán bộ hỏi gì cơ""

Không hiểu sao cô gái cười nghặt nghẽo. Duy đứng chết trân: Cha mẹ ơi! Mấy năm trong tù, hôm nay anh mới nghe lại được giọng cười thanh tao dễ thương như vậy.

"Anh làm gì mà đứng như trời trồng vậy" Anh là người miền bắc" Lúc nãy anh nói tiếng "gì cơ" làm tôi cười muốn đứt ruột"

Duy chưa biết trả lời sao. Cô cán bộ đã nghiêm nét mặt:

"Tôi tự giới thiệu với anh: Tôi tên Thúy là sĩ quan cần-vụ, tôi mới được biên chế tới đây. Anh cần gì cứ liên lạc với tôi, và tôi cũng là người quản giáo mới của anh. Đồng chí Hoa quản giáo cũ của anh được lệnh lãnh nhiệm vụ khác Hôm nay tôi xuống đây coi anh làm việc thế nào. Trông anh cũng có vẻ rảnh rang đấy chứ" Hết việc rồi à""

Giọng nói như một lời khiển trách. Duy càng lúng túng hơn nữa, vội bào chữa:

"Báo cáo cán bộ, công việc còn rất nhiều. Tôi còn phải đi cắt cỏ, cho bò đi ăn, lùa chúng xuống ao tắm. Tôi mới nghỉ giải lao được dăm phút."

Nhìn sự luống cuống vụng về của Duy. Cô cán bộ quản giáo như dịu giọng.

"Tôi chỉ nói thế thôi, miễn làm sao anh chu toàn công việc là được."

Sau khi đi coi xét một vòng quanh khu vực chăn nuôi. Cuối cùng cô quản giáo bước vô căn nhà tranh:

"Vấn đề ăn uống của anh thế nào" Có cần đề nghị gì không"

Duy không biết nói gì, anh lo thu xếp những vật dụng đề bừa bãi trong phòng. Khi ngước mặt lên anh thấy cô quản giáo đang ngắm nghía hai bức tranh treo trên tường. Cô quay qua hỏi:

"Hai bức tranh này là của song thân anh" Anh vẽ""

“Vâng, do tôi vẽ. Trước kia tôi có học qua ngành hội họa."

Cô nhìn anh một cách dò xét:

"Còn những cái này cũng do anh làm""

Vừa nói cô vừa đưa cho Duy xem cái vật cô đang cầm trong tay. Duy thấy đó là một cái lược do chính tay anh làm ra từ lâu. Không biết làm sao cô ta có được vật này!

Duy đang suy nghĩ tìm câu trả lời. Đột nhiên cô quản giáo bỏ cái nón cối trên đầu xuống, suối tóc huyền xỏa xuống trên  bờ vai. Trước mắt Duy giờ đây không phải là một cô quản giáo lạnh lùng, nghiêm nghị nữa mà là một cô gái rất xinh đẹp. Không ngờ nơi chốn bùn nhơ này lại có một bông hoa đẹp như vậy! Duy nhủ thầm. Cô quản giáo cầm lược chải thử trên đầu, rồi xoay người bước ra cửa.

Duy không biết đây có phải là lời cảnh báo hay không! Chắc cô ta cho rằng Duy qúa dư thời giờ để làm những chuyện vô ích!

Sự suy đoán của Duy không  đúng như anh suy nghĩ. Những thời gian sau đó, cô quản giáo thường xuyên xuống thăm khu chăn nuôi nhiều lần, vì việc công cũng có, việc riêng cũng có. Cô cũng nhờ Duy làm vài tấm lắc, trâm cài đầu, vài cái kẹp để tặng các bạn gái của cô ngoài Bắc. Từ đó Duy cũng biết sơ qua về đời tư cá nhân của cô.

Theo lời cô, cô là một sinh viên  ở Hà-Nội, là con gái của trung tá thủ-trưởng trại hiện thời. Cô đã có người yêu, sắp làm đám cưới, nhưng không thành, vì hai người không đồng quan điểm. Cô rời Hà-Nội vào miền Nam, học sĩ quan công an, và được bố trí đến đây.

Cô có lối sống và suy nghĩ khác với các bạn đồng lớp, ngay cả với cha của mình.

Cuối năm 1981, chính cô quản giáo xinh đẹp báo tin cho Duy hay là anh sắp  được phóng thích. “Hồ sơ đề nghị thả anh về trại rồi. Chỉ ít ngày nữa thôi, anh sẽ thấy.” Trong khi chờ đợi thủ tục giấy tờ xuất trại, cô quản-giáo nhờ anh làm cho cô một vòng đeo tay trên đó khắc hai chữ DT lồng vào nhau. Duy không để ý tới ý nghĩa của hai chữ này. Cô không nói, anh cũng không hỏi. Để đền ơn  cô đã tặng anh bộ quần áo và năm chục đồng. Cô nói:

"Để anh mặc ra ngoài, sạch sẽ, tươm tất với người ta."

Đưa tay nhận bộ đồ, Duy nhận thấy trong khóe mắt  cô có ánh nhìn khác thưởng. Khi cầm tờ giấy ra trại trong tay, không hiểu sao anh cảm thấy bùi ngùi, quyến luyến một cái gì đó không thể  diễn tả nổi.

*

Và bây giờ, họ gặp lại nhau trên đất Mỹ. Vật đổi sao dời. Cô cán bộ quản giáo năm xưa nay đã thành một thiếu phụ sang trọng. Sau phút xúc động, hai người ngồi bên nhau trong một nhà hàng Việt.

 “Anh không ngờ chúng ta lại gặp nhau trong trường hợp này! Em qua đây hồi nào""

Thúy nhìn ông hồi lâu:

"Em đây. Chuyện đời đâu có ai ngờ phải không anh" Em qua đây làm việc, hiện giờ đang làm trong bệnh viện. Nhưng mục đích em qua đây là để tìm anh. Anh có tin không""

Duy cảm động xiết chặt tay Thúy:

"Cám ơn em đã nghĩ tới anh! Nhưng thú thật anh không tin, anh không nghĩ rằng chúng ta có ngày gặp lại nhau, vì... vì chúng ta là hai giới tuyến khác biệt, em lại là một sĩ quan Công-An, còn anh chỉ là một thằng tù. Vả lại chúng ta xa nhau cả nửa vòng trái đất, anh không dám nghĩ tới điều đó và chẳng bao giờ tin lại có ngày hôm nay."

"Em cũng nghĩ như vậy. Mà sao anh lại nhận ra em""

Duy chỉ chiếc vòng Thúy đang đeo trên tay:

"Làm sao anh quên được chiếc vòng này, anh đã bỏ công rất nhiều vì nó. À! Em có thể cho anh biết ý nghĩa của hai chữ D,T này không"”

"Anh không hiểu hay cố tình không hiểu" Đó là hai chữ đầu của tên anh và em."

Duy sung sướng:

"Anh chẳng dám nghĩ tới điều đó trong hoàn cảnh đó. Còn em sao lại nhận ra được anh, chúng ta bây giờ già rồi và cũng thay đổi qúa nhiều. Em tài thật!"

Thúy chỉ vào cái áo Duy đang mặc trên người:

"Nhờ vào cái này. Bộ quần áo em đã lựa kỹ càng khi mua cho anh, mầu sắc và những hàng kẻ sọc, và vết mực đỏ em đã lỡ tay làm dính trên vai áo."

Bây giờ Duy mới có dịp nhìn lại bộ đồ ông đang mặc trên người. Đúng là bộ quần áo mà Thúy đã mua cho ông, ông đã mang theo nó khi qua Mỹ. Lúc đó Duy chỉ nghĩ đơn giản là một kỷ niệm, trong lúc vội vàng ông đã lấy mặc trên người. Không ngờ, Thật là định mệnh. Duy buột miệng: "Cám ơn trời đất."

Nghe ông lẩm bẩm. Thúy vội hỏi:

"Anh nói gì""

"Anh cám ơn bộ quần áo này đã mang em đến cho anh."

Thúy nhìn ông âu yếm:

"Qua Mỹ bao nhiêu năm anh mới học được câu nịnh đầm này vậy""

Đột nhiên Duy nhận thấy nét mặt của Thúy như có vẻ buồn buồn. Nàng ngước mặt nhìn ông như dò hỏi, chờ đợi:

"Anh... .anh đã có mấy cháu rồi""

Duy vội nói ngay:

"Anh chưa lập gia đình. Anh cũng không hiểu tại sao, đã mấy lần dự tính nhưng không thành, như có vật vô hình gì ngăn cản anh vậy. Còn em""

Thúy thở hơi dài nhẹ nhõm:

"Em cũng chưa."

Câu trả lời của Thúy làm ông khoan khóai. Hai ngưòi ngồi tâm sự, ôn lại những chuyện xưa cũ. Duy được biết cha Thúy đã về hưu nhưng ông vẫn còn nắm những ảnh hưởng quan trọng trong nước. Ông có rất nhiều tiền, nhưng Thúy không muốn dính dáng gì tới việc làm của cha mình. Nàng

Thời gian qua mau. Ngoài kia mây đã tan, gió đã lặng, bầu trời trong xanh. Duy cầm hai bàn tay Thúy, ông nhìn thẳng vào hai mắt nàng:

"Anh đã có một quyết định: Em có bằng lòng làm vợ anh không""

Thúy ngả đầu vào vai ông:

"Anh nói gì cơ!"

Hai người cùng cười, cầm tay nhau bước ra khỏi nhà hàng. Duy quyết định ngay ngày hôm nay ông sẽ dẫn Thúy về ra mắt bà mẹ, nhân ngày sinh nhật của cháu, chắc bà cụ mừng lắm.

Westminster

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,798,096
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến