Hôm nay,  

Muộn Màng

05/06/200700:00:00(Xem: 166985)

Người viết: Nguyễn Duy-An

Bài số 1264-1875-580vb3050607

*

Nguyễn Duy An là người Á châu đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Senior Vice President của National Geographic. Ông là tác giả được trao tặng giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ năm thứ bay, 2006. Sau đây là bài viết mới của ông.

*

Tôi xa Bình Giả từ khi học xong tiểu học...

Trước ngày ra đi, chị Hường, một người học cùng lớp nhưng lớn hơn tôi mấy tuổi, mời tôi qua nhà ăn "chè chia tay". Tình cảm chị dành cho tôi thật ngọt ngào như món chè đưa tiễn. Trước mặt đám bạn cùng lớp, chị tặng tôi chiếc khăn tay thêu cành phượng vĩ thật đẹp. Tôi run run đón nhận món quà kỷ niệm trong khi quả tim đập thình thịch, tưởng chừng như sắp nhảy ra khỏi lồng ngực của cậu bé 12 tuổi. Tôi len lén nhìn chị, rung động và bùi ngùi vì phút chia ly đã gần kề. Không biết chị đang nghĩ gì, có nhiều điều ấp ủ và buồn như tôi không. Một thứ tình cảm thật khó diễn tả đang cuồn cuộn trong tôi, và tôi không muốn xa chị...

Với tôi, chị Hường xinh đẹp và thùy mị lắm! Chị có nước da trắng hồng của các cô gái đang độ xuân thì. Mái tóc huyền ôm ấp bờ vai gầy lúc nào cũng bóng mượt. Hai mắt chị đen tròn như hai hạt lựu dường như lúc nào cũng đang cười với tôi một cách dịu dàng. Có lẽ chị đẹp thật sự vì nhà chị chẳng bao giờ ngơi bóng các chàng thanh niên ra vào. Có nhiều anh lại muốn đưa đón chị hoặc có người đã cậy nhờ ông mai bà mối tới nhà. Riêng tôi, tôi có một niềm vui nho nhỏ và rất rất hãnh diện với niềm vui ấy: đi đâu chị cũng rủ tôi đi cùng. Gần thì chị nắm tay dắt tôi thả bộ, xa thì chị lấy xe đạp nhờ tôi đèo chị phía sau. Chẳng lẽ..." Tôi nghĩ tới chị nhiều thế này sao!

Hôm tôi mếu máo báo tin sẽ phải vào nội trú ở Thủ Đức thay vì lên học lớp 6 ở trường Trung Học Tấn Đức trên Làng Hai, chị đã âu yếm dỗ dành và hứa sẽ làm tiệc tiễn đưa tôi. Tôi rủ chị xin cha mẹ lên Thủ Đức học chung, nhưng chị nói sẽ không đi học nữa vì tuổi đã lớn, phải ở nhà phụ giúp gia đình và "tập tành việc bếp núc". Tôi không hiểu nên cứ thắc mắc tại sao chị phải tập tành làm chi nữa vì món gì chị nấu ăn cũng rất ngon! Thay vì trả lời, chị ôm tôi vào lòng, hôn nhẹ lên trán rồi bảo tôi về ngủ sớm cho chóng lớn và học giỏi. Chị hứa mỗi ngày đi nhà thờ sẽ cầu nguyện cho tôi; chị hứa lúc nào tôi được nghỉ học, về thăm quê, chị sẽ đãi tôi những món ăn tuyệt vời&

Mặt tôi nóng bừng! Trán tôi muốn rạn nứt nơi môi chị đặt nụ hôn! Tôi vừa lâng lâng, bay bổng khi đôi tay chị ôm kéo tôi vào lòng, vừa xót xa, buồn rầu vì từ nay phải rời xa chị. Tôi chẳng còn biết nói gì nữa! Tôi muốn thời gian ngưng đọng... Tôi ngoan ngoãn bước đi thui thủi khi chị bảo tôi phải về nhà.

Thời gian đầu trong nội trú, đêm nào tôi cũng khóc thầm vì nhớ nhà, nhớ đám bạn cùng lớp và nhất là nhớ chị Hường. Ngày tháng cứ lặng lẽ trôi qua theo nhịp độ của một con rùa già. Tôi mòn mỏi đợi chờ đến mờ cả mắt. Tôi phải qua một đợt thi lục cá nguyệt mới đến kỳ nghỉ Tết.

Tôi vui vẻ và hạnh phúc! Tôi yêu đời! Tôi về quê ăn Tết! Tôi sẽ được gặp chị Hường, người tôi vẫn thầm nhớ! Ai ai cũng bảo rằng tôi trắng trẻo, đẹp trai hơn xưa. Cha mẹ tôi vui mừng vì thành quả hạng nhì trong kỳ thi lục cá nguyệt đầu tiên tôi mang về nhưng tôi chẳng màng chi cả. Tôi qua loa, dồn dập như bị ma đuổi, kể chuyện trường lớp; rồi rình trước ngó sau, lợi dụng lúc cả nhà đang bận rộn gói bánh, làm dưa& tôi dọt lẹ ra đường chạy tới nhà chị Hường. Thật không may! Tôi đụng đầu phải bác Tư trước. Bác Tư nức nở khen tôi cao lớn, ra dáng một thư sinh có học, rồi quay vào nhà ngang gọi lớn:

- Vợ chồng con Hường mô rồi" Có thằng cu Đen, à quên, cháu tên chi hầy" À& À& Cu Đức mới về nghỉ Tết sang thăm bây nì.

Tôi đứng ngẩn "tò te" như một kẻ mất hồn. Vợ chồng" Chị Hường lấy chồng rồi sao" Mới có mấy tháng thôi mà đã... Đôi mắt tôi như bị một lớp sương mù giăng phủ! Tôi chết điếng cả cõi lòng! Một cảm giác ấm áp khiến tôi hoàn hồn, và chị Hường đang cầm tay tôi giục giặc, miệng tươi như hoa reo mừng:

- Chà, giừ thì ai còn dám kêu là cu Đen nữa hầy! Trắng trẻo đẹp trai như ri nứ!

Rồi chị nhỏ nhẹ:

- Tiếc chưa nà! Đức không về kịp để dự đám cưới chị - Rồi quay sang chồng - Đây là cu Đức mà em vẫn thường kể với anh đó. Còn đây là anh Hoàng, chồng chị, anh người Hà-Lan gần Buôn Mê Thuột nhưng giừ phải về đây ở rể. Tôi vẫn đứng chết lặng như trời trồng. Anh Hoàng nắm tay tôi, vui vẻ:

- Thằng em trai ni có tình, có nghĩa hầy! Hường mới nhắc với anh là phải gói vài đòn bánh tét đặc biệt để mai mốt cho Đức về ăn. Chưa kịp gói đã gặp đây rồi. Thôi, hai chị em cứ tâm sự đi. Anh phải đi gói bánh cho xong.

Anh Hoàng khuất dạng sau căn nhà ngang rồi tôi mới nghiêng nghiêng đầu liếc nhìn chị Hường. Chị mơn mởn và đẹp hơn ngày tôi ra đi rất nhiều. Tôi lẩm bẩm trong miệng hờn mát:

- Răng... lấy chồng rứa"

- Chị lớn rồi, cha mẹ cũng đã già, gặp người thương.

- Rứa... không... nớ... nữa à"

Thấy bản mặt tôi bí xị, chị dỗ dành:

- Em nói chi" À...! Chị vẫn thương em như ngày xưa chớ có khác chi mô mồ. Anh Hoàng cũng thương em lắm đó.

Tôi ứ hự cho qua mà không biết nói gì thêm, nhưng lòng thì ấm ức lắm.

- Thật mà! Nghe chị kể miết về em làm anh ấy cũng mê luôn. Đức ở đây ăn cơm hầy"

Thông thường tôi rất sung sướng và tự nhiên ở lại nhà chị dùng bữa, nhưng hôm nay tôi có lý do:

- Về... không mẹ nạt chết!

Không để chị Hường kịp lên tiếng, tôi lầm lũi chạy thẳng về nhà, trốn vào phòng, cuộn mình trong chăn để buồn mà "chẳng hiểu vì sao tôi buồn"! Tôi giận chị Hường nhiều lắm. Tôi không hiểu tại sao mới có mấy tháng mà chị đã thay đổi nhiều quá! Tôi lại khóc một mình như lúc mới đi nội trú và thiếp đi lúc nào không hay...

Bầu không khí đón Tết làm người ta dễ quên đi những phiền muộn, nhất là đối với một cậu bé 12-13 tuổi như tôi. Chỉ vài ngày sau, tôi đã hý hửng sang nhà bác Tư lấy bánh và nhận hai bao lì-xì thật lớn, một của anh Hoàng và một của chị Hường!

Tôi trở về trường tiếp tục học. Rồi chiến tranh lan rộng, đường về quê càng ngày càng gian nan trắc trở. Tôi không còn dịp gặp lại anh chị Hoàng - Hường nữa. Theo dòng người chạy loạn trên chiếc tàu cuối cùng rời bến Bạch Đằng khi chiến tranh kết thúc, tôi trôi dạt sang xứ người, bỏ lại cha mẹ, bạn bè và quê hương khi vừa tròn 13 tuổi! Tôi phải đương đầu với cuộc sống mới nên chuyện tình thơ ngây tuổi học trò thời niên thiếu cũng nhạt phai theo năm tháng.

Mười sáu năm sau.

Trong một chuyến đi công tác ở Thái Lan, tôi gặp khá nhiều may mắn. May mắn thứ nhất là khi tôi tình cờ quen biết một nhân viên tòa đại sứ Việt Nam và anh đã giúp tôi xin được Visa về quê ăn Tết lần đầu. May mắn thứ hai là ông xếp bên Mỹ, như cảm thông được tâm trạng của người đã xa cách gia đình từ thời niên thiếu và cũng để thưởng công cho một nhân viên đã bao nhiêu năm gắn bó với công việc của hãng, đã chấp thuận cho tôi nghỉ 6 tuần để về thăm cha mẹ và quê hương. Thời đó Bình Giả chưa có điện thoại và Việt Nam cũng chưa có dịch vụ "internet" nên tôi không biết làm sao để báo tin cho cha mẹ được. Thế nên, sau khi về tới phi trường Tân Sân Nhất, tôi thuê "taxi" chạy thẳng về Bình Giả. Cha mẹ tôi đã đứng chết trân khi thấy tôi xuất hiện trước sân vào một buổi chiều cuối đông! Rồi vui mừng reo hò, gào thét, nước mắt, nước mũi đầy mặt. Không bút mực nào tả xiết cảnh đoàn viên của gia đình chúng tôi!

Sáng hôm sau gia đình chúng tôi đi dâng Thánh Lễ tạ ơn. Trên đường về, một người đàn ông trung niên hơi ốm với nước da ngăm đen, gật đầu chào cha mẹ rồi quay sang tôi:

- Chú Đức mới về à" Được mấy cháu rồi"

Tôi ngỡ ngàng, không nhận ra ông là ai nên chỉ biết gật đầu chào lại theo phép lịch sự. Mẹ tôi phải nhắc khẽ:

- Cái thằng ni tề! Anh Hoàng, chồng chị Hường đó! Anh chị ấy vẫn hỏi thăm con luôn.

Mặc dầu tôi không nhận ra anh Hoàng, nhưng khi nghe mẹ nói tới chị Hường, tất cả dĩ vãng đã hiện về trong trí tôi như một cuộn phim đang chiếu lại từ đầu& từ khi chúng tôi còn học tiểu học. Sau bữa ăn sáng và trò chuyện với gia đình về hàng xóm láng giềng, tôi cảm thấy lòng mình xốn xang nhung nhớ thật nhiều "người chị thân thương" của thời tiểu học. Tôi mang ít quà tới nhà thăm lại "người xưa".

Ngôi nhà quen thuộc của bác Tư hiện ra trước mắt nhưng không còn khang trang như xưa nữa. Lớp nước vôi trắng đã ngả sang màu đất đỏ pha lẫn lốm đốm đen của rêu xanh. Cái sân xi-măng rộng lớn dùng để phơi lúa nay đã bể và lở nhiều nơi. Một cô bé trông "quen quen", cỡ 15 -16 tuổi, từ trong nhà bước ra, khóa cửa và dắt xe đạp chuẩn bị đi. Tôi chưa kịp hỏi thăm, cô bé đã chạy vội tới, miệng líu lo:

- Chào chú Đức. Chú kiếm thầy mẹ phải hông" Thầy mẹ đi hái tiêu rồi.

Tự nhiên tôi thấy vui vui và mỉm cười một cách vô tư lự:

- Răng biết tên chú"

- Chú đẹp trai rứa cả làng ai mà lại không biết tề! Chú ni hay chưa! Mà nói chơi với chú đó, hồi sáng thầy kể cho cả nhà nghe chuyện chú về ăn Tết rồi. Chú là Việt Kiều nên... nhìn là biết ngay!

Nói xong cô thè lưỡi và vội vàng kéo cái nón lá che mặt lại.

Đã qua bao năm vật lộn với cuộc sống, tôi chỉ lo cặm cụi học hành và làm việc; tôi đã vô tình đánh mất nụ cười và tình người lúc nào không hay! Khuôn mặt quen thuộc, dễ mến, vui vẻ và hồn nhiên của cô bé khiến tôi ngập ngừng làm điều ngoại lệ:

- À mà... cô... tên chi"

Cô bé xuống, giọng hờn mát:

- Cô... chi... nghe xa lạ rứa!

Tôi nghe không rõ:

- Chi... chi..."

Rồi cô cười khúc khích:

- Cái chú ni! Ai hỏi tên kiểu lạ ra rứa!" Chú biết hông, nhứt quỷ, nhì ma, thứ ba con Thủy; là con Thủy con của Hát Bình Phương ni nì!

Giọng Thủy ngọt ngào, lôi cuốn tôi vào một thế giới huyền bí nào đó, thật dễ thương. Cho dù bị cô bé quay vòng vòng chẳng biết đường chống đỡ, nhưng tôi vẫn thấy thú vị. Thấy tôi đứng đớ ra đó, có lẽ rất đáng thương nên Thủy mới không đùa giỡn nữa:

- Bữa ni cả nhà đi hái tiêu nên "cháu" phải đi chợ, làm cơm đưa ra rãy.

- Để chú chở Thủy đi chợ, rồi trưa ra rãy thăm cả nhà luôn hầy!"

Thủy mỉm cười một cách dí dỏm:

- Bên Mỹ chú lái xe hơi quen rồi, giừ còn biết chạy xe đạp nữa không tề!"

Chẳng hiểu sao tôi lại vội vàng khoa trương:

- Từ nhỏ tới giừ, chú là tay chạy xe đạp có hạng! Mẹ không kể cho Thủy nghe răng" Ngày xưa chú đã từng chở mẹ cháu đi hết làng trên xóm dưới. Vả lại, ở bên Mỹ, thỉnh thoảng chú cũng chạy xe đạp để tập thể dục đó. Thế là Thủy đồng ý cho tôi chở cô bé đi chợ. Không hiểu sao, tôi thấy gần gũi với Thủy quá!

Hình như có một sợi giây vô hình nào đó đã nối kết tình thân giữa tôi và cô bé. Thủy rất là "mi-nhon" và đầy sức sống của một cô gái vừa tròn trăng. Cô bé thông minh, tinh nghịch khiến tôi bị thu hút như sắt gặp phải cục nam châm! Sau đó, hầu như mỗi ngày tôi đều ghé thăm gia đình anh chị Hoàng - Hường. Trong một lần trò chuyện, Thủy nheo mắt hỏi tôi:

- Răng mà Thủy kêu chú bằng chú hầy" Cậu mới đúng chí! Vì là "em tinh thần" của mẹ mà!

Không biết tại sao cô bé cứ nằng nặc đề cập tới vấn đề này trong khi tôi luôn hát thầm bài "Đừng Gọi Anh Bằng Chú"!

Không ngờ thời gian ở Bình Giả lại vui như thế! Đã lâu lắm rồi tôi không có được sự thoải mái, tự nhiên sống với con người thật của tôi. Bình Giả đất đỏ - nơi tôi chào đời - có gia đình, có bạn bè chung lớp và xóm giềng đang cho tôi những tình cảm chân thành và thân thương. Đặc biệt là Thủy, "cô bé" hết kéo tôi đi ăn tất niên với đám bạn cùng lớp (thật ra các bạn của Thủy đều muốn gặp và nghe chuyện bên Mỹ từ miệng "ông chú Việt Kiều đẹp trai"!); rồi lại làm "hướng dẫn viên" đưa tôi cùng đám bạn đi chơi suối nước nóng và picnic bên đồi Đức Mẹ...

Ngày vui qua nhanh& Tôi trở về Mỹ với nhiều tâm trạng bâng khuâng khó tả. Trước ngày ra đi, mẹ nhắc nhở tôi nếu đã có người yêu thì phải cưới vợ càng sớm càng tốt; bằng không cứ nhắm trong họ, trong làng, ưng ai thì nói cho mẹ biết để mẹ lo vì tôi đã gần 30 tuổi. Tôi đã suy nghĩ thật nhiều về Thủy, nhưng không dám mở miệng vì cô bé còn "sữa" quá!

Ba năm sau.

Tôi chuẩn bị quà cáp dồn đầy hai va-li để về quê ăn Tết và hỏi vợ. Tôi chưa nói rõ ý định của mình với bất cứ ai. Tôi đã gởi thư về báo tin trước cho cha mẹ ngày giờ tôi sẽ về tới Việt Nam: Ngày Ông Táo về trời. Tôi gởi riêng cho Thủy một "lá thư tình" tỏ rõ nỗi lòng và cũng không quên dặn Thủy phải giữ kín chuyện riêng hai đứa cho tới ngày tôi về. Tôi cũng đã mua sẵn nhẫn đính hôn và nhẫn cưới. Tất cả đều sẵn sàng.

Chỉ còn hai ngày nữa tôi lên đường về Bình Giả yêu dấu cưới vợ. Tôi đang vui vẻ và yêu đời thì nhận được một lá thư của Thủy gởi qua. Thủy gởi cho tôi "cánh thiệp hồng" và một bài thơ "Muộn Màng":

Sao lâu nay chú không về thăm xóm

Em vẫn thường mặc áo tím ngày xưa

Vẫn dịu dàng đội nón lá ngày mưa

Để đi học mỗi lần ra đầu ngõ

Nắng quê xưa thương chú đi từ  đó

Chú không về sao nắng vẫn lung linh

Chỉ còn em rảo bước một mình

Chân muốn mỏi nhưng lòng em muốn giận!

Em giận chú, rồi tự nhiên em ghét chú

Chú không thương, không nhớ em sao"

Em vẫn xinh như chú bảo ngày nào

Nhưng xinh đẹp mà vô duyên chú nhỉ"

Ngày xưa đó...

Em yêu chú nhưng em còn bé quá

Cô học trò còn vương mực thơ ngây

Nhưng một ngày cô mơ ước vu vơ

Tại vì chú, em bỏ bê việc học!

Bắt đền chú đã làm em phải khóc

Sao chú đi biền biệt chẳng về thăm"

Xóm em buồn từ dạo đó, chú biết không"

Em như thế! Buồn ghê cơ chú ạ!

Sao lâu nay chú không về thăm nữa"

Cánh bưởi mùa xưa đã mấy độ hoa

Mối tình xưa từ thuở cách xa

Em thương chú, thương tình còn phảng phất!

Rồi một hôm em bỗng quên chú thật!

Ngày lấy chồng trời đẹp lắm chú ơi!

Đêm vu quy bỗng cảm thấy bồi hồi

Nhận thư chú... thôi rồi! Sao quá muộn!

Thư chú viết chú yêu em từ thuở đó

Chưa ngỏ lời vì chú sợ tương lai

Thôi muộn rồi! Vì chú sợ ngày mai

Con sáo ấy sang sông rồi chú ạ!

Đêm tân hôn nghe lòng mình buốt giá

Trong tay chồng mà nước mắt rưng rưng

Em thiết tha thầm gọi mãi không ngưng

Tên chú đó - em còn thương chú mãi!

Tôi xé vụn tấm thiệp hồng. Tôi vò nát tờ giấy trắng học trò với nét chữ thân thương của Thủy. Tôi thẫn thờ mở một chai rượu mới. Tim tôi đau nhói. Tôi đã mất hết nhuệ khí trở về. Tôi không dám đối mặt với tình cảm của chính tôi. Không được! Lẩn tránh không giải quyết được vấn đề. Tôi phải đối mặt với "thực tế phũ phàng!"

Tôi uống cạn một ly rượu đầy. Thêm một ly nữa. Rồi một ly nữa.

Ý kiến bạn đọc
11/12/201917:44:53
Khách
Cam on tac gia ve bai viet THAT HAY!!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,711,842
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến