Hôm nay,  

Nước Mỹ Băng Giá, Cali Tuyết Trắng

19/01/200700:00:00(Xem: 124767)

NƯỚC MỸ BĂNG GIÁ, CALI TUYẾT TRẮNG

Người viết: Đặng Xuân Hường

Bài số 1180-1792-500-v6190107

*

Tác giả 45 tuổi, hiện là cư dân Moreno Valley, California; Nghề-nghiệp: Hairdresser. Bài Viết Về Nước Mỹ mới nhất của ông viết về chuyện nước Mỹ và California vừa bị một đợt băng giá tấn công, 25 năm mới có một lần. Bài được phá lệ đăng trước để kịp tính thời sự.

*

Đầu năm mới Dương lịch 2007, có lẽ mọi người, nhất là người Việt Nam đang nghĩ đến một mùa Xuân ấm áp, thì bỗng dưng tuyết rơi giá lạnh gần khắp nước Mỹ. Thật ra mùa Xuân chỉ đang được nghĩ đến mà thôi, vì bây giờ đang là mùa Đông, vậy thì chuyện tuyết rơi giá lạnh cũng là chuyện thường của thời tiết nước Mỹ.

Nói là chuyện thường, nhưng lần này thì chẳng thường chút nào, vì theo một vài thống kê của chương trình chuyên về thời tiết CNN thì có thể chừng hai mươi lăm năm mới xảy ra một lần tuyết giá như thế này.

Tại thành phố Moreno Valley, California, sáng sớm thứ Sáu ngày mười hai tháng Một, tuyết rơi bay bay chẳng nhiều gì lắm, nhưng cũng phủ một lớp đủ dầy gần che kín mặt đất. Mới hơn sáu giờ rưỡi sáng, trời lạnh  vậy mà các con tôi đã được mẹ gọi thức dậy để thưởng thức cảnh tuyết rơi nơi vùng sa mạc này.

Lúc đầu, chúng còn đứng tựa cửa nhìn ra, sau đó thì bước ra ngoài đưa tay sờ nắm tuyết, cuối cùng thì tụi nó bốc tuyết ném nhau cười vang, chẳng thấy lạnh gì nữa cả. Tôi thấy vài người hàng xóm chụp hình cảnh tuyết phủ mái nhà. Thằng con trai tôi cũng lấy máy chụp mấy tấm kỷ niệm một ngày tuyết rơi, cảnh hiếm có tại một vùng quanh năm trời nắng chang chang.

Ngày hôm đó, cư dân ở vùng này gặp nhau đều nói đến chuyện tuyết rơi với vẻ vừa thích thú vừa ngạc nhiên, nhất là những người mới di chuyển tới vùng này. Một người Mỹ sinh sống ở Moreno Valley lâu năm cho biết:

-Từ hơn ba mươi năm nay đây là lần thứ ba tuyết rơi ở đây.

Vậy thì dân chúng ở đây thích thú cũng phải, chẳng mấy khi thấy tuyết rơi phủ đầy sân, mái nhà... và lại càng chẳng bao giờ phải cào tuyết lấy lối cho xe ra đường nữa.

Tuy vậy, tuyết rơi ở vùng này làm cho mọi người thêm chuyện để nói, thêm một chút thích thú trong ngày đó, thì ở một vùng khác, tuyết lại gây tai hoạ cho nhiều người.

Dân chúng ở California, vẫn quen với nắng ấm hầu như quanh năm, hiện đang gặp phải một đợt thời tiết đông giá, khiến ai cũng ái ngại cho những người homeless không nhà. Miền Bắc Cali có nơi lạnh tới hai mươi bốn độ F trong đêm thứ Sáu lạnh giá nhất. Miền Nam Cali, từ Palmdale cho tới Fresno, nhiệt độ đang xuống tới mức dưới ba mươi mấy độ F, mặc dù phần lớn quận Los Angeles vẫn chỉ mới lạnh tới khoảng bốn mươi mấy độ F mà thôi.

Theo như phát ngôn viên của Sở Khí Tượng Quốc Gia, thì "quả thật năm nay Hoa Kỳ đã phải chịu một đợt lạnh giá bất thường và khốc liệt." Công nhân nông trại nhiều nơi ở California đêm Thứ Sáu phải dựng lên các trụ đèn sưởi ấm để bảo vệ các cây bơ còn non không bị băng giá làm chết. Tuyết rơi nhiều nơi tại California nơi nổi tiếng là "nắng ấm biển ngà," và còn đe dọa các trang trại trồng cam. Thống Đốc Arnold Schwarzenegger đã ban lệnh tình hình khẩn cấp vì trời quá lạnh. Các nhân viên cứu trợ nhận lệnh đi tìm những người vô gia cư ngoài đường phố, trong ngõ hẻm mang về các trung tâm tạm cư để được sưởi ấm, được giúp đỡ thực phẩm, nếu người ta không chiụ đi thì phát mền, quần áo, thức ăn cho họ.

Thời tiết lạnh giá cũng đã lên đến mức kỷ lục, khiến các nông trại trồng chanh, cam... tại miền Trung và miền Nam của tiểu bang phải lo ngại, và có nơi đã phải sử dụng đến quạt gió ấm, để bảo vệ cho các vườn trái cây này. Nếu giá lạnh kéo dài, chắc chắn California hư hại cả tỉ đô la trị giá các vụ mùa cam, quýt, chanh và cả dâu, bơ...

Ở California thì mọi người "đang lo lắng"vì giá lạnh, nhưng ở những tiểu bang khác thì người ta lại "đang hứng chịu" những hậu quả của bão tuyết, mưa sa giá lạnh. Theo tin tức, các tiểu bang miền Trung Tây Hoa Kỳ đã có gần bốn chục người mất mạng. Hàng trăm ngàn người đang sống trong những căn nhà tối om, vì mất điện, chưa kể là bão tuyết, băng giá, lốc... làm đổ cây, gẫy các hệ thống đèn giao thông và cả các cột điện, làm tắc nghẽn các con lộ, rồi mưa liên tục như ở Texas gây lụt lội, cầu đường hư hại. Một số trường học phải đóng cửa cho học sinh nghỉ học. Sự vận chuyển bằng xe lửa hay bằng phi cơ cũng bị trì trệ...Từ  Albany, New York đến Austin, Texas, các cuộc diễn hành dự trù cho ngày lễ nghỉ Martin Luther King đã bị bãi bỏ vì bão tuyết băng giá!

Thiên tai từ tuyết giá, mưa bão, lụt lội, hạn hán... đến động đất đã làm cho bao người lo sợ! Trước đây, tôi được nghe một ông Mỹ kể về chuyện đứa con trai của ông. Sau khi cưới vợ, chỉ trước trận động đất Nam California đầu năm 1994 mấy tháng, hai vợ chồng sợ quá bèn dọn  nhà qua tận Floriada, quê vợ. Được vài năm, ông bố khăn gói qua thăm gia đình con, gặp đúng lúc có bão, phải di tản trú ẩn, ông bố cũng sợ bảo con:

-Thôi, về lại California con ơi! Ở đây bão lốc như thế này quanh năm làm sao chiụ được!

Thằng con trai cười giải thích:

-Con sợ động đất lắm, nó đến thình lình chẳng gõ cửa. Còn bão thì dù sao nó cũng gõ cửa nhà mình vài ngày trước khi nó đến, mình còn cơ hội tránh nó.

-Nhưng động đất thì lâu lâu mới có một lần, và cũng không đến nỗi gì. Bây giờ nhà cửa chắc chắn lắm không phải lo sụp đổ như ngày xưa nữa. Xui quá mới bị thôi!

Vậy là ông bố trở về Cali không còn bận tâm đến bão lốc và cậu con trai vẫn ở Florida để khỏi lo động đất. Tôi cũng còn nhớ trận động đất tháng Giêng 1994, hồi đó gia đình tôi mới qua Mỹ được mấy tháng, đang ở tại một chung cư vùng trung tâm Los Angeles. Đêm khuya đang ngủ, giật mình thức dậy vì tiếng động kỳ lạ và cảm thấy giường nằm chao đảo. Hoảng hốt chẳng biết chuyện gì bật đèn, đèn không sáng, bèn gọi vợ rồi ôm thằng con lớn bảy tuổi mò mẫm đi ra ngoài. Thằng con tôi chẳng biết gì cả, đang ngủ mê bị lôi dậy kéo đi cũng hốt hoảng. Thấy rất nhiều người trong cùng chung cư cũng chạy ra ngoài bàn tán xôn xao, tôi mới biết là động đất, thằng con sợ hãi hỏi:

-Chuyện gì thế ba"

-Động đất! Tôi trả lời.

-Vậy về lại nhà bà Nội đi ba! Bên mình đâu có thế này! Lần đầu tiên nghe nói động đất, thằng con càng lo lắng và không hiểu thế nào.

Tôi cười ôm nó vào lòng, an ủi nó:

-Không sao đâu con, ở Mỹ mà, nếu có chuyện gì mình có chính phủ giúp đỡ. Còn nếu sợ động đất thì mình "move" đi vùng khác, lo gì. Về lại Việt Nam, ba phải đi ra ruộng, còn con thì chắc chắn đi chăn bò rồi!

Mười mấy năm trôi qua, bây giờ thằng con đã khôn lớn, đã nghe biết những điều xảy ra trên nước Mỹ về chuyện khủng bố 9-11, về thiên tai Katrina... và bây giờ tuyết giá trên khắp nước Mỹ. Vài năm trước, nó cũng đã được đưa về thăm bà con Nội Ngoại ở quê hương Việt Nam, nó đã tận tai nghe biết những điều bất công trong xã hội, tận mắt thấy cảnh nghèo đói thiếu cơm ăn áo mặc tại những vùng xa xôi miền quê hẻo lánh ở Việt Nam, cũng như thấy những người xin ăn đói khổ hay người giàu sang sống ở thành thị. Nó cũng đã chứng kiến những cảnh sung sướng dư thừa ở đất Mỹ, cảnh người ở Mỹ không nhà không cửa, lang thang hè phố, và nhất là nó cũng đã cảm nhận được sự thoải mái tự do cư trú bất cứ ở đâu trong nước Mỹ.

Trong những ngày tuyết giá, theo dõi tin tức qua tivi, gia đình tôi luôn chuyện trò trao đổi trong bữa cơm tối. Thằng con lớn đã nói lên được suy nghĩ của nó về những thảm họa thiên nhiên và con người gây ra:

-Con nghĩ là những thiên tai do trời đất thì đành phải chịu, mình chỉ còn cách đề phòng dự liệu để tránh thiệt hại. Nhưng còn những loại "tai ương" do con người tạo ra, gây nhiều điều tang thương hơn như vụ 9-11 ở New York mấy năm trước. Rồi chủ nghĩa khủng bố hiện nay đang gieo rắc những chết chóc, hằn thù, lo sợ trong lòng người trên khắp thế giới. Và nhất là Chủ nghĩa Cộng sản mặc dù đang tàn lụi, nhưng đã đem đến thảm hoạ sợ hãi, đói nghèo, bất công, lạc hậu... cho nhiều nước mà hậu quả rõ ràng nhất ở Việt Nam. Những loại tai ương này phải làm sao tránh được, con người đã cố gắng để tránh thiên tai, vậy mà cũng chính con người gây nên những cảnh còn kinh khủng hơn thiên tai nữa!

Tôi cũng rất đồng ý với nhận xét của nó:

-Đúng con ạ, thiên tai đành phải chiụ, mình chỉ còn cách đóng góp để tái thiết, để giúp nhau và tìm cách đề phòng. Còn những tai ương như con nói thì chỉ còn cách mỗi người hãy ý thức về cuộc sống chung trên mái nhà địa cầu, nhất là những người lãnh đạo, họ như là chủ nhân ông, như là cha mẹ dân, nếu họ có tâm thức tốt, đất nước đó sẽ được hưởng nhờ, nếu họ xấu chẳng những dân chúng nước đó mà nước láng giềng hay có khi cả thế giới cũng lãnh chiụ hậu quả chung. Còn con, nếu con nghĩ đến một xã hội tốt đẹp thì hãy cố gắng, sự trưởng thành và hiếu hoà của con sẽ ảnh hưởng đến các em con, đến bè bạn. Cái tốt được ảnh hưởng dây chuyền sẽ đem lại cho xã hội một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Bà xã tôi cũng góp ý:

-Vậy cha con cho là thiên tai không đáng sợ bằng khủng bố à"

Thằng con nhanh nhẩu:

-Đúng đó mẹ, ở đâu cũng có thiên tai do trời đất, ở đâu cũng có tai ương do con người tạo ra. Mình chẳng bao giờ phải băn khoăn dọn đi chỗ này, dọn đi chỗ khác để tránh tai hoạ. Phải dọn sạch cái xấu ra khỏi tâm trí thì mới thoát khỏi tai họa thôi!

Tôi cười thoải mái với câu trả lời đầy triết lý của thằng con. Vậy là nó đã khôn lớn trưởng thành rồi. Đợt tuyết rơi mặc dù nhỏ ở Moreno Valley, nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến tâm hồn nó. Cầu mong cho các vùng khác trên toàn nước Mỹ cũng được qua khỏi cơn bão tuyết này một cách an toàn!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,095,722
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến