Hôm nay,  

Homeless

13/01/200700:00:00(Xem: 122758)

HOMELESS

Người viết: Người Dấu Tên

Bài số 1175-1787-495-v7130107

*

Tác giả là một bà mẹ từ Việt Nam sang Hoa Kỳ thăm con cháu, vì thuộc diện du lịch nên không ký tên thật. Lần thứ nhất tới nước Mỹ cuối năm 2004, bà thức trọn đêm viết lại câu chuyện công an cộng sản tổ chức “Chiếc Tầu Ma.” lừa người đóng tiền vượt biên bán chính thức. Bài viết được tặng giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Sau đây là bài bà mới viết, khi du lịch Mỹ lần thứ hai năm 2006.

*

Ánh nắng chói chang ngoài song cửa, tiếng hối hả của các con tôi vang lên.

"Bà Ngoại thay đồ nhanh mình ăn sáng, rồi còn đi chơi nữa, Ngoại ơi!”

À! Thì ra là mình đã đánh được một giấc ngủ dài với giấc mộng thật đẹp sau một đêm thao thức vì trái múi giờ và vì sau một chuyến baygần 36 tiếng đồng hồ.

Tôi trở lại Denver lần nầy không phải vào mùa lạnh tuyết rơi trắng buốt mà là một mùa thu với nắng ấm hanh hanh, gió mát dìu dịu, khí trời lành lạnh, với muôn ngàn màu sắc của lá của hoa và của cả núi rừng Colorado hùng vĩ. 

Vào mùa đông tại đây toàn là tuyết trắng, chỉ thấy được màu xanh cùa những ngọn thông cao vút, thấy được đôi cánh xám của những con vịt trời, thấy được màu lông của những chú sóc nâu... Còn mùa thu, ôi thôi khỏi nói! Màu sắc những bức tranh thiên nhiên, đỏ cam vàng lục lam chàm tím của lá hoa cành nhánh đủ loại đủ dạng trước cổng nhà nhà, góc phố, lề đường, cơ quan, nhà hàng khách sạn.... thật là kỳ công!

Xe đang chạy... đèn đỏ xe thắng nhanh dừng tại góc đường. Một tấm bảng khá to đứng xiên xiên như sắp ngã đập vào mắt tôi những dòng chữ. "Give me anything, even a smile..."

- À! Câu gì hay thế!"

- "Hảy cho tôi bất cứ cái gì, ngay cả nụ cười"

Tôi đưa mắt đảo nhanh. Đó là một người đàn ông quần áo giày nón trông lịch sự, mặt mũi đẹp trai.... Anh ta đang đeo một tấm bảng nhỏ trên ngực. Đèn xanh, xe bắt đầu phóng, tôi ngoái đầu, chỉ còn kịp liếc mắt đọc được trên tấm bảng thêm dòng chữ “HOMELESS".... . 

- Bộ ở bên Mỹ cũng có những người không có nhà ở hả con"

Tôi thảng thốt hỏi. Các con tôi vừa cười vừa nói. 

- Có chứ Ngoại...

Xe lao nhanh, tôi không nghe gì nửa! Trước mắt tôi, vẫn còn như thấy chữ Homeless hiện rõ...

Chuyến đi sang Mỹ lần đầu vào mùa đông, trời giá rét, tuyết đóng kín cả mặt đường, mổi lần xuống phố là quần áo giày dép, khăn choàng che kín cả mắt làm tôi không thấy gì. Sang Mỹ lần nầy vào mùa thu, cảnh vật quang đãng náo nức, mọi bờ cỏ, mọi bụi hoa ven đường tươi xanh hơn, xe cộ nhộn nhịp, nhà hàng khách sạn tiệm ăn rộn ràng kẻ vào người ra... Vậy mà trước mắt tôi lại hiện ra những Homeless tội nghiệp làm sao!

Homeless. Homeless... Người không nhà ở, không cơm ăn, không quần áo ấm, không tiền... Do chiến tranh, do thiên tai, do hoàn cảnh gia đình, do bịnh tật, do phi lao động hay là do một lý do nào khác!"

*

Thế là từ đây, hình như mỗi lần ra khỏi nhà, tôi đều rảo mắt nhìn kỹ hai bên đường. 

Một người đàn bà da trắng to béo, mũi cao, môi son đứng cạnh một tấm bảng nhỏ dựng trên lề đường ngay cột đen xanh đen đỏ. "Help me, I need some money, some food.” 

Rồi cũng tại một góc đường khác cạnh trạm xe bus, một người đàn ông đầu tóc bù xù, dáng gầy gầy đi tới đi lui với dáng chân khập khễnh trong chiếc áo thun xám bạc màu có in lá cờ Hoa kỳ ở sau lưng, cùng chiếc quần jean màu xanh lam nham đốm trắng, gương mặt hằn sự mệt mỏi, nhăn nhó y như sau những đêm dài không ngủ, tay cầm một tấm bảng giơ cao ghi gìong chữ “Help me, I am hungry, bless God. ”

Ngay tại fourstop, một người đàn ông trung niên, râu tóc bồm xồm dang đầu trần giữa trưa nắng cháy, dán một tờ giấy phía trước ngực nhìn kỹ mới đoc được ”Please help me, I need some beer, some rice”. Dưới chân ông ta là một túi xách nhỏ, chắc có lẽ đó là gia tài sự sản cùa ông ấy.

Nhan nhản trước mắt tôi những homeless đứng tại các góc đường, công viên, gầm cầu dưới cái nắng chói chang, dưới những cơn mưa lất phất và có thể dưới cái lạnh buốt của tuyết rơi vào mùa đông... Họ là ai" Dân bản gốc, dân nhập cư, dân ở lậu, dân ở tù mới ra, những người bịnh hoạn... Nhưng dù họ là ai đi nữa, tất cả đều ăn mặc lành lặn, dù cùng có những gương mặt bơ phờ giống nhau...

Nhìn Homeless ở Mỹ mà nhớ lại Homeless ở Việt Nam mà cám cảnh đau lòng! Những kẻ không nhà ở quê hương mình thì thật là tội nghiệp. Đầu trần chân đất, quần áo tả tơi, người nào sang lắm thì được chiếc nón lá rách te tua, lê lết khắp mọi nẻo đường, la liệt trong các chợ bán hàng nhầy nhụa, tập trung nhiều trong các bãi bến tàu xe cầu xin kẻ đi qua người đồng tiền bát gạo. 

Tội nghiệp đám trẻ lang thang, những người đi ăn xin. những người cơ nhở sống bằng nghề bới lượm những đồ phế thải trong những đống rác to tướng, để rồi tối đến những nơi cạnh các đống rác nầylà nơi để họ ăn, họ ngủ và họ sống.

Hỏi thăm về những người homless tại Mỹ, tôi từng được giải thích rằng đó là những kẻ dựa vào phúc lợi của an sinh xã hội, họ không chịu khó lao động, họ không chịu cực đi làm, tính ngồi không mà củng có người nuôi lấy.... hay đó là những kẻ mắc phải bịnh tâm thần thích sống lang thang không muốn có nhà cửa, không muốn có mái ấm. Nhưng... Cũng có thể đó là những người mới vừa nhập cư không biết tiếng Anh, không có trình độ nên không thể tìm việc làm dể dàng được. Hoặc cũng có thể đó là những phạm nhân mới vừa mãn hạn tù chưa tìm được công ăn việc làm. 

Nghĩ ngợi lung tung tôi bỗng sực nhớ ra, là trên đường phố Denver mà tôi thấy, trong số những homeless hình như không có người Việt Nam. 

*

Từng là “thuyền nhân hụt” nhiều lần, tôi nghĩ đến những con thuyền ra khơi, lặn hụp giữa biển khơi sóng to gió lớn, cướp bóc hãm hiếp, đói khát, bịnh tật, chết chóc.... Những người Việt đã vượt qua chặng đường hãi hùng ấy để tìm đến bến bờ tự do, một miền đất hứa.... Và rồi, mổi người mổi việc tuỳ theo tuổi tác, trình độ, sức khoẻ, nơi xứ lạ quê người, những đồng hương của tôi đã tất tả ngược xuôi lao mình vào mọi công việc để làm ra được đồng tiền nuôi thân, nuôi gia đình và gởi về Việt Nam nuôi nấng, giúp đỡ những người thân còn sót lại. 

Thật khâm phục cho những con người Việt Nam, các anh không vốn, không trí thì đi cắt cỏ, xin làm hãng. Các chị còn đáng khâm phục hơn, có chị phải làm từ 2 đến 3 jobs trong một ngày.... Sáng đi bỏ báo, xong về tạt ngang giữ trẻ chiều về đi làm cleaner hoặc nấu cơm chiều cho những gia đình khá giả, có chị phải đi đến hai ba tuyến xe buýt để đến chổ làm, có những gia đình vợ chồng con cái sáng đi học đi làm chiều về tập trung lãnh đi clean khách sạn, nhà hang, cơ quan....

Có những cô bác lớn tuổi lại không biết tiếng anh, vẫn không ngần ngại đi lượm lon để có thêm tiền gởi về cho những đứa con còn kẹt ở Việt nam xây nhà xây cửa. Ở quê nhà, tôi biết nhiều người con người cháu sống như ng hoàng bà chúa, mà chúng đâu biết ông bà cha mẹ của chúng bên Mỹ phải làm việc cực nhọc mức nào.

Đau lòng làm sao.

Mà cũng đáng hãnh diện làm sao. 

Đồng tiền lương thiện kiếm được tích cóp đế dành down nhà cửa, mua xe cộ.... Trải qua bao nhiêu ngày tháng lao đao cực nhọc ở quê người, nay đai đa số người Việt tại Mỹ đã làm chủ đời mình. Những khu phố Việt với đủ loại cửa tiệm Việt lần lần mọc lên như nấm

Ờ Mỹ, gần như đại đa số các chị sống được vào nghề nails, có những chị lấy nghề này làm nghề chuyên nghiệp, nhưng có những cô gái lấy nghế nầy làm bàn đạp để kiếm tiền đi học và để kiếm tiền gởi về Việt nam nuôi gia đinh....

Tôi đã nghe kể là lúc khởi đầu đi học các chị bị shoc rất nhiều, không những làm công việc đơn thuần là sơn móng mà còn phải ôm chân Mỹ đen, Mỹ trắng massage, gặp những ông bà khách lịch sự thì không nói, còn nếu gặp dân thô tụcthì phải ngậm bồ hòn làm ngọt.

Tội nghiệp cho những người Việt xa xứ khi về thăm quê nhà, ra khỏi phi trường thì bà con dòng họ đeo theo.... thế là phải chi tốn rất nhiều tiền bạc, quà cáp. Vậy mà những công việc mà họ làm ở bên xứ người nhiều anh chị phải dấu giếm để khỏi phải nghe lời ra tiếng vào của những người thân đầu óc còn thành kiến hủ lậu, ích kỷ hẹp hòi.

Thời gian dần dần trôi đi, nay đa phần người Việt sống trên nước Mỹ đã được nhập quốc tịch Hoa kỳ hưởng quyền lợi và thi hành nghĩa vụ trên quê hương mới. Phải công nhận rằng người Việt nam lao động rất giỏi, tính toán cũng rất hay... Thành quả họ đạt được thật đáng trân trọng.

Nghề nào cũng quí, dù cực khổ tất tả, ít ra tôi đã thấy bà con mình ở Denver chưa trở thành Homeless. 

Nghĩ đến đây, tôi thấy mình đang mỉm cười thư thái. Nếu duyên may còn có cơ quay trở lại Hoa kỳ một lần nửa, hoặc được sống tại đất nước tự do tươi đẹp này, hy vọng chính tôi cũng không thành... homeless. 

Tôi viết bài này vào một buổi sáng ngoài trời mưa lất phất. Mới cười đó, sao nước mắt đã đọng ở khoé lúc nào không biết. À! Thì ra mình mừng mừng tủi tủi, vừa khóc vừa cười. Có lẽ đây cũng là nỗi niềm chung của bao người Việt đang sống trên nước Mỹ. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,348,235
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến