Hôm nay,  

Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui

11/01/200700:00:00(Xem: 123871)

MỖI NGÀY TÔI CHỌN MỘT NIỀM VUI

Người viết: Mạnh Trọng Nhân

Bài số 1173-1785-493-v4100107

Tác giả Mạnh Trọng Nhân, theo bài viết, thuộc lớp tuổi 30, theo đuổi nghề dược sĩ. Bài viết về nước Mỹ của bạn lấy tựa đề một câu ca của Trịnh Công Sơn, thể hiện những suy tư tuổi trẻ chênh vênh từ sân trường, sách vở, ca nhạc... cho tới khi trở về cái tâm trong sách của Thiền sư Nhất Hạnh.

*

Tôi uể oải lết đôi chân lì lợm ra khỏi chiếc giường thần tiên của tôi ra ngoài phòng khách và gọi Mẹ tôi. 

-Mẹ ơi!

Không nghe tiếng trả lời nào.  Chắc là bà đã cùng đi ra ngoài chợ trời Golden West với cô Song Thụy,  người bạn già từ trường Đồng Khánh cái thời năm Tỵ năm Tê Giác gì đó của bà,  như Mẹ đã nhắc đến ngày hôm qua với tôi. 

Nhìn lên đồng hồ trên tường thì kim đồng hồ đã xếch quá con số mười.  Tôi lững thững đi tới miếng "salon” da ở phòng khách rồi thả cái thân nặng nề lên trên chiếc ghế.

-Phịch!

Cái âm thanh đó như làm tôi tự đánh thức mình tỉnh khỏi cái cơn thèm ngủ nướng.   Rồi từ góc độ ấy của cái ghế "salon” tôi nhìn thấy muôn vàn sợi chỉ vàng trong suốt của nắng chiếu qua cái rèm vải trắng rọi lên  thân hình ẻo lả mà đài các của cây lan được đựng trong một chậu kiểng màu nâu và lồng bởi một cái giỏ tre nhìn rất là tươi mát.  Bóng của những cái bông của nó như che mát cho những cái linh vị và hình của ông bà nội ngoại của tôi và ba tôi trên cái bàn thờ -một cái tủ kiếng bằng gỗ màu cherry mà tôi đã đích tay chọn khi Mẹ tôi và tôi dọn vào căn nhà này. 

Bên cạnh bàn thờ là một tấm thư pháp viết bởi cô Ái Diệp.   Múa lượn nhẹ nhàng nhưng giản dị trên cái nền vàng lợt tô điểm bởi những đường phát họa nhạt cành và lá trúc là.  "Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ" của Trịnh Công Sơn.  Bức thư pháp được đóng "frame" tre nhìn có vẻ thi vị làm sao. 

Tôi ngoái đầu qua và mỉm cười với các linh vị và hình của ông bà của tôi và ba tôi.   Tôi nghĩ họ cũng đang nhỏen miệng cười với tôi.  Và coi như tôi đã tự ban cho mình món quà đầu ngày cho mình  nụ cười tinh khôi. 

Bắt đầu một ngày mới. 

Quyết định đứng dậy. Tôi tiến tới kéo rèm ra và hé cánh cửa sổ để cho ánh nắng và cơn gió nhẹ tắm lên da thịt tôi và làm rạng cái phòng khách. 

Lặng lẽ theo dõi tiếng thở của mình.  Tôi nhìn ra miếng kiếng cửa sổ và đếm từng hạnh phúc.  Một ngày cũ đã chết nhường cho một ngày mới để sống,  như một bài hát nhạc Pháp nào đó đã ăn sâu vào tôi.  Ta được chết đi một ngày để sống thêm một ngày.  Mùi hoa ngọc lan bên vườn ngát thơm xông vào mũi rồi như chạy xuống lồng ngực,  xông ngược lên óc, làm tôi  phấn chấn ra.  Vài con bướm đùa vui với mấy cành hoa daisy đỏ vàng được trồng xen kẽ  mới đua nhau nở ba ngày trước. 

Ngày hôm nay lại là ngày thứ bảy.  Được nghỉ sau những ngày đứng suốt ở Walgreens.  Đôi chân rã rời và cái xác chưa đầy 30 tuổi của tôi đã hận cái nợ cơm áo này lắm rôì.  Nhưng dù sao đi nữa cái nhọc nhằn thân xác này chỉ là điều mà ai ai ở nước Mỹ này hay ở trên cõi đời này đều cũng phải thực nghiệm cả.  Nhưng so với cái nhọc nhằn mà tôi đã thu lượm lại được tôi từ cái những giai đoạn trầm luân,  chán nản nhất cuộc đời suốt tuổi dậy thì cho đến vài năm trước đây thì tôi vẫn thấy mình đang hạnh phúc và không thẹn để sống hết kiếp người này. 

... 

Hình như là ở sân trường.  Thằng Scott,  thằng Nghĩa,  thằng Định ngồi chung bàn với mình đang mở những bịch thức ăn trưa cả đám mang theo.  Thằng Nghĩa ngồi trước măt.   Im lặng không nói gì cả.   Nó có thói quen không nói nhiều lúc ăn.  Còn thằng Định,  thằng Scott thì huyên thuyên náo động nói chuyện về cái máy Gameboy mà bọn chúng vừa có và cái "game" quái gì mà chúng mê bắt sợ luôn.   

Giữa cái ồn ào của khuôn viên trường vào giờ trưa này,  thêm với cái chợ nhỏ của hai thằng bạn bên cạnh.  Tôi chỉ từ từ nhai cái bánh "sandwich" kẹp "ham" và nhấp chai Dr Pepper mà Mẹ tôi chuẩn bị cho tôi sáng nay.  Lâu lâu,  mắt tôi lại gặp đôi mắt lặng lẽ của thằng Nghĩa.  Cặp mắt như đang mỉm cười với nhau.  Thứ ngôn ngữ mà chỉ có trái tim mới hiểu.  Nhưng cả hai đều cúi xuống hay quay mặt đi khi chúng bắt gặp nhau. 

Nhưng tại sao tim nó bắt đầu chạy loạn như lúc chạy hổn hển chơi đá banh với đám giặc nhà trời trong xóm hồi còn ở Chợ Lớn. 

Rồi tự nhiên,  như là không gian đang khựng lại.  Không còn tiếng ồn ào của những tiếng Mễ,  tiếng Anh,  hay tiếng Việt,  tiếng Tàu của đám ban.  Cái chợ Scott-Định cũng như ngưng hoạt đông.  Lúc đó tôi thấy như mình đang xích lại gần với Nghĩa.   Mắt và môi đợi chờ,  háo hức đang tiến về nhau.   Cả cái bầu trời cảm khoái chưa được nếm giữa người và người ở tuổi dậy thì như luồng thạch nham dưới Hỏa Diêm Sơn đang  chảy xiết dưới cái thân hình gầy còm của hai đứa "sophomore" làm chúng vã mồ hôi ướt đầm đìa. 

Hình như người ta nói phút ban đầu nó tê mê,  hân hoan,  rạt rào...  Miễn là "đã" lắm.  Vậy thì mình phải ráng khắc sâu cái giây phút thần tiên này.  Để sau này có thể nghiệm chứng và hồi tưởng. 

 Xích. 

 Nhìn. 

 Xích. 

 Nhìn. 

 Xích. 

 Môi. 

 Xích. 

 ...

Rầm rầm...

Rầm rầm rầm...

Hình như tiếng đá giường của thằng em khỉ của tôi. Bắt tôi dậy trước nó mà đi dùng phòng tắm để nó có thể nướng thêm 15 phút sau khi Mẹ tôi gõ cửa đánh thức hai anh em chuẩn bị đi học. 

Con bà nó!   Tiêu tan cái phút giây ban đầu của mình...

...

If we took a holiday

Took some time to celebrate [Come on,  let's celebrate]

Just one day out of life [Holiday]

It would be,  it would be so nice

If we took a holiday [Oh yeah,  oh yeah]

Took some time to celebrate [Come on,  let's celebrate]

Just one day out of life [Just one day out of life]

It would be,  it would be so nice...

Tuy đã bật "volume" lên đến số 7 và 8 như để làm tê đi những cái tế bào thần kinh của mình.  Nhưng bài hát Holiday của Madonna cũng chẳng giúp tôi ngưng lại được những cuộc đua xe chết người không đích của trăm vạn cái ý tưởng tiêu cực đang dày xéo lên trên cái vườn tâm của tôi. Lúc này,  tôi ráng cứu lấy mình bằng những bài nhạc Mỹ ,  và tạm rời khỏi những dòng nhạc buồn sâu lắng Việt Nam. 

Chiếc xe Lương Tâm lái bởi thằng tài xế Tội Lỗi đâm đầu đạp ga với vận tốc chết người trên con đường vạn lần qua.  Một "tội lỗi" nếu được xác định,  vẫn chưa được thi hành,  chỉ thể hiện qua tư tưởng mà thôi. 

Chiếc vận tải Ngã 12 bánh xe. Bít bùng. Chở trăm ngàn trái cây Dục Vọng.  Lăn bánh thiệt nhanh như chiếc xe không trọng lượng,  không sử dụng năng lượng.  Chỉ biết chạy nhưng không biết dừng.  Sáng.  Trưa.  Chiều. Tối...  ngay cả trong cái giấc ngủ nửa vời,  chập chờn suôt cả năm lớp 10 và 11 của tôi. 

Kinh nhất là chiếc xe cày Giáo Điều với những lưỡi nhọn Châm Biếm,  Giễu Cợt,  Nhạo Báng,  Xấu Hổ...  xới liên tục lên cái mảnh vườn mà hạt giống nếu được thả xuống vẫn chưa kịp thở,  kịp hưởng chút nắng,  chút mưa.  Rồi có chiếc xe bò Bổn Phận với ông cỡi bò mang tên Hiếu Nghĩa không ngừng hối hả con bò chạy quanh một cái vòng quanh Nối Dòng trên sân. 

Trong bóng tối của đêm và cái phòng không bật đèn,  tôi thoang thoảng nghe tiếng cãi vã,  hậm hực của ba mẹ tôi.  Tôi rì rầm cầu xin các vị Phật,  chư vị tổ tiên,  tha lỗi cho cái thân kiếp đầy tội lỗi này của con và con thà xin nguyện ước nếu con có thể mất mấy chục năm tuổi sống để thay thế cho sự hạnh phúc của ba mẹ tôi.  Mình sống không có ý nghĩa gì trên đời này thì tại sao không xin đổi lấy hạnh phúc cho người khác" 

Vả lại,  sống để mà những chiếc xe kia dày xéo lên cái sự sống ngột ngạt không lối thoát này thì...  sống để làm gì"

Tôi mong chờ một ngày khi những chiếc xe...  "nham nhở" này ngưng hủy hoại cái vườn tâm tôi.

... 

Khóc một giòng sông tôi đã khóc một giòng sông... 

Giọng hát ấy da diết làm sao.  Giọng ca nam từ cái máy CD này đã là người bạn tỉ tê cùng tôi suốt ba tháng qua. Tiếng hát mà buồn man mác nhưng có thể gói trọn cả bầu trời. Buồn rơi gọn vào lòng mình. 

Cái gì càng cấm,  càng bị ngăn cản,  thì cái quá trình đi tìm kiếm nó thiệt kích thích ghê lắm.  Nhưng lâu dần nó sẽ bị chai,  hao mòn. 

Tôi đã khóc.  Khóc cho một hay những đóa hoa tình yêu đã nở nhưng không được trọn vẹn dài lâu.  Nhưng những nỗi niềm muốn tỏ cùng ai"  Ai để mà tỏ.   Thế giới 3 tỷ bớt đi một người,  vậy mà biết lấy ai để mà vung vãi bao nhiêu cái cần xé chứa đựng Oan Ức,  Hạnh Phúc Ban Đầu,  Tự Trách,  Mộng Vỡ Tan Tành,  Giận Người,  Giận Ta,  Ngang Trái,  Mắc Cỡ,  Tội Lỗi,  Sợ Hãi,  Ngu Xuẩn...

Tôi đã nghĩ tới chấm dứt cuộc đời này.  Ý nghĩ tới,  đây là lần thứ hai với tôi.  Lần đầu tiên lúc tôi vẫn còn ở trung học.

Con đường đi cứ như dẫn tới ngõ cụt. Không lối thoát. Chết!

Chết. 

Sống. 

Chết. 

Ba Mẹ. 

Chết. 

Tội Sát Sanh. 

Chết. 

Hèn nhát. 

Tôi như Hamlet với cuộc tự thoại quẫn trí "To be or not to be".   Nó càng bệnh hoạn hơn nữa khi sự chán ghét bản thân đến tột cùng khiến tôi viết nên những dòng thơ sau,  mà khi nhìn lại tôi không biết nên hãnh diện hay buồn.

Spit my Fate

Poop my Destiny

Screw the Same

Beat the Right

Ruin the Dead

Dread the Strong

Wrong the Holy

...

Freeze me Please

Worth to Live"

Long to Die

Why my Life"

...

Why ask Why"

-QV

 

.... . 

Nghĩ  rằng nếu mình đoạn đi cái sống này thì đau khổ sẽ được chấm dứt.  Nhưng làm vậy thấy đáng sao khi ba và em mình đã qua bao nhiêu gian khó qua được đất Mỹ này bằng đường vượt biện  Đến đất Mỹ qua đường tơ kẽ tóc của sự sống chết.  Mình đã qua được cái khó sống với xã hội bất quyền,  không công bình của cộng sản và đạt được ước mơ rời khỏi cái vũng lầy của sự sống đó, mà lại thờ ơ cái ơn tái sanh của Tạo Hóa,  sự hi sinh của ba và em"

Nhưng rồi tiếp tục sống thì có ý nghĩa gì khi sống trên đất nước Tự Do này khi cuộc sống như một trận quay cuồng.  Con người đeo cái tròng thiếu nợ và là kẻ nô lệ cho Cơm Áo,  có khi làm công việc phụ trội,  làm con sen cho sự tiêu thụ,  nạn nhân của cái nhìn của người xung quanh   Ai Được Ai Không,  Ai Có Ai Không...   Có vợ có chồng,  có con có cái,  có nhà có cửa,  có nghề có ngỗng,  có tiền có bac...  Ngột thở chưa"

Phân vân tiếp đi....  Hamlet!

Đồ chết tiệt!

...

Thôi là hết anh đi đường anh....

Thêm một đóa hoa tình yêu nữa đã chết rồi.   Những người như chúng tôi mang theo bên mình những cái ba lô vấn đề sâu kín,  bí lối,  khi đến với nhau khó có thể dung hòa.  Nếu may mắn được dung hòa thì làm sao giữ hạnh phúc.  Chả có đứa nào biết làm sao giải tỏa những vấn đề mà chung quanh chưa có người nào cụ thể hành động hay thể hiện  để mình nhìn và học hỏi.  Ít ra trong cộng đồng Việt chúng ta. 

Đã gần 25 tuổi đời.  Tôi mới được chập chững thử nếm những hương vị đầu đời của tuổi mới lớn having a crush on someone,  head over heels,  crash and burn,  lượm hồn vía lại,  vá víu tâm hồn,...   Không hợp chu kỳ trưởng thành chút nào so với những đứa bạn đồng tuổi đồng môi trường của tôi. 

Như người kiều nữ yêu thích Phantom của nhà hát ly kỳ trong tiểu thuyết. Tôi chạy theo một hình bóng của hạnh phúc. 

Muốn hái trái ân cần hạnh phúc,  nhưng cái điều kiện tiên quyết của hạnh phúc vẫn chưa bao giờ được nhìn nhận. Chấp Nhận và Thương Yêu Bản Thân. 

 Cái Ghét Tự Thân không bao giờ buông tha.  Nó trở thành gánh nặng,  bao phục trong cuộc sống.  Tại sao ba mẹ mình không có được hạnh phúc mà mình lại vui vẻ nhởn nhơ với cuộc sống bất tận này"

 Có khi thật kinh hãi khi tôi nhận thấy mình không còn niềm tin ở phái nam của thế giới thứ ba mà tôi nên tìm về. 

 Đối tượng của hạnh phúc không còn.  Tôi biết làm sao với sự trống vắng ,  cô đơn trên nẻo đường thiên lý,  nỗi buồn thăm thẳm không tên ám ảnh từng vòng nhật nguyệt"

 Ai cũng xứng đáng có hạnh phúc cho mình.  Tại sao tôi lại không được"  Tôi gào thét trong lồng ngực đè bẹp nát của tôi.

 ...

Khi ta trở về với tâm ta,  sự cô đơn sẽ không còn nữa. Sư Ông Thích Nhất Hạnh

(Tôi dịch.  When you come home to yourself,  you ll feel lonely no more.  )

Oái oăm thay!  Là người Việt,  con nhà Phật,  đọc sách Phật từ tấm bé khi còn 7,  8 tuổi nhưng vì cái lu bu với việc làm sao mình thích nghi với và hội nhập vào xã hội mới,  lo cho tương lai học vấn của mình,  tôi quên trở về đi tìm hiểu sâu sắc cái cội nguồn tâm linh của mình,  đạo Phật.  "Our way of life,  not a religion!"

John,  đóa hoa tươi thắm nhưng không nở lâu trên cành cây Ân Ái,  Hạnh Phúc của tôi,  đưa tôi tìm về lại với thầy Thích Nhất Hạnh qua những sách.  Living Buddha Living Christ,  Peace is Every Step khi anh ta lấy lớp Upper Division English Literature class. 

Trước đó tôi chỉ được nghe băng thầy giảng qua những băng tape "chui" ở bên quê nhà.  Sau này nhìn lại tôi thấy John là một trong nhiều người trong đời tôi đã làm hoặc đã trở thành thiện trí thức của đời tôi.

Đọc đó nhưng mãi đến 1 năm sau,  nó mới bắt đầu nẩy mầm.   Chưa nở hoa kết trái mô nghe.

Chỉ đến cái lúc cái khoảng không không gì lắp khỏa làm tôi như một vật không trọng lượng không định hướng như...  bèo dạt mây trôi chốn xa xôi,  tôi quyết định đi tìm lại cái tôi thay vì trở thành nạn nhân của trò chơi mà tôi tự bày ra   Ai Trở Thành Tôi,  Tôi Trở Thành Ai"

Tôi tập lắng lòng.  Cố dành cho mình 3 phút thảnh thơi trước khi ngủ thoáng nhìn một ngày đã qua có gì đáng tiếc,  không đáng tiếc.  Những lúc những cái buồn,  những nỗi bâng khuâng không tên tới...  tôi "thở vào,  thở ra" "thở đi thằng con yêu vấu... !" để mình có thể giữ chút bình tĩnh mà nhận diện sự có mất của tâm hành.  

Tôi bình tĩnh đi làm thuyết khách cho những trận Hán Sở tranh hùng trong tâm trí tôi.  Tôi đi nhìn cái hiện sinh của tôi trên cõi đời này truyền giống,  sanh lão bệnh tử,  tranh giành,  hưởng thụ,  dục vọng...   Tìm chút ánh sáng rọi vào những lớp đá che đậy cái chân như của mình.  Đi tìm ngọc trong đá,  ta phải cho phép đời đặt lên cuộc sống của ta những điều kiện,  những tôi luyện  để rồi một mai lớp đá kia sẽ mòn đi hết và giúp ta nhìn thấy viên ngọc sáng trong ta.

Bước đi đầu tiên và quan trọng đó là lấy can đảm đi chọn con đường tôi đi.  Nếu con đường chưa được chọn thì mình cứ sẽ băn khoăn là mình đang đi trên con đường đúng hay sai.  Đúng sai chỉ là trò chơi của trí thức,  như ai đó đã nói như vây.  Nhưng lương tâm và tiếng gọi của nhân tâm mới là thiết yếu.  Sống với sự thật,  không lừa dối tình cảm của ai. Vì không một ai trên đời này đáng gặp phải sự dối trá,  lường gạt tình cảm của một ai cả.

Cũng có thể dùng cái lăng kính của tôi  đi nhìn thấy mình không có cái hạnh phúc có con khi tuổi về già để được hủ hỉ.  Có thể không có người thương huyết thống bên cạnh mình.  Nhưng nếu nới rộng hoài bão thì người thương ở góc độ nhân bản có thể là bạn,  là con nuôi,  kẻ tâm giao,  tri kỷ,  tri âm,  là người đồng hương,  là người đồng hoạn nạn,  hay cả người khổ hơn mình...   Hay,  ta không có cái nợ với con cái để trả kiếp này!  Nghe có miễn cưỡng không"

Từ khi nhìn thoáng được những khúc quẹo của tâm,  ý.  Tôi chọn sống thanh thản với mình hơn.  Mua một thang Độ Lượng về để uống.  Nhìn suốt nên mình chọn sống cuộc sống ý nghĩa với chính bản thân mình.  Tôi cố tâm mài dũa định thần để theo đuổi nghề dược sĩ vì tôi muốn ngoài cái ác nghiệp mà mình có thể tạo ra khi làm nghề này (nghề nào mà chẳng có nghiệp"   Không có nghiệp thì làm sao nó mới trở thành và được gọi...  nghề nghiệp.... như ai đã từng nói)  tôi còn có thể tạo ra chút thiện nghiệp cho cái nghề của mình.  Mỗi ngày tôi có thể phát vài toa hạnh phúc,  an lạc,  cho người và cho mình. 

Và cho lớp thế hệ chúng tôi khi sự sống đã được thêm những hương vị của sự đau khổ,  tạo khổ cho nhau qua thù hận,  sa đọa,  khủng bố,  và lạnh lùng với sự sống chết thì cái mình làm ít nhất và cũng có thể đủ cho đời đó là mang. Tâm An,  Vũ Trụ An. 

Sớm hôm nay,

Chợt cảm thấy lòng như trang giấy trắng

Tinh khôi trong vắt như chiếc áo hạ vàng 

Thoảng cơn gió lùa nhẹ vào hồn ai

Để vương vấn vấn vương chẳng đâu còn  

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,327,106
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến