Hôm nay,  

Những Mảnh Đời Trái Ngược

17/04/200700:00:00(Xem: 149815)

Người viết: Kim Trần

Bài số 1243-1854-560vb3170407

*

Sinh năm 1983, học ngành sư phạm tại Cal State, Kim Trần là tác giả trẻ tuổi nhất trong 12 tác giả vào chung kết Viết Về Nước Mỹ 2005 với bài viết ngắn nhất, 727 chữ, "Những bài học đầu tiên về nước Mỹ". Bài trước đây của cô là một tự truyện "Người Yêu Tôi: Một Con Nghiện". Và lần này, là viết về “những nỗi băn khoăn về việc đời và những người xung quanh.”

*

Tôi thích viết văn, làm thơ từ thuở còn bé xíu. Những bài thơ, câu chuyện tôi viết không mang màu sắc tươi vui của cuộc sống đẹp như trong mơ, hoang đường như trong chuyện cổ tích mà thông thường là những dòng suy nghĩ đã khuấy động tâm trí tôi, những nỗi băn khoăn về việc đời và những người xung quanh tôi dù đôi khi chúng chỉ là những sự việc nho nhỏ mà ít ai chú ý.

Có lẽ vì ở Mỹ này- nơi duy nhất mà mọi người rủ nhau đi ăn uống khi bụng đã quá no đầy- mọi người ai nấy lo cho cuộc sống riêng tư của họ, hay lắm lúc vì quá bận rộn kiếm tiềm và hưởng thụ mà có mấy ai quan tâm đến những khoảnh khắc, những số phận của những con người không quen biết bên đời.

Không hiểu từ khi nào, trong tôi đã hình thành thói quen hay chú ý đến những biến đổi của nhịp sống, những số phận con người xung quanh mà viết lên những dòng nhật ký, những câu chuyện tản mạn về việc đời, người đời.

Bây giờ lại ngồi nơi bàn viết, những dòng tin tức, hình ảnh tôi đã vô tình đọc được sáng hôm nay từ một tờ báo Việt Nam đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều về những nghịch lý cuộc đời mà mọi người chúng ta chứng kiến hàng ngày, chỉ có điều, có mấy ai nhận ra những nghiệt ngã quanh đời ấy dù chúng đang diễn ra trước mắt.

Tin tức báo rằng có một cô bé con mới 10 tuổi, học lớp bốn trường làng, đã quyết định từ bỏ cuộc đời mình bằng một bình thuốc xịt rầy. Thoáng đọc tôi không tin nổi, điều mà có lẽ ai nghe cũng phải đau lòng là số phận của cô bé ấy rất bất hạnh, mồ côi từ lúc 1 tuổi, ở với bà ngoại đã hơn 70 tuổi, lưng còng, sức đã cạn không thể làm việc gì ngoài việc bán mấy bó rau ngoài chợ kiếm năm ba ngàn mua gạo nuôi em mỗi ngày. Bức thư tuyệt mạng của em đã làm tôi quá xúc động đến bật khóc. Viết bằng giấy tập kẻ hàng, với nhiều lỗi chính tả, câu văn mang vỏn vẹn nội dung "Ngoại ơi con thương ngoại lắm, ngoại không còn đủ xứt nui con, mà con nhỏ quá người ta trê hông mướn. Con chết để ngoại dở lo…" Đoạn cuối bức thư là dòng chữ cong queo "sin làm ơn làm phước nui dùm bà ngoại của con".

Cả ngày hôm ấy, tôi đã rất buồn vì bản tin ngắn kia, có một nỗi hối tiếc cứ ray rứt trong lòng. Chiều đến, tôi sang nhà nội dự sinh nhật thằng nhóc cháu tôi, năm nay cũng lên 10 tuổi. Là đứa con duy nhất trong nhà, nó được ba mẹ cưng chiều hết lòng, và nhất là bà nội tôi. Sinh nhật chú nhóc đầy ấp hoa quả, trái cây, đồ ăn thức uống, có đến 2, 3 cái bánh kem đủ loại chờ chú. Thằng nhóc tự dưng chạy sang nhõng nhẽo bà nội bảo "con muốn ăn ice cream, nội" bà nội tôi bảo "một lát ăn bánh kem đi con, hết ice cream rồi, có bánh khác nhiều lắm nè." Nó la thét lên nhất định vòi cho được ice cream bảo "con ghét bà lắm, không thương bà nữa đâu, con muốn ice cream mà…"

Chứng kiến chú nhóc xử sự với bà như thế, tôi đau lòng nhớ lại bản tin tức ban sáng…

Một mục khác trong tờ báo nêu lên tấm gương hiếu học của một học sinh tật nguyền  mồ côi từ bé, anh mất cả đôi chân. Thật đáng khâm phục cho một nghị lực phi thường, vượt qua bao khó khăn cuộc sống để có được danh hiệu thủ khoa trường.

Điều làm tôi xúc động là câu trả lời chân thật của anh khi được hỏi từ một phóng viên nhà báo: "Tại sao em thích học và ước mơ của em hiện tại là gì""  Anh đáp: "Em biết bản thân mình thiệt thòi trong cuộc sống vì bị tật nguyền và mồ côi, em chỉ có thể đem hết sức mình học tập để làm cho bản thân có giá trị. Và còn cho ba mẹ em đã yên nghỉ, nếu họ biết được em có ngày hôm nay, họ sẽ yên tâm hơn. Hiện tại, em chỉ ước nhận được học bổng để tiếp tục học. Em không có tiền đóng học phí đại học…"

Những tấm gương hiếu học như thế không ít, điều đáng buồn là tương lai nào có hứa hẹn cho họ một cuộc đời tươi sáng.

Câu chuyện này có lẽ không làm tôi suy nghĩ nhiều nếu như tôi không đến nhà bạn dự lễ ra trường trung học của đứa em trai của một bạn thân cuối tuần qua. Nhà bạn tôi rất giàu, đứa em là con trai duy nhất trong nhà nên được "cưng như trứng, hứng như hoa", dù rằng cậu ta suốt ngày ăn chơi, may mắn lắm mới được ra trường. Buổi tiệc thật long trọng, có nhiều người đến dự, ba mẹ cậu ra vẻ hãnh diện về sự việc này. Quà ra trường của cậu từ ba mẹ là một chiếc BMW M3 mà cậu đã vòi bấy lâu nay, theo tôi biết chiếc xe này không dưới 60 ngàn dola. Trao chiếc chìa khóa xe, mẹ cậu dặn dò: "Ba mẹ chìu con mua chiếc xe này, con phải học hành đàng hoàng nghe chưa" Cậu bé giựt chìa khóa từ tay mẹ, cằn nhằn bảo "mẹ nói hoài, mệt quá, học hành con biết lo mà." Nói xong cậu chạy vội ra cửa, lấy xe vọt thử, bỏ mặc bà mẹ đáng thương đứng nhìn theo lắc đầu. Lúc ấy, tự dưng tôi thầm nghĩ "phải chi cậu con trai tật nguyền hiếu học kia được sinh ra trong một gia đình khá hơn một chút.

Một mục khác trong tờ báo là câu chuyện kể về nỗi đau của một người vợ mất chồng.

Hai người đang sống bên nhau hạnh phúc, có với nhau 2 đứa con kháu khỉnh, tuy không giàu có nhưng người chồng không để cho vợ phải đi làm, ngày ngày anh đi làm 2 việc từ sáng đến gần khuya mới về. Cuộc sống cực khổ nhưng tình yêu đã khiến họ vượt qua khó khăn hướng về tương lai cho hai đứa nhỏ. Rồi anh bị xe cán chết khi đang trên đường chạy về. Người vợ bây giờ đang kiệt sức vì đau khổ và nước mắt. Rồi đây hai đứa con ai lo" Chị chỉ nghĩ đến một điều duy nhất là đi theo anh lúc này…

Tôi thở dài buồn bả bỏ tờ báo sang một bên dù chưa đọc hết đoạn cuối câu chuyện, tôi sợ đoạn kết của câu chuyện làm tôi không chịu nổi. Lật tờ báo US People của Mỹ đang ở kế bên xem, cũng lại hình ảnh những ngôi sao Holywood thật lộng lẫy, những tin tức về họ làm tôi thấy chán ngấy: Jennifer đã chia tay với Vin, Paris Hilton quen bạn trai mới, Justin… không biết chọn ai.

Ở Mỹ, những ngôi sao nổi tiếng là như thế, thề nguyện bên nhau mãi mãi đến suốt đời trong ngày hôn lễ, hôm sau lại file giấy ly hôn. Tôi nghĩ thầm, phải chi họ cũng đọc được câu chuyện tôi vừa mới đọc và hiểu được tình yêu thật sự là thế nào, để biết cùng nhau trân trọng tình yêu, niềm vui, chia sẻ những khổ đau, cay đắng trong đời.

Những bất hạnh quanh đời làm tôi ray rứt. Thầm nghĩ cuộc đời có lẽ sẽ đẹp hơn nếu mọi người đều biết quan tâm đến nhau và biết thông cảm với những nổi cay đắng của những người bất hạnh. Bởi sinh ra đời ai lại không muốn giàu có và hạnh phúc, nào ai lại muốn những nghiệt ngã, khổ đau, trắc trở úp chụp xuống đời mình.

Chúng ta, những số phận may mắn hơn, hãy cố gắng trân trọng lấy những gì mình đã và đang có. Thật hạnh phúc cho những ai còn nghe xung quanh nồng ấm tình người.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,094,891
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến