Hôm nay,  

Một Trời Để Mộng

13/12/200600:00:00(Xem: 223912)

Người viết: Lưu Ngọc Minh

Bài số 1150-1759-471-vb2111206

*

Tác giả Lưu Ngọc Minh, 42 tuổi, cư dân Vancouver, Washington State, công việc: project leader thuộc Bộ Xã Hội. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là tự truyện của người con gái một gia đình nông dân Việt Nam, một mình học hành lập thân trên đất Mỹ.

I: Ăn Quả Nhớ Kẻ Trồng Cây

Bố tôi người Nam Định.  Mẹ tôi từ Thái Bình.  Năm 1954, hai người gặp nhau trên một chuyến phà trên đường di cư từ Bắc ra Nam.  Chưa đầy một năm sau lần hội ngộ ấy, bố mẹ tôi lấy nhau vì hai người có nhiều điểm hợp.  Bố lớn hơn mẹ ba tháng nhưng hai người cùng tuổi; hai người cùng sinh trưởng từ một gia đình nông dân nghèo khổ từ miền quê vơí đông anh chị em; hai người cùng học chưa hết tiểu học trường làng đã phải thôi học để phụ giúp ông bà lo việc đồng áng; và bố mẹ tôi cùng là người duy nhất từ mổi gia đình rời bỏ nơi chôn nhao cắt rốn của mình di cư ra miền Nam. 

Tên tôi là Ngọc Minh, một cái tên không không yểu điệu thướt tha như tên của hai cô chị, Thúy Nga và Thuý Nguyệt.  Nhưng theo lời mẹ kể, tên tôi có nhiều ý nghỉa và mang nhiều kỷ niệm vì đã được đặt sau Bác Minh-người bạn phục vụ cùng đơn vị với bố và người vừa tử trận chưa đầy một tháng trước khi tôi chào đời.  Bác Minh cũng là bạn học cùng trường và là người lớn lên cùng làng với bố tôi.

Đầu năm 1967, sau hơn mười hai năm phục vụ trong quân đội với chức vụ cuối cùng là Hạ Sỹ Nhất với một vợ năm con (hai trai và ba gái), trong khi tuần hành trên sông Vĩnh Long, bố tôi bị  "bắn sẻ" từ bờ bên kia và qua đời khi con trai út của ông, Công Thành, vừa chào đời chưa đầy một tháng.  Sau khi bố tôi qua đời, mẹ tôi đưa cả gia đình về Biên Hòa sinh sống. 

Ở Biên Hòa, mẹ tôi vất vả buôn tần bán tảo nuôi sống năm con dạị của bà.  Và mặc dù tôi là gái, nhưng vì sắc diện tôi không được mặn mà--tôi cao lớn nghổng nghệu lại đen đúa xấu xí không như hai cô chị lớn, vì vậy nên mẹ tôi  luôn khuyến khích tôi về việc học hành như các con trai của bà.  Mẹ từng nói, "Minh à, con đen đúa thế này mẹ đoán rằng con khó lấy được chồng khá giả, thôi ráng mà chu chí học thật giỏi để tự lo lấy thân sau này."  Tôi gục đầu vào cổ mẹ thì thầm, "Mẹ ơi, con sẽ ở vậy suốt đời với mẹ và không thèm lấy chồng đâu."

Tết Mậu Thân năm 1968--lần mà tôi thí chết vì một mảnh vỏ bom nhỏ cắm sâu vào bắp chân phải của tôi trong khi tôi muộn chui xuống hầm trốn vì đang còn ngái ngủ khi bom đang dội xuống mà cho đến hôm nay tôi còn mang một vết xẹo lớn nhớ đời.

Đầu năm 1970 mẹ tôi đưa cả gia đình về quận Tân Bình gần Sài Gòn tạo dựng lại một đời sống mới. 

Trong hai mươi năm đầu của cuội đời, cuộc sống tôi bao phủ đầy ngây thơ ngọt mềm không lo lắng đắn đo.  Tôi lớn lên giữa tình yêu mênh mông của mẹ, tôi học được tính nết thương người và sự chia sẻ vật chất với những người nghèo đói chung quanh. 

Mẹ tôi thường nói là bà mang ơn sâu những người đã từng giúp đỡ bà trong những ngày đầu bà còn nghèo khổ.  Thành ra mẹ tôi lúc nào cũng sẵn sàng giúp đở những người nghèo khổ sống quanh bà và tôi nguyện suốt đời không quên gương bác aí từ bi của mẹ.

Sau ngày miền Nam xụp đổ, tôi còn nhớ rất rõ chuyện trộm gà sau nhà mẹ ở Tân Bình giữa một đêm sáng trăng đẹp trời tháng sáu năm 1975.  

Mẹ tôi là người hay lo lắng thành ra bà rất tỉnh ngủ.  Đêm  đó trong lúc bà đang thao thức thình lình nghe những tiếng động bất thường phát ra từ phía chuồng gà sau nhà.  Mẹ tôi bật dậy bước nhẹ ra vườn để xem xét.  Nhờ bóng trăng sáng tỏ mẹ tôi thấy rỏ hai giáng người đàn ông đang chuyển gà từ chuồng ra hai gỉo xách của họ.  Mẹ tôi biết ngay đó là hai kẽ gian đang bắt trộm gà và không nghĩ đến hiểm nguy, mẹ tôi vừa xông ra cửa vừa hét thật lớn, "bà con ơi, trộm gà; bà con ơi, trộm gà..."  Hai kẻ trộm giật mình bỏ chạy chỉ vội mang theo được một gỉo xách tay của họ trong đó đã chứa sẵn hai con gà mề bắt từ chuồng gà của mẹ. Nhưng mẹ tôi nhất quyết đuổi theo hai kẻ trộm này trong khi các chú bác người hàng xóm vừa đuổi theo sau cả ba người.  Nhờ sự giúp đỡ của hàng xóm, hai kẻ trộm gà cuối cùng đã bị bắt lại với nguyên cả bằng chứng. 

Các bác láng giềng giúp ý kiến với mẹ là bà nên chuyển hai kẻ trộm này lên công an phường.  Nhưng mẹ tôi suy nghĩ là không ai lớn lên muốn trở thành kẻ trộm vặt, chẳng qua vì đói thành ra hai người này đã làm chuyện mà họ không nên làm; thành ra mẹ tôi đã trói hai kẻ trộm này dưới một gốc cây to một đêm cho muổi đốt. 

Sáng sớm ngày hôm sau mẹ tôi thức dậy thật sớm trước khi gà gáy sáng và trong lúc mọi người còn đang ngủ say, bà cho hai kẻ trộm ăn một bửa sáng thật no, cho họ hai chục trứng gà, rồi tha trói. 

 Mẹ tôi gốc người miền bắc, thành ra bà rất sành xỏi về những thức ăn nổi tiếng Hà Nội cho đến các miền quê lân cận miền bắc.  Dù sống xa quê hương Việt Nam đã lâu tôi nhưng tôi không hề quên những món ăn mà mẹ tôi đã từng nấu nướng cho gia đình những ngày tôi còn bé như xôi gấc, xôi vò, bún măng, bún mộc, bún riêu cua, cho đến canh rau đay cà pháo mắm tôm. 

Trong Quận Tân Bình sống gần các gia đình xuất thân từ trung phần Quảng Nam, Quảng Ngải, và Đà Nẳng, gia đình tôi học hỏi rất rành việc nấu nướng từ các món mắm cá và đặc biệt không đâu bằng là món mì quảng. 

II: Một Đời Đã Sống

Năm 1980, mẹ tôi xếp đặt lần vượt biển đầu tiên.  Vì tàu quá nhỏ và bác lái lại không nhiều kinh nghiệm, chuyến đi này bị thất bại--tôi và những người đi cùng chuyến bị bắt giữ tại Hà Tiên. 

Vì xã Hà Tiên là cấp nhỏ địa thế lại hẻo lánh nên chính phủ địa phương không có chế độ nhà tù như các tỉnh lớn cho nên chúng tôi được ra vào chung đụng với công an trong xã.  Ban ngày chúng tôi đi đào kinh, tối đến chúng tôi tụ tập nghe giảng chính trị.  Chẳng có gì đau khổ cho bằng khi từ bé đến lớn tôi có cầm đến cây cuốc bao gìơ đâu, vậy mà mỗi ngày tôi phải lảnh và hoàn thành chỉ tiêu đào và chuyển hai mét khối đất.  Da tôi xẫm đen vì nắng, tay tôi sưng phồng lên vì cuốc và bưng đất, chân tôi chai sạn và mốc thếch vì lết đất và không có xà phòng để rửa, lúc ấy tôi nhìn y hệt như một cô gái nông cư nhà nghề. 

Thời tiết tháng tư ở Tiểu Bang Washigton vẩn còn lạnh với tuyết phủ trắng xóa trên đỉnh núi Saint Helens và Adam.  Trong khi chờ đợi gia đình bảo trợ đến đón, tôi ngồi một mình giửa những hàng ghế trống nhìn ra khoảng trời mênh mông bên ngoài sau làn kính dầy cua phi truong, lòng tôi dạt dào buồn vui lẩn lộn giữa đất nước Hoa Kỳ rộng lớn với muôn ngán cơ hội đang chờ nhưng thật xa xôi từ tổ quốc Việt Nam yêu mến cuả tôi.  Mắt tôi nhìn người lạ đi qua bước lại, tai tôi nghe những những ngôn ngử không quen, tôi biết giấc mơ ra đi cuả mình đả thành sự thật.  Nhưng trong những phút giây đầu tiên đó tôi không biết mình nên vui hay nên buồn khi tôi suy nghỉ về mẹ anh chi em tôi và những người Viêt Nam thân gần hiện còn lại quê nhà.  Tôi không cầm giữ lại những giọt nước mắt nóng lăn nhanh trên hai gò má cuả mình.  Tôi chợt cảm nhận rằng kể từ hôm nay tôi đã thật sự xa rời người thân yêu và không biết đến bao giờ tôi mới có ngày gặp lại.  Tôi khóc thật to trong niềm thương nhớ mẹ vô biên quên hẳn là mình đang ngồi giữa một đám đông xa lạ. 

Một điều cần thiết giúp dân Việt tị nạn như tôi tìm được việc làm để sinh sống ở Hoa Kỳ trong những năm đầu là đàm thoại bằng Anh Ngữ.  Nhưng là một người Việt cả đời chưa sống xa quên hương thì học trôi chảy về một ngôn ngữ mới khó khăn như Anh Văn không phải là một điều dể thực hiện.  Tôi còn nhớ rỏ sự khó khăn và ngượng ngùng trải qua khi sử dụng Anh Ngữ để đối thoại với người ngoài trong khi họ không hiểu tôi muốn nói gì khi tôi cố gắng hết sức mình để giải thích điều tôi muốn nói.  Tránh trả lời điện thoại vì ngại người ở cuối đường dây không hiểu mình là một điều tôi thường làm.  Nhiều lần máy điện thoại trong nhà vang lên tôi đã thường né việc trả lời với hy vọng là một người nào khác trong gia đình xẻ dần dà nhất máy lên trả lời. 

Tôi còn nhớ có một lần mẹ đở đầu người Mỹ của tôi đang bận tay trong bếp trong khi máy điện thoại vang lên năm hồi khi đó tôi đang ngôì giữa phòng ăn gần đó không bận bịu gì hơn là nhìn nhảm qua các trang báo quần áo thời trang.  Bà ngửng lên nhìn tôi thành ra tôi phải chậm rải đến gần máy nói, nhấc ống nói lên, và trả lời chậm rải, "Ha-lô".  May mắn cho tôi lần đó người gọi không ai lạ hơn là John, chồng của mẹ, thành ra ông ta rất hiểu trình độ đối thoại bằng Anh Ngữ của tôi bấy giờ.  Ông nhẹ nhàng bảo tôi thế này, "-, Minh đấy à! Rất tốt là cô đã nhấc điện thoại."  Ông tiếp tục với giọng niềm nở và vận động, "Cô thấy trả lời điện thoại đâu có khó khăn như cô thường nghĩ phải không"  Cô cứ nói chuyện chậm rải tự nhiên, nếu người ở đầu dây không hiểu cô nói gì thì họ sẻ xin cô nói lại cho đến lúc họ hiểu, không có gì phải lo ngại." 

Sau lần đó tôi cố đè nén sự sợ xệch của mình và mạnh dạn hơn trong vấn đề đối thoại bằng bằng Anh Ngữ qua điện thoại nhưng đến hơn sáu tháng sau khi sang Mỹ tôi mới bắt đầu nói sơ Anh Ngữ và tìm được việc làm đầu tiên bán hàng trong một tiệm tạp hóa gần nơi cư ngụ-một việc làm với đồng lương rất kém vì việc này không đòi hỏi người làm phải giỏi về ngôn ngử điạ phương.

Những người không có bằng cấp đại học lại không giỏi về Anh Ngữ như tôi bấy giờ tìm được việc làm thì những việc làm ấy chỉ là những việc với đồng lương rất kém chỉ vừa đủ để nuôi sống bản thân một mình qua ngày không dư.  Nhưng vì tôi muốn dư tiền để đi học lại sau này và để gởi về Việt Nam cho gia đình thành ra tôi đã xin thêm một việc làm phụ trội. 

Trong suốt ba năm đầu, ban ngày tôi dọn rửa phòng ngủ ở khach sạn và cuối tuần đi hát ở các phòng trà Việt Nam.  Việc hát hò chỉ là thú đam mê và là cơ hội gặp gỡ người đồng hương vì lương lậu ca hát lúc bấy gìờ chỉ đủ để đổ xăng mà thôi.  Bận rộn với các công việc kể trên, tôi đã không có thì giờ viết thư về thăm gia đình làm mẹ tôi rất là lo lắng.  Tuy nhiên, tôi không hề than thở với mẹ về công việc làm cực nhọc của mình ở Mỹ vì tôi rất ngại mẹ tôi sẽ lo lắng đâm ra đau yếu lại khổ.

Một lần tôi đang làm việc ở tiệm tạp hóa ca đêm gần giờ đóng cửa đang loay hoay chuẩn bị viết báo cáo, có hai gã đàn ông người Mể Tây Cơ bước vào.  Một gã đi thẳng đến tủ lạnh nơi chứa bia đủ loại, với tay mở tủ lấy ra hai thùng bia lớn và đi thẳng ra cửa không hề dừng lại trả tiền.  Gã thứ hai đi thẳng đến tôi và chỉa cánh tay phải cuả gả vào ngực tôi, cánh tay bao bọc bở một túi vải với một vật gì nhọn nhỏ bên trong giống như một cây súng ngắn; gả ta hét lớn vào mặt tôi, "bỏ hết tiền vào túi này ngay, nếu không tôi sẻ bắn".  V

ì tôi đã từng thấy súng đạn đã từng cầm nhửng qủa mìn nhỏ để lại trên đường phố Sài Gòn trong nhửng giờ hổn loạn tháng tư năm 1975, tôi không cảm thấy sợ sự đe dọa của gả đàn ông này, mà việc lo lắng lớn nhất bấy giờ là bảo vệ tiền và hàng cho công ty.  Tôi vừa dại dột dùng hai tay mình đẩy cánh tay của gả sang một bên vừa hét lớn, "đi ra khỏi đây ngay hay tôi sẻ gọi cảnh sát". 

Vẻ ngạc nhiên hiện trên gương mặt gã nhưng gả ta không bỏ cơ hội dể dàng và lập lại hành động trước một lần nửa.  Tôi đẩy cánh tay hắn ra một lần nửa và lập lại lời tôi nói trước đó là sẻ goi cảnh sát.  Cuối cùng gả ta biết là sẽ không cướp được tiền từ tôi đành chạy vù ra cưả không quên với tay chụp lấy vài gói thuốc lá gần đó. 

Tôi cấp tốc gọi điện thoại đến nhà tư cuả người chủ tiệm thuật lại hết việc vừa xẩy ra, chủ tiệm xoay lại goị cảnh sát để báo cáo vì hai kẻ cướp này đả có mang súng nguy hiểm, và chưa đầy năm phút sau đó hai người cảnh sát viên đã tới tiệm. 

Thay vì nhận được lời khen ngợi từ cảnh sát viên và chủ tiệm như tôi thầm nghĩ vì mình đã bảo vệ được tiền cho tiệm từ vụ cướp này, tôi lại bị mắng là qúa dại vì đã không đưa tiền cho kẻ cướp để bảo vệ tốt hơn cho sinh mạng của tôi. 

Người cảnh sát viên người Hoa Kỳ nhìn tôi với ánh mắt từ thiện giải thích, "tính mạng của cô quan trọng rất nhiều hơn cả tiền bạc.  Lần này cô đã thật may mắn không bị thiệt hại đến tính mạng.  Cô nên hứa trong tương lai nếu cô có va chạm việc tương tự, cô nên đưa hết tiền để bảo vệ tính mạng mình". 

Đêm đó tôi về nhà trằn trọc không ngũ được và suy nghỉ sâu xa.  Tôi chợt giật mình run rẩy hiểu rằng mình vưà thoát chết.  Và đó là một trong những lý do chính thúc đẩy tôi trở lại trường tiếp tục việc học vấn cho đến ngày tôi thành tài.  

Mùa đông ở các tiểu bang miền tây bắc Hoa Kỳ như Oregon và Washington rất lạnh với nhiệt độ giảm xuống dưới không độ C. 

Khi mới sang Hoa Kỳ tôi không biết phaỉ dùng gì để bảo vệ làn da cho mình từ cái lạnh sứ người.  Vì qúa lạnh môi tôi khô rồi nứt ra đến đổ máu và cứ mổi lần cườc hoặc noí chuyện thì đau thiếng cả người.  Da chân da tay tôi cứ khô khốc lại đổi cời đổ mốc trông tệ hại.  Maĩ gần hai năm sau ở Mỹ tôi mới quen với thời tiết lạnh và nhờ sự chỉ dạy của người mẹ đở đầu, tôi học được các loại kem bảo vệ da và môi.  Thức ăn lạ xứ ngươì cũng khó khăn cho dân Việt trong nhửng ngày đầu. 

Trong những năm tám mươi, Oregon có rất ít dân Á Đông cư ngụ thành ra các chợ bán thực phẩm dùng để bào chế các món ăn Việt Nam rất hiếm.  Lâu lâu tôi đi chơi bên California, nơi có nhiều dân Á Đông cư ngụ, khi về tôi thường mua sắm thêm các gia vị nấu nướng như nước mắm, mắm cá, và các loại bún hoặc phở khô.  Nhưng lối nhà cửa kiến trúc ở Hoa Kỳ kín để bảo vệ nhiệt độ ảnh hưởng từ thời tiết nóng lạnh cho nên nấu nướng các món ăn thuần tuý Việt Nam với mùi vị nồng hậu bám lâu trong nhà không thoát ra ngoài gây sự khó chiụ cho những người Mỹ ở chung quanh.  Thành ra nhiều khi tôi cảm thấy thèm các món ăn Việt Nam củng không dám nấu sợ phiền đến nhửng người chung quanh.  Có khi cả một năm dài tôi chỉ dám ăn một món ăn Á Châu duy nhất là mì gói khô.  Và nhiều lần tôi đã phát bệnh vì ăn uống nhiều các thức ăn Âu Châu với chất béo cao.

Tôi cũng phải ráng chịu đựng cho đến khi tôi để dành đủ tiền và dọn ra ở riêng tôi mới bắt đầu lại việc nấu nướng các món ăn Á Đông ngon miệng mà tôi đã từng biết qua từ Việt Nam.

Ai sống xa quê hương Việt Nam ở nước ngoài lại có dịp qua lại với lối xóm người Mỹ sẻ thấy và hiểu phong tục tập quán giữa người Á Đông và người Âu Châu rất là khác biệt.  Tôi học được một điều là mặc dù mức sống người Hoa Kỳ rất cao về vật chất, nhưng người Mỹ rất nghèo về cách đối sử với nhau giữa người hàng xóm láng giềng. 

Mặc dù phần đông người Việt mình rất nghèo vì ảnh hưởng của chiến tranh và chính trị trong nhiều năm dài nhưng người Việt mình thường có câu, "Khách đến nhà không gà thì vịt", đó là vì dân Việt Nam quý mến nhau ở tấm lòng mà vật chất không là điều quan trọng.  Vì thế cho nên mổi khi khách đến nhà, người Việt Nam không phân biệt khách đó là người ở lối xóm gần hoặc họ hàng xa, chủ nhà Việt Nam rất quý khách và sẽ ngừng lại tất cả nhửng gì họ đang làm để tiếp khách niềm nở, và chủ nhà Việt Nam không bao gìờ để khách ra về bụng đói. 

Người Hoa Kỳ sống khác dân Việt nói về vấn đề cư sử xả giao như trên, kể cả người láng giềng sống sát vách nhà họ, trước khi một ai muốn sang nhà cạnh thăm viếng họ phải gọi điện thoại báo trước chứ không được tự nhiên thân thiện tới gỏ cửa nhà hàng xóm như dân Việt Nam mình.  Và nếu người hàng xóm sống kế vách họ có đói chăng nửa thì họ nghĩ chính phủ sẻ lo cho người láng giềng đói ấy, hàng xóm Mỹ thường không quan tâm đến việc chia cơm sẻ áo thân thiện như người Việt Nam.

Năm 1984, sau khi tôi ổn định sang Hoa Kỳ và lập gia đình với người chồng đầu tiên qua lời giới thiệu của một người bạn.  Tôi và anh không hề yêu thương vì chúng tôi không có một nền tảng gia đình vững chắc trước khi hai đứa cưới nhau.  Anh là người Việt tị nạn theo diện mồ côi trong bảo loạn tháng tư, 1975, từ lúc còn bé.  Anh lớn lên xa quê hương nên thiếu thốn tình đồng hương lại bận bịu học hành ít khi gặp gỡ con gái Việt Nam, cho nên trong vòng một tuần lể sau khi gặp tôi anh liền cầu hôn xin cưới.  Tôi bấy giờ còn trẻ người non dạ nên thiếu suy nghĩ sâu xa, lại sống độc thân một mình cô đơn nên đã nhận lời cầu hôn của anh. 

Những năm đầu sau khi lập gia đình, vợ chồng tôi còn rất nghèo đang dành dụm tiền để đặc cọc mua nhà thành ra hai đước mướn tạm một căn phòng trong một chung cư hai phòng ngủ trên lầu ba từ một anh chàng người Hoa Kỳ tên Glenn lấy vợ người Việt Nam tên Hoa. 

Hôm ấy là lể tạ ơn khi hai vợ chồng chủ nhà đi dự tiệc ở nhà một người bạn của họ.  Vì chị Hoa đã nhận lời phụ gíup người bạn này về việc nấu nướng thức ăn cho buổi tiệc, Glenn và Hoa đã rời nhà ra đi rất sớm, vào khoảng mười giờ sáng hôm đó.  Đêm hôm trước vì tôi bị đau lưng khó ngũ nên đã thức dậy sớm hơn mọi ngày và vì chồng tôi cũng được nghỉ việc vì ngày lể, hai đứa tôi đi bộ ra ngoài lấy không khí trong lành buổi sáng với hy vọng là mình sẻ ngủ ngon hơn đêm sau.  Và trong thời gian ấy tôi đang có mang cháu đầu tiên gần bẩy tháng, bụng to phồng phều hay mệt mỏi, lại vừa phaỉ đi làm việc ca đêm thành ra tôi hay ngủ muộn.  Vì tưởng là vợ chồng tôi còn đang ngủ say trong phòng cho nên anh chị chủ nhà đả khóa chặt cửa lại trước khi ra đi trong khi vợ chồng tôi đang đi bộ bên ngoài và đã quên không mang theo chìa khóa cửa nhà vì ỷ y là Glenn và Hoa còn đang ở nhà.

Lể tạ ơn bên Hoa Kỳ là một trong nhửng ngaỳ lể lớn cho nên các công xưởng và tư xưởng cho đến các văn phòng chính phủ hầu hết đều đóng cửa để người làm được nghỉ ngơi vui chơi với gia đình.  Tiệc tùng ăn uống liên quan đến ngày lể này thường là rất lớn trong gia đình người Hoa Kỳ, nó thường kéo dài từ giửa trưa cho đến nửa đêm.  Vì thế cho nên Glenn và Hoa đã đi dự tiệc từ mười giờ sáng cho đến gần chín giờ tối anh chị mới về đến nhà trong khi vợ chồng tôi bị nhốt bên ngoài rất đói khát nhất là tôi bụng dạ cồn cào khó chiụ vì đang có mang mà đã không có gì ăn từ sáng sớm. 

Không có chìa khóa vào nhà, không có tiền dính túi để mua thức ăn vì chúng tôi đã quên cả mang theo bóp của mình.  Thời bấy giờ, điện thoại di động chưa được phát minh để dùng mà nếu có chăng nửa thì chúng tôi cũng không quen biết hoặc thân thuộc một ai ở vùng chúng tôi đang cư ngụ vì bạn bè thân và gia đình họ hàng sống bên này đều cư ngụ ở các tiểu bang xa; thành thử ra hai vợ chồng tôi không biết gì hơn là ngồi bện dước chân cầu thang chờ đợi anh chị chủ nhà trở về.  Sau hơn năm tiếng đồng hồ ngồi chờ mải mà anh chị chủ nhà vẩn chưa về, vợ chồng tôi đến gỏ cửa một căn nhà ở tầng chột gần đó để xin nước uống và chồng tôi đã có nói vắn tắc với người chủ nhà ấy hoàn cảnh mà chúng tôi đang trải qua. 

Mặc dù người chủ nhà này đã nhận ra tôi là người ở cùng xóm trên lầu vì tôi đả có nhiều dịp gặp bà bên ngoài khi tôi đi dạo, mặc dù bà ta biết là tôi đang có mang nhiều tháng bụng đói cồn cào, mặc dù là cuối mùa thu nhiệt độ bên ngoài đang lạnh, và mặc dù bếp nhà bà ngập đầy gà tây nướng và nhiều món ăn ngon; bà ta không hề hỏi là tôi có cần gì ngoài nước uống trong khi chờ đợi Glenn và Hoa trở về; và bà đả không hề mời vợ chồng tôi vào tạm nhà bà để giử ấm.  Bà quay vào bếp trở ra mang theo với bà nước lạnh đựng trong một cái ly nhựa nhỏ và nói rằng, "sau khi dùng hết nước trong ly đó anh chị cứ việc liệng nó vào thùng rác, đừng lo lắng mang trả lại cho tôi," rồi bà ta đóng ầm cửa lại. 

Tôi không trách cách đối sử từ người đàn bà hàng xóm người Hoa Kỳ này vì tôi hiểu rằng bà ta đã lớn lên trong phong tục tập quán khác biệt với phong tục tập quán Á Đông.  Tôi chỉ xin kể lại chuyện trêm với ước muốn để đọc giả Việt Nam thấy được sự khác biệt giửa hai phong tục. 

Về chuyện gia đình, cuộc sống chăn gối giữa chúng tôi không hạnh phúc vì sau khi cưới nhau rồi, chồng tôi suy nghĩ và cho là việc trai Việt phải lấy vợ Việt khi chọn tôi làm vợ là một lổi lầm lớn. 

Trong suốt thời gian làm chồng tôi, anh không quên được cuộc tình đầu giữa anh và một cô bạn gái người Mỹ thời hai người trong trung hoc.  Anh thường xuyên lén lút sau lưng tôi gặp gỡ cô âý.  Tôi biết được việc này sau khi tình cờ khám phá ra anh đã chi tiền mướn khách sạn mua quà và hoa cho cô ta sử dụng tiền từ ngân quỷ gia đình và thẻ tín dụng có tôi đứng tên.  Tôi dể bực mình và hay cau có vì biết rằng mặc dù thể xác chồng với mình nhưng tâm hồn và trái tim anh đã thuộc về một người đàn bà khác. 

Sau khi đả có với nhau hai mặt con và gần mười năm trời cố hàn gắn chuyện gia đình nhưng không thành công, cuối cùng chúng tôi chia tay nhau.

Kết: Một Trời Để Mộng

Sau khi tôi sang Mỹ hơn mười năm thì mẹ và các anh chị em tôi cũng đã may mắn thoát khỏi Việt Nam.  Nhưng vì mẹ tôi lúc ấy tuổi cao sức yếu thành ra bà đã chọn Tiểu Bang ấm áp California làm nhà. 

Tôi vì còn đang bận bịu với việc làm việc học và chăm sóc con thành ra ít có dịp về thăm mẹ.  Sau này sau tôi tốt nghiệp có thì giờ hơn cho me, nhưng vì lớn tuổi, óc mẹ tôi đã lẩn đi rất nhìều, có khi bà không nhận ra tôi mổi lần tôi về thăm.  Hiện tại mẹ tôi vẩn còn tại thế và được chăm sóc bởi anh em trai cùng chị em dâu và các cháu nội cuả bà rất  chu đáo, tuy nhiên tôi hiểu là thân xác mẹ còn sống nhưng đầu óc mẹ đả thật sự không còn trên thế giới này cùng con cháu.  Điều này làm lòng tôi đau vô cùng. 

Với tôi, phải sống xa mẹ trong một thời gian dài là mất mát lớn nhất mà không vật chất nào có thể đền bù lại.       

Trở lại vấn đề học vấn của tôi--hơn sáu năm dài sau khi tôi sang Mỹ, tôi vừa đi làm vừa trao dồi thêm Anh Ngữ trong các lớp Anh Văn ban đêm ở các trường đại học cộng đồng, tôi thông thạo tiếng Anh và xin được việc làm ở một công ty chế tạo dụng cụ dùng sửa chửa, săn bắn, câu cá, và ngành thể thao như đua xe.  Lương bổng tôi nhận được từ việc làm ở công ty này tương đối khá hơn nhiều so với nhửng việc làm trước đây, thành ra tôi chỉ phaỉ làm một việc này thôi và dành thì giờ còn lại của mình để đi học.  Nhưng vì vẩn phaỉ tiếp tục đi làm để nuôi lấy thân cho nên tôi chỉ có thể theo học bán chu kỳ trong các lớp đại học, vì thế cho nên gần đến tám năm sau đó tôi mới hoàn tất chương trình đại học cuẳ mình với bằng cấp cử nhân về kinh doanh.  

Mặc dù tôi chỉ tốt nghiệp đại học với bằng cấp cử nhân, tôi rất tự hào vì tôi là một người phụ nử đầu tiên trong cả hai họ, nội ngoại, đã tốt nghiệp với bằng cấp đại học và tôi đã toại được niềm ước nguyện cuả mẹ tôi là đưá con đen đủa xấu xí của bà được học hành thành tài. 

Đã hơn hai mươi năm sống xa cách quê hương; tôi vẫn nhớ miên man những tiếng gà gọi sáng, những tiếng dế gáy đêm, và những tiếng hát ngọt ngào cuẳ các cô gái lái đò trên những giòng sông rộng miền nam.  Tôi tạm ngừng bút, nhìn ra bầu trời mờ sáng bên ngoài, mơ ước một ngày mới yên bình va` một ngày gần hơn tôi được trở về thăm lại Việt Nam. Tôi nghe tim mình nhói đau từ niềm thương nhớ vô biên đến bạn bè, người thân, người tình, và tất cả nhửng người đã từng đi qua cuộc đời tôi.

 Chấp hai tay lại, tôi nguyện cầu cho đất nước Việt Nam được thật sự thanh bình thoát khỏi chiến tranh; cho con dân Việt Nam được thật sự an lành.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,016,869
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Nhạc sĩ Cung Tiến