Hôm nay,  

Chị Cả

09/12/200600:00:00(Xem: 155402)

Chị Cả

Người viết: Quang Tuyến

Bài số 1147-1756-468-vb6081206

*

Tác giả là một tư chức hiện ngụ tại Quận 1, Sài Gòn. Bài viết về nước Mỹ của bà là tự truyện của một người em còn ở lại quê hương, nhớ về bà chị cả đã từ giã sáng Mỹ.

*

Cuối cùng thì chị Cả cũng ra đi…Tôi không tin đó là sự thật cho tới ngày đưa chị ra sân bay Tân Sơn Nhất, nhìn bóng chị cao dần cùng chiếc thang cuốn, cao dần, mất hút. Tôi trở về nhà, lòng nặng trĩu. Nằm ngủ, hai hàng nước mắt chảy dài, tôi cứ tự hỏi, tại sao chị lại ra đi, tại sao chị không ở lại cùng chúng tôi, những đứa em ruột mà chị đã từng thương yêu, chăm sóc" Tại sao chúng tôi không giữ chị ở lại được" Tại sao và tại sao…

Suốt 30 năm qua, chị em tôi sống chung một mái nhà, đùm bọc, lo lắng cho nhau để vượt qua biết bao sóng gió cuộc đời. Tôi thương nhớ những ngày còn thơ ấu, chân trần rượt đuổi nhau ngoài sân gạch suốt ngày quên cả giờ cơm. Thời ly loạn, chị Cả không thiết gì đến việc điểm phấn tô son, cày cục kiếm tiền nuôi em ăn học. Một ngày chị làm ba - bốn việc: thư ký hãng thầu, bán báo, dạy kèm trẻ…chỉ để kiếm thật nhiều tiền nuôi cha, nuôi mẹ, nuôi đàn em 7 đứa. Ngay trong buổi sáng ngày 30-4-1975, một người bạn trai tới tận nhà hối thúc chị cùng ra sân bay tìm đường lánh nạn, chị rươm rướm nước mắt lắc đầu, không mở miệng một câu. Chị nhìn cha già nằm queo trên chiếc đivăng cũ nát, áo bám đầy bụi than, nhìn lũ chúng tôi ngồi buồn rầu với cái bụng xẹp dí, hết lời nguyện cầu cho anh Hai đang trôi giạt một nơi nào đó ở mặt trận Bình Long sớm bình yên trở về. Không đành lòng ra đi, chị ở lại cùng với cả nhà trải qua những năm tháng thiếu gạo phải ăn bo bo cầm bữa…

Người cha bệnh hoạn tội nghiệp qua đời, chúng tôi - dòng con 'ôm chân đế quốc' bị các chú bác cán bộ cách mạng bỏ rơi. Mấy đứa em trai mỗi ngày thức dậy rời nhà từ lúc 5 - 6 giờ sáng: đứa đạp xe ba bánh chở hàng thuê, đứa 'canh me' xe than đổ ngoài đầu hẻm để nhặt từng mảnh than rơi vãi… Mẹ tôi trở thành 'bà chủ vựa than' tối ngày nhám mặt vì bụi than. Mẹ mua mấy bao than đước từ xe hàng Long Khánh đổ xuống, xổ ra, phân loại lớn nhỏ, chất đầy mấy cần xé, để cân ký bán lại cho người dân mua  lẻ. Đó là những năm sau 1975, dầu hôi đắt như vàng, nhà nhà phải nấu ăn bằng than củi.

Chị là chị Cả làm cha cho mẹ, chống đỡ mưa gió tơi bời bao lần làm tan tác một gia đình tư chức nghèo, không có của chìm của nổi, không có một đồng xu dành dụm. Chúng tôi không có gì để mất: từ công khố phiếu, hột xoàn, vàng cây, trương mục tiết kiệm ở ngân hàng…Ba năm trước ngày Sài Gòn sụp đổ, cha tôi bị đột quỵ, cả nhà đã bán sạch tư trang dành dụm được để chữa bệnh cho ông…Vì vậy khi bộ đội vào Sài Gòn Tháng Năm 1975, gia đình chúng tôi không có gì để khai báo, không có cả một chỉ vàng để vượt biên. Tất cả chỉ có một căn nhà cũ nát ba thế hệ cùng sống chung.

Chị Cả bán tháo bán đổ chiếc Yamaha cho bộ đội để đổi gạo cho cả nhà ăn được chừng một tháng, 'xuống đời' với chiếc xe đạp cà tàng. Chiếc Yamaha nằm ụ vì thiếu  xăng cho máy nổ. Chị lục lọi tìm tất cả những gì còn lại trong nhà để bán, bán tất: cái quả địa cầu bằng nhựa, sách khoa học kỹ thuật tiếng Anh, cái đồng hồ tặng vật của người yêu…nhờ vậy mà chị có chút kinh nghiệm lao vào chợ trời, mua đi bán lại kiếm tiền chênh lệch để tiếp tục nuôi sống cả nhà.

Chị Cả lấy chồng, một anh hạ sĩ trốn học tập cải tạo, sinh được hai đứa con. Một hôm anh bảo chị xuống tàu vượt biên. Chị lại rơi nước mắt đau buồn: thà để cho anh đi tìm đất sống chứ chị không thể bỏ gia đình. Chị nói chị sợ đủ thứ: sợ mẹ già chẳng ai nuôi, sợ đàn em nhỏ dại, sợ hai đứa con nhỏ không chịu nổi sóng gió…

Tin dữ của bè bạn mất tích ngoài biển khơi đưa về và vì không có lấy một miếng vàng để xuống tàu ra đi làm chị cứ phân vân. Chị nói: 'Bà Táo cạnh nhà có hai đứa con mất tích mới về báo mộng hôm qua. Đứa nào muốn đi chị không cản, nhưng chị không muốn các em đi mà chết.' Ban ngày ở chợ, chiều về chị phụ mẹ cho heo ăn. Mua heo con, nuôi lớn rồi bán lại, chị bỗng thành 'lái heo' hồi nhau chẳng hay. Chị làm bà đỡ cho heo, thiến cho heo chóng lớn, tăng cân, bán được nhiều tiền…

Anh Cả âm thầm vượt biên, không có tin tức đưa về, chắc bị chìm tàu đâu đó ngoài biển khơi. Tôi biết chị cố nén nỗi đau, tự an ủi bằng cách đổ thừa cho số phận. Bạn anh Cả có người vượt biên, cứ đi là bị bắt, tổng cộng tới 17 - 18 lần. Chị buồn rầu nói với tôi: 'Không phải số phận thì là gì" Tại sao có người đi tuốt, có người chết trôi, có người bị bắt" Ai cũng phải phó thác cho Trời thôi.'

Vài tháng sau một người bạn của chị tới kiếm, thì thào bảo chị xuống tàu vượt biên, cho thiếu 3 chỉ vàng, qua được bên kia rồi đi làm kiếm tiền trả nợ. Lần thứ ba chị lại từ chối một cơ may chỉ vì sợ cả nhà sụp đổ vì trụ cột không còn…

Tôi hiểu, chị Cả không chịu bỏ mẹ già và đàn em thơ dại trong cơn giông bão, cả khi đã sóng yên, gió lặng. Chị tái giá với người chồng sau, anh Năm thợ bạc, mở cửa hàng nho nhỏ bán vàng ở quận 8. Nhà bắt đầu dư ăn, dư mặc.

Cầm chắc mấy lượng vàng dành dụm được trên tay, chị Cả không ngăn được những nước mắt nóng hổi vì sung sướng. Chị cám ơn ông Trời đã trao cho chị cơ hội tốt để tiếp tục lo cho mẹ, cho đàn em và hai đứa con nhỏ.

Chúng tôi bắt đầu ra riêng để lập thân, ai cũng có chồng có vợ, chỉ gặp nhau trong mỗi cuộc đi chơi xa, giỗ chạp, tết nhất…Đứa em dâu đẻ đứa con đầu lòng; thằng em trai út thất nghiệp; người em trai thua đề; đứa cháu gọi bằng cô trốn nghĩa vụ cần tiền chạy 'quan trên'… nhất nhất đều xin tiền chị, cùng với những lời khuyên. Chị rất quyết liệt, nếu hư bậy nhờ chị giúp mấy lần mà không chịu sửa đổi, chị nhất định 'từ' liền.

Chúng tôi có công ăn việc làm, chị rảnh gia đình, nhào vô làm từ thiện. Trung bình mỗi tháng hai lần, chị đi tặng quà các cụ ông cụ bà bệnh hoạn, đơn chiếc nằm ở nhà dưỡng lão; đi ủy lạo bệnh nhân trại cùi ở tận Bình Dương, Qui Nhơn; nấu cơm đút cháo cho các bệnh nhân Bệnh Viện Ung Bướu…Thấy chị cực, chúng tôi can gián. Chị chỉ cười hiền, giọng chậm rãi khoan dung: 'Mình dư ăn dư mặc, nhín chút công sức, thời giờ, tiền bạc để giúp người nghèo, vừa vui, vừa ấm lòng. Mình còn phải cám ơn ông Trời nữa là khác. Hơn nữa đâu phải tuần nào chị cũng đi từ thiện. Thỉnh thoảng cũng biết đi du lịch xa, hưởng thú trời trăng mây nước cùng em út vậy chứ bộ!'

Lần thứ tư, chị từ chối hồ sơ mẹ chồng bảo lãnh hai anh chị và hai đứa con. Chị nói 'già rồi, sang Mỹ trễ rồi, trâu chậm uống nước đục, ở lại khoẻ hơn.' Anh Năm cũng không đi, ở lại cùng vợ con. Gia đình chị sống bình an, mỗi ngày như mọi ngày.

Năm tháng trôi nhanh. Hai đứa con chị lớn dần, đứa con gái học lớp 11, thằng con trai nhỏ lên lớp 9. Một hôm chị mời cả nhà đi ăn để tiễn hai đứa con đi Mỹ du học theo chương trình trao đổi văn hóa. Chúng tôi chưng hững: 'Hai đứa cùng đi, trời. Vậy ai ở nhà lo cho hai vợ chồng già"' Chị chỉ lắc đầu: 'Nước mắt chảy xuôi chứ không chảy ngược bao giờ em à.' Thôi thì 'nước mắt chảy xuôi,' chúng tôi cũng mừng cho chị, lần đầu tiên dòng họ có hai 'giọt máu' đi xa…Và thật là bất ngờ chỉ vài tháng sau, chị lại báo tin 'sẽ đi Mỹ.' Chúng tôi chết điếng, như có một cái gì đó quý báu vô cùng, gần gũi và thân thương vô cùng sắp vuột khỏi tay mình, thân thể mình.

Tôi chới với, vặn vẹo chị: 'Hai đứa nhỏ ở bên ấy, có mấy bác nó lo, chị đi làm chi cho cực. Người ngoài 50 qua bển khó sống lắm chị ơi. Mùa đông lạnh lẽo, ra đường không biết lái xe cũng như cụt chân. Hơn nữa chị cũng nên biết rằng đi Mỹ dễ bị người ta ghét lắm đấy. Thà đi Trung Quốc, đi Nga, đi Pháp học mà không ai để ý.' Ánh mắt chị nhìn làm tôi cảm thấy lạnh cả người. Ánh mắt mà khi chị giận lên, như một lằn roi điện.

Tôi phân bua: 'Em nói gì không phải, xin chị tha cho em. Chị đi thì tụi em nhớ và lo cho chị. Từ nào tới giờ chị đâu có xa rời tụi em"'

Chị lôi tôi ngồi xuống ghế salon, bắt đầu nói, cái giọng dịu dàng, ấm áp… Chị vẫn như thế rỉ rả rót vào tai tôi những lời lẽ mà tôi không thể nào cãi lý lại được. Chị nói tới đâu, tôi hốt hoảng tới đó, nghĩ tới những đứa trẻ mà chúng tôi sinh ra sau này…không sớm thì muộn. Chị đang nói với tư cách của một người mẹ, không phải là người chị của chúng tôi và đứa con của mẹ tôi, cũng chẳng phải là vợ của anh Năm thợ bạc.

'…Em có biết không, một buổi sáng sau buổi chào cờ tại một trường trung học lớn, người ta đã kéo vạt áo dài của một cô nữ sinh lớp 11 đứng trước cột cờ để học sinh nam, nữ cả trường nhìn thấy khoảng da lưng, da bụng trắng bệch. Cô bé bị kết tội vi phạm nội quy: 'Không mặc áo lá.' Người ta dùng nhục hình đối với cô bằng cách 'trưng ra sự vi phạm trước hàng ngàn bạn đồng học của cô.'

Cô con gái của chị thường than thở, bà hiệu trưởng của nó còn trẻ tuổi nhưng đầu óc rất già nua. Nhìn thấy bà ta thấp thoáng từ xa, cả lũ học trò hè nhau bỏ chạy tránh đường. Chúng nó học sáng, học chiều, ban đêm anh Năm phải chở đi học thêm, học tới phờ phạc cả người. Sắp tới ngày Nhà Giáo, cả đám bạn con của chị bàn nhau, phải hùn tiền mua quà tặng thầy T. vì thầy ấy khó chịu lắm, hay vặn vẹo học trò, bắt tới nhà học thêm…Thằng nhóc nhà chị, ngày nào đi học cũng phải đeo khăn quàng, không đeo bị cấm vào lớp học. Nó có tật hay quên, ngày nào cũng phải bỏ tiền ra mua khăn quàng ở ngay trước trường, đeo lên rồi mới vào lớp. Chị gom lại đã tới không dưới 100 cái khăn trong nhà rồi em à.

Chị định cho hai đứa nhỏ qua Mỹ học giỏi tiếng Anh về trở về VN làm việc, sống với anh chị. Nhà cửa đây, xe cộ đây, sẵn sàng cho tụi nó cả rồi. Anh chị già đâu ăn uống bao nhiêu. Nhưng em biết không, bé Diệp gọi phone nói nó sẽ xin bà nội làm hồ sơ bảo lãnh để xin ở lại. Nó học giỏi lắm, khen bà hiệu trưởng rất tử tế. Ngày cháu mới vào trường học, bà vuốt tóc cháu dịu dàng hỏi thăm. Còn bé Nhật học năm ngày, hai ngày cuối tuần phụ bán hàng trong trường kiếm được tiền mua máy thu băng cho chị. Nó chững chạc hẳn ra, nói năng rõ ràng, lễ phép, không còn cái tính nói úp úp mở mở, lúng ta lúng túng như khi còn ở VN. Chắc tụi nó còn học ở bển lâu, chị phải thăm cháu và lo cho cháu. Mẹ không xa con được lâu em à.'

Chị Cả không nói tới ý định lâu dài nhưng tôi hiểu có thể chị sẽ ở bên ấy hơi lâu. Tôi cũng hiểu chị ra đi là yên ổn, chỉ còn chúng tôi, chẳng lẽ lại tiếp tục là những số phận long đong giữa dòng đời"

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,312,826
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến