Hôm nay,  

Nhớ Đồng Quarter Của Người Homeless

03/12/200600:00:00(Xem: 156098)
  • Tác giả :

Nhớ Đồng Quarter Của Người Homeless

Người viết: XYZ

Bài số 1142-1751-463-vb7011206

  *                                                                           

Tác giả tên thật là Phạm Đình Ninh, cư dân Los Angeles, đã nhận giải thưởng viết về nước Mỹ 2006 với bài viết đặc biệt “Anh Đã Mừng Đưa Em Sang Đây”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông, được viết vào dịp Thanksgiving Day 2006, vẫn với cách nhìn lạc quan tử tế  đáng trân trọng.

Từ sáng, người bạn sponsor thả vợ chồng con cái Nguyên xuống Sở Xã Hội này để làm thủ tục "đầu tiên" (xin trợ cấp tị nạn) với chính quyền, rồi hẹn khoảng năm giờ rưỡi chiều đến đón. Vậy mà đã gần sáu giờ rồi vẫn chẳng thấy tăm hơi bạn đâu. Có lẽ bạn ấy bị kẹt xe vào giờ này -- giờ tan việc.

Mới đầu, gia đình Nguyên đến tị nạn xứ Cờ Huê này thì hãy còn ngơ ngơ ngác ngác như... "thằng lác mắc mưa". Mà lúc này thì thiệt đúng là... "thằng lác mắc mưa"! Trời chiều đang mưa hơi nặng hột, lại lạnh nữa. Vợ con Nguyên đang co ro cúm rúm trốn mưa tránh lạnh ở khuất trong góc cầu thang kia. Nguyên thì phải lấy miếng cát-tông để che đầu mà "đứng mũi chịu sào" ở ngoài lề đường, luôn đảo mắt nhìn ngược ngó xuôi, nóng ruột ngong ngóng xe bạn. Xem chừng đã mỏi mắt, anh đến bên điện thoại công cộng, moi hết mấy túi áo túi quần, tìm một đồng quarter hăm-lăm cents để nhét vào máy gọi bạn. Nhưng chẳng có, chỉ có vài tờ "đô" lẻ thôi. Nguyên hỏi vợ, cũng không có luôn. Chợt, một người đàn ông hom hem, mắt sâu râu rậm, nước da tai tái đen đen, áo quần nhếch nhác -- nãy giờ cũng trú mưa gần đấy -- bước đến bên Nguyên cất giọng ồm oàm:

- Hey... ! You need one quarter for a call" 

Cái vốn tiếng Mỹ "cầu dừa đủ xài" của mình đã giúp Nguyên hiểu câu hỏi trên, anh vừa nói "Yes...!"  thì gã chìa ra ngay một đồng quarter đưa cho Nguyên:

- You lấy cái này gọi đi. Tui cho you đó!

Thật bất ngờ, Nguyên ngây người ra, vì qua dáng dấp người này, anh biết gã ta là dân homeless -- một người vô gia cư chính hiệu... ông lang trọc. Vừa mừng vừa cảm động, anh nhận đồng quarter nhét vào máy. Vừa bấm số anh vừa nói tiếng Mỹ với gã bằng cái giọng ngang phè phè:

- Thank you! Wait just a moment for me, please!

Rồi Nguyên gọi bạn, anh bạn cho biết vì có chút việc cần bất ngờ, không đi đón được, nên nhờ cô em đón giùm; nhưng cô ấy lại bị lạc đường. Run người lên, giọng anh lặp bặp:

- Ch... ê...ế...t... mẹ...! Thôi...được...! Để tao...tao... liệu...!

Quay sang người homeless đang đứng rủ người thỉu nảo bên cạnh mình, Nguyên nhanh tay rút ra tờ một "đô" cho gã và nói:

- Cám ơn nhiều. Cám ơn you đã giúp tui. You are a good guy!

Cầm lấy tờ một "đô", gã lẩm bẩm nhừa nhựa mấy tiếng trong miệng: "Thank you. You re welcome...!", kèm theo một cái cười không hồn   cái cười của một... robot homeless, rồi lững thững đi về chỗ mình.

Mưa càng lúc càng lớn. Nguyên đảo mắt nhìn quanh, tứ bề vắng lặng. Anh biết, giờ này làm gì còn xe bus. Một vài chiếc xe chạy đến, anh giơ tay đón nhưng chẳng có xe nào dừng lại. Chợt có một chiếc xe jeep từ trong bãi đâu xe của Sở Xã Hội chạy ra, may quá, anh vẫy tay xin quá giang. Xe dừng, anh đến bên xe, thì ra người lái xe lại là nhân viên Mỹ đen bảo vệ của Sở mà sáng nay anh có dịp chào hỏi và "uốn lưỡi" nói vài câu xã giao.

- Hi...! Xin you cho gia đình tui quá giang về nhà nghen! -Giọng anh khẩn khoản.

- OK...! No problem! Mấy người" -- Người bảo vệ nhiệt tình hỏi.

- Four.

- Get on...! Ráng chật chút nghen! À, nhà you ở đâu"

Anh chìa ra miếng giấy nhỏ có viết sẵn địa chỉ nhà mình, rồi ái ngại hỏi:

- Có trái đường về nhà you không"

Vẫn giọng nhiệt tình, anh ta nói:

- Don t worry...! Anyway, tui sẽ đưa you về tận nhà mà!

Xe từ từ lăn bánh dưới cơn mưa chiều tầm tã. Vợ chồng con cái Nguyên co rúm người lại, ngồi chụm vào nhau cho đỡ lạnh -- cái lạnh đầu tiên mà gia đình anh chạm phải sau một tuần đặt chân lên xứ này.

 

*

Sáng sớm hôm sau, vợ chồng Nguyên lục đục làm bữa ăn sáng. Anh gợi chuyện:

- Em này, chiều hôm qua, nếu không nhờ ông đó cho quá giang chắc mình phải ngủ lại ở gầm cầu thang trên đó quá, em hả!

- Ờ...! Lúc đó em sợ lắm vì ở trển toàn là Mỹ đen không à! Mà trời lại lạnh nữa chớ!

- Nói vậy chớ còn tùy người em à! Bộ cái ông chở giúp mình về không phải là Mỹ đen sao!

- Đồng ý, nhưng biết đâu mà lường, anh! Thì coi như là mình gặp may đi!

- Tội nghiệp! Thả mình xuống xong, ổng mới quay đầu xe lại để về nhà ổng.

Gọi hai con vào bàn ăn, đẩy dĩa trứng tráng với khúc bánh mì vừa mới nướng cho Tý Gái, anh tiếp:

- Em biết anh nhớ gì nhất chiều hôm qua không"

- Làm sao em biết được!   Liên  -- vợ Nguyên, ngớ người ra trả lời.

Hớp một ngụm cà-phê-uống-liền không mùi không vị, anh chậm rải nói từng tiếng:

- Anh nhớ nhất là người homeless đã cho anh đồng quarter để anh gọi phone.

- À há!   Liên chợt nhớ ra   Mà hay thiệt anh há! Homeless mà lại cho tiền mình, em mới thấy lần đầu đó!

- Thì anh cũng mới thấy lần đầu thôi! Homeless mà có lòng quá hả em. Vậy mà cũng có người không phải là homeless chưa chắc gì có nghĩa cử giúp ngặt đó đâu.

- Thì có người này người nọ chớ anh.

- Anh biết...! Nhưng cử chỉ ấy đã làm anh nhớ đời em à!     Và, bằng giọng chắc nịch, anh tiếp     Theo anh, đây là một bài học nhỏ mà có ý nghĩa lớn cho mình đó em.

Nhìn hai đứa con dại đang chăm chú ăn sáng, anh hỏi:

- Hai đứa có hiểu ba má nói chuyện gì không"

- Dạ... hông!     Tí Anh hồn nhiên trả lời.

Anh ôn tồn nói:

- Ờ...! Để hai đứa thêm vài tuổi nữa ba má nói, sẽ hiểu.

 

*

Khoảng tám chín giờ tối hôm nọ, vợ chồng Nguyên đi chợ gần nhà mua thức ăn. Vừa bước xuống xe, Liên đạp phải một vật gì cồm cộm, chị đá qua đá lại rồi cầm lên xem, thì ra đó là một cái bóp tay nữ. Chị nói:

- Anh ơi...! Bóp tiền.

- Vậy hả! Đưa anh coi  --  Anh mở bóp ra, bên trong có chừng hai ba chục tiền lẻ, bằng lái xe, thẻ ngân hàng, credit card, thẻ Triple A và một vài receipt ...

- Mình làm sao đây anh"   --  Liên hỏi, vẻ bối rối. 

Nhớ đến "đồng quarter của người homeless nọ", anh nói:

- Mình sẽ tìm cách trả lại cho người bị mất em à!

- Trả bằng cách nào đây"

- Anh sẽ giao cho cảnh sát. À, mà thôi, anh không muốn "dính dáng" tới cảnh sát đâu, vì mình dốt tiếng Mỹ, nói ú ớ thì họ lại sinh nghi, phiền lắm.

Anh chị vô trong chợ, tìm số phone của chủ bóp, không có; sau, anh theo địa chỉ trên bằng lái xe đến nhà người đó giao lại, may mà nhà cũng gần chợ. Lúc này, đôi vợ chồng trẻ đang chuẩn bị gọi phone vài nơi để báo mất, bất ngờ được nhận lại bóp, họ mừng lắm, mừng đến độ quên cả mời anh chị ngồi uống nước, chỉ nói được mấy lời cám ơn ngắn ngủn mà thôi. Anh chị ra về trong lòng thật vui và thanh thản.

Cũng tại khu chợ này, lần nào đến đây mua thức ăn, anh chị cũng cho người homeless ở đây một hai quarter, vì anh lại nhớ đến "đồng quarter của người homeless nọ".

*

Một tối nọ, gia đình Nguyên đi mall về, bất ngờ xe chết máy ngay ngã tư đèn xanh đèn đỏ. Anh bật đèn emergency lên, mấy chiếc xe từ sau chạy đến thấy vậy, đổi lane khác chạy tiếp. Chợt có một chiếc chạy chầm chậm đến gần sau xe Nguyên, dừng lại, rồi chớp đèn emergency. Một thanh niên bước xuống, hỏi xe you "out of order" phải không, anh ta nói luôn: "Let me help you", bảo Nguyên vào xe gài số N, rồi cùng người nhà Nguyên đẩy xe cặp lề đường. Mở nắp máy xe, anh ta dùng đèn pin coi tới coi lui, rồi câu bình điện, nhưng cũng không được gì.

- Tui gọi Triple A kéo xe về nhà cho you nghen!

- Yes...! Thank you very much!   Nguyên mừng rối rít vì không ngờ mình lại gặp quý nhân giúp đỡ.

Chừng ba-mươi phút sau, towing-car của Triple A tới. Xe Nguyên được kéo về nhà thì đã mười-một giờ khuya rồi. Nguyên chỉ kịp nói lời cám ơn thì người thanh niên ân nhân kia vội vã lái xe đi ngay.

Lần này thì Nguyên nhớ đến người nhân viên Mỹ đen bảo vệ của Sở Xã Hội nọ.

 

* * *

Có lần đi chợ Viễn Đông 3, Nguyên chợt thấy một người khách phương xa tay xách samsonite từ Phương Xe Khách bước xuống, cũng lúng ta lung túng trước cái phone công cộng như mình, cũngh moi moi móc móc mấy túi áo túi quần như mình. Lại nhớ đến "đồng quarter của người homeless nọ", hiểu ý, anh hỏi ngay:

- Anh cần gọi phone phải không"

- Dà...! Mà tôi không có...

- Tôi hiểu...! Đây, băm-lăm cents đây, anh dùng gọi phone đi, đừng ngại.

- Dạ...! Cám ơn anh.

 

*

Mọi khi, chừng chín giờ tối thì Liên về đến nhà rồi; vậy mà nay, đã gần chín giờ rưỡi mà chưa thấy bà xã về, Nguyên sốt ruột lắm, anh định lái xe đi tìm Liên trên quãng đường quen thuộc từ tiệm về nhà. Chợt chuông điện thoại reo lên, anh bắt máy, một giọng Mỹ rõ ràng từng tiếng một nói với anh:

- Hey...! Xe bà xã you bị chết máy ở góc đường Broadway và Alondra, ra nhanh đi! Hurry up!

- Dzậy hả...! Thank you very much. Nhờ you nói lại bả là tui sẽ tới ngay. Thank you...!

Nguyên ra đến nơi, một người Mỹ đen đậu xe bên kia đường lên tiếng chào anh, hỏi:

- Hey...! You tự lo được chớ"

- Yes,  Sir...! Thank you very much.

Rồi ông ta lái xe đi. Cũng may, xe bị chết máy tại ngã tư gần nhà, nên Nguyên dùng xe mình đẩy xe bà xã về nhà. Liên kể lại, khi nghe tiếng máy xe yếu dần, Liên tấp xe vô lề, cũng vừa lúc nó tắt máy luôn. Liên bật đèn emergency lên, ngồi trong xe chờ, biết đâu có cảnh sát hay người nào đó đến giúp. Chợt có chiếc xe chạy ngược chiều, đậu lại bên kia đường, vẫn còn để đèn sáng và bật đèn emergency lên, rồi có tiếng người bên kia:

- Xe you chết máy hả" Cứ ngồi yên đó đi, đừng sợ. Có cần tui giúp gì không"

- Yes...! Help me, please!

Rồi ông ta -- một người Mỹ đen -- bước đến gần xe Liên, ý tứ giữ một khoảng cách vừa phải, ôn tồn nói:

- Bà đừng sợ, tui sẽ giúp bà! -- Rồi như để Liên yên tâm, ông ta tiếp -- Tui là một cựu chiến binh, đã tham chiến ở Việt Nam trước kia. Give me your home phone number để tui gọi người nhà của bà cho!

- Yes...! Thank you very much.

Ông ta ghi số phone nhà của Liên, chạy xe đến góc đường gần đó, gọi cho Nguyên. Anh lại nhớ đến người nhân viên Mỹ đen bảo vệ cho Sở Xã Hội nọ.

*

Khi sắp nhỏ đã có chút ít hiểu biết, Nguyên kể lại chuyện "đồng quarter của người homeless nọ" và, cứ mỗi lần đi mua sắm hay đi chợ, chợt thấy người homeless nào thì hai đứa nó nói:

- Ba má ơi...! Cho con một quarter để con cho cái người homeless kia, nghen!

- Ờ...!  Giỏi...! Hai con cũng nên nhớ là, ở Mỹ này cũng không thiếu những người tử tế đâu nha!

Còn Nguyên, mỗi lần sắp đến cuối cái exit quen thuộc chờ đèn xanh thì anh chuẩn bị trước một hai đồng quarter để cho người homeless vẫn thường ngồi ủ rủ ở đó để chờ donation của mọi người.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,348,235
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến