Hôm nay,  

Niềm Vui Nhỏ, Chút Xíu Tự Hào

01/12/200600:00:00(Xem: 143919)

NIỀM VUI NHỎ, CHÚT XÍU TỰ HÀO

Người viết: Thanh Thành

Bài số 1140-1749-461-vb5301106

 

Tác giả tên thật là Phạm Thanh Bình, là một vị cao niên ngoài 80 tuổi,  cư ngụ ở thành phố tên là Carlsbad, tên có vẻ tiếng Đức, có đa số sắc dân Âu châu cũ, như Ý, Đức, Hòa Lan... Thị trấn kề biển có 75% dân về hưu.Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Tình Già”.  Sau đây là bài thứ hai của ông, với rất nhiều bâng khuâng.

*

Nơi này, hôm nay, ông Thành đang bước đôi chân nhẹ nhàng , thong thả mà thẫn thờ, vơ vẩn, trên đường Magnolia và góc Bolsa, trong khu phố chợ ABC. Ông đi vật vờ ngắm cảnh hơn là chủ tâm mua bán hay ăn uống.

Ông thích chen vào trong dòng người, chạm khuỷu tay nhau  trên vỉa hè hẹp, có nhiều bà bán rau cỏ ngồi ngoài, sát đường xe chạy, hay vài ông già đẩy xe đạp bán báo. Ông nhớ lại có lần vào cắt tóc, cô hay các chàng đứng cắt tóc, nói vài câu chuyện hay rất thích hợp, nhu ru ngủ, mặc dù không ngoáy lỗ nhĩ, hay cắt lông mũi, như khi còn ở bên kia. Họ như có sắp sẵn các đề tài tủ, cho các hạng loại ngưòi căt tóc. Chuyện kể của họ chỉ thua Trịnh Hội và Nam Lộc, vì các anh này kể quá phê rồi..

 Hay là đi tìm một quán bún, có rau muống chẻ, trộn với húng và tía tô, cho vào bún có tàu hũ chiên, đậu phụ rán cũng là vậy, quen mà lạ, hơi chế một chút, nhưng sạch sẽ, có tổ chức gọn gàng.

Ong Thành vẫn còn đang đi rong ngoạn cảnh, chỉ mới quá 11 giờ, chưa đúng ngọ hẳn, còn tò mò nhìn mãi mấy bà cụ bán rau mồng tơi, mướp nhà trồng, hay vài thúng trái thanh long, trái ổi xálị, đem giống từ vùng Cửu Long qua, mọi thứ trồng vườn sau tưới nước đã đời, con kêu tốn tiền bill quá, nhưng vẫn trồng cho vui tay, cứ ra home depot mua phân bón, các cọng ngò dài và mượt xanh, bán 1$ bó to. Vẫn còn nhiều nón lá, cả trong chợ máy lạnh, vẫn đội nón, nhìn gần còn thấy răng đen nhánh hạt huyền, đem từ đâu sang đây. Cái chợ chồm hổm nhỏ giống như chợ xóm Bàn cờ Q.3, trật tự hơn. Ai dựng lại cảnh này, có thể giống chợ Gò vấp hay cuối Ngã ba hang Xanh.

Ông Thành rất thèm cảnh này, cứ 1 tháng lại xuống thăm một lần, có khi 2, 3 tháng,

Ông sống xa đây trên 100 miles, nơi phía Bắc Los Angeles, thị trấn là North Hollywood, nhiều cư dân gốc la tinh. Khu apartment ông ở chung với họ, họ chen lấn, ném rác, hôn nhau chí chạt trong các cầu thang, v.. Nên ông phải xuống Santa Ana hàng tháng là vậy đó. Xem cảnh sống và nghe tiếng nói quen xung quanh mình. Sống lại.

 Vẫn chưa ra khỏi các suy tư trong đầu, bỗng chợt có cảm giác như bi ai soi mói, coi tướng mình, ông Thành hơi ngứa sau gáy, đang đi qua nhiều người, nhiều cặp vợ chồng rung rẻ. Đi ngang vai một cặp vợ chồng dắt theo hai đứa trẻ, người vợ liếc nhìn và hỏi:

- Có phải ông Thành đây à, anh Thành phải không, em đây.  

- Dạ thưa bà phải, ông bà có chuyện gì" -Quen lâu rồi, -hay lúc tôi còn làm việc trong nước, - hay bà con xa mà tôi chợt quên"”

Bà vợ vui vẻ nói:

- Giới thiệu anh đây là ông xã nhà tôi, lúc trước nói mất tích khi tôi vượt biên, dã sang đòan tụ, từ 1990, không phải diện HO, mà do tôi bảo lãnh, ODP. Cũng mười mây năm rồi anh thấy không." Mà lần này tôi gặp lại anh thì quá hai mươi năm rồi.

- Thưa Bà, tôi không nhớ gì cả, hai mươi mấy năm truóc gặp bà ở đâu"

Ông Thành nói và cố nhớ. Hoàn cảnh nào" Chẳng biết được. Đầu tôi không còn chỗ để mà cắm thêm memory stick. Bà vợ vẫn vui vẻ:

- Nhân tiện gần trưa mời anh đi ăn cùng vợ chồng tôi, ngồi nói chuyện thoải mái hơn, ngoài đường nói to không tiện. Anh muốn ăn gì, chúng ta cùng đi.

-Tôi muốn ăn bún.

Vào quán bún, ngồi vào bàn, tỉnh lai, và nhìn kỹ khuôn mặt của bà này, cô này thì đúng hơn, chỉ mới năm mươi mấy, chồng thì lớn tuổi hơn và gầy, lưỡng quyền cao, da hơi sạm.

Nghe nghe cô nói vài câu cuộc gặp đêm Noel 1981, ông Thành  đã nhớ ra từng gặp cô trong một dạ vũ do gia đình Mây bốn Phương tổ chức trong Convention Center nào đó, như  Santa Ana thì phải, và cô đã nhẩy với ông nhiều bài. Ờ, lúc thật vui, quên đời đau khổ, sau lưng, ngoài kia.

Ông Thành nhớ rồi. Quả thật tên cô là Thy Lang, cô đi dự đêm dạ tiệc khiêu vũ, cùng người cháu gái, gọi cô bằng dì, cô cháu tên Thu Vân. Chỉ có hai dì cháu ngồi một bàn, không có kép, còn tôi. Còn tôi cũng chỉ một mình.gọi thêm nước uống. Mọi người kéo nhau ra chật sàn, còn thêm nhiều người mua vé đứng, cũng đưa nhau ra nhảy, quả thật đều có nhu cầu tìm quên nỗi nhớ.

Ông Thành chỉ gắp vài sợi bún, ăn vài miếng, rồi suy nghĩ , như đừ người.

Đó là ngày hôm 25 tháng 12 năm 1981 ông có ngày vui, và nhiều ngày sau nữa, nỗi cô đơn trống vắng có thể được lấp, lấp tràn đầy, nếu ông muốn.

Sau nhiều bài nhẩy xã giao, kiêng kỵ, thì có lúc cả cô Thy Lang và ông Thành đều cùng muốn va chạm mạnh, hình như cô khuyến khích cho cái chân, và tự ý cho gác đùi cô lên cẳng ông. Càng về khuya, cả hai cùng suýt soa xiết chặt. 

- Anh ơi.  Em làm sao...

- Bỏ em ra à.

- Không, anh cứ ôm đi, dìu em đi"

Dứt cuộc vui, luyến tiếc nhau, bịn rịn, nghĩ phải chia tay, biết bao giò gặp lại.

Cả hai dì cháu nói thầm với nhau, rồi chặn ông Thành lại, nói:

-Anh về N.Hollywood, trên 100 dặm mà đã hai giờ sáng, theo xe em về nhà ngủ, mai về, bớt mệt hơn. Cho anh nằm sofa bed dưới nhà, tui tôi ngủ trên lầu , tôi đưa quần áo ngủ anh mặc tạm.

Chẳng nói được câu gì, ông Thành lặng lẽ làm theo đúng lời chỉ dẫn. Ngủ sofa dưới nhà, căn nhà như là vùng Anaheim Hills. Chợt chớp mắt thấy 4 giờ sáng, có tiếng cầu thang đi xuống, bật đèn, ngồi cạnh. Nhắm mắt không mở, ngáy to thêm. Nghe đứng dậy, lên cầu thang trở lại. Quên đến sáng luôn, quá 8 giờ. Thấy mặc áo quần đàn bà ngủ, cụt tay và chià cẳng chân, hơi cười. Chẳng hiểu tự đâu ra nông nỗi này. Như có tội với ai đây"

Không, vẫn chỉ ngủ một mình, mặc quần áo bên ngoài thì có tội gì!

Đến chín giờ cả hai dì cháu trên lầu đi xuống, đẹp đẽ. Sang diện lịch sự, hơi khớp.

- Đêm qua lúc nhẩy vui đùa, mình đã quá chớn, xin các cô tha cho.

- Không tụi em cũng vui, tết tây cho anh xuống nhẩy nữa, với cả hai đứa, mình anh thôi.

- Ồ sao tôi có thể đưa luôn từ đầu tới cuối, chuyên phiên, tôi sẽ gãy cẳng, nằm lại. -

Cũng cho nằm lại.

Tưởng đùa mà thật à"

- Thôi để xe anh, lên xe tôi, đi ăn sáng, xong 10 giờ cháu nó ra mở cửa tiệm, cho anh ghé thăm, biết chỗ chúng tôi làm.

Ăn xong thì quá 10 giơ, xe đến đường Ball, vào tiệm và mở cửa, có một người Mễ to lớn, có súng đứng gác, nghiêm, hai tay chắp sau lưng. Cô cháu mở 2, 3 lần khóa, mở két đem vàng ngọc bày ra tủ. Đứng lặng người, chết thật, mình đã dại dột đùa với lửa thứ thiệt. Có thể bị đốt tan ra tro. Chưa từng trong đời mạo hiểm như vây. E ngại nói:

-Xin Chị và Cô Vân cho tôi về, mai đi làm.

Trở về nhà “Chị” nói uống nước xong sẽ đi. Và hỏi tyhẳng ông:

- Mà hỏi anh này, thay vì anh đi làm 2.25$ một giờ hàn bo điện, tôi mướn anh, làm cho tiệm tôi, chỉ lái xe đưa tôi đến tiệm, ngồi chơi, xem chúng tôi bán hàng, rôi khi dóng cửa thì chở chúng tôi về. Tôi sẽ nấu cơm cho anh ăn. Có thể cho anh ngủ chung nếu thấy anh sạch sẽ và biết vâng lời, dễ dạy.

- Tôi vốn hay vâng lời và dễ dậy với nhà tôi từ lâu rồi. 

- Nhưng bây giờ chị ấy không có đây, anh nói chị cho tôi mượn tạm, Khi nào chị sang tôi trả chị.

Ghê quá sao mà cô sắp đặt mọi sư như lúc cô đứng bán vàng và kim cương cho khách.

- Nhưng tôi chưa trả lời đươc. 

- Cho anh về suy nghĩ, tết tây có mặt sớm ở nhà, cùng đi dạ vũ một xe. Xe tôi anh lái.  

- Vâng.

Một tuần lễ vui mà ăn không ngon, ngủ không yên, tự nhiên ách giữa đàng choàng vào cổ. Tự nhiên đi mắc nợ, gánh quá nặng phải trả. Trả bằng cách nào" Cả cuộc đời mình, và trói vào cuộc đời ai. Rôi làm sao hai đứa thoát ra đươc" Chẳng  ai hiểu được nông nỗi này.

Đến College L.A học, gặp người học trò cũ trong nước, cũng vượt biên, cùng học với nhau, giờ nghỉ ra tâm sự với nó. Nó nói:

- Thầy ơi, chuột sa chĩnh gạo, thầy nhận lời đi, còn chờ gì, cơm no có xe đẹp cưỡi, tốt quá, như những lúc đang bị cắt đứt với quá khứ, đen tối cho tương lai đoàn tụ, ai cũng có nhu cầu cho cuộc đời nơi đây. Rồi tất cả sẽ hạ hồi phân giải, cũng êm suôi thôi. Thày nên làm ngay, kẻo hối tiếc.

Thế là ông Thành nghe lời bàn Mao tôn Cương, đến gặp lại cô Thy Lang. Đối với nhau như một cặp tình nhân trọn vẹn, hiểu nhau, cùng chiều nhau, biết điều. Họ yêu nhau thật. Hay là tình mơ. Đúng thật nắm tay nhau và hôn trên má. Chỉ thế thôi, có ghì nhau nhiều lần, những lúc vắng mặt cô cháu, nhưng chưa đi lên lầu ngủ chung theo thỏa hiệp cô Lang đưa ra.  Cô nói:

- Thôi ngày mai anh dọn quần áo xuống đây, đem lên trên lầu, trong phòng em. Ngủ chung!

Ông Thành chẳng trả lời.

Ngay hôm ấy, ông lái xe về Los Angeles và không trở xuống nữa. Cô gọi điện thoại, bắt xuống ngay:

  -Muốn sống muốn chết thì hãy cứ vác cái mặt xuống đây đã.

 Ông Thành bây giờ đã cứng giọng và trả lời:

- Anh không bao giờ xuống. Em cố gắng vượt qua một mình, cuộc đời có nhiều gian  trá, đừng tin ai, ngoài anh ra, thì không nên. Mà anh thì bất khả. Mình đã đi quá xa rồi, lúc trống vắng, nghĩ lại. Em nên đúng vững, Em có đủ khả năng sang đây môt mình, lập cửa tiệm, quản lý một mình. Em có thể đứng trụ được.

. . .

Và quả thực, ngày hôm nay, 24 năm sau, em là người xứng đáng tự hào, vui với em, vui với chồng và con. Cho anh vui lây.

Cô Thy lang, hay bà Thy Lang, bà có giới thiệu phu quân bà nhưng vẫn chưa biết tên.

Tất cả như mây trôi lưa thưa buổi trưa hôm nay, trên đường Magnolia này.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,601,534
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến