Hôm nay,  

Tháng Tư Lại Về

01/04/200700:00:00(Xem: 119029)

Tác giả: Hải Triều Lại Thế Lãng

Bài số 1231-1842-548vb8010407

Hải Triều tên thật Lai Thế Lãng là tác giả đã được vinh danh trong năm thứ nhất của giải thưởng Viết Về Nước Mỹ 2000. Sang năm thứ hai, ông còn là tác giả có số lượng bài Viết Về Nước Mỹ nhiều nhất. Là một cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà, cựu tù nhân cộng sản, ông hiện định cư và làm việc tại tiểu bang Vermont miền Đông nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất của ông, nhân “Tháng Tư lại về” cùng với tin tòa án Cộng sản tại Việt Nam vừa mang Linh Mục Nguyễn Văn Lý ra xử với bản án 8 năm tù giam.

*

Biến cố 30-4-75 đã gây cảnh đau thương, ly tán cho hầu như mọi gia đình của người dân ở miền Nam. Biến cố này cũng tạo ra một thời kỳ vô cùng đen tối cho các giáo hội ở quê nhà.

Tôi không thể quên được cái cảnh “tan đàn rã gánh” của gia đình tôi sau khi chế độ miền Nam hoàn toàn sụp đổ. Bố mẹ tôi quyết định bỏ vùng Hàn Giang ở miền Đông tìm về miền đồng ruộng Hậu giang vì các cụ biết trước khó khăn sẽ đến, phải bám lấy đồng ruộng để có hột lúa hột gạo mà sống. Vợ tôi dẫn 5 đứa con dại trở về căn nhà cũ ở Nha Trang với một tương lai thật mờ mịt. Còn tôi ở lại Sài gòn, ruột nóng như lửa đốt, chờ ngày trình diện để được đi “học tập cải tạo”.

Trong cảnh chia tay, mẹ tôi buồn lắm nhưng bà không khóc như nhiều bà mẹ khác khi phải đối diện với hoàn cảnh như vậy. Đến bên tôi nhưng mắt mẹ tôi nhìn đi nơi khác và với giọng yếu ớt nhưng đầy tin tưởng mẹ tôi nói: “Cứ yên tâm mà đi. Đi rồi về. Những kẻ vô thần, ngược ngạo chẳng tồn tại được lâu đâu”. Bố tôi thì ngồi bất động, không nói gì. Nhìn vẻ mặt trầm ngâm của ông và nhân câu nói của mẹ tôi, tôi bỗng nhớ lại thời xa xưa rồi nhớ đến những lá thư bố tôi gửi về gia đình trong những ngày bố tôi chinh chiến xa nhà. Trên góc trái của bất cứ lá thư nào gửi về gia đình, bao giờ cũng có hàng chữ đậm nét “Trái tim Mẹ sẽ thắng.” (Đây là lời Đức Mẹ nói khi hiện ra với ba trẻ tại Fatima năm 1917 “ Cuối cùng, Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ sẽ toàn thắng”.)

Có thể coi đó là tất cả gia tài bố mẹ tôi để lại cho tôi trước khi chia tay mỗi người một ngả để tôi dùng làm hành trang mang theo trên bước đường đi “học tập cải tạo”. Trong những ngày tháng sống kiếp tù đầy trong các trại “lao động cải tạo”, chính những lời nói của bố mẹ tôi đã vực tôi dậy những khi tôi gần ngã qụy vì chán nản và tuyệt vọng.

Lời tiên đoán của mẹ tôi và niềm tin được thể hiện qua hàng chữ xác quyết của bố tôi năm nào nay đã có phần đúng.

Cuối cùng thì như ai nấy đều biết, nước Nga đã ăn năn trở lại như ý Đức Mẹ muốn (Lời Đức Mẹ nói trong một lần hiện ra tại Fatima năm 1917: “Nếu lời cầu xin của Mẹ được chấp nhận, Nước Nga sẽ hoán cải . . .” ) và chủ nghĩa cộng sản đã chết ngay tại nơi nó được sinh ra cùng với sự sụp đổ của chủ nghĩa này ở nhiều quốc gia khác.

Rất tiếc chủ nghĩa cộng sản vẫn còn tồn tại trên quê hương Việt Nam. Nhân dân Việt Nam vẫn chưa được hưởng quyền tự do tôn giáo. Các giáo hội nói chung và giáo hội Công giáo nói riêng vẫn còn nhiều gian nan, thử thách. Trong bài này chỉ xin đề cập đến giáo hội Công giáo là lãnh vực mà người viết có chút ít hiểu biết.

Gần đây cả thế giới đều hướng về Ba Lan, một nước từng theo chủ nghĩa cộng sản trước đây. Dư luận xôn xao về việc một số linh mục và giám mục Ba Lan bị tố cáo đã cộng tác với cơ quan mật vụ trong thời kỳ chế độ cộng sản cai trị quốc gia này. Trong số những giáo sĩ đã cộng tác với mật vụ có Giám mục Stanislaw Wielgus, người được Tòa thánh bổ nhiệm làm Tổng Giam mục để cai quản Tổng giáo phận Warsaw (Tổng giáo phận lớn vào bậc nhất của Ba Lan) đã phải tuyên bố từ chức ngay trước buổi lễ tấn phong.

Hội đồng giám mục Ba Lan coi việc làm của các giáo sĩ này là hết sức sai trái nên đã triệu tập ngay một phiên họp khoáng đại bất thường để tìm ra hướng giải quyết đối vơi các giáo sĩ đã một thời dính líu với chế độ cộng sản. Hội đồng giám mục Ba Lan còn chọn ngày thứ Tư lễ tro vừa qua làm ngày “cầu nguyện và sám hối cho toàn thể giáo sĩ Ba lan”.

Chuyện ở Ba Lan khiến người ta nghĩ tới Việt Nam. Ở Ba Lan các giáo sĩ chỉ lén lút cộng tác với cơ quan mật vụ còn ở Việt Nam thì một số linh mục đã công khai cộng tác với chế độ cộng sản. Những linh mục này người ta thường gọi là linh mục quốc doanh.

Có những người dễ dãi nghĩ rằng linh mục quốc doanh hay không quốc doanh thì cũng là linh mục. Họ còn cho rằng sự gần gũi người cộng sản của những linh mục quốc doanh biết đâu lại chẳng làm lợi cho giáo hội. Nhưng không phải người Công giáo nào cũng tin như vậy và phần đông người Công giáo không thích những linh mục quốc doanh. Lý do cũng dễ hiểu là vì dù muốn hay không muốn những linh mục quốc doanh cũng đã trở thành công cụ của chế độ cộng sản mà chế độ này lại không ưa thích người Công giáo. Hơn nữa linh mục là những người đã từ bỏ tất cả để theo Chúa, không thể một lúc tôn thờ hai chủ, vừa rao giảng lời Chúa lại vừa là đồng chí với những người luôn luôn rình rập và tìm cách khống chế Giáo hội. Trong một bản tuyên bố, Hội đồng Giám mục Ba Lan cũng đã khẳng định “Không bao giờ có thể đi tìm điều tốt bằng cách làm điều xấu”.

Có lẽ cũng giống như ở Ba Lan, những linh mục ở Việt Nam có thể sa ngã vì bị những áp lực nặng nề nhưng cũng có những linh mụỳc chỉ vì ham danh ham lợi đã chấp nhận cộng tác với chế độ cộng sản.

Cánh đây không lâu trên một số web sites Công giáo có một bài viết mang tựa đề “Giuđa vẫn còn sống” và sau đó xuất hiện một bài khác có tựa đề “Giuđa đang biện hộ vì Giuđa vẫn còn sống”. Tác gỉa của mỗi bài viết có cái nhìn riêng nhưng cả hai cùng có chung một nhận định là Giuđa vẫn còn sống. Dĩ nhiên không phải Giuđa Itcariôt ngày xưa mà là những Giuđa của thời đại ngày nay.

Theo kinh thánh thì Giuđa Itcariốt, một trong 12 môn đệ của Chúa Giêsu sau khi bán Chúa lấy 30 đồng bạc thì lấy làm hối hận. Nhưng khi ông ta hối hận thì tình thế đã qúa muộn màng, không còn cứu vãn được nữa. Quá thất vọng ông ta đi tìm nơi thắt cổ tự tử. Thật là uổng công cho ông ta đã ba năm đi theo Chúa nhưng chỉ vì chút lợi nhỏ đã thay lòng đổi dạ để rồi đi đến cái chết thảm thương. Như vậy trên giấy trắng mực đen Giuđa Itcariôt đã thật sự chết cách đây trên 2000 năm rồi nhưng những Giuđa mang những dòng họ khác thì vẫn còn sống và đang sống nhan nhản trong hàng ngũ giáo dân cũng như giáo sĩ.

Sau khi chế độ cộng sản thống trị miền Nam người ta đã chứng kiến không ít cảnh đau lòng. Một số người Công giáo vì sợ bóng sợ gió không dám đến nhà thờ. Có người yếu bóng vía không dám đi xưng tội hay tiếp xúc với linh mục vì ngại bị nghi ngờ này nọ. Có người bỏ đạo để được làm công nhân viên nhà nước hay để được đề bạt gia nhập đoàn, đảng. Có kẻ còn đặt điều vu khống cho người đồng đạo để “lấy điểm” với cộng an. Tai hại hơn có những linh mục đã coi nhẹ nhiệm vụ mục tử để chạy theo bả lợi danh. Rõ ràng là Giuđa vẫn còn sống và vẫn tiếp tục bán Chúa.

Tuy nhiên nếu bình tâm mà xét thì dưới hình thức này hay hình thức khác, bằng cách này hay cách khác, ở mức độ này hay mức độ khác, có ai trong số giáo dân lại chẳng đã có lần là Giuđa bán Chúa hay nhẹ hơn là Phêrô chối Chúa.

Trong một lần trả lời một cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn của Tổng giáo phận Sài gòn có nói “Chúa không chọn ai khác mà chọn Phêrô để cai quản Hội thánh”. Thánh Phêrô, người từng chối Chúa ba lần chỉ trong vòng hơn 1 giờ đồng hồ ở tại dinh thượng tế nhưng sau đó đã biết ăn năn thống hối để trở về với Chúa và rồi đã trở thành người đứng đầu Hội thánh. Khi đề cập đến thánh Phêrô có phải ĐHY Mẫn muốn mở ra một hướng đi cho những ai đã từng làm “Phêrô”" Phải chăng ĐHY Mẫn muốn thúc giục những “Phêrô” ngày nay hãy tỉnh ngộ và trở lại với Chúa như thánh Phêrô đã làm khi xưa" Và phải chăng ĐHY Mẫn cũng muốn kêu gọi những ông “Phêrô”, những bà “Phêrô”, những anh “Phêrô”, những chị “Phêrô”, những linh mục “Phêrô” hãy cởi bỏ sự yếu nhược để trở thành những Phêrô thực sự của Chúa. Phêrô nghĩa là đá. Trở thành Phêrô là trở thành những tảng đá vững chắc để không bị lay chuyển bởi những cám dỗ, mua chuộc và nhất là kiên cường để đứng vững trước những thử thách và đe dọa"

Đã hơn 30 năm qua kể từ sau biến cố 1975, tháng Tư được gọi là tháng Tư đen. Trong lịch phụng vụ của giáo hội Công giáo, những ngày cuối cùng của mùa chay thường nằm trong tháng Tư để kết thúc bằng đại lễ Phục sinh. Trong lịch sử cứu độ, Chúa Giêsu đã chịu khổ nạn để rồi phục sinh vinh quang. Người đã sống lại từ cõi chết.

Hy vọng rằng sau những đau thương, dân tộc Việt nam sẽ chổi dây. Mong rằng trong một ngày không xa lịch sử dân tộc sẽ lật sang trang khác để người dân được hưởng các quyền tự do trong đó có quyền tự do tôn giáo. Và cũng mong rằng trên bầu trời của các giáo hội nói chung và giáo hội Công giáo nói riêng sẽ sớm trở lại trong sáng, không còn bị những lọn mây đen làm vẩn đục nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,326,723
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến