Hôm nay,  

Chân Ướt, Chân Ráo

08/10/200600:00:00(Xem: 123201)

Người viết: NGUYÊN QUỲNH

Bài số 1118-1727-440-vb7061006

*

Tác giả viết trong thư đề ngày 20-9-06 “Tôi là Nguyên Quỳnh, mẹ của cháu Trân Nguyên, đã nhiều lần tham gia Việt Báo. Riêng tôi, đây là lần  đầu tiên.” Trân Nguyên, tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ sáu, vừa có thêm bài mới “Huyền Thoại Mẹ”. Trân trọng giới thiệu bài viết đầu tiên của Nguyên Quỳnh, chuyện Mẹ và Con.

 

*

Đếm đến hôm nay là đúng 20 năm tôi đặt chân đến Mỹ.

Có cô bạn thân lần nào gặp tôi cũng nghe than "Hồi mới qua đây em khổ dễ sợ rứa đó!" Tôi la: "Mi nói chi lạ … hồi nớ mới qua người mô mà không khổ cực, kiếm đỏ mắt cũng không ra người mô mà sướng nữa…"

Sáu tháng đầu tiên, đứa con gái 18 tuổi của tôi đêm nào cũng khóc, tôi ôm nó vào lòng dỗ dành.

- Dù sao Ba cũng đã bảo lãnh hai mẹ con mình qua đây, con sung sướng hơn bao nhiêu triệu người Việt Nam khác lênh đênh trên biển cả, sống chết trên nghìn cân treo sợi tóc… Đừng hận Ba nữa, Thiên ơi.

 Má tôi hay nói: Trời không tối mãi đâu con! Tôi ôm con vào lòng mà không dám khóc. Tôi khóc thì còn ai dỗ dành Út Thiên, nó đã không có cha. Tôi buồn thì còn ai đem lại nụ cười trên gương mặt nó. Tôi gục xuống thì ai sẽ đỡ nó dậy, ai dắt nó bỡ ngỡ vào đời…

Lần đầu tiên tôi chở con tới trường Passadera college bằng chiếc xe 600 dollars mới tậu được và mảnh bằng lái xe còn mới toanh chưa khô mực. Tôi quay sang Út Thiên, nó cười , nụ cười có đỡ hơn vài tháng trước đây nhưng vẫn còn như mếu.

Con đường đẹp quá, thành phố mang tên  "Mãi mãi màu xanh" thơ mộng êm đềm. Tôi cố cười rạng rỡ:

"Nhà đẹp quá, hoa đẹp quá Thiên ơi… Mình tha hồ ngắm cảnh thần tiên, Cali có khí hậu như Đà Lạt con hỉ""

Út Thiên nói:

"Mẹ nghĩ coi nếu như Me con mình giàu, mỗi người một chiếc xe như người ở đây, thì mỗi sáng tinh mơ mình không được chở nhau đi như vậy phải không Mẹ"" Nó nói rồi đưa ổ bánh mì kẹp bơ đậu phụng cho tôi bằng …hai tay.

Té ra con tôi đâu còn nhỏ nữa, nó đã biết an ủi tôi, nó cũng sợ tôi buồn. Câu nói như nước cam lồ,  như dịu dược ve vuốt cảm xúc làm Mẹ của tôi. Tôi lâng lâng, hân hoan trong cái hạnh phúc nhỏ, làm cho ngày làm việc trôi qua dễ dàng, từng núi đồ may chất cao, từng đống bụi tốc lên… xung quanh tôi ngời ngời hạnh phúc. Tôi tiếp tục hộc tốc đạp…máy may. Con tôi chỉ mới bước vào college, đoạn đường còn dài lắm, rán lên.

 Chiều đón con về, tôi định nóivới con nhiều điều, nhưng ánh mắt của con tôi dường như đã hiểu tất cả. Vừa lúc tôi nói: "Mẹ vừa mới lãnh lương" thì Út Thiên cũng khoe:  "Có người giới thiệu con đi dạy đàn Piano. Mẹ biết người ta đề nghị bao nhiêu một giờ không" Nửa chỉ… vàng đó mẹ." Nó che miệng cười. " Mẹ cho con … mượn tiền… bao Mẹ đi ăn trước…hi…hi." Nó cười toe. Sao tôi vẫn không có cảm giác bình tâm khi nhìn thấy cái cười của nó. Nó giống tôi rập khuôn (Má tôi nói vậy). A ha, vậy là lần đầu tiên Mẹ con tôi "kéo ghế" nhà hàng ở Mỹ. Tiệm Sam Woo của Tàu, tiệm cơm duy nhất mà tôi biết lúc đó. Hai mẹ con nháy nhau.

- Kêu món "khô" để còn bỏ hộp mang về, ngày mai cho con đem đi học.

Thực đơn dài quá… một lúc lâu, đẫy qua, đẩy lại cũng chọn được hai món… mà mãi nhiều năm về sau cả hai chúng tôi mới phát iện ra là hôm đó. "Con tưởng món đó Mẹ thích" và… "Mẹ cũng tưởng con … cũng thích". Té ra… Ôi, sao mà món ăn của  Me con mình "Đắt giá" quá! Một người chỉ giàu tiền không thôi chưa chắc gì trả nổi phải không" Bây giời thỉnh thoảng con tôi cũng còn order món… cũ, để rồi tủm tỉm cười nhìn mẹ.

Tôi dám bán đi món đồ gia bảo của Má tôi tặng để mua đàn Piano cho con tôi. Món nữ trang ấy là tâm tình của Má để lại, nhưng chính chiếc đàn Piano là lẽ sống của con. Tôi đau lòng nhưng rồi tôi dứt khoát quyết định, xin lỗi Má. Út Thiên và tôi đi lựa đàn ở Good Will Store do một bà Mễ trong sở làm chỉ.

 Nó mê mải dạo đàn và tôi biết mình đã quyết định đúng. Cây đàn giá 300 dollars và chiếc vòng gia bảo năm đời của gia đình tôi cũng "đáng giá" ngần ấy.

Bây giờ Út Thiên đã có cây đàn trị giá gấp 50 lần như vậy. Bao nhiêu lần tôi bảo "Con coi có ai đó cho, biểu họ chở đi để … xấu cái nhà" nhưng nó nghiêm mặt:

"Mẹ, Nó là đồ gia bảo!"

Tôi biết chiếc đàn năm xưa tôi mua cho Út Thiên đã trở thành vô giá trong lòng con tôi rồi. Chắc má của tôi cũng ngậm cười nơi chín suối và tôi…

Út Thiên dạy đàn, đến trường, còn tôi vẫn tiếp tục đạp… đạp trối chết cho cái đích đến trước mặt. Hai mẹ con còn làm thêm bánh patechaud bỏ mối cho các chợ, các tiệm Việt Nam. Tuần nào cũng suông sẻ thì thôi, tuần nào mưa dầm, gió lạnh…bánh bể bán không hết, người ta trả về vài… chục cái là thường. Tôi và Út Thiên cố gắng "ngốn" thay cơm. Tôi đùa cho…"trôi" bánh.

- Sang chưa, có nhà nào có hai mẹ con mà dám mua mấy chục cái patechaud ăn… chơi.

- Mẹ đừng làm con "sặc".

Nó lại cười vang như tiếng đàn của nó. Nhưng bài nhạc nào chẳng có khúc lặng xuống, đó là đôi mắt của Út Thiên.

Tôi loay hoay đi kiếm nụ cười cho con mỗi ngày. Giờ ăn trưa chạy đi mua thỏi son một đồng, cây bút chì một đồng… cho Út Thiên trang điểm. Trong đôi mắt người Mẹ, con mình là tất cả, tôi nói với Út Thiên. Nó lườm mắt.

- Mẹ phải nói ngược lại mới… đúng.

Con tôi đáng yêu quá!

Giá mà nó có một người cha như các bạn của nó chắc hẳn, con tim nó sẽ chan hòa máu đỏ, nó sẽ thành thân ngọt ngào biết bao! Không hề gì,  Út Thiên đã chọn ngành y tá.

- Con có quyết định này bao giờ"

- Mẹ nhớ hồi mới qua Mẹ ngã bệnh nặng phải mượn Medical của dì Hoa đi gặp bác sĩ không" Ông bác sĩ đó tội ghe, Mẹ nhỉ.   Mãi về sau mình có tiền rồi ông ấy cũng không chiụ lấy tiền. Ổng còn cho Mẹ nhiều thuốc bổ "simple" và nói  Bà phải giữ gìn sức khỏe để lo cho con bà ăn học. 

 Con tôi nói thêm:

- Ước gì con biến thành vị bác sĩ Việt Nam khả ái đó. Nhưng bác sĩ thì xa xôi quá, lùi lại một bước làm y tácũng có thể giúp người, phải không Mẹ"

Từ hôm ấy,  mỗi ngày cong lưng đạp trên bàn máy may tôi lại có thêm một nghị lực mới. Tôi mơ màng nghĩ đến cái ngày tôi được thêu lên góc áo trái của con tôi: THIEN TRAN R.N. Nó mặc màu trắng có lẽ hợp nhất, nó sẽ chăm sóc người bệnh ngọt ngào, nó sẽ có ích cho đời thì những giọt mồ hôi của tôi tuôn ra, những giọt nước mắt cam chịu của tôi mỗi ngày nuốt vào bên trong sẽ không uổng phí.

Rồi hai mẹ con cũng dọn về căn nhà khá hơn cái appartment cũ kỹ đầu tiên. Căn nhà có dàn hoa tím đẹp tuyệt, nhưng mùa hè thì quét hoa rụng, mùa thu thì quét lá rơi… mệt xỉu. Mẹ con tôi đùa. Cái này ở Việt Nam gọi là villa đó, có cổng rào, xích đu, sân cỏ… Tôi trồng thêm mấy khóm hồng, đi chợ 99 cent store mua thêm vài vật trang trí trông cũng xinh xắn lắm. Có điều lạ là một căn single house, 1 phòng ngủ, 1 phòng tắm nhưng nhìn chung cũng khang trang ở một thành phố nhiều người Á Đông như vậy mà giá lại rẻ hơn căn appartment cũ kỹ nằm trong khu Mỹ đen nhiều. Bên cạnh là nhà người chủ nhà, có lối đi thông qua đằng sau. Chúng tôi rất biết ơn họ nên thường cố gắng làm nhiều điều để bù đắp lại. Về sau mua nhà tôi mới biết bảy năm vừa qua tôi phải trả luôn tiền gas, điện nước cho cả chủ nhà bên cạnh vì căn nhà tôi thuê chỉ là 1 unit được xây thêm trên mảnh đất của họ. Không hề gì. Đó cũng là một bài học. Ai mới tới Mỹ mà không bước lên bằng từng kinh nghiệm nhỏ, đôi khi là kinh nghiệm xương máu.

Út Thiên  bắt đầu đi thực tập ở bệnh viện. Những bộ đồ đồng phục y tá đẹp quá nhưng cũng đắt quá. Tôi dò dẫm lái xe local xuống downtown mua vải whole sale về may. Cái áo blouse đầu tiên của Út Thiên đặt biệt nhất trường vì góc áo trái tôi thêu "tay" tên… con.

Ngày sinh nhật tháng mười của tôi, Út Thiên viết:

“Con sẽ cố gắng học thật giỏi bởi vì mỗi lần mặc chiếc áo blouse nhắc con nhớ Mẹ đã thêu tình yêu của Mẹ lên trái tim của con. Đính kèm thêm một cái pin cài áo hình cuộn chỉ, cây kim và một trái tim đỏ lói.

Tôi không còn hoàng kim một thời như ngày còn ở Việt Nam nữa. Những năm tháng trên đất Mỹ giầu có,  tôi chỉ là  người thợ may ngồi trong xó xỉnh của một shop may nghèo nàn nhưng sao tôi thấy kiêu hãnh quá. Cám ơn con cho Mẹ vinh dự này, vinh dự được ở một nơi quan trọng nhất trong lòng của con.

 Tôi gặng hỏi

“Tìm đâu ra cái pin cài áo … "quý" vậy" “

Nó chun mũi cười:

“Yard sale. Nếu như con trả lời là con vào một tiệm kim hoàn đặt một cái bằng vàng để tặng cho Mẹ, Mẹ sẽ la … om sòm đúng không" Điệp khúc của Mẹ mà!

Út Thiên nó hiễu, nó yêu tôi hơn bất cứ một người tình nào. Đó là lý do tôi đã không qụy ngã, tôi tiếp tục sống…

Ngày Út Thiên tốt nghiệp, tôi tế nhị hỏi:

- Nếu con muốn Ba con đến dự  thì Mẹ ở nhà… Mẹ con mình thiếu gì dịp vui, mẹ hiểu.

Út Thiên khẳng định:

- Công lao đó của Mẹ.

Tôi không đồng ý:

- Con không được nói vậy. Ba đã bảo lãnh con qua…

Út Thiên ôn tồn:

- Con sẽ tìm dịp khác dành cho ba.

Cái giờ phút thiêng liêng mà người ta xướng danh học sinh danh dự: c.c THIEN TRAN làm tôi bật khóc. Cuối cùng tôi đã làm được. Con đường dài quá mà tôi đã đến đích.

 Bây giờ Út Thiên đã thành đạt, có một gia đình nhỏ và tôi cũng được "lên chưc", bà ngoại của một "thằng nhóc" năm tuổi, Christopher Trân Nguyên. Trân là họ của Út Thiên Nguyên là họ người con rể mà lúc nào cũng thương quý tôi như Mẹ ruột. Hai họ ghép lại thành tên cháu.

 Tôi lại bắt đầu đi thêm một chặng đuờng mới, ngồi rèn chữ A,B,C… cho thằng cháu ngoại mà ở nhà thường gọi đùa là “thằng ông nội của bà ngoại" Mặc dù cháu rất ngoan. Không hiểu Ông Trời có cho tôi đi đến hết được con đường lần này hay không nhưng tôi sẽ cố gắng như đã từng cố gắng…

Ngày xưa có ai đó bảo tôi "Quân tử tàu" làm một chuyện dại dột, chia tay mà không đòi chia của cải. Chẳng thể khác được. Nếu có trở lại hai mươi năm về trước, tôi biết chắc là mình cũng sẽ lại chọn con đường này mà đi. Cho dù bây giờ riêng tôi vẫn "tay trắng' không tiền tài danh vọng giữa xã hội… nhưng mà tôi mãn nguyện với hạnh phúc lớn lao mà tôi có, tôi không ao ước gì hơn nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,303,968
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”