Hôm nay,  

Tôi Làm Chủ Diner

04/02/200700:00:00(Xem: 158447)

TÔI LÀM CHỦ DINER

 

Người viết:  Nguyễn Lê

Bài số 1192-1804-511 vb8040207

*

Tác giả Nguyễn Lê từng là chủ một nhà hàng ăn Việt Nam thành công tại  Philadelphia, PA. đã góp nhiều bài viết  và đã nhận giải thưởng đặc biệt  Viết Về Nước Mỹ 2005. Bài ông viết thường giản dị, chân thật, thể hiện tính lạc quan, tốt đẹp.

*

Diner là một loại nhà hàng lớn có thể đãi khách tới vài trăm người, nhỏ phục vụ khách tới ăn khoảng vài chục người. Đa số Diner có chỗ đậu xe cho khách. Các món ăn bán cho khách thường là Steak, hoagies bò, gà, hambergers, bacons, pan cakes, trứng nấu đủ kiểu, khoai chiên nhiều loại, nước uống đủ thứ như pepsi, coke, diet soda, nước cam, root beer, nước chanh, seven up, milk shake, trà đá..v…v..

Giờ mở cửa của Diner là 365 ngày một năm, 24 giờ 1 ngày chia làm 3 buổi sáng chiều và ban đêm. Có đầu bếp, nhân viên rửa chén, nhân viên phục vụ khách hàng. Đa số khách hàng là tầng lớp trung lưu tới bình dân.  Họ tới ăn bất cứ giờ nào, bữa điểm tâm thường đông đúc, phần đông là những ông già, bà cả tới những người đi làm sớm tinh sương, tới những chàng thanh niên trai trẻ cùng đi ăn với các bạn gái. Nhìn dãy xe đậu hàng hàng, lớp lớp, ta biết ngay là tiệm phát đạt.

Từ ngày bước chân tới nước Mỹ, tôi đã được chứng kiến rất nhiều tiệm Diner rải rác từ khắp các thành phố trên khắp các tiểu bang. Đi đến đâu cũng thấy Diner sống cả vài chục năm là tối thiểu nên kể từ 1975 tới  nay đã hơn 30 năm và trước cả thời gian khi người Việt đặt chân tới nước Mỹ.

Chân ướt chân ráo vừa tới Mỹ tôi đi làm ngay tại một nhà máy sản xuất vật liệu 8 tiếng 1 ngày nhàn rỗi, tôi đầu quân làm thêm 4 giờ 1 ngày tại 1 tiệm Mac Donald, tìm hiểu cách điều hành 1 nhà hàng fast foof nổi tiếng của Mỹ. Rồi mộng ước được làm chủ 1 tiệm Restaurant theo kiểu sản xuất dây chuyền. Làm chủ tiệm kiểu này là có khách ngay. Không cần quảng cáo riêng, mở cửa là có tiền.

Khi tìm hiểu thêm mới biết nhiều chuyện nhiêu khê, phức tạp: phải đi học vài tuần lấy bằng của công ty, phải theo đúng điều kiện và luật lệ họ đề ra và phải đóng 1 số phần trăm tiền lời cho công ty mỗi tháng chưa kể tiền đầu tư khởi đầu từ vài trăm ngàn tới bạc triệu.

Tuy vậy cũng có nhiều người Việt hiện làm chủ tới vài tiệm Dun Kin Donut, Subway, Mac Donald..v…v… tôi biết có một người Việt đem chả giò vào bán trong Feanchise bị họ lấy lại tiệm, mất mát tiền bạc và không được làm chủ tiệm nữa.

Điều hành một nhà hàng ăn Việt đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn từ kỹ thuật nấu nướng sao cho vừa miệng khách hàng, chuẩn bị đồ ăn nhiều thứ, nhiều kiểu: Cắt miếng thịt sống, ướp đủ thứ nước mắm, muối tiêu hành tỏi, đường, bột ngọt, ngũ vị hương, xì dầu..v…v… rồi nướng, chiên , xào đủ kiểu. Các món ăn cả hàng trăm nón khác nhau. Vào nhà hàng nhìn menu dài lê thê cả trăm thứ, khách hàng tha hồ lựa chọn. Khách hàng là vua còn người điều hành nhà hàng nhất là phần nấu nướng trong bếp trăm công nghìn việc.

Nghĩ tới nhà hàng là rùng mình luôn nhưng đúng như các cụ nói sinh nghề tử nghiệp. Người Việt làm ngành nail thiếu gì, tiền bạc vô như nước nhưng nhà tôi vẫn say mê mở cửa hàng. Bà lấy chỗ tới lui trò chuyện với khách hàng. Tiện thể có một bà Mỹ có một tiệm Diner nay đã đến tuổi về hưu sau khi ông chồng điều hành trên 50 năm đã về chầu tiên tổ. Bà bị mấy người làm làm eo, làm sách bực mình bà bán lại cả tiệm lẫn business.

Làm nhà hàng Diner không phải chuẩn bị nhiêu khê phức tạp như nhà hàng Việt chỉ chiên miếng thịt, chiên khoai, chiên bacon, trứng chiên đủ loại, nấu kiểu fast food nên đa số ai khéo tay là nấu được, không cần phải huấn luyện lâu dài, phần thuê mướn người làm cũng dễ dàng.

Giá các món ăn từ vài đô tới vài chục đô. Kiếm tiền nhanh, khách vào ăn tới lúc đứng dậy chừng hơn 10 phút.

Đa số các món ăn là đồ ăn người Mỹ đã sửa soạn sẵn từ các nhà máy sản xuất như thịt hamburger đã đóng bánh để trong những thùng đông lạnh, thịt bacons cũng được cắt mỏng để trong hộp, sausage cũng được đông lạnh xếp đều đặn trong hộp  giấy, trứng, cheese, butter, thịt ham, thịt bằm scrapple đều được các xe truck chở tới giao hàng đều đều mỗi tuần. Người nấu chỉ việc để lên bếp chiên, deep fry, microwave bỏ lò..v…v. phần sửa soạn đồ ăn rút gọn tới 90%. Phục vụ khách hàng nhanh chóng, chớp nhoáng vì vậy họ đặt tên là tiệm ăn fast food.

Phải công nhận chúng tôi là những người may mắn, quá may mắn. Bước chân tới Mỹ vỏn vẹn có một chiếc valise, được các nhà thờ bảo lãnh, bước vào một đất nước cái gì cũng xa lạ, từ xa lộ rộng rãi dăng như mắc cửi tới các shopping, siêu thị to lớn vĩ đại, tưởng phải vác thân làm con trâu đi cày cho tới lúc 2/50. Ai ngờ nay đã làm chủ 1 tiệm fast food dưới trướng toàn người Mỹ. Mỹ đen, Mỹ trắng, Mễ đủ cả từ bà già 80 tuổi đến các cô gái mơn mởn tuổi ngoài 20.

Tới ngày trả lương (pay check) cũng phát lương để trong báo thư, cũng đuổi người mướn người, tặng khen thưởng (bonus) phỏng vấn nhân viên vào làm (interview), bắt nộp tờ khai lý lịch (rerume), làm form W2 giao cho kế toán viên làm sổ sách, khai thuế, làm checks trả lương nhân viên y như ngày mới tới Mỹ lãnh lương của các  hãng Mỹ sợ bị đuổi mất việc nên tuân theo các điều lệ của hãng răm rắp. Đúng là nhập gia tùy tục, nhập sông tùy khúc.

Đôi lúc cũng gặp vài chuyện nhức đầu nho nhỏ như ra sở thất nghiệp trả lời những câu hỏi của sở vì nhân viên nghỉ việc bất tử muốn lãnh tiền thất nghiệp nên man khai là bị chủ đuổi. Ngoài ra còn phải đóng nhiều thứ thuế của một công ty không đơn giản như khi làm ăn buôn bán tại quê nhà.

Đúng như các cụ đã nói: nghề dạy nghề. Mới bước chân vào nghề như anh nhà quê ra tỉnh cái gì cũng mới lạ, cái gì cũng thắc mắc dần dần rồi cũng quen, rồi tiếng Mỹ cũng líu la, líu lô tối ngày chả bù những ngày mới bước chân tới Mỹ nghe tiếng Mỹ ù ù, cạp cạp như vịt nghe sấm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,768,368
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Thụy Nhã, sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, khi vừa học vừa làm “full time job” tại trạm kiểm soát hành khách trong phi trường Salt Lake City. Năm 2001, khủng bố cướp phi cơ tấn công nước Mỹ, cô viết “Check Point, Những Ngày Ta Mất Nhau” và nhận giải bán kết Vinh Danh Tác Phẩm. Bẩy năm sau, cô nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008, với bài “Chuyện của Cây Vông”. Tác giả tốt nghiêp cử nhân ngành tâm lý học và đã hoàn tất chương trình thạc sĩ (master) ngành điều dưỡng, chuyên về AGNP, hiện làm việc tại một bệnh viện và là cư dân Nam California. Bài sau đây, chuyện từ một dòng suối trên cao nguyên miền Nam tới Bolsa Chica, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 194, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài tiếp.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới, về chương trình Hospice cung cấp cho người bệnh trong tình trạng chờ mãn phần, không phân biệt tuổi tác, tình trạng gia đình hay lợi tức.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến