Hôm nay,  

Cái Khó Thứ Ba

17/09/200600:00:00(Xem: 121616)

Người viết: NGUYỄN HOÀNG QUÂN

Bài số 1102-1711-424-vb8170906

Tác giả Nguyễn Hoàng Quân thuộc thế hệ thứ hai của người Việt hải ngoại, là con trai của Ai Cơ Hoàng Thịnh, một nữ giáo chức gốc Việt nổi tiếng tại Úc. “Cái khó thứ ba” được đề cập trong bài là mối bận tâm chung của nhiều gia đình gốc Việt định cư tại nơi nói tiếng Anh:  đặt tên cho con.

*

Chị Hạ-Giao là chị bà con của tôi. Từ khi kết quả siêu âm cho biết chị đang có một bé trai và một bé gái trong bụng, tin vui này bùng ra trong đại gia đình tôi chẳng khác pháo bông tưng bừng xẹt nở trên nền trời nhân ngày quốc khánh.

Tính chung cả hai bên họ nội ngoại, nếu cách đây mười mấy năm tôi là đứa bé đầu tiên của "thế hệ thứ nhì" ra đời tại Úc, thì  tháng 11 sắp tới hai con của chị Hạ-Giao sẽ trở thành hai đứa bé đầu tiên của "thế hệ thứ ba". Đầu tiên nên quý lắm. Mà cũng sinh ra nhiều cái khó khăn cần vượt qua lắm. Tại sao "quý" thì ai cũng biết rồi, tôi sẽ chỉ kể lại những cái "khó" mà thôi.

Cái khó thứ nhất là, chị Hạ-Giao yếu đuối mảnh mai, mang bầu lần đầu và sinh đôi, nên cần được chăm sóc đặc biệt. Mà chị lại đang cùng chồng làm chủ một lò bánh mì tại một thị trấn hẻo lánh cách thành phố Perth mấy chục cây số. Khách đông lắm, phần lớn là thổ dân Úc. Họ mê bánh mì Việt đến nỗi sáng sớm nào cũng chịu khó xếp hàng dài trước tiệm, giữa trời lạnh lẽo, chờ mua cho bằng được những ổ bánh nóng hổi, thơm lừng, ruột nở tơi, vỏ giòn rụm. Đang phụ giúp đắc lực cho chồng thì chị phải bay về Melbourne trước, lo chuẩn bị sanh nở. Chồng chị ở lại, vừa phải ôm thêm phần việc của vợ, vừa phải lo tìm người sang lại lò bánh mì và truyền nghề làm bánh cho người ấy, trước khi có thể về Melbourne với vợ con.

Cái khó thứ nhì, chị Hạ-Giao là con một, lúc này là lúc chị cần mẹ chị nhất, nhưng mẹ chị lại vừa qua đời vì bạo bệnh.  Bố của chị, vốn là thương phế binh VNCH, cũng chẳng thể xốc vác giúp chị được gì. Cho nên, bố tôi và các chú lo phân công sơn phết, trang trí phòng em bé, lo đi tìm mua hai cái ghế cao, hai cái nôi kê trong nhà, hai cái nôi xách tay có thể gắn vào xe hơi, cái xe đẩy có hai chỗ ngồi, v.v... Còn mẹ tôi và các cô thì chia nhau mua sắm sẵn một loạt màu xanh và một loạt màu hồng những áo, quần, yếm, tã, mền, gối, nệm, đồ chơi, v.v...

Căn nhà của chị Hạ-Giao rộn ràng ấm áp hẳn lên nhờ những bước chân tấp nập ra vào, những bàn tay chăm chút lo toan của từng ông chú bà cô đang nao nức chuẩn bị tiếp đón hai đứa cháu tương lai yêu dấu.  Trong trí, trong lòng ai cũng luôn nghĩ tới hai bé ... Miệng ai cũng luôn nhắc tới hai bé... Ơ, nhưng mà hai bé ... gì đây "!

Thế là, nảy sinh ra cái khó thứ ba - việc chọn tên cho hai bé !

Thoạt tiên, chị Hạ-Giao hăm hở :

- Giao tính đặt tên đứa trai là Dũng và đứa gái là Trâm.

Chú Khánh phản đối liền:

 Không thể chọn hai tên ấy đặt cho hai đứa cháu cưng của tui đâu! "Dung" tiếng Anh nghĩa là "phân bò", dơ dáy hôi rình à! Còn "tram" là "xe điện" tối ngày chạy ngoài đường, còn gì là duyên sắc cháu gái tui!

Chị Hạ-Giao cười hiền lành:

- Vậy  Phúc và Vân được không chú "

Cô Thu-Minh xen vào:

- Ây da! Mỗi khi kêu tên thằng bé, các bạn của nó dám bị phạt oan vì tôi chửi thề. Còn con bé sẽ bị biến thành cái xe "van", chẳng quý phái hơn xe điện chút nào cả!

Chị Hạ-Giao bối rối:

- Vậy chắc phải chọn hai tên Đức và Cúc ha cô!

Chú Kim liền góp ý:

- Chú nghĩ cũng hổng xong đâu Giao! Một đứa sẽ bị bạn bè ghẹo là "vịt" (duck) và một đứa sẽ bị ghẹo là "đầu bếp" (cook) đấy!

Chị Hạ-Giao khá nản chí:

- Hay là, Giao chọn tên Ân và Loan nha chú!

Cô Thúy-Trang vội lên tiếng can ngăn:

- Đừng! Thằng bé sẽ khổn khổ vì bị bạn bè chọc là bóng lại cái, bởi "An" đọc lên giống hệt Ann hay Anne, tên con gái! Cũng đừng đặt tên con bé là Loan, tội nghiệp nó. Giao quên "loan" tiếng Anh là "nợ" hả" Bạn cô tên Hồng Loan cứ bị tụi bạn kêu là Home Loan kia kìa!

Đến đây thì chị Hạ-Giao có vẻ mất tự tin, chị rụt rè hỏi:

- Tên Tín và Tú chắc không sao đâu, cô nhỉ "

Tới phiên bố bật cười ha ha:

- Giao muốn thằng bé sẽ thành "cái lon" (tin) kêu loong coong và con bé sẽ to bằng "hai" (two) đứa khác cộng lại ư" 

Chị Hạ-Giao thở dài, thừ người suy nghĩ một lát, rồi nói:

- Hai cái tên Long và Hải nghe cũng hay, chú nhỉ"

Chú Khải cười hắc hắc xía vô:

- Đặt con tên Long hay Hải, lỡ mai mốt tạng người nó không mấy "dài" (long) hay "cao" (high) thì kỳ lắm. Cũng như ở Việt nam, hai người bạn có tướng ngũ đoản của chú  đã khốn khổ vì cái tên  Dư và Cao cha mẹ đặt cho đấy!

Giọng chị Hạ-Giao yếu xìu :

- Vậy chọn tên Sơn và Ngọc cho chắc ăn, nha chú!

Chú Hiển ngày thường vốn ít nói, nay bỗng sôi nổi dự phần:

- Chú nghĩ chưa chắc ăn đâu. Với lối viết không dấu của Úc, Sơn sẽ thành "Son", nghĩa là "con trai". Lỡ lũ bạn rắn mắt cứ réo "Ê! Con trai, lại bố biểu!" thì saỏ Còn "Ngọc" coi chừng sẽ thành tiếng gõ cửa "Knock! Knock!" à nha!

Chị Hạ-Giao cố vớt vát:

- Trong đầu Giao chỉ còn hai cái tên Bằng và Trúc thôi chú ạ.

Chú Tuấn ái ngại:

- Nhưng ... vẫn không được, Giao ơi! Chú lo rằng Bằng sẽ trở thành cái đích cho bạn bè trêu ghẹo. Lỡ chúng cứ lấy tay giả làm súng, chĩa vào thằng bé mà bắn "Bằng! Bằng! Bằng!" thì sao! Còn cô bé "Trúc" thì sẽ trở thành cái xe "truck" còn bự hơn cái xe"van" hồi nãy nữa à nha!

Chị Hạ-Giao thất vọng thấy rõ, thở dài não nuột:

- Đại gia đình mình đông quá chừng, bao nhiêu tên đẹp đều đã bị xài hết trơn!  Không được phép chọn trùng tên, Giao nghĩ mãi mới kiếm được mấy cái tên đó. Mà vừa nói ra tên nào cũng bị các cô chú gạt phắt đi! Bây giờ Giao mới hiểu tại sao nhiều người Việt lấy tên Úc đặt cho con cái.

Đến lúc này mẹ mới mỉm cười, từ tốn :

- Nếu cô là Giao, thì cô sẽ chọn tên Kình và Quyên cho hai bé. Một đứa sẽ thành "vua" (king) và đứa sẽ thành "nữ hoàng" (queen) mấy hồi!

Chị Hạ-Giao thở phào, reo lên:

- A! Hay quá! Giao cũng thích hai tên này! Vậy mình bắt đầu đề tên vào quần áo, đồ dùng cho bé Kình và bé Quyên được rồi các cô ơi!

Nếu không có cái bụng to kềnh cản trở, dám chị Hạ Giao đã nhảy tưng tưng mừng rỡ vì vẫn tìm được tên Việt để đặt cho hai đứa con thân yêu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,173,132
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài viết mới của Đoàn Thị cho tháng Tư năm nay là một chuyện tình. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Bài viết thứ tư của bà kể về nỗ đau của “những ngày tháng Tư xưa ào ạt dày vò.”
Cuối tuần này, 20 và 21/04/2019, chương trình thăm viếng và an táng “Ó Đen” Lý Tống được tổ chức tại nghĩa trang Westminster Memorial Park, Orange County.
Cuối tuần này, 20 và 21/04/2019, chương trình thăm viếng và an táng “Ó Đen” Lý Tống được tổ chức tại nghĩa trang Westminster Memorial Park, Orange County. Xin mời đọc bài viết đặc biệt của Sapy Nguyễn Văn Hưởng.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westmister. Tham dự Viết về nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã lần lượt nhận giải Đặc Biệt 2016, giải Danh Dự VVNM 2017 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2018.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005. Sau đây là bài viết mới nhất của cô cho mùa Phục Sinh và Tháng Tư 2019.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ với những bài viết cho thấy tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Nhạc sĩ Cung Tiến