Hôm nay,  

Thuở Ban Đầu

24/01/200700:00:00(Xem: 252703)

THUỞ  BAN ĐẦU

Người viết: NGUYỄN HỮU THỜI

Bài số 1184-1796-504-v3230107

Tác giả đã nhận giải danh dự viết về nước Mỹ ngay từ năm đầu và vẫn liên tục góp bài viết và khích lệ giải thưởng. Trước 1975, ông là nhà giáo, quân nhân QLVNCH (Khóa 18 Thủ Đức). Hiện đang giúp việc cho hãng Sypris Data System, Los Angeles.

*

"Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên"

  Thế Lữ

Liễu thắng gấp xe trên driveway,  đổi qua số PART,  tắt máy, nghiêntg  người qua bên với lấy cái xấc tay,  bước nhanh xuống đất, đóng mạnh cửa xe ,  bấm nút alarm,  hối hả mở cửa vào nhà,  để vội cái xấc tay  trên bàn,  và lên tiếng gọi chồng.

- Anh! Anh đâu rồi" Em vừa về đây. 

 Im lặng. Không có tiếng trả lời. Khoảnh khắc,  Liễu nghe tiếng dội nước trong nhà cầu,  tiếng vòi nước chảy; nàng yên trí là Dũng đang ở trong đó. Một chốc có tiếng mở cửa,  Dũng  khom người hai tay để trên cái walker chậm chạp,  khó nhọc bước ra (1). Liễu nhanh chân tiến lại gần ; để tay trên vai chàng như dáng dìu đỡ,  vừa đi nàng vừa nói.

- Trên đường lái xe về nhà,  em nghe đài phát thanh loan báo,  các bác sĩ và khoa học gia Hoa kỳ ở phòng thí nghiệm New York đang thử nghiệm một loại thuốc mới có thể trị lành bệnh cho anh đó. 

Tiếng walker tiếp tục gõ nhẹ trên sàn gỗ thay cho câu trả lời. Liễu tiếp.

-Chúng ta còn rất nhiều hy vọng đó anh!

   Liễu nhẹ nhàng đỡ Dũng ngồi xuống ghế,  chàng lên tiếng dáng điệu mệt nhọc.

- Cảm ơn em. 

Dũng bệnh đã gần sáu  năm nay. Những ngày đầu bệnh mới phát,  chàng thấy có những hiện tượng kỳ lạ. Đang lái xe,  Dũng  cảm thấy như mình không thể điều khiển được tay lái trong chốc lát,  xe  muốn đâm vào lề.

Những ngày sau đó,  tình trạng này xảy ra lâu hơn và thường xuyên hơn. Sợ gây nên tai nạn bất ngờ,  chàng phải dùng xe bus để đến sở làm.

Càng ngày,  Dũng càng cảm thấy mình không còn bước lên xe bus nỗi nữa,  thân thể rã rời,  mất sức như người tuyệt thực nhiều ngày không ăn uống.

Bác sĩ khuyên chàng nên " quit job",  và hàng tháng Dũng phải sống nhờ vào số tiền bảo hiểm sức khỏe dài hạn của công ty (Long Term Disability and Survivor Benefit Plan). Tuy chỉ bằng một phần tư  lương tháng trước kia; nhưng cũng giúp Dũng đắp đổi  qua ngày.

Bác sĩ nói riêng cho Liễu  biết bệnh không chữa dứt được; chỉ uống thuốc cầm chừng,  tránh tiến nhanh đến tình trạng tệ hơn. Bệnh sẽ từ từ đi đến chỗ không tự đứng lên,  ngồi xuống được, chân tay tê  cứng không co giãn được,  không tự mặc quần áo,  không tự vệ sinh cá nhân,  không tự ăn uống,  và dần dần không còn nuốt được nữa. Cổ cứng đờ không xoay qua,  xoay lại được,  giọng nói đổi,  và rất khó nghe. Cuối cùng sẽ không còn nói được nữa. Các ngón tay sẽ cong lại,  không tự mở ra,  không cầm viết hoặc bất cứ vật gì được,  giấc ngủ chập chờn,  và thỉnh thoảng  có những tiếng thét khiếp đảm ban đêm.

Tiếng Anh gọi bệnh là “Progressive Supranuclear Palsy”,  tiếng Việt chưa rõ dịch ra là bệnh gì. Bác sĩ cho biết những triệu chứng tổng quát trên sẽ xảy ra trong tương lai  làm cho Liễu lo lắng không cùng,  ngày nào ở sở nàng cũng điện thoại về nhà nhiều lần để xem chàng có xảy ra chuyện gì không.

Đúng như lời bác sĩ,  bệnh Dũng tiến dần đến chỗ là chàng rất khó khăn khi  dùng walker di chuyển quanh nhà. Một bữa,  Liễu đi làm về thấy Dũng té  nằm trên sàn nhà,  cạnh cái walker,  không tự ngồi   dậy,  đứng lên  được,  và không rõ Dũng đã nằm xuống đó tự bao giờ... 

Bạn bè,  bà con đều góp ý với nàng là nên gởi Dũng vào ở nursing home nhưng Liễu không muốn vậy. Cuối cùng,  nàng xin nghỉ dài hạn không lương ở nhà tự săn sóc chồng. Để có thêm thu nhập hàng ngày,  nàng thu xếp lãnh viết những thảo chương cho một công ty điện toán. 

Đã lâu rồi,  khi còn là sinh viên UCLA,  Liễu có đọc trong tạp chí Newweeks thấy trên trang bìa có  hình một người bệnh chống cái walker khó khăn đi trong hành lang nursing home,  và dưới  có hàng chữ.  " Nursing home is the gate of the death" (Nursing home là cửa ngõ cuả tử thần). Những hình ảnh và bài viết trong tạp chí là những lời phê bình gắt gao với  dẫn chứng cụ thể công  việc làm  cẩu thả,  vô trách nhiệm của một số nursing home chỉ biết charge tiền bảo hiểm hoặc medical của chính phủ,  còn bệnh nhân,  người gìa thì bỏ lơ là không chăm sóc chu đáo.

Hình ảnh và những lời chỉ trích đăng trong tạp chí  năm xưa đó cứ mãi ám ảnh nàng cho đến bây giờ. Hơn nữa,  chính nàng là người đã đem Dũng từ nursing home về nhà,  sao giờ nầy lại tính gởi Dũng vào nursing home!

*

Cẩm Thúy, vợ trước của  Dũng đã bỏ chàng khi được biết bệnh Dũng không hy vọng gì chửa khỏi. Dũng Thúy gặp nhau bên đảo Palau Bidong hồi thập niên 80 những ngày trại tỵ nạn Cọng sản sắp đóng cửa.  Một số lớn đồng hương rớt phỏng vấn phải tập trung vào một nơi riêng để trả về nguyên quán. Dũng-Cẩm Thúy là những người  cuối cùng qua được đợt phỏng vấn,  thanh lọc.

Họ là những kẻ độc thân tại chỗ nên vội vã kết với nhau để đi định cư ở nước thứ ba mà chưa tìm hiểu cặn kẻ nguồn cơn,  gia thế nhau,  tính nết nhau. Thêm nữa, họ đến với nhau chỉ mong cho có bạn,  và cầu sự chia xẻ,  giúp đỡ nhau,  và nhất là họ sợ cô đơn khi đến xứ lạ quê người.

Tới được Hoa Kỳ, Dũng Thúy liền  tổ chức lễ cướI; rồi bị  cuốn hút vào guồng máy khổng lồ của nuớc đại tư bản nầy. Làm việc và học hành "đầu tắt mặt tối" để xây dựng cuộc sống mới,  họ không có những giờ phút riêng tư để tìm hiểu và thông cảm nhau hơn.

Cuộc sống của họ như một cái máy,  một nhu cầu kể cả chuyện phòng the. Tình nghĩa vợ chồng mà không có tình yêu làm căn bản,  kết hôn vôị vã,  lại có sự so hơn tính  thiệt,  lấy nhau vì lợi lộc đôi đường,  lợi dụng lẫn nhau, nên khi gặp sự trở ngại, khó khăn trong cuộc sống,  không biết xả thân hy sinh cho nhau thường là sự đổ vỡ khó hàn gắn được. Thêm nữa,  không có con cái ràng buộc thì chuyện " Anh đi đàng anh,  tôi đi đàng tôi" rất dễ xảy ra. Đột nhiên,  Dũng bi bệnh nan y,  Thúy thất vọng,  gởi Dũng vào nursing home và cuối cùng đơn phương xin ly dị.

Ở nursing home,  Dũng chán nản,  tuyệt vọng,  nhiều lần quyên sinh nhưng được cứu sống. 

Như có phép lạ mà Thượng đế đã ban cho Dũng trong cơn tuyệt vọng tột cùng là  chàng thấy được ánh sáng ở cuối đường hầm. Chàng gặp lại Liễu.

Họ là đôi bạn chí thân ở cạnh nhà nhau lúc còn thơ ấu.  Dũng lớn hơn nàng bốn tuổi và học trên nàng bốn lớp hồi ở bậc tiểu học,  trung học tỉnh nhà. Khi ở trung học,  Dũng Liễu  là những kẻ " Tình trong như đã,  mặt ngoài còn e". (nói theo truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du).

Thập niên 1960,  ở quê làng Dũng Liễu  thường bị Cọng sản quấy phá, ban đêm du kích thường xuất hiện tuyên truyền, hăm dọa, bắt dân chúng nạp tiền, đóng thuế,  ám sát các viên chức xã ấp. Lấy cớ mẹ Liễu bị bệnh đường ruột,  chữa trị nhiều năm không bớt,  cha Liễu thu xếp đem vợ con vào Sài gòn để hy vọng chửa lành bệnh cho vợ,  và nhất là tìm sự an ninh cho gia đình.

Cuộc chiến ngày càng lan rộng,  Dũng Liễu mất hẵn liên lạc với nhau,  và mỗi người đi về mỗi ngả.

Thuở ấy, những chiếc xe chở hàng (vơ-lua) từ Sàigòn ra các tỉnh miền Trung trên quốc lộ một thường bị du kích Cọng sản chận đường thu thuế,  cướp bóc hàng hóa hoặc bắt đi những bạn hàng theo xe; nhất là ở vùng rừng Lá,  đèo Cả,  dốc Sỏi ( Hoài Tân,  Bình Định ) đèo Bình Đê ( Sa huỳnh,  Quảng ngãi).

Ông Hạ,  cha Liễu,  con người thức thời ,  có sáng kiến làm ăn,  biết xoay xở theo thời cuộc; liền mua ngay chiếc ghe máy cở lớn làm phương tiện chở thuê hàng hóa từ Sài gòn ra Trung bằng đường biển.

Chiến cuộc ngày càng lan rộng dữ dội; công việc làm ăn của Ông Hạp tăng theo cấp số nhân "thuận bườm xuôi gió",  và ngày càng  phát triển.  Chỉ thời gian sau,  ông mua thêm chiếc thứ hai,  thứ ba,  và đến tháng Tư năm 1975,  ông có đoàn ghe bốn chiếc.  

Năm 1973,  Liễu được cha xin cho đi du học tự túc ở Hoa kỳ. Tháng Tư năm 1975,  Cọng sản Bắc Việt xé bỏ hiệp định Paris,  xua quân tấn chiếm miền Nam; Sẵn có ghe trong tay,  ông Hạp đem cả gia đình,  bà con,  bạn bè ra hải phận quốc tế,  và được đệ thất hạm đội Hoa kỳ vớt đưa  đến đảo Guam.  Liễu được đoàn tụ với cha mẹ và các em ở California.

Nàng vẫn tiếp tục đèn sách cho đến khi tốt nghiệp ra làm công chức cho chính phủ liên bang. Liễu cao số,  gần bốn mươi mà vẫn chưa lập gia đình. Trong một dịp tình cờ,  nàng được cử đến thanh tra một nursing home vi phạm những qui tắc an toàn của chính phủ đề ra,  nàng gặp Dũng,  người bạn thân cũ năm xưa,  giờ đang nằm chờ chết ở đây, và khi được biết hoàn cảnh hiện tại của chàng...  nàng ra tay giúp đỡ,  săn sóc,  rồi tình yêu cùng những mơ ước thuở xưa sống dậy, và họ nên duyên chồng vợ muộn màng.

Liễu xin mang Dũng ra khỏi nursing home đem chàng về nhà nuôi dưỡng. Bạn bè, bà con của Liễu thường chê là nàng không bình thường, "mát dây" nặng,  lãng mạn, mơ mộng hão huyền,  không thực tế, ách giữa đàng tự mang vào cổ; tự nhiên rước " của nợ" vào thân. 

*

Bệnh Dũng ngày càng đi đến chỗ trầm trọng. Suốt ngày,  chàng nằm cứng trên giường,  không xoay qua,  trở lại được. Cứ mỗi hai hoặc ba tiếng,  Liễu vào phòng xoay người cho chàng.

Dũng không còn uống sữa qua ống thực quản được nữa. Bác sĩ phải đục sẵn một lỗ vào bao tử. Mỗi bữa ăn,  nàng bom sữa thẳng vào bao tử cho chàng. Chuyện tắm rửa, vệ sinh cá nhân cho Dũng thật là một cực hình cho cả hai người. Chàng không đứng được,  thân thể qụy xuống, Liễu phải dùng hết sức người mới đỡ Dũng khỏi té xuống sàn nhà.

Ban đêm, Dũng thường gọi nàng bất chợt nên Liễu không thể chợp mắt được vài tiếng đồng hồ. Giấc ngủ chập chờn vì nàng  cứ sợ Dũng gọi không nghe. Vì lo ngày đêm săn sóc cho chồng,  Liễu ngày càng gầy rạc đi thấy rõ.

Một hôm,  như thường Lệ,  Liễu đang tắm cho Dũng bỗng nhiên nàng xây xẩm mặt mày,  cái vòi nước rớt ra khỏi tay,  nàng qụy xuống và Dũng té ngã theo nàng, may mắn không ai bị thương. Liễu dùng hết sức bình sinh nhỏm người dậy được,  và dìu Dũng đến giường.

Nhà không có ai,  chỉ có hai vợ chồng,  hàng xóm ở Mỹ thì nhà ai nấy ở,  không qua lại thân thiện như ở quê mình Việt nam,  cửa nhà luôn đóng kín,  tình cờ gặp nhau ngoài ngõ thì chỉ có tiếng " Hi! How are you"" rồi mạnh ai nấy đi,  việc ai nấy làm. Lạnh lùng,  xa cách,  phớt tỉnh Ăng lê. Có khi người láng giềng chết nhiều ngày trong nhà mà hàng xóm không hay biết.

Bạn bè,  bà con đều rất ái ngại,  và thương xót cho đôi vợ chồng trung niên nầy nhưng họ không giúp gì được ngoài những lời an ủi chân tình.

Ngày tháng vun vút trôi qua,  nhìn đi,  ngoãnh lại Liễu đã ờ nhà gần bốn năm rồi,  bao tiền để dành đều lần lượt ra đi... Liễu đã phải re-finance căn nhà nhiều lần để lấy tiền ra chi dùng,  và trả y-phí cho Dũng gọi là co-pay khá lớn nên tài chánh của họ là một nan đề khó giải quyết. Cuối cùng Liễu phải bán nhà đi để chữa bệnh cho chồng. Bảo hiểm y tế của họ không hoàn toàn bao hết những chi phí  y-tế,  thuốc men cho Dũng trong một thời gian bệnh kéo dài nhiều năm tháng như vậy. Liễu vẫn nhẫn nại chăm sóc cho Dũng...

Cho đến ngày nàng gặp Liên người bạn gái thân cùng trường ở UCLA năm xưa. Liên hiện đang điều hành một clinic chuyên về physical therapy. Liên khuyên nàng nên cố gắng tập cho Dũng mỗi ngày ba lần,  mỗi lần một tiếng đồng hồ giúp chàng cử động chân tay, thân thể.

Liễu liên tục tập cho Dũng hơn chín tháng trời. Thật là mầu nhiệm; chân tay Dũng bắt đầu cử động được chút đỉnh,  và cho đến hôm nay Liễu vẫn tiếp tục giúp chồng tập luyện mỗi ngày và nuôi nhiều hy vọng...

Sự hy sinh của Liễu cho Dũng chỉ có tình yêu chân thật mới được như vậy.

(1) Walker là một loại gậy có bốn chân để giúp người đi đứng không vững dùng đi lại trong nhà.  

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,051,706
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến