Hôm nay,  

Bà Xã Đai-et

13/09/200600:00:00(Xem: 148708)

Bài số 1098-1707-420-vb4130906
Tác giả 36 tuổi, cho biết ông thuộc một gia đình HO, sang Mỹ cuối 1990, hiện là cư dân Barling, Arkansas, nghề nghiệp: accountant. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui vẻ gia đình Việt tại Mỹ  “Vợ làm Nail, chồng cắt cỏ”  rất được bạn đọc tán thưởng. Bài mới lần này, thêm nụ cười rất tươi.
*
Một buổi chiều nọ ba cha con tôi đang chơi trò vật lộn ì xèo trên sàn nhà.  Bà xã đi đâu về mặt hầm hầm, bước vào nhà ngồi cái phịch xuống ghế sofa, chưa kịp nóng đít bả đã đứng dậy vổ tay bôm bốp ra hiệu yên lặng. Cha con tôi lập tức gỉa từ cuộc chơi  kéo lại ngồi quây quần dưới chân mẹ nó, ngỏng cổ chuẩn bị nghe thông báo,  cứ  như là thánh chỉ đến thần dân rạp đầu đón nhận vậy.
-Cha con anh coi thử em dạo này có mập không" - Vừa nói bả vừa đứng dậy xoay một vòng 360 độ.
Tôi chưa kịp nói gì, thằng con đầu 6 tuổI đã nhảy cẩng lên la lớn:
- Mẹ mập, mẹ mập!
-Em có da có thịt tức em mạnh khỏe, không có bệnh tật gì thì tốt chứ có sao đâu. 
Tôi cẩn thận  tránh dùng chữ mập,  từ tốn nói mà trong lòng không biết chuyện gì sẽ xãy ra tiếp theo
-Như vậy cha con anh cũng nói em mập" Hèn chi tụi con Huệ, con Lan trong hãng cứ nói dạo này bà ăn cái gì mà mập qúa vậy, làm em tức muốn chết - Mặt bà xã bổng đanh lại- chê bà hả, bà sẽ đai-ét thử coi ai mập hơn ai!
Nói là làm, bà xã tôi sẽ đai-ét! Ai đó trên đời này bảo diet là tốt cho sức khỏe, cho thân hình thêm đẹp  chứ đối với cha con tôi đó là tai họa! Bả mà đai-ét thì cha con tôi cũng phảI đai-ét theo, cả nhà  diet, ngườI ngườI diet, thế có chết không chứ" Thật tình mà nói tôi khoái bà xã tôi có da có thịt,  trông bả vừa khỏe mạnh vừa xếch xi. Da thịt bả láng mướt và mát lạnh đẹp muốn "chớt" luôn, vậy mà bả còn đòi diet cái nỗI gì. Cưới nhau đã hơn chục năm, mỗi lần ngồi ngắm cái tướng núng nính của bả đi đi lại lại dọn dẹp tôi còn xốn xang bấn loạn tinh thần nữa là. Trong lòng tôi bả là hoa hậu, là tiểu thơ, là những gì đẹp nhất, bả chiếm trọn trái tim tôi không còn một chổ nào "vacancy" hết trơn. Bả như bây giờ tôi đã  thấy đẹp lắm rồi. Hổng phải khoe khoang chứ tôi cũng có con mắt thẩm mỹ lắm. Hồi đó cả cái lớp ESL hơn hai chục cô, tôi chấm bả cái một liền. Hổng cần quyền qúi cao sang gì hết, cứ bình thường giản dị biết yêu chồng thương con là đủ rồi.
Sáng nay bả đi chợ về, cha con tôi hì hục khiên vô một đống rau . Nhìn đống rau sắc mặt tôi đã xanh dờn rồi chưa nói tới việc xơi cả tuần cả tháng. Thực đơn cho gia đình tôi từ này trở đi có sự thay đổi lớn lao. Thịt, tôm, cá, cheese, bơ, sữa, trứng, Coke, Pepsi, Mountain dew.... là những món rồi đây sẽ trở nên xa lạ với chúng tôi.   Thay vào đó là rau và đậu hủ, đậu hủ và rau. Mấy ngày đầu món canh hẹ nấu đậu hủ và đậu hủ sốt cà chua kể cũng ngon miệng, nhưng ăn suốt tôi đâm sợ luôn, sợ đến nỗi có đêm nằm mơ tôi thấy một tảng đậu hủ to bằng cái nhà từ trên trời rớt xuống cái bịch đè lên tôi, càng vẩy vùng, nó càng đè bẹp dí tôi xuống đến nỗI thở không ra hơi. Nghe tiếng tôi la ú ớ bà xã lay tôi dậy hỏI  nằm mơ thấy cái gì mà la lốI òm xòm" Tôi sợ hết hồn hết vía, mồ hôi đầm đìa như tắm. Nghe bả hỏI nhưng tôi đâu dám khai thiệt, sợ bả bảo rằng tôi nói móc nói mỉa bả sanh chuyện không hay, thôi thì đành phảI nói láo rằng tôi thấy một bầy ngựa...cái  rượt tôi chạy trối chết.
Chưa hết tuần đầu, thằng con lớn tôi đã càm ràm, mẹ nấu món gì yucky qúa nó ăn hổng dzô. Tội nhứt là thằng em mớI có 4 tuổi mỗi lần đút cơm là nó rùng mình phun ra hết. Đến tôi là sư phụ ăn cơm trộn bobo ngày trước ở khu tập thể sinh viên còn chịu hổng thấu huống chi tụi nó sanh bên này, ăn đồ Việt Nam đã là khó khăn rồi. Thương tụI nó qúa cở, chiều nào đi làm về tôi cũng lén mua pizza, burger king, Big Mac, Happy Meal cho chúng. Có bữa cha con đang ăn pizza mẹ nó về, cả ba dzọt vô closet vừa ăn vừa trốn. Nghe mẹ nó kêu qúa nên tôi cho thằng lớn chạy ra dọ thám tình hình. Mẹ nó hỏI con ăn cái gì đó" Nó nói ba dặn hổng được nói với mẹ là ba mua pizza. Tôi trong này nghe mà chưng hửng luôn. Cái thằng, dặn đi dặn lại mấy lần cuối cùng cũng làm lộ bí mật.  Biết tội, cha con tôi dẫn nhau ra nộp mình tự thú. Bà xã hổng nói tiếng nào, chỉ hỏi một câu có lệ là cha con anh ăn cơm chưa" Thằng nhỏ 4 tuổi phang liền con ăn pizza rồi ngon lắm, mẹ muốn ăn hông" Thiệt tình, dấu cái đầu lại lòi cái đuôi.
Tánh bà xã tôi cứng rắn và hơi ngang bướng, hể bả muốn làm cái gì là làm cho bằng được mớI thôi. Bả quyết định đai-ét là làm ngay lập tức không nấn ná chờ đợI gì hết. MọI hôm đi làm, bả mang theo một gà mèn cơm đầy nhóc,  còn thêm đủ lọai đồ ăn vặt, kẹo bánh, chuối khô, trái cây ....thấy mà phát sốt, giờ chỉ mang theo chút xíu cơm còn  ít hơn cơm tù cảI tạo nữa. Tôi chợt lo lắng cho bả, công việc thì nặng nhọc, ăn uống mà không đầy đủ làm sao cáng đáng nỗI, đổ bịnh ra đó thì khổ. Đi làm mệt như vậy chưa đủ, về nhà bả còn lôi trong nhà kho cái máy đi bộ lau chùi sạch sẽ, ngày nào cũng đi đi chạy chạy làm cha con tôi mấy phen chóng mặt tối tăm mặt mày. Ngày xưa con đường từ phòng ngũ đến cái tủ lạnh vô cùng tấp nập, thậm chí lâu lâu còn bị kẹt đường nữa. Thằng em lấy ice cream, thằng anh lấy coolaid, bà xả lấy trái cây, rồi mới đến tôi,  cái gì còn sót là tôi vơ hết, cả nhà tập trung ở phòng khách coi tivi.  Ngày nay chẳng còn mấy ai còn "chạy" tuyến đường đó nữa, có chăng thì đó là phản xạ vô điều kiện đã xa xôi lắm rồi, đi ngang qua tiện tay mở ra xem có cái gì ăn được không, dù biết rằng cái tủ lạnh trống không.


Tháng đầu qua cái vèo, tôi thầm cầu mong cho bà xãbỏ cuộc không đai-ét nữa, nhưng dường như ý chí của bả quá sắt ....máu. Tôi không còn cách nào khác là phải tuân theo mệnh Trời. Trời thương thì tôi nhờ, Trời ghét thì tôi chỉ có nước... khóc ròng. Đai-ét, đẹp đẽ đâu không thấy, tôi chỉ thấy bả càng ngày càng tiều tụy, mặt mày bơ phờ như thiếu ngũ, ít nói, ít cười, hay than mệt và không còn chơi chung với cha con tôi như trước nữa.  Công bằng mà nói  bả có xuống cân thiệt, nhưng tôi hoàn toàn  không thấy bả đẹp thêm chút nào. Biết như vậy như tôi nào dám nói ra. Tôi đã từng nếm trãi những kinh nghiệm đau thương khi dám chê bà xã già và không đẹp, dù đó là lời nói chơi 100% , có hai thằng nhóc làm chứng. Lần đó bả giận tôi suốt một tuần, không thèm nói chuyện. Cuối cùng thì bả bảo em già và xấu anh lấy em làm gì" Tôi còn biết làm gì hơn là xin lỗI, tỏ lòng xám hốI ăn năn và dốc lòng chừa cãi cho nên.
Đã hơn mấy lần chúng tôi nghe lời xầm xì sau lưng, "Ối giời sao cô ấy ốm quá vậy"" "Ốm thấy mà ghê"" Có người còn hỏi thẳng vợ chồng tôi: "Ủa em bị bệnh hay sao mà ốm và xanh qúa vậy"" Gặp tình cảnh như vậy tôi đành nhào ra đỡ đạn: "Dạ tại lo lắng chuyện con cái nhà cửa nên hơi ốm một chút." Cái từ "hơi ốm" của tôi là nói thách đấy, chứ thật tình ốm qúa đi chứ còn gì nữa. Từ một người đàn bà có da có thịt, trắng trẻo, hồng hào trở thành một người tiều tụy xanh xao như dân kinh tế mới hỏi sao người ta không thắc mắc" Tính đến nay bả mất cũng gần 10 pound rồi. Lắm lúc sẵn dịp đi chợ tôi muốn dẫn bả tạt ngang quầy thịt, biểu ông Mễ cắt giùm một cục mười pound, đưa cho bả coi bả đã mất chừng đó thịt biểu sao không ốm o gầy mòn.  Còn nữa, bao nhiêu quần áo ngày trước phải xếp lại cho vào túi nilon nhét hết vào closet, rôi lại đi shopping mua quần áo mới.
Nói đến chuyện shopping cùng bà xã là tôi sợ đến tháo mồ hôi trán rán mồ hôi hột lận. Ngày trước khi chưa cưới nhau tôi  còn gồng mình để đẹp lòng người yêu, bây giờ thiệt tình tôi chịu hổng nỗi nữa,  chắc là có tuổi nên hay mắc cái chứng chóng mặt  trong mấy khi đi shopping chăng " Bả hay trấn an tôi rằng anh phải thông cảm chứ, phụ nữ tụi em mua quần áo cần phải lựa chọn nhiều mới được. Mà bả có chọn nhiều gì cho cam. Cha con tôi chờ cả buổi trời, bả lựa và thử có mười mấy cái áo và chục cái quần cuối cùng bả quyết định mua cái xách tay on sale! Khổ nỗi mỗi lần đi đâu là cả gia đình phải đi chung, cái truyền thống tuy tốt đẹp nhưng làm khổ cha con tôi không ít.
Đã ba tháng sống lây lất trong thảm cảnh đai-ét, ba tháng sao mà nó dài hơn cả thế kỷ, ba tháng vớI biết bao cơn mộng mị kinh hoàng. Rồi dịp may cũng đến, giữa đường hầm tối tăm bổng lóe lên một đốm sáng hy vọng. Tự nhiển tự nhiên bà xã tôi bị lỡ miệng, tiếng Mỹ hay gọi là canker sore ấy mà. Lúc đầu chỉ mọc sơ sơ vài nốt nhỏ bên trong môi trên, chuyện này bả vẫn thường hay bị, chỉ vài ba ngày một tuần là khỏI. Nhưng lần này không phảI vậy. Càng ngày nó càng sưng to,  sưng vều đỏ chót như cái hotdog vắt ngang làm tôi sợ hải vô cùng. Lập tức đem bả đi bác sĩ. Đợi làm đủ loại kiểm tra xong, bác sĩ bảo bả bị thiếu vitamin! Đó, tôi nói có sai, ăn uống không đầy đủ làm sao đủ sinh tố. Cái miệng bà xã tôi đang đỏ mọng đẹp như mơ thế kia ai chơi ác gắn cái hotdog bự tổ chảng lên môi của bả hỏi sao tôi không rầu!
Một buổi chiều nọ đang bận túi bụi với đống hồ sơ sổ sách của công ty, tôi phải giải quyết gấp, thời gian không còn nữa. Bổng có tiếng phone reo, một cô từ đầu giây bên kia nói rằng: "Bà xã của anh bị xỉu trong khi làm việc, hiện đang nằm ở nhà thương Saint Edward, anh cần đến gấp". Tin như sét đánh ngang tai, tôi tung mớ hồ sơ đang cầm lên cái ào, tông cửa chạy như bay ra bãi đậu xe.
Bà xã tôi nằm trên giường mắt lim dim coi bộ mệt mỏi lắm. Trông sắc mặt tiều tụy của bả tôi đau đớn như đứt bảy tám khúc ruột. Vừa giận đến tím gan vừa thương tràn trể, hỏI làm sao tôi chưởi bả cho được. Vội vàng lấy khăn nhúng nước lạnh, Tôi cẩn thận lau hết những giọt mồ hôi còn sót lại trên khuông mặt trái xoan của bả, vén những cộng tóc lòa xòa sang một bên cho gọn ghẽ, xong tôi ngồi bên cạnh nắm lấy tay bả như thầm muốn nói rằng có anh ở đây, em đừng sợ gì hết, anh sẽ bảo vệ em đến hơi thở cuối cùng ...câu này hơi cải lương nhưng kỳ thực lòng tôi là như vậy đó.  Tôi thầm câu xin Chúa, Phật, Đức Mẹ, Ông bà tổ tiên hộ phù cho bả được bình yên vô sự là con ....hứa sẽ  làm nhiều việc thiện chớ ăn chay, con ăn hổng có nỗi nữa các Đấng ơi. Chợt một giọt nước mắt tràn ra từ khóe mắt bà xã, bả biết tôi yêu bả đến chừng nào. Bả mở mắt ra, tôi lo lắng hỏi liền:
-Em ra sao rồi"
-Em đói bụng lắm anh à - bả thều thào
-Được rồi em muốn ăn gì anh đi mua ngay   Tôi sốt sắng
-Anh mua cho em tô phở, em thèm phở qúa - Bả trả lời
-Được rồi, em ăn phở gì"    Dù biết bả thích loại phở nào nhưng tôi vẫn hỏi.
-Cho em phở tái chín, bò viên
-Ok, anh đi ngay đây- Tôi đứng dậy định đi ra.
-Anh kêu thêm nước béo và giá trụng hành trần cho em nha - Bả nói tiếp.
Tôi gật đầu đi vội ra cửa, bả còn ngoắc tay nói theo:
-Tô lớn nha anh!

BEN NGUYEN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,555,855
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến