Hôm nay,  

Sang Mỹ, Ông Sẽ... Ông Sẽ…

04/09/200600:00:00(Xem: 183339)

Bài số 1089-1698-411-vb8030906
Tác giả Nguyễn Hưng lần đầu  dự viết về nước Mỹ. Đề tài bài viết đầu tiên của ông là mộng hão huyền và thực tế Mỹ. Nhân vật là một người hãnh tiến đến cùng, được mô tả bằng bút pháp tinh tế. Bài được chuyển tới bằng điện thư. Mong tác giả tiếp tục viết thêm và bổ túc địa chỉ liên lạc cùng vài dòng tiểu sử.
Những điều ông biết về nước Mỹ, hầu hết đều nghe người ta kể. Mà có lẽ, khi đến tai ông đã tam sao thất bản. Nhưng ai cũng khẳng định như đinh đóng cột rằng đúng trăm phần trăm. Tất cả thông tin đó đều đi đến một kết luận: nước Mỹ là Thiên Đàng. Riêng đối với  ông, đó là một chân lý.                   
Ông ôm ấp một hoài bão, nếu ông được sang Mỹ thì.... Đúng! Nếu ông được sang Mỹ thì mọi sự sẽ dễ như trở bàn tay. Bây giờ mà nói ra sợ ngườI ta bảo "Chưa đỗ ông Nghè, đã đe hàng tổng." Ngại là ngại thế thôi chứ ông cảm thấy có thua đứa nào. Nhiều đứa hồi  còn ở nhà có học hành gì" Thế mà bây giờ nghe nói kỹ sư, bác sĩ cả.  Nói đâu xa, ngay cái con mẹ Thuyết ấy, ở đây ai mà chả biết, hồi còn ở nhà vợ chồng hem hễ như ma mút! Vậy mà bây giờ nghe bảo có công ty bán xe hơi ở Cali. Năm ngoái về ăn tết, ra vẻ ta đây lắm ... Rồi cái lão Thọ cuối xóm, hồi trước bố con không có đất cắm dùi, chuyên đi vớt củi về bán. Đùng một cái, thằng con "căn me" đi được. Bây giờ xây một căn nhà to tổ bố. Hôm trước lão khoe, thằng con lão được công ty cho sang Nhật tu nghiệp! Sắp sửa theo phái đoàn về Việt Nam nghiên cứu thị trường. Đấy! những đứa như vậy mà còn... huống gì ông. Mỗi lần nghĩ thế, ông luôn tự mãn: "Hãy đợi đấy!"
  Ông hãnh tiến lắm. Nhiều đứa nó ghét, bảo ông kiêu. Kiêu hay không thì không biết, nhưng ông quyết không chịu thua đứa nào. Bao nhiêu kế hoạch ông vẽ ra trong đầu. Mai này sang Mỹ ông sẽ... ông sẽ...
Thời gian đợi chờ được gọi đi phỏng vấn, nóng ruột như kiến bò miệng chảo. Ông không còn thiết làm gì. Suốt ngày chỉ lân la nghe ngóng. Đoàn nào phỏng vấn dễ, đoàn nào khó. Cần những giấy tờ, hình ảnh gì v.v... Gia đình nào từ sở Ngoại Vụ bước ra là lại  có một cuộc phỏng vấn chớp nhoáng. Những khuôn mặt hớn hở hay cay đắng, tái nhợt càng làm tăng thêm lo lắng cho người  đi sau. Bao nhiêu tin đồn trái ngược nhau. Thần kinh ông căng như dây đàn, bởI, canh bài cả cuộc đời ông đặt vào đây.
Ông kín lắm. Mãi đến ngày gia đình ông chuẩn bị lên đường mà vẫn không ai biết. Ngay anh em ruột trong nhà mà ông còn giấu thì nói gì đến người ngoài. Lúc nào ông cũng căn dặn:
- Thời buổi này chả tin giai gái nào. Đứa nào nó ghét, nó chơi cho một phát thì có nước bán nhà đi mà chạy cũng chưa đủ.
Điều này ông nói đúng. Bọn địa phương chỉ trông có vậy. Nhiều gia đình đến ngày ra đi rồi  mới sinh lắm chuyện khốn đốn. Ghen ghét tố cáo nhau cũng có, vu khống làm tiền cũng có. Có những chuyện lôi thôi từ kiếp nào cũng được dựng lại như mới hôm qua. Mà đã đụng chuyện rồi cả anh tố cáo lẫn anh bị tố cáo đều phải xì ra. Luật không bằng lệ. Anh nghèo đói đến mấy cũng kệ anh! Còn anh thuộc diện sắp đi Mỹ thì... khỏi phải nhiều lời giải thích. Có hằng trăm cách giữ anh ở lại. Nhẹ thì ở lại để bổ túc hồ sơ, nặng thì ở lại để điều tra, làm rõ. Nghe thấy bị ở lại anh nào cũng xanh mặt. Nắm được tâm lý "Ai chả muốn đi Mỹ", nên bọn chúng tha hồ moi. Tốn bao nhiêu cũng xì ra cho êm chuyện; Ai cũng tự an ủi:  vài chục cây vàng sang tới Mỹ thì kiếm dễ như lấy đồ trong túi.  Đáng bao nhiêu! Ông cũng nghĩ vậy. Nhưng nói dại, bây giờ mà đụng chuyện, một chỉ cũng chả đào đâu ra, thì lấy đâu .... Thế nên, tốt hơn cả là ông phải  giấu. : "Càng đông đứa biết càng rầy rà. Với lại, dây dưa nhiều sau này... phiền phức .."      
Cảm giác nhẹ nhõm như trút được gánh nặng trên vai, lúc phi cơ cất cánh rời  phi trường Tân Sơn Nhất, đưa gia đình ông đi định cư. Ông bỗng thấy một cảm giác lâng lâng. Cúi xuống nhìn lại  một lần nữa, không phải để tiếc nhớ quê hương, nơi đó chắc chắn bóng mẹ già còn đang dõi mắt nhìn lên theo, nhưng để thầm xác định từ nay ông không còn là người Việt Nam nữa !
Lòng ông hơi chùng xuống khi bước vào căn chung cư. Ngươi  nhân viên hội từ thiện dặn dò vài lời  cần thiết. Như đọc được tâm sự của ông, ông ta phân bua là chỉ làm bổn phận đưa đón thôi. Mọi sự do chính phủ sắp sẵn. Ông ta còn an ủi : Hầu hết ngươi  tỵ nạn đều được sắp xếp ở ven "down town" vừa tiện đường xe buýt vừa thuê nhà rẻ, hợp với số tiền trợ cấp. Miễn cưỡng đưa mấy vali vào trong. Đứng nhìn căn phòng, đưa tay sờ bức tường loang lỗ vừa được sơn vội vàng. Thật khác xa với ý nghĩ ban đầu. Ông tưởng sẽ được cấp một căn biệt thự như nghe đồn. Trong suy nghĩ của ông, nước Mỹ văn minh, giàu có làm gì có những căn hộ tồi tàn như thế này. Bởi ông đã từng xem những tấm hình gởi về; toàn nhà cao tầng sáng choang. Cúi xuống nhìn chút tiền hội  bảo trợ tạm ứng, ông thấy ít ỏi  quá so vớI số tiền người  ta kháo nhau. Có nhiều người  còn mừng hộ ông sang bên ấy chả phải làm gì. Cứ nằm mà ăn cả đời  cũng chả hết! Chính phủ Mỹ sẽ trả cho những người đi tù như ông, tính từ sau "giải  phóng" có dễ đến mấy chục ngàn ! Thế mà...
Những gia đình người Việt chung quanh, nghe tin có người mới đến, kéo nhau sang thăm hỏi. Cười nói thân thiện như đã quen nhau từ kiếp nào. Kẻ nấu cơm mang sang, người  ân cần mời  ăn cháo gà. Lạy Chúa tôi! Gà ở đâu mà lắm thế" Bà kín đáo đếm được những tám chín cái đùi gà. Toàn đùi như thế này thì gia đình họ ăn xương à"
Đang ăn lại nghe ồn ào ngoài cửa trước. Lại có những người đồng hương mang sang cho nào gạo, nước coca-cola, cam, táo, bánh kẹo... Có lẽ dùng đến cả tháng cũng chưa hết. Toàn những thứ xa xỉ. Nói của đáng tội , nhà ông cả đời có biết cái coca nó làm sao. Có ốm đau nằm đấy thì cháo trắng đã là phúc rồi, chứ đừng nói cam với  chả táo. Thế mà!  Vợ ông cảm động lắm. Bà luôn miệng cám ơn Chúa, cám ơn mọi người. Cặp mắt bà long lanh trên khuôn mặt khắc khổ, còn hằn những vết nhăn của quãng đời cơ cực. Tay không vừa nuôi chồng tù tội, vừa nuôi đàn con dại. Nỗi nhục nhằn đã gặm nhấm tuổi xuân tưởng chừng không dứt. Có những đêm thao thức nằm nghe tiếng mưa rơi rồi tự hỏi  ngày mai sẽ ra sao. Tương lai gia đình bà tả tơi như manh áo trên người.Thỉnh thoảng mấy đứa em thương chị giuí cho nắm gạo hay vài củ khoai đã là khó rồi. Bởi chúng nó cũng nghèo trơ ra. Cũng có những lúc túng quẫn quá bà tính đi vay liều để sống rồi muốn ra sao thì ra. Nhưng chẳng ai dám cho bà vay. Nhỡ bà không có gì trả thì cào đầu ai" "Nắm thằng có tóc, ai nắm đứa trọc đầu""  Khi cơ cực quá bà cũng cầu xin Chuá, may ra Chúa có nghe lời. Mà hình như Chuá chẳng nghe. Bà đâm thất vọng mất cả niềm tin.
Hôm nay đời bà như được phục sinh. Quá khứ cơ cực như bay biến, trả lại cho bà sự bình an, thư thái ngập lòng. Căn nhà tràn tiếng cười, chẳng ai nhận ra thái độ ngượng ngập của ông, cố che dấu cái nghèo nàn tận cùng.
Ông đau khổ nhìn mớ hành trang lỏng chỏng. Trên cái cổ khẳng khiu, cục yết hầu nhô lên nhô xuống khi ông gượng cười, trông như đang mếu!
Sáng Chuá Nhật, người ta mang đến một xe du lịch chở gia đình ông đến nhà thờ. Ông sinh ra vốn con nhà nghèo. Từ bé tới giờ, ngoài thời gian đi lính đi xe nhà binh, đã bao giờ được di xe du lịch đâu. Cả nhà ông lúng túng mãi mới chui vào được trong xe. Tiếng máy lạnh chạy xè xè, bản nhạc như ru hồn ông những cảm giác lâng lâng, bềnh bồng. Ngả người vào thành ghế, nhắm mắt lại  để thưởng thức hương vị ngọt ngào của mộng ước đã hiện thực. Cuối lễ, cha xứ còn giói thiệu gia đình ông với mọi  người. Lại thêm một lần thăm hỏi. Nhiều người nhiệt tình hứa giới  thiệu việc làm cho gia đình ông. Vợ ông nước mắt rưng rưng. Những tình cảm nồng nhiệt của mọi người làm bà nhận ra rằng, hình như khi sung túc con người  dễ sống bác ái với nhau hơn. Chả bù cho những năm đói rách, ra đường gặp nhau có khi còn không buồn chào.
Những thịnh tình đó trái lại  càng làm cho ông ngượng ngùng, thua kém.
"... Chẳng qua là... là sang trước chứ có mẹ gì...."
Người ta kiếm cho ông một chân quét dọn trong công ty. Ông cảm thấy nhục quá! Phũ phàng quá!
Ngày đầu làm việc mà như  "muối đổ trong lòng". Thời gian như không thèm trôi. Mồ hôi lấm tấm trên trán. Không phải  vì mệt nhưng hụt hẫng quá! Ông càng không thể hiểu nổi, khi thằng người Mỹ làm chung với ông, nó chả tỏ ra xấu hổ với công việc lau chùi gì cả. Mỗi khi có người đi qua, nó không ngại ngùng như ông, trái lại nó toe toét chào hỏi luôn miệng. Ông lại càng ngạc nhiên hơn khi nghe nói nó là em ông chủ hãng.
Lạy Chúa tôi! Lạ thật! Nếu ở Việt Nam, là em của chủ hãng như nó thì có đời nào phải  làm gì. Cứ ở đấy chỉ tay mà sai ấy chứ. Mẹ! Cái nước Mỹ lắm sự ngược đời. Thằng giàu thì thích ở miền quê, còm cõi, da cháy nắng như anh dân cày. Còn thằng rớt mồng tơi thì lại ở trong thành phố! Ra đường đố biết thằng nào giàu thằng nào nghèo. Hôm nọ, thấy lão chủ chạy một chiếc xe cọc cạch, ông trố mắt ra nhìn. Không thể tin được ! Giá mà ông ở địa vị nó thì ông phải chơi một chiếc xe cho ra hồn chứ. Ai lại... Nó thấy ông nhìn nó đăm đăm, toét miệng ra chào rồi xổ một tràng; ông chả hiểu mô tê gì, chỉ "yes, yes" cho xong. Ơ hay nhỉ " Nó là chủ mà lại tỏ ra xuề xòa với ông. Còn chào ông nữa. Nếu ở Việt Nam thì có lão chủ nào lại đi chào người làm. Có muốn xin xỏ việc gì phải chầu chực, quà cáp năm bảy bận nó còn chưa thèm tiếp. Đàng này... Lạ nhỉ"


Đứa con gái ông quá tuổi học high-school, nhà trường người ta không nhận. Ông thắc mắc, hồi xưa ông còn ở nhà, có nhiều đứa lớn tuổi  hơn con ông bây giờ, sang Mỹ có vài năm sao lại  thành Kỹ sư, bác sĩ được" Tất nhiên thắc mắc đó ông chỉ giữ trong đầu. Bây giờ nếu họ có cho con gái ông cũng không thể học được. Vì sĩ diện, lúc nào ông cũng nói nó đã học xong lớp mười  hai, thật ra, con ông nó mới  chỉ dang dở lớp sáu. Bây giờ mới  sang, tiền không có. Người  ta rủ nó đi xuyên bang làm nail. Chính nó cũng muốn vậy. Bởi  tự biết mình không thể học được, mà ở nhà thì bức xúc quá. Đành vậy! Ông đang cần tiền để làm lại cuộc đời. Khi nào khá lên ông sẽ tính.
Ông càng tính thì cuộc sống càng làm khổ ông. Nó lòi ra hằng trăm thứ khổ mà hồi  trước chẳng nghe thấy ai nói. Mà nói cho cùng, nếu hồi  ấy có nghe ai nói chắc ông cũng chả tin. Bây giờ cuộc sống nhiêu khê quá, ông đành hy sinh tương lai đứa con gái. Riêng thằng con trai thì ông đã tính đâu vào đấy.
 Ông khai ngay cho nó vào học lớp 12. Mặc dù hồi  ông đi tù, nó cũng có học hành ra làm sao. Một mình vợ ông chạy ăn chưa đủ nói gì đến học với  hành!  Nhiều  người  khuyên ông để nó học lui lại  vài năm cho kha khá tiếng Anh rồI hẵng hay, nhưng ông quyết đốt thời  gian. Ông không hề biết rằng học hết cấp là phải  ra truờng. Chính phủ không có ngân sách cho học lại. Ông tưởng con ông học sớm ngày nào thì rạng rỡ ngày ấy. Ông nghĩ chỉ dăm tháng nữa thôi, thư về Việt Nam nói là thằng con ông sắp vào Đại Học thì tha hồ vinh dự. Bởi cả họ nhà ông đã ai vào được Đại Học " Thế nên, bỏ ngoài tai mọi lời khuyên. Ông quyết làm theo ý mình. Báo hại thằng con ông vào lớp ngồi như vịt nghe sấm !  Thấy nhà người ta có Computer, trông văn minh quá! Ông cũng nhờ mua ngay cho thằng con một cái. Mỗi khi đi đâu về thấy thằng con đang "chat"trên dàn máy, ông sướng tỉnh cả ngườI ra ! Có thế chứ! Mầm hy vọng của gia đình ông đang hé nở. Hôm nào ông định chụp một bức hình gia đình ông đứng cạnh dàn Karaoke và cái computer gởi về Việt Nam, để những đứa khinh ông nghèo mở mắt ra mà xem. Ông muốn tạo một ảo ảnh huy hoàng, xóa tan những mặc cảm đói rách khi xưa. Ngày ông trở về không xa. Thời gian không cho phép ông chần chừ.
"Bách niên chi kế, mạc ư thụ nhân." 
Mang tiếng đi Mỹ mà suốt ngày chỉ ngồi xó bếp thì đi làm gì" Ông luôn tự hào là người từng trải. Ông cao kiến lắm. Một toan tính của ông cứ gọi là như thần. Nên, vợ con trong nhà cứ việc tuân theo răm rắp. Cái gì của Mỹ ông cũng thích nhưng cái khoản vợ chồng  bình đẳng thì ông chê.  Lạc hậu và kém văn minh quá ! Mệnh lệnh ông phán ra như nhà binh. Có nhu vậy mới thành công.
Đang sống trong môi trường nghèo nàn, bị thiếu thốn và khao khát vật chất, đột nhiên bước sang cuộc sống sung túc dễ làm ngườI ta chao đảo, vồ vập.
HồI còn ở nhà, cả đời gia đình nhà ông chưa bao giờ dám mơ được một cái xe gắn máy. Bởi lúc đó nghèo nên đành chịu. Giờ sang đây con ông đòi bố mua cho một chiếc xe hơi; lấy lý do sắp vào Đại Học phải đi xa, giờ giấc không ổn định, đi xe buýt sao được " Ông thấy nó nói có lý. Với lại, bây giờ nó là bộ mặt của gia đình ông. Con ông, sinh viên Đại Học mà đi xe buýt sợ người ta khinh. Con chim đẹp ở bộ lông. Ông không hề biết rằng con ông không thể học được. Quá bức xúc, cậu bắt đầu lêu lổng. Hằng ngày nó thường không đến trường, chỉ tụ tập với những đứa như nó. Thật ra, nó cũng không muốn như vậy, nó bị đẩy vào đường cùng. Có lần, nó đã nói với  ông để nó đi làm giúp đỡ gia đình, vừa thỏai mái vừa thực tế. Nhưng vừa nghe nó nói thế, ông nhảy dựng lên như ngồi phải  cục than hồng! Quát rầm lên! Ông không thể tưởng tượng được con ông phải bỏ học. Ông định kiến rằng con ông phải là Bác sĩ, không thể khác được.
"Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh"
Thật ra, ông cũng bình thường như bao người trai thời chiến. Nhưng đối với ông nó hào hùng lắm. Nó được thêm thắt theo thời gian, đến nỗi, chính ông cũng chẳng biết rõ thật hư thế nào nữa. Bao nhiêu mộng ước ông đổ vào thằng con lỡ vận. Ông không cho nó động vào bất cứ việc gì. Đi học thì thôi, về tớI nhà ông bắt bà làm hết mọi việc để câu quí tử của ông có thời gian học hành. Ông không biết rằng mình đang đẩy đứa con vào đường hư hỏng. Ông khuyến khích con cái không chơi với  người Việt. Ai có hỏi thì nói mình người Nhật !
“...Nói mình Việt Nam tụi Mỹ nó khinh ...!"
Chính ông cũng dần dần tự tách ra bên lề cuộc sống; không giao du với ai. Đi lễ ông cũng đi nhà thờ Mỹ, dù ông chẳng hiểu gì nhưng có vẻ thức thời hơn. Thậm chí, ăn là ăn đồ Mỹ. Ông không bao giờ bén mảng tới chợ Việt Nam. Hôi lắm không chịu được ! Ông không hề nhận ra rằng, nhiều con mắt nhìn ông với vẻ dị kỳ, bởi những cử chỉ hay trang phục quá cầu kỳ, chải chuốt. Trái lại, ông càng tự hào vì biết sống. Đi dâu ông cũng bóng gió gia đình ông thuộc hàng "quí tộc" đang trên đường " Mỹ Hoá"; con ông giỏi giang hết sức. Nhiều ngườI nghe mãi cũng tin nhưng cũng có nhiều người  thắc mắc:
“Thấy nó lêu lổng suốt ngày ngòai quán, chẳng biết nó học ở đâu""
Thằng con ông rơi vào thế "trên đe, dưới buá". Nó có muốn bình thường cũng chẳng được. Ông đã dạy con cái sống không thành thật, tự lừa dối mình. Không còn hòa nhập được với mọi người chung quanh. Ông muốn đọan tuyệt hẳn với quá khứ đói rách. Ông rất ghét đọc thư ở Việt Nam gởi  sang. Toàn kể khổ ! Lúc thì bố mẹ ông xin tí tiền thuốc, lúc thì mấy đứa em đói quá xin ông cứu đói. Ông không trả lời.
-" Phiền...!"
Biét tính ông, vợ ông phải  lén gởi  về giúp đỡ. Sở dĩ bố mẹ ông phải ngửa tay xin ông, là vì, bây giờ còn biết cậy nhờ ai" Làm sao bà quên được, bố mẹ ông già yếu đã cưu mang gia đình ông trong cơn khốn khó. Lời đọc trong sách, sao bây giờ cứ như nhắc nhở:
-" Ai thờ cha mẹ thì sẽ được vui mừng vì con cái"
Bổn phận hiếu thảo là lẽ đương nhiên. Bà cảm thấy nặng nợ với mọi người. Khi xưa đói nghèo bà cầu nguyện xin Chúa giúp đõ qua cơn khó khăn. Bây giờ sung túc, bà thấy lời cầu nguyện còn bức xúc hơn xưa. Xin Chuá gìn giữ gia đình bà trên bờ vực thẳm sa đọa.
Tự xét mình, bà thấy xấu hổ với mọI người. Bà đã làm được gì hữu ích cho ai " Ngay những đứa em đói rách, nhưng lúc cơ cực chúng cũng không nỡ bỏ rơi gia đình bà. Sao bây giờ lại nỡ ...Có những đêm nằm thương em chảy nước mắt. Chúng nó có cơ cực thì mới ngửa tay xin anh chị miếng ăn. Bà biết rằng, một phần cũng tại ông nữa. Thư từ gởi về, dưới mắt mọi người gia đình ông đang thành công vượt bực. Những tấm hình chụp bên cạnh chiếc xe bóng lộn, hay trước biệt thư sang trọng thì có xin anh chị vài ký gạo thì cũng thường thôi. Chúng làm sao biết được tòan là mua thiếu. Những lá thư khoe khoang đó làm cho bà đau khổ lắm. Nó chẳng ích lợI gì cho ai, chỉ làm cho những đứa em đói rách thêm tủi phận. Nhưng đối với ông, nó thực cần thiết để xóa đi mặc cảm. Ông ghét đọc thư vì không phảI sợ nghe tin bố mẹ đau yếu, mà sợ ngườI ngoài biết được còn đang chạy tiền "Bill" hàng tháng chưa đủ. Nếu ở Việt Nam nó biết thì nhục quá! Đã có thằng Việt Kiều nào than khổ chưa " Chả lẽ lại là ông "
 Mấy đứa em ông sẽ không bao giờ biết được, cái nước Mỹ ngược đời đang làm khổ ông. Những thằng mạt rệp như ông ốm còn không dám ốm chứ đừng nói gì khác. Tiền đâu chiụ cho nổi. Vậy mà thằng bảo hiểm cứ xơi ngay của ông vài trăm bạc. Làm sao chúng nó biết được suốt ngày ông quần quật trong hãng, về đến nhà cứ cu rú. Hơi một tí là phiền toái với cảnh sát, với hàng xóm. Vợ chồng hơi to tiếng với nhau thì đã thấy cái thằng hàng xóm vô công rỗI nghề nhìn sang. Cỏ chưa kịp cắt đã thấy cái giấy dán ở cổng. Sống mà lúc nào cũng nơm nớp sợ như trong tù. Mà có ở trong nhà cũng không yên. Lúc nào cũng quảng cáo vớI quảng cáo. Nó làm như nó thương mình lắm, nhưng thử không có tiền thi chỉ có ra đường mà đứng. Chẳng đứa nào nó cho không. Mà nào có ít ỏi gì chứ. Nhà như ổ chuột cũng phải dăm bảy trăm một tháng. Khi xưa còn ở nhà ông có mất gì. Nhà thì bố mẹ để lại. Nước dưới giếng. Rác vất sau nhà. Bây giờ hàng trăm thứ đổ lên đầu ông. Ông bắt đầu hối hận. Nguyên tiền nhà đã ngốn của ông gần tháng lương. RồI muốn chơi trộI, ông đã rinh luôn một con "Mẹc" Nó báo hạI ông số tiền còn lại. Bây giờ mọI sự chi tiêu chỉ trông vào số tiền ít ỏI bà mang về.. Mấy tháng đầu đứa con gái còn điện về thăm hỏi. Bây giờ, chẳng thấy tin tức gì về. Có khi nghe điện thọai ông bà gọi nó còn gắt lên:
 -"Làm gì mà tiêu lắm thế"
Bà biết nó còn hận lắm. Bởi dạo trước, nó dẫn bạn trai nó về ra mắt ông bà, xin được tìm hiểu nhau. Ông chê thằng đó tứ cố vô thân, con nhà nông dân đánh cá, không khoa bảng... Bà thấy nó hiền lành xứng đôi vừa lứa lắm. Của đáng tộI, con gái bà thì có cao sang gì " Nếu còn ở Việt Nam, nghèo như gia đình bà, nhan sắc trung bình như nó có khi còn ế nữa là đàng khác. Nhưng ông không nghĩ vậy. Cái quá khứ đã chết trong đầu ông. Ông tự đặt mình vào tầng lớp trên, không thể thông gia với những gia đình tầm thường ở Việt Nam được. Sợ người ta xấu mồm nói con ông ế chồng bạ đâu vơ đấy. Thế là ông từ chốI thẳng thừng, mặc bà ngăn cản. Ông nói thằng đó về đi học đi rồI hẵng cưới con gái ông. Nó xấu hổ bỏ đi và con gái ông cũng không về nữa. Còn thằng con trai bênh chị phản đốI ông. Chúng nó nhận ra rằng ông sống chỉ vì ông. Cảnh gia đình làm nó chán đời, không muốn về nhà, bắt đầu ăn chơi, hút sách.
Lần ông đến thăm, nó nhìn ông với con mắt buồn bã pha chút oán hờn. Bóng nó nhòe đi giữa hai người cảnh sát sau cánh cửa nhà tù. Lòng ông tan nát.
Phần vì không kham nổi với chi tiêu, phần vì xấu hổ với mọi người. Bà bàn với ông bán nhà dọn đi nơi khác. Đến nước này thì ông không còn biết tính sao, đành mhắm mắt làm theo.
Hôm nay ngồi ở đây, ông vẫn băn khoăn tự hỏi vì sao giấc mơ chưa tròn" Ông tiếc nuối thời gian không đợi chờ. Nếu cho ông làm laiI từ đầu, ông sẽ... ông sẽ...
Nguyễn Hưng
                                         

 


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,151,672
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ. Năm 2016, bà nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm với bài “Bốn Ngọn Đèn Cầy”. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ.
Với bút hiệu Trần Như Nguyện, tác giả hiện là phóng viên truyền thông cho một số báo Việt và Đài Truyền hình tại Hoa Kỳ. Định cư Mỹ 27 năm, nhưng đến 2017 lần đầu tiên tham gia Việt Báo và đã đoạt giải Đặc Biệt VVNM 2018 với tác phẩm " Mẹ Lúa, cơn bão Harvey ". Sau một năm vắng bóng, nay cô xuất hiện lại với bài viết thứ tư dự thi.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn. Bài đăng 2 kỳ, bắt đầu bằng “Chuyện Con Bé Tuổi Mùi”. Mong bà tiếp tục.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm trước khi ông còn ở Việt Nam và đã nhận giải đặc biệt 2005. Hiện tác giả đã an cư tại Hoa Kỳ và đây là bài thứ hai ông viết từ quê mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến