Hôm nay,  

Tình Người Sưởi Ấm Trái Tim

30/12/200600:00:00(Xem: 350504)

Tình Người Sưởi Ấm Trái Tim

Người viết: Anne Khánh Vân

Bài số 1164-1772-484-vb7301206

Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, cư dân Hoa Thịnh Đốn, đã góp một số bài viết đặc biệt. Sau khi tốt nghiệp kinh tế kế toán và sống một thời gian ở Pháp, cô sang Mỹ và hiện đang vừa làm việc, vừa học thêm. Cô nhìn và viết về nước Mỹ không chỉ bằng  công thức sách vở mà bằng kinh nghiệm sống. Trong năm nay,  đây là bài viết thứ chín của Anne Khánh Vân.

*

Lạnh quá! Gió buốt từng cơn!  Đã hơn hai giờ đồng hồ... Vẫn chưa thấy bóng dáng chiếc xe buýt. Mọi người ai nấy đều cóng lạnh, đi tới đi lui cố gắng cử động để máu huyết lưu thông tạo nhiệt sưởi ấm cơ thể, nhưng hơi ấm vẫn trốn rút nơi đâu. Tuyết rơi càng lúc càng nặng hạt. Con đường lên dốc phía trước mặt - hướng xe buýt sẽ xuất hiện - cứ mịt mờ, trắng xóa. Xe qua lại không đủ nhiều để lớp tuyết mới ấy có thể tan nên chúng chỉ càng lúc càng dầy thêm.

- Xe buýt không đến thì chúng ta phải làm sao đây"

Một người trong nhóm đã thốt lên như vậy. Câu hỏi làm mọi người thêm lo, bởi xe buýt mà không đến được thì dù bọn chúng tôi có làm sang đi taxi về nhà vẫn chưa chắc sẽ có được taxi nào chịu đến chở...

Tôi không còn cảm giác những ngón chân của mình. Chúng đang tê dần và như đang bị hàng nghìn mũi kim chích. Một chị đồng nghiệp gốc Phi Luật Tân  thường ngày đi xe buýt đến gần bên và hỏi:

- Em mặc có đủ ấm không"  Đứng xích vào đây cho đỡ lạnh. Cầu xin xe buýt mau đến, kẻo bọn chúng ta sẽ chết cóng mất!

Nhìn khuôn mặt Châu Á của chị làm tôi càng thêm nhớ nhà. Giáng Sinh sắp đến, trời Sài Gòn hiện giờ có lạnh lắm cũng chỉ trong khoảng 20 đến 25 độ C mà thôi, không lạnh như ở đây những âm 7 độ. Nơi đó còn có gia đình của tôi nữa, nên dù lạnh bao nhiêu tôi vẫn cảm thấy ấm áp. Tại sao những người thân yêu cứ phải xa nhau"  Có phải chỉ như thế người ta mới có thể thấm thía thế nào là nhớ thương chăng, nhất là trong một mùa đông với cơn bão tuyết như vầy"

Tuyết vẫn rơi, trời đã tối nên ánh đèn đường làm những bông tuyết ẩn hiện lấp lánh trong không gian. Cuối cùng, chuyến xe buýt 28-B ấy đã đến. Bọn chúng tôi lần lượt nhanh chân leo lên xe, miệng không ngớt kêu trời ơi, lạnh quá, lạnh quá!  Người tài xế da màu, có lẽ đã ngoài 50 tuổi, giọng hơi ồ ồ, gật gù tỏ vẻ thông cảm:

- Tôi cứ tưởng sẽ không đến đón các người được, vì chặng đường này đã đóng băng. Đường dốc, lượng muối rải đường hôm qua chẳng thấm tháp vào đâu; tuyết đã đóng băng. Một chiếc xe buýt cách đây vài giờ đã bị trượt và suýt gây tai nạn, vì vậy mà 5 chuyến chỉ chạy một chuyến. Chúng tôi biết có một số người tan sở nên đã cố gắng "bò" từng bước lên đây đấy. Xin lỗi đã để mọi người phải đợi ngoài lạnh!

Chúng tôi chỉ vừa xoa xoa tay vừa ríu rít cảm ơn. Nửa giờ được ngồi trên xe buýt đã tạm đủ để cả người tôi ấm lại; tôi đã dần cảm giác lại từng phần thuộc thân thể mình, nhưng cái chân phải sao như vẫn còn tê. Tôi cố gắng chuyển động từng ngón chân thì phát hiện phần đế ở mũi giày đã bị tróc keo từ lúc nào tôi cũng chẳng rõ. Chỉ phần đế bên trong còn dính vào nhau. 

Xe chạy được nửa đường thì tôi phải xuống để lại đón thêm một chiếc xe buýt khác về nhà. Đoạn đường còn lại này phố xá nhộn nhịp hơn nên đường sạch tuyết;  tôi hy vọng mình sẽ không phải lại chờ  xe bus thêm hai giờ đồng hồ nữa.

Giầy đã “há mõm”,  cái lạnh ùa vào hai lớp vớ len, tấn công những ngón chân. Tôi  phải bước từng bước thật chậm, sợ đi nhanh quá đế giày tróc luôn. Ôi! Sao tôi lại mang đôi giày này vào đúng ngày bão tuyết! 

Tiếp tục đứng chờ xe bus, nhìn chiếc giày bị thương, tôi ứa nước mắt thấy nhớ cha nhớ me. Không biết nên tội nghiệp chiếc giày hay tội nghiệp chính mình.

Đúng lúc đang tủi thân thì  câu nói của Helen Keller mà tôi từng ghi nhớ bỗng như vang lên bên tai tôi: "J’ai pleuré parce que je n’avais pas de souliers, jusqu’au jour où j’ai vu quelqu’un qui n‘avait pas de pieds." - Tôi đã khóc vì không có giày để đi, cho đến khi nhìn thấy một người không có chân. 

Câu nói đó làm tôi bừng tỉnh giữa cơn giá buốt. Như Helen Keller, tôi thấy mình ngưng khóc, ra khỏi cơn buồn tủi,  và  tăng thêm sức mạnh, nghị lực.

Đúng thế. Dù cách một đại dương, tôi vẫn còn gia đình để nhớ. Chỉ mới bị một chiếc giày tróc nửa phần đế. Cũng chỉ vài giờ phải chờ xe bus trong bão tuyết giữa thành phố. Chỉ mới vậy mà đã khóc. Còn biết bao kẻ không nhà không cửa, tứ cố vô thân, chỉ có những gầm cầu là hiên che nắng, che mưa, che giông, che tuyết thì họ phải làm sao để qua được những mùa đông khắc nghiệt" 

Xe buýt vẫn chưa đến. Không thể cứ đứng mãi ở đây chờ chết cóng. Ngày mai tôi còn phải tiếp tục đến sở làm, đến lớp học... Chắc phải làm gì đó để cứu lấy những ngón chân đang dần đông đá.  Bên kia đường có chợ hoa quả  đang mời gọi. Tôi quyết định vào đó chút để đỡ lạnh luôn tiện mua vài thứ cần thiết.

Mùa đông là mùa của trái hồng. Ngoài loại hồng mềm và chát như tôi đã được ăn ở quê nhà còn có loại Hồng dòn và ngọt. Tôi tiến đến gần hàng hồng để lựa. Hàng trăm trái hồng thật tươi nằm chồng chất trên nhau. Trái nào cũng đẹp, cũng có vẻ ngon. Đang phân vân với mấy trái hồng trên  tay, bỗng nghe tiếng nói Việt nho nhỏ: "Cho em cái bịch nè!"  Quay sang người phụ nữ có vẻ nhiều tuổi hơn mình, tôi tươi cười cảm ơn và nhận cái bao ni-lông chị ta đang đưa qua cho tôi:

- Thấy Hồng ngon quá em cứ mải mê lựa, chẳng nhớ đi lấy bao.

- Ừa, hồng này ngon lắm, hôm qua chị có mua, về ăn thấy ngọt quá nên hôm nay ghé mua thêm!

Thế là chị và tôi đã cùng nhau lựa hồng và chuyện trò đôi ba câu về rau quả. Lòng tôi dần nghe ấm lại. Câu nói "Cho em cái bịch nè!" cứ trở lại trong tôi. Dù lưu lạc bất cứ phương trời nào, người Việt mình thường luôn tự để ý và nhận ra nhau, khỏi cần phải hỏi "Chị có phải là người Việt Nam không"" rồi mới bắt đầu câu chuyện. Được trò truyện bằng tiếng mẹ đẻ giữa cơn cóng lạnh, tôi như thấy có hơi ấm lan tỏa trong mình và quên đi những ngón chân đông đá trong  chiếc giày há mõm.

Chị đồng hương tiếp tục đi chợ, còn tôi thì sang hàng khoai tây. Một bà có búi tóc bạc đang ráng vò miệng bao ni-lông để mở nó ra nhưng dường như bà không mở được. Từ xa nhìn bà vò vò thổi thổi cái bao, tôi vừa buồn cười vừa thấy thương. Tôi đến đưa cho cụ cái bao tôi đã mở sẵn:

- Từ khi họ đổi loại bao này lúc nào cũng thật khó mở, con cũng bị hoài, nhiều khi vò hoài mà nó không chịu mở miệng... Phải thấm tay ướt một chút thì họa may ra con mới mở được.

Bà gật đầu cùng cười với tôi và nói cảm ơn. Trên khuôn mặt bà hiện rõ niềm vui khi nhận sự chia sẻ, như tôi cũng vừa nhận từ một người xa lạ nhưng... Việt Nam.

Mua xong đôi ba thứ, thấy người đã ấm lại, tôi trở ra ngoài, băng qua đường sang trạm đợi xe buýt. Vẫn còn những người đợi xe lúc nãy, vậy là chuyến buýt của tôi vẫn chưa đến. Nhưng tôi không còn ngại giầy há mõm, cũng chẳng sợ bão tuyết. Bây giờ, dù có phải chờ thêm bao lâu nữa tôi cũng sẽ vui vẻ đứng đợi. Thậm chí nếu xe buýt không đến, tôi sẽ vẫn vui vẻ đi bộ về nhà.

Trong khi tôi đang mải suy nghĩ và nhìn những bông tuyết đang rơi thì một chiếc xe hơi dừng lại ngay trước trạm xe buýt, cửa kiếng dần hạ xuống, và lại những tiếng nói Việt Nam.:

- Em ơi, em về đâu vậy" Lên chị chở về dùm cho, trời lạnh lắm, chờ xe gì nổi mà chờ!

Ôi, chính là cái chị đã "cho em cái bịch nè!"  Chị đi chợ xong rồi ư" Trời tối vầy mà sao chị ấy vẫn trông thấy tôi, hay thật! 

- Em sợ làm phiền chị quá, em ở trên này khoảng 8 ngã tư, có tiện đường chị không"

- Em lên xe đi, không tiện chị cũng chở em về... không sao đâu, chị cũng ở khu trên đó...

Tối hôm ấy, trong khi bão tuyết vẫn vần vũ ngoài trời, tôi đã thật vui. Chưa bao giờ vui thế,  dù phải ngồi hơ ấm chân và cứ lo mình sẽ bị cưa mất cái chân phải đông đá... Chính chị "cho em cái bịch nè!" đã cứu cái chân tôi! 

Xin cảm ơn chị, và cũng xin được cảm ơn người đồng nghiệp Phi-Luật-Tân đã đứng xích lại choàng lấy vai tôi giữa cơn bão tuyết, cảm ơn người tài xế xe buýt thật tốt bụng và có trách nhiệm khi ông đã cố ráng "bò" lên con dốc đóng băng.

Quả đúng, trời có giá lạnh bao nhiêu, tình người vẫn luôn đủ để sưởi ấm cho nhau...

Ý kiến bạn đọc
02/07/201802:01:59
Khách
Cám ơn Bonbon ❤️
Đi xe bus có cái thú và ý nghĩa của nó.
Tới bây giờ chị vẫn còn giữ liên lạc với một nguời bạn làm quen trên xe bus gần 20 năm trước.
27/05/201602:41:58
Khách
Chuyện chị kể hay lắm. Em thích vô cùng vì nó rất là thật. Em cũng từng đón xe buýt như chị.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,393,888
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”, kể chuyện tác giả bay đến thăm đôi bạn Mỹ bảo trợ tại vùng vịnh Tillamook, Oregon.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tại Việt Nam cô học đại học tổng hợp ngoại ngữ. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và tác giả đang làm công việc thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Mong Quynh Gibney tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến