Hôm nay,  

Cây Đa

24/06/200600:00:00(Xem: 154595)

Người viết: Phạm Minh Châu

Bài số 1041-1650-363-vb7240606

*

Tác giả Phạm Minh Châu  đang sống tại Austria, Áo quốc, Âu châu. Vào năm 2000, khi  còn là một sinh viên mỹ thuật 30 tuổi, ông góp bài viết về nước Mỹ năm đầu tiên, “Cuộc Phiêu Lưu Của Chiếc Xe Đạp” rất sống động với ý tưởng kết luận  “nếu trước đây tôi chịu khó để ý đến những người xung quanh một ti thôi thì...” Khi giải thưởng đã sang năm thứ bẩy, ông góp thêm bài viết thứ hai, cho thấy niềm tin tốt đẹp về con người và quê hương, thế giới.

*

Viết tặng Ali

Gắn liền với hình ảnh của làng mạc êm đềm tại miền bắc Việt Nam xa xôi, nơi tôi chưa một lần đến thăm, là bóng dáng của những cây đa to lớn sừng sửng đứng hiên ngang ở đâu đó. Ngày xưa, hình như sau mỗi phiên chợ xa về, các bà các cô thường hay dừng chân nghỉ ngơi đôi chút ở dưới những gốc đa như thế này. Những người nông dân gần đó cũng dùng nơi này để nghỉ trưa bên những chén trà xanh hay nước vối được truyền tay nhau. Trẻ con thì vui đùa chơi trò trốn tìm sau những cái rể chằng chịt  bao quanh thân cây mổi khi chiều về. Biết bao nhiêu câu chuyện vui buồn của đời thường cùng những thăng trầm của cuộc sống đã trôi qua theo dòng thời gian dưới những gốc đa hàng trăm tuổi xanh tươi to lớn đó...Theo quan niệm của người xưa, dường như những oan hồn sống vất vưởng cũng thường dùng bóng đa để làm nơi nương tựa, do vậy từ những nơi này đã xuất hiện nhiều câu chuyện ma truyền tai nhau trong dân gian. Tôi không biết đìều đó hư thực ra sao, chỉ nghe kể rằng, dưới gốc đa còn là nơi để một số người đến cúng vái cho những vong hồn vất vưởng như vậy mau được siêu thoát...

Được sanh ra và lớn lên ở những thành phố công nghiệp hiện đại rộng lớn, hình ảnh của cây đa tại quê hương xa xôi, tôi chỉ biết loáng thoáng qua trong thơ văn, sách vở hay trong phim ảnh. Do vậy, điều làm tôi hết sức ngạc nhiên xen lẫn vui mừng, khi lần đầu tiên trong đời, không ngờ mình lại may mắn được hội ngộ trực tiếp với một Cây Đa thật sống động ngay tại trung tâm thành phố du lịch Salzburg trong một lần ghé thăm, nơi cả thế giới biết đến với hình ảnh của thiên tài  âm nhạc Wolfgang Amadeus Mozart.

Tôi thú vị nhìn chăm chú Cây Đa như không chớp mắt, trong đầu cứ nảy sinh ra nhiều câu hỏi thật ngớ ngẩn:

- Tại sao em lại lấy tên là Cây Đa"

Người thanh niên da trắng mắt xanh cười vui, hỏi lại:

- Bộ anh ngạc nhiên lắm sao"

- Chứ sao nữa!

Tôi khẳng định và đôi mắt tò mò vẫn không muốn rời khỏi anh chàng sinh viên người Áo với cái tên Cây Đa đang trò chuyện với mình. Rõ ràng trông Cây Đa chẳng có một nét nào giống người Á Châu cả dù là một vài nét lai căng ẩn hiện ở đâu đó. Tại sao anh ta hiểu biết về Việt Nam và nói tiếng Việt một cách qúa rành rỏi như thế, đó là điều bí ẩn đang lôi cuốn sự tò mò của tôi! Tôi do dự hỏi đại, dù biết là thừa:

- Ba hoặc Má của em hình như là người Việt"

Như đọc được những thắc mắc của tôi, Cây Đa cười vui rồi giải thích:

- Bảo đảm với anh, em là người Áo một trăm phần trăm, không có lai căng ai hết. Tuy nhiên, đó chỉ là bề ngoài thôi, còn sâu trong trái tim, em luôn cảm thấy mình là một người Việt chính cống và linh cảm rằng kiếp trước em đã xuất thân hay có nợ nần gì đó với Việt Nam. Em theo đạo phật, ngồi thiền và ăn chay trường, thích nhất là Tàu Hủ và bánh ướt nóng hổi đó anh...

Tôi say xưa theo dõi câu chuyện kỳ lạ với những điều ngạc nhiên thích thú. Anh chàng này qủa thật có một cái gì đó rất đặc biệt, không giống như những người bạn Áo khác mà tôi từng quen biết. Thỉnh thoảng người thanh niên với giọng nói Sài Gòn đặc sệt ngưng dở dang câu chuyện với tôi, để nói bằng tiếng Đức một cách líu lo líu lít rất thân mật với những người qua đường đang đến gần. Nhìn việc làm của Cây Đa, tôi công nhận đúng như lời anh ta tâm sự, nếu như không có lòng từ bi và đức tính khiêm nhường được học hỏi từ đạo Phật, thì người ta rất khó có thể đảm nhận được công việc như thế này một cách dài lâu. Cả ngày phải đứng làm việc ngoài trời với bất kể thời tiết xấu tốt, để tiếp xúc với tất cả mọi hạng người và một điều đặc biệt là dù thiên hạ có xua đuổi hay chửi rủa hoặc chê cười, lúc nào cũng phải giữ thái độ chào hỏi vui vẻ và lịch sự. Cây Đa kể tiếp:

- Anh biết không, mới hôm kia một người bạn trong nhóm Greenpeace của tụi em bị hành hung. Những người qua đường hoặc đứng nhìn hoặc lặng lẽ bỏ đi, không ai can ngăn hay có ý kiến hoặc kêu cảnh sát đến cứu giúp. Em không thể hiểu được là tại sao con người với nhau mà lại qúa lạnh lùng như vậy. Chẳng lẽ bây giờ người ta đã khô cạn hết tình thương và chỉ biết sống cho riêng mình thôi sao" Tụi em làm việc này với mục đích là kêu gọi mọi người góp phần bảo vệ môi sinh, bảo vệ trái đất và chính cuộc sống của chúng ta...

Tranh thủ lúc vắng người, Cây Đa cho tôi xem từng hình ảnh và những con số thống kê về sự hủy hoại thiên nhiên do chính con người gây ra. Với những hóa chất độc hại do hàng triệu nhà máy trên thế giới thi nhau sản xuất và thải ra từng ngày một cách vô ý thức, đã  làm tuyệt chủng bao nhiêu loại động thực vật hiếm qúy. Còn con người không biết trong tương lai sẽ ra sao, khi hiện giờ sử dụng thực phẩm đa số đã bị Gen biến thể và chứa đầy hóa chất ở trong đó... Nhìn đâu cũng thấy trẻ em mập phì qúa cỡ còn người lớn thì mang đủ thứ bịnh nan y kỳ lạ. Các nhà sản xuất có nhiều tiền nên đã chi phối hết tiếng nói của các nhà chính trị, do vậy Greenpeace được lập ra để kêu gọi mọi người đóng góp công sức giử gìn trái đất khỏi bị hủy diệt trong tương lai không xa...

Cây Đa còn say xưa trao đổi với tôi về đủ thứ đề tài một cách thân thiện, y thể như chúng tôi là hai người Việt thân thiết với nhau từ lâu lắm rồi. Tôi hết đi từ sự ngạc nhiên này đến sự ngạc nhiên khác, khi nghe anh ta nói về lịch sử, phong tục và con người Việt Nam. Càng nghe tôi càng cảm thấy thích thú vì đã khám phá ra được rằng, có những điều mà trước đây tôi cứ tưởng rằng mình đã biết, hóa ra chẳng đáng là bao so với người sinh viên trẻ tuổi dễ mến này. Thỉnh thoảng Cây Đa nhắc nhở:

- Anh không phải đệm thêm những từ tiếng Đức vào làm chi. Hãy nói bằng tiếng Việt với em, em hiểu hết mà.

Tôi cảm thấy thẹn thùng đôi chút, chẳng qua, đó cũng là một thói quen trong giao tiếp với một số bạn Việt Nam trẻ trạc tuổi anh ta tại đây. Mỗi lần trò chuyện với họ, tiếng Đức luôn là ngôn ngữ chính để truyền đạt ý tưởng thay vì tiếng mẹ đẻ. Một điều thật nghịch lý nhưng lại sảy ra hàng ngày chung quanh tôi. Tôi khen ngợi:

- Em chỉ sống ở Việt Nam có hai năm thôi. Vậy mà khi nghe em nói, anh không thể tưởng tượng được rằng người đang tiếp chuyện với mình lại là một người ngoại quốc đó. Thật là một điều kỳ diệu!

- Em có Ba Má nuôi là người Việt ở Sài Gòn và đã đến đó học tiếng Việt cơ bản trong thời gian ấy. Em đã đi nhiều nước ở Châu Á, nhưng chỉ có Việt Nam là nơi mà em thích thú nhất và cảm thấy đúng là quê hương mình. Trở về Áo, em đã tự học hỏi thêm ngôn ngữ này qua sách vở cũng như giao tiếp với vài anh chị phật tử tại Wien. Những ngày lễ hội sinh hoạt của cộng đồng Việt Nam ở đó em thường có mặt và thích lắm, vì có nhiều cơ hội tốt để làm quen và tìm hiểu thêm nhiều điều mới lạ về nền văn hóa và con người mà em ảm thấy thân thiết đó anh.

À, thật là thú vị! Trí óc tôi lại quay về những ngày lễ hội cổ truyền đã qua và bất chợt nhớ ra trong những lần đó luôn thấp thoáng đó đây những người bản xứ rất trẻ đến tham dự. Có lần, tình cờ gặp một cô bạn người Áo mới du lịch Việt Nam về và cô ta cũng muốn một lần đến chung vui tết cùng cộng đồng xa quê. Điều làm cho tôi bất ngờ và mang nặng suy nghĩ, vì cô ta là người duy nhất hôm đó mặc chiếc áo dài Việt Nam đỏ thắm nổi bật giữa đám đông, trong khi những người phụ nữ Việt Nam khác thì xúng xính trong các bộ y phục tây đủ kiểu hay những chiếc đầm dạ hội xậm màu...

Thình lình bầu trời chuyển dông mang theo một đám mây với những hạt mưa rơi ướt át. Cây Đa vội kéo tôi núp dưới một tán cây nhỏ bên đường rồi mơ màng :

- Anh biết không, em đang nhớ về những cơn mưa ở vùng nhiệt đới của quê hương anh đó. Em rất thích ngắm mưa ở trong những khu rừng nguyên sinh mà em đã viếng thăm. Được sống với thiên nhiên, được nghe tiếng suối reo và tiếng chim hót rồi ăn những trái cây trong rừng, lội sông lội suối rôì nghỉ ngơi bên sườn đồi, ngắm trăng sao, xa hẵn cái thế giới bận rộn ồn ào máy móc xe cộ và bê tông cốt thép ở chung quanh là niềm hạnh phúc lớn của em. Việt Nam may mắn còn có được những khu rừng nguyên sinh lâu đời như vậy là một điều rất tuyệt vời. Anh có biết cây rừng nhiệt đới có bao nhiêu tầng không"

Khỏi đợi tôi trả lời, Cây Đa lại tiếp tục đưa tôi phiêu du qua những cánh rừng bạt ngàn xanh thẳm nằm dọc theo dãy dãy Trường Sơn với đủ thứ các loài động thực vật xa lạ mà tôi chưa bao giờ biết đến. Những bãi cát vàng óng ánh trong nắng chạy dọc theo bờ biển dài từ Bắc xuống Nam, ngày đêm đón những đợt sóng trắng vỗ rầm rì mang theo mùi mằn mặn của biển, mà sâu trong  đó lại là cả rừng San Hô ẩn hiện muôn màu sắc đang vươn sức sống. Những cánh đồng xanh thẳm trù phú trải dài tới cuối chân mây của hai miền Nam Bắc được bao bọc bởi những dòng sông đục ngầu phù sa khi đầy khi vơi theo ánh trăng lúc tỏ lúc mờ... Cây Đa nói nhiều lắm và cuối cùng anh ta kết luận:

- Đây chính là nơi mà chỉ trong vài tuần nữa, em sẽ dọn đến làm việc và sống vĩnh viễn tại đó!

Tôi hơi bất ngờ khi nghe thế, vì tưởng rằng người bạn dễ mến vừa quen biết sẽ có nhiều dịp gặp lại ở đây, thì đã có kế hoạch chuẩn bị cho một chuyến đi thật xa từ lâu rồi. Tuy nhiên, tôi cũng vui và an tâm khi Cây Đa đã chọn cho mình một nơi sinh sống mới và biết chắc chắn rằng chỉ riêng về sự hiểu biết tiếng Việt qúa rành rõi như vậy, chắc chắn anh ta sẽ gặp nhiều cơ hội tốt trong cuộc sống, thí dụ như trong lãnh vực du lịch, khách sạn hay thông dịch hoặc dạy ngoại ngữ... là những nghành nghề đang phát triển mạnh mẻ và cần nhiều nhân tài ở các thành phố lớn tại đó. Tôi quan tâm hỏi:

- Như vậy em sẽ làm về nghành nghề gì ở đó"

- Em sẽ đi bảo vệ rừng anh ạ! Bảo vệ những gì qúy hiếm còn sót lại trên trái đất của chúng ta đó anh.

Có lẽ nhiều người khác cũng như tôi khi nghe thế, sẽ nghĩ rằng Cây Đa sống không thực tế chút nào. Sao trên đời này lại có người với ý nghĩ kỳ lạ như vậy" Trong khi ai cũng mong muốn có cuộc sống an toàn và tốt đẹp, kể cả những người nước ngoài đến Việt Nam lập nghiệp chắc chắn cũng không nằm ngoài ước mơ đó. Trong khi bao nhiêu người có tiền của tại đó cũng tìm đủ mọi cách để thoát đi, hầu mơ ước có cuộc sống tốt đẹp hơn nữa, thì anh chàng da trắng này, tự nhiên lại từ bỏ một nơi sống đầy lý tưởng mà nhiều người mơ ước, để đi vào một khu rừng xa lạ hoang vắng làm việc.

Rừng dĩ nhiên là đẹp, nhưng không phải là nơi để cho con người thành thị sống lâu dài được. Ở đó thiếu thốn đủ thứ hết, không có những phương tiện sinh hoạt tối thiểu cho cuộc sống hàng ngày như điện nước và nhiều thứ linh tinh khác nữa... Làm sao mà anh ta có thể tồn tại ở đó lâu dài được, chưa kể đến bao nhiêu nguy hiểm khác luôn rình rập trong rừng thiên nước độc đó, mà tôi đã nghe qua.

Tôi cũng biết, sống với thiên nhiên là một điều tuyệt đẹp và rất thơ mộng, nhưng không phải như kiểu cách mà Cây Đa đang nghĩ tới. Có biết bao nhiêu người đã bỏ mạng trong đó rồi, huống chi anh chàng này lại là một người Tây phương chưa từng trải với nếp sống khắc khổ ở đó. Ngoài ra còn biết bao nhiêu cạm bẫy khác của con người luôn bủa vây, liệu anh ta có vượt qua nổi hay không" Tôi cảm thấy lo lắng và muốn can ngăn:

- Em đã suy nghĩ kỹ chưa"

Cây Đa vẫn cười vui và tự tin, gương mặt rạn rở nhìn tôi:

- Anh khỏi lo nhiều cho em. Em biết là sẽ gặp nhiều khó khăn ở đó, nhưng em sẽ vượt qua thôi. Em đã tìm hiểu và suy nghĩ kỹ trước khi đi đến quyết định rồi. Anh biết không, nhiều cô gái muốn làm quen với em để được qua đây sống, nhưng em lại thích sống ở đó hơn. Việt Nam đẹp lắm anh, tại sao em lại không đến đó"

Tôi biết, với một người thân thiện dễ mến như vậy, chắc chắn là anh ta sẽ nhận được nhiều điều hạnh phúc trong cuộc sống ở đó. Là một người Việt Nam, nên tôi hiểu rõ sự qúy mến khách lạ của dân tộc mình, nhất là người có tấm lòng đặc biệt đối với quê hương mình. Tuy nhiên, tôi không muốn Cây Đa gặp những điều rủi ro, anh ta còn qúa trẻ để có thể hiểu được những mặt trái của của sống, nhất là khi nếp sống ở đó chưa có đi vào một nề nếp rỏ ràng như nơi anh ta đã lớn lên:

- Em có biết là người ta mới xây một xa lộ xuyên qua rừng nguyên sinh Cúc Phương chưa"

- Trời ơi! Tại sao lại làm như vậy" Không thể tin được!

Cây Đa sửng sốt ôm đầu tỏ vẻ ray rứt ghi ngờ:

- Có thật là như thế không anh" Đúng là qúa sai lầm và thật điên rồ! Anh thấy đó, khắp nước Áo hay cả Châu âu, ở đâu cũng đầy dẫy những cánh rừng xanh tươi bao phủ, nhưng chỉ là rừng nhân tạo chứ không phải là rừng nguyên sinh như ở Việt Nam còn sót lại. Để có được khu rừng như vậy phải cần đến cả hàng ngàn năm, vậy mà họ lại không biết qúy trọng và gìn giữ... Em phải về đó sớm thôi anh ạ!

Không biết anh ta có biết rằng, đối với rất nhiều người, việc trái đất có bị ô nhiểm trầm trọng hay hành tinh này có bị đe dọa này nọ, cũng đâu liên quan gì tới việc tàn phá môi sinh không thương tiếc của họ, miễn là cứ thu được nhiều lợi nhuận trước mắt là vui rồi. Còn Cây Đa sẽ làm được gì ở đó khi chung quanh luôn đầy dẫy sự bất công. Chỉ riêng về sự nghèo khổ và ý thức hệ của người dân còn qúa  thấp cũng có thể sẽ làm cho anh ta lùi bước rồi. Dù anh ta có một ước nguyện tuyệt đẹp trong tâm tư, nhưng không biết những người ở đó có hiểu và chấp nhận hay sẽ coi anh ta nhu một kẻ điên khùng...

Tôi phân vân thật sự, không biết anh ta có hiểu rằng thực tế luôn khác xa với mơ ước hay không" Có bao giờ anh ta gặp phải sự thất bại ê chề trong cuộc sống, khi mà trên thế giới này vẫn còn nhiều nơi mà sự công lý luôn nằm trong tay kẻ có sức mạnh và đầy quyền hành..."

Thời gian trôi qua nhanh, vài tuần lễ sau, Cây Đa phone từ giả tôi trước khi lên đường:

- Anh cứ an tâm đi, em không bồng bột và đã suy nghĩ kỹ về  công việc mình sẽ làm rồi. Trước tiên em sẽ vào Chùa tu học trong ba tháng, để cho tâm mình được an lạc yên tĩnh, gạt bỏ được tất cả những giận hờn oán ghét thù hằn qua một bên, đem tình thương và sự bao dung đến cho mọi người và điều quan trọng là em không nghĩ rằng mình sẽ bơ vơ lẽ loi trong công việc bảo vệ môi sinh này đâu. Mình sẽ luôn nhận được tất cả những gì mình sẳn sàng cho, đó là điều em luôn tin tưởng. Dĩ nhiên có thể em sẽ gặp nhiều khó khăn và nhiều sự chống đối, nhưng đã là Cây Đa thì vẫn luôn đứng vững trước mọi giông tố cuồng phong mà anh... Bộ anh quên rồi sao, ngày xưa, đức Phật cũng từ bỏ sự giàu sang phú qúy để sống đời khổ nhục cứu độ chúng sanh, thì việc làm của em có đáng gì đâu, bao nhiêu người phật tử khác cũng âm thầm làm những việc tương tự có ích lợi hơn em mà...

Tôi vui lắm khi nghe Cây Đa tâm sự như thế và dĩ nhiên rất khâm phục tấm lòng tốt đẹp của một người sinh viên Áo có tâm hồn và đầy nhiệt huyết cho đất nước và dân tộc mình. Ước gì anh ta sẽ gặt hái được nhiều trái ngọt trong vườn cây còn nhiều trái đáng đó.

Cây Đa, một người bạn chỉ thoáng quen trong một lần gặp gỡ tình cờ, bây giờ chắc đang ngụm lặn đâu đó thật sâu trong rừng rậm để nghiên cứu và trồng lại từng loại cây rừng đã biến mất, hay đang hướng dẫn một nhóm nghiên cứu sinh đủ thứ màu da nào đó tham quan học hỏi để bảo vệ từng góc rừng trên hành tinh này, hoặc cũng có thể đang phải đương đầu đấu tranh với những người vẫn ngày đêm đang muốn tàn phá môi sinh đó... Tôi thật sự không biết, nhưng dẫu sao cũng luôn thấy vui khi nghĩ đến anh ta, người đã cho tôi một cái nhìn mới hơn về ý nghĩa và sự hạnh phúc trong cuộc sống.

Tôi nhắm mắt lại và chợt thấy chung quanh mình xuất hiện thật nhiều bóng dáng của những cây đa to lớn đang cùng nhau vươn mình trong nắng ấm, nhưng không phải tại thành phố nơi Mozart  được sanh ra như tôi đã thấy, mà là tại chính nơi quê xa...

Phạm Minh Châu

Linz  Austria


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,192,959
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới của bà.
Chúc Mừng Năm Mới Kỷ Hợi 2019. Viết Về Nước Mỹ bắt đầu năm Canh Thìn 2000. Từ Thìn tới Hợi, vừa đúng 20 năm. Ngày đầu năm Hợi, xin mời đọc bài Tết của Lê Nguyễn Hằng. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Mừng Tết Kỷ Hợi đang tới, mời đọc chuyện tình tất niên của tuổi hạc.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ ba của cô.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả kể về khóa Thiền Vipassanna 10 ngày mà bà đã tham dự. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư ông viết: Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019, hiện đang phát hành khắp nơi.
Nhạc sĩ Cung Tiến