Hôm nay,  

Nghề Làm Nails

02/12/200600:00:00(Xem: 158614)

Nghề Làm Nails

Người viết: Trương Ngọc Bảo Xuân

Bài số 1141-1750-462-vb6311106

*

Bà Trương Ngọc Bảo Xuân là tác giả đã được trao tặng giải chung kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ hai 2001, với bài viết "32 Năm Người Mỹ và Tôi". Cho tới nay, bà vẫn liên tục góp nhiều bài viết giá trị cho giải thưởng. Hiện bà cư trú tại Boat City, Marina del Rey, California, công việc: giám khảo của Bureau of Barbering & Cosmetology (Nha Khảo Thí ngành Thẩm Mỹ) tại Los Angeles thuộc tiểu bang California. Sau đây là bài viết mới nhất của bà về ngành nails.

*

Sau năm 1975, một số dân tị nạn chúng ta vô nghề làm móng tay móng chân và đắp bột.

Nghề nầy hồi trước dân địa phương đã chập chửng khai thác rồi nhưng rất đắt tiền. Một bộ móng tay đắp bột ăn giá khoảng tám chục tới một trăm đô la. Như vậy đa số dân thượng lưu hay giới điện ảnh mới xài tới những bộ móng lộng lẩy xa xí phẩm nầy.

Theo ý ta nghĩ, nghề không cần thời gian học lâu lắc và tiếng Anh rắc rối cho nên đa số dân tị nạn Việt nam chúng ta nhảy vô nghề nầy rất tình cờ. Rồi nhờ ở tánh cần cù nhẩn nại chịu khó, chúng ta đã nắm nghề làm nails vững chắc trong tay, tạo nên một sự nghiệp thành công không thể ngờ.

Ngày nay, tuy giá tiền làm một bộ móng tay nhân tạo có bị sút giảm, nghề nầy vẫn còn nuôi sống biết bao nhiêu người, dù là người đã sống lâu năm hay là người mới vừa bước chân trên quê hương thứ hai nầy .

Bây giờ bất cứ ai, từ nhà triệu phú tới cô học trò trung tiểu học cũng có thể mang một bộ móng giả vì giá cả rất nhẹ nhàng.

Như vậy nghề làm Nails đã nuôi sống chúng ta trước kia, bây giờ chia xẻ cho những đồng bào tới sau.

.....

Trong nghề làm Nails có bíêt bao nhiêu chuyện khóc cười, bao nỗi thăng trầm như bao nghề khác. Đây là bài đầu tiên, một trong những chuyện vui buồn trong nghề chúng tôi muốn kể ra hy vọng để giải trí quí độc giả sau một ngày làm việc vất vả.

....

Nằm ngay góc hai con đường chánh, tiệm Nail nầy rất đẹp. Có thể gọi là tiệm sang so với những tiệm trong vùng.

Hổng sang sao được" khu nầy mới xây mới mở mà.

Nói nào ngay, hồi trước nguyên khu nầy chỉ có một tiệm bán Pizza Hut. Thuở nay, bên góc nầy là Pizza Hut, góc xéo xéo là Pizza Dino, bên kia đường là Winner Hot Dog, góc còn lại là ba bốn tiệm ăn của Tàu, Đại Hàn và ... Mễ! Làm sao làm ăn được" dân ở đâu có đủ mà ăn pizza hoài"

Sau một thời gian, Pizza Hut đóng cửa, rinh nguyên cái "hut" đi, để lại cả một miếng đất trống. Đây là thời giá nhà giá đất vùng nầy vọt cao cao cao tuốt trên trời, cho nên chỉ sau một thời gian ngắn, thay vì chỉ một tiệm thôi, những người có vốn ít khó thể với nổi, chủ đất rút kinh nghiệm, họ bắt đầu đào ủi đổ nền móng, xây dựng lên thành nhiều tiệm nhỏ nhỏ xinh xinh, trở thành một khu Mini Mall (*1) thiệt là dễ thương.

Họ lợp những cái nóc nhà mái nhọn chữ A bằng ngói đỏ, sơn tường màu ngà ngà, cột kèo màu đỏ, màu của vui vẻ hăng hái tiến tới thành công. Những cái bảng tên tiệm gắn lên, cái nào cũng có đèn Neon màu, ban ngày sáng sủa, ban đêm chớp chớp mời gọi.

Chạy ngang qua, dòm sơ là trong bụng có cảm tình.

Trong khu có một tiệm bán hamburger, một tiệm tóc, một tiệm bán đồ phụ tùng xe hơi, một tiệm chuyên môn cho đổi check, ứng tiền trước v...v... và lẽ dĩ nhiên, một tiệm làm Nails rực rở.

Tiện và gọn biết bao, thiên hạ sẽ vô tiệm đổi cái check ra lấy tiền mặt qua ăn bánh mì no bụng xong vô tiệm cắt mái tóc rồi qua tiệm làm nails,ngâm hai bàn chân mỏi mệt vô chậu nước nóng, ngồi ngả ngữa ra ghế nệm coi Ti Vi trong khi người thợ nưng niu bàn tay bàn chân mình.

Ôiii, sao mà "phẻ" làm saooo...

Tui có thói quen, khi có một tiệm làm nail nào mới mở trong vùng tui thường tới làm một bộ nails, cũng như ủng hộ người đồng hương vậy mà.

Bữa đó tui tới tiệm nầy, vừa đứng trước cửa là có liền một cô thợ bước tới niềm nỡ đón chào với một gương mặt rạng rở tươi cười:

- Dạ chào cô. Cô muốn làm móng tay hả"

Thú thiệt, trong thời gian gần đây ít ai kêu tui bằng cô mà thường thường là bác, hay bà! Tiếng cô ngọt ngào nầy làm tui chịu quá cũng phải mĩm cười. Tui nói:

- Ừm. Aaa... bao nhiêu một bộ vậy cô"

Cô trả lời:

- Dạ, bộ full set có có...đồng hà. Dạ mời cô vô ngồi.

Tui hỏi thêm:

- Em có làm pink and white hông"

Cô nói lẹ làng:

- Dạ, có có, gì cũng có hết, mời cô vô mời cô vô.

Sự đón tiếp khách đầu tiên của cô nầy được chấm 10 điểm rồi đó. 

Cô chỉ tui cái bàn manicuring mời ngồi xong cô ngồi bên ghế của thợ. Vậy thì cô sẽ là người làm cho tui.

Trong tiệm cũng có vài ba người khách, thợ đang tíu tít mài mài giũa giũa...

Cô thợ hỏi tui:

- Cô muốn làm dài bi nhiêu"

Tui nói:

- Móng tui dài sẵn cở nầy rồi thì làm cở nầy thôi, móng nào ngắn quá thì nối cho dài bằng mấy móng kia, cở nầy nè. Đừng có dài quá tui đánh máy hổng được nha.

Cô cười cười, bàn tay cô cầm lấy bàn tay tui liền.

- Dạ, em có kinh nghiệm mà cô. Cô làm pedicure luôn nghe cô" em tính rẻ cho cô (pedicure: làm móng chân)

Tui trả lời:

- Ừm. làm thì làm.

Sau khi cho tui biết cô là chủ tiệm tên Hạnh, cô bắt đầu giũa móng tay. Xong đầu móng, cô chà nhám trên mặt móng tay. Cô lấy vài cái tip ra, gắn lên mấy móng hơi ngắn rồi cắt cho đều. Cô kỷ lưởng cầm từng ngón tay của hai bàn tay mà đọ rồi chà cho nhám mấy cái móng tip mới dán. Cô mở chai Primer(*2) ra, phết nhẹ lên mặt móng. Cô làm gọn gàng nhưng da xung quanh móng của tui hơi hơi nóng rát. Cô mở nấp bình nước thuốc ra, cầm cây cọ và bắt đầu phết chất thuốc lên nguyên móng tay.

Lúc đó có một người khách da đen bước tới trước cửa. Cô thợ ngửng đầu lên hỏi liền:

- Hi. May I help you" (chào cô, tôi có thể giúp cô được không")

Cô khách hỏi có ai làm móng tay móng chân cho cô không" Cô Hạnh trả lời Yes rồi cô xây vô trong hỏi lớn bằng tiếng Việt:

- Ê, tới phiên đứa nào làm cho con khách nầy"

Bên trong vẵng ra câu trả lời:

- Tới phiên tui, mà thôi tui hổng làm cho mấy con đen đâu. Tụi nầy bần thấy mẹ. Ôm một bàn chưn của nó bằng hai bàn chưn người khác, tiền tip thì kẹo hổng bao giờ cho. Kêu nó đợi bà Chi đi...

Tui thấy ái ngại, khó chịu quá. Cô khách thì còn đứng xớ rớ ngay cửa. Rồi cô Hạnh réo vọng vô trong "Chi ơi Chi..." Từ đàng sau một cô thợ từ từ tiến ra. Với vẽ mặt hổng mấy gì vui, cô tới đón người khách mới đem lại bàn của cô, phía trong. Từ hồi cô khách nầy đứng trước cửa cho tới khi được mời vô ngồi cũng cở vài phút đồng hồ.

Đàng nầy cô Hạnh nói nhỏ nhỏ:

- Ối mấy con khách nầy khó chịu lắm cô ơi bởi vậy vô tiệm hổng ai muốn làm cho nó hết.

Tui trả lời:

- Em à, người có nhiều tánh khách có nhiều hạng. Làm nghề nầy là làm dâu trăm họ mà em. Tiệm em mới mở bộ hổng cần khách sao" 

Hạnh nói:

- Cần chớ, mà kẹt phải chi em rảnh thì em làm. Kiếm thợ giỏi cũng khó lắm cô ơi, giỏi mà chịu ở với mình càng khó hơn bởi vậy em phải chịu, vừa chìu khách vừa chìu thợ như chìu vong.

Phết thuốc xong rồi cô mới lấy cái máy giũa ra giũa đi phần dầu móng rồi đắp chất bột màu trắng lên.

Bộ móng tay "cùi" của tui lần lần có hình dạng đẹp đẹp. Xong phần bột, cô phết thêm một lớp Gel(*3) lên rồi kêu tui đút hai bàn tay vô cái máy có đèn màu tím để "khử" cho khô.

Khi xong bộ móng, đưa bàn tay lên ngắm nghiá. Trời! có thua gì bộ móng tay của... tài tử đâu nà.

Cô nầy làm móng tay khéo quá. Móng nào móng nấy đều đặn, độ dầy chỉ dầy hơn móng thiệt một chút xíu thôi, đầu móng màu trắng, phần trong màu hồng lợt thiệt là lợt, nguyên bộ móng sáng bóng lên như màu móng thiệt thấy thương hết sức. Như vầy gỏ computor(*4) như chơi, gài nút áo, đeo bông tai dễ dàng. 

Tui hài lòng hết sức, hẹn cô hai tuần nữa sẽ trở lại để fill(*5).

Nhưng, nếu tui là cô khách Mỹ kia, chắc chắn tui đã bước ra khỏi tiệm từ phút đầu.

Ba tuần sau ......

Móng tay mọc ra dài quá, một móng bị hở, tới ngày phải trở lại tiệm đặng fill lại.

Trưa đó trong giờ ăn trưa tui bấm điện thoại tới tiệm tính làm cái hẹn. Đầu giây bên kia, trả lời sau cầu cả năm sáu tiếng reng. Một giọng nói hào hễn vang lên, như vừa mới chạy từ đâu tới tay chụp điện thoại miệng trả lời liền:

- Hế lô, .... (tên tiệm) mậy ai héo du"

Tui hỏi:

- Chiều nay cô ... có rảnh hông" tui cần fill với làm chân.

Tiếng trả lời:

- Dạ, rảnh chớ, cô cứ tới đi. Mấy giờ cô tới"

Tui nói:

- Nếu hổng kẹt xe thì cở cở bốn rưởi bốn bốn lăm nha.

- Dạ được, dạ chào cô.

Tui tính, làm móng cở nửa tiếng, về nhà còn thì giờ nấu cơm...

Bước vô tiệm, ai nấy đang bận rộn, chưa ai ngẩng đầu lên để đón tui. Đứng xớ rớ, tui dòm quanh quan sát.

Mấy cái bàn làm nails đều có khách đang được phục vụ, hai người đang ngồi đợi. Cha, coi bộ chiều nay tiệm làm ăn được quá chớ.

Tuốt phía trong ngồi chểm chệ trên cái ghế Footspas ngâm cả hai chân trong chậu là một ông khách Mễ coi bộ "đã" quá hay sao mà đôi mắt ông lim dim...

Một hơi mới thấy cô chủ hỏi:

- Cô. Cô ngồi chơi năm phút em xong liền em làm cho cô nghe.

Vọng ra sau cô chủ réo:

- Lý ơi Lý, sửa soạn làm chân cho cô đi. 

Xây qua tui cô hỏi:

- Bữa nay cô làm thử footspas nghe cô" "Phẻ" lắm cô. Ngâm chưn dô cho nước nó quậy một hơi đã lắm cô.

Tui cười:

- Đợi cở bao lâu" tui tưởng có kêu hẹn giờ trước thì...

Chưa hết câu, cô chủ cười chành bành, tươi lắm:

- Cô cô em đang đợi cô thì có bà nầy bả khách mới mà đòi em làm cô thông cảm dùm em, em gần xong rồi cô. Cô ngồi chơi lấy báo đọc đi cô...

Tui nói:

- Được được hổng sao

Nói thì nói vậy vì cô chủ cũng dễ thương, và vì tình đồng hương, tui ngồi xuống, soạn trên bàn lấy ra một tờ tạp chí về.... lật lật qua vài trang, tạp chí về... buôn bán nhà cửa.

Nghe tiếng cươi khà khà khà, dòm lên thì là ông khách Mễ. Ổng đang cười. Ổng đang nhột. Cô thợ, thấy tội nghiệp quá. Cô nhỏ xíu xìu xiu, mà ôm cái chân ông khách gần bằng chân voi, đang xoa bóp cho ổng.

....

Đàng nầy, thêm một người khách mới bước vô, một anh thợ ngước lên, đon đả nói liền:

- Mời cô vô mời cô vô, tôi xong rồi đây.

Lúc đó cũng có một cô thợ mới vừa xong ngừơi khách, xây qua nạt:

- Ê. Sao dành khách vậy tía" Con nầy của tui làm kỳ rồi. Nó dô là tui làm chớ sao tía dành kỳ dậy tía.

Anh kia chẵng vừa, lớn tiếng:

- Đ.Má. Con khách nào cho tip nhiều là dành. Đ. Má. Đáng lẽ chị phải phân chia ra nghe. Đ. Má. Làm kiểu dành dựt như dầy chó nó làm. Đ. Má....

Anh vừa chửi thề vừa đá cái chậu nước. Nước sóng sánh...

Tui xanh mặt. Cô chủ cũng xanh mặt. May phước mấy người khách khổng ai hiểu tiếng Việt. Họ chỉ ngẩn ngơ vì thái độ khiếm nhã của anh thợ. Chắc họ cũng hiểu là có chuyện bất đồng ý nhưng không rõ mình nói gì. Tuy vậy, họ cũng nhăn mặt.

Chỉ có ông khách Mễ, vẫn còn khoái chí đằng kia vì được bàn tay người thiếu nữ trẻ trung bóp chân mình.

Rồi cũng tới phiên tui "được" mời ngồi lên ghế sau gần nửa tiếng. Cô chủ than nhỏ nhỏ:

- Em xin lổi cô nha. Tại tiệm mới em cần khách cô ơi, bắt cô phải đợi. Tiệm thiếu thợ giỏi mà thằng Chín làm nail giỏi mà lẹ thành ra em phải nhịn nó, ai cũng nhịn nó, nó lừng. Bữa hổm nó cũng chửi khách đó cô. Người ta chê nó giũa mạnh tay quá, hông cho tip là nó nổi nóng tính sừng sộ rồi bị em cản em phải năn nỉ nó đặng cho khách đi cho rồi. Thiệt là cái đồ...

Tui cũng nói nhỏ nhỏ:

- Em à. Thợ giỏi mà vô tư cách không nên để lâu làm phiền người thợ khác. Thợ yếu làm một lúc thì cũng giỏi, chớ cứ phải chịu đựng một người tánh tình lổ mảng như vậy riết mất khách hết. Em thấy mấy người khách tuy họ không nghe được mình nói cái gì chớ họ ngu gì mà hổng hiểu cái cử chỉ vô học thức đó, gây gổ trước mặt họ làm cho họ cũng khó chịu đó chớ.

Cô chủ nói:

- Dạ dạ.

....

Nói vậy rồi đâu cũng vô đó vì lần sau tui vô làm móng tay, cảnh cũ diễn lại y chang!.

Trương Ngọc Bảo Xuân

Chú thích:

*1: Mini Mall: khu thương mai có nhiều tiệm nhỏ.

*2: Primer: chất thuốc sát trùng và làm khô móng

*3 Gel: chất bột dẽo trong suốt khi khô thì cứng lại

*4 Computor: máy điện tử. 

*5 Fill: đắp bột làm móng lên phần phao móng tay mới mọc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,446,781
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến