Hôm nay,  

Mother S Day, Tâm-tình Với Người Mẹ Đã Mất.

11/05/200600:00:00(Xem: 111414)

Người viết: Đặng-Xuân-Hường<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Bài số 968-1568-290-vb4220306

 

*

 

Tác giả 45 tuổi, hiện là cư dân <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />MorenoValley, Californis; Nghề-nghiệp: Hairdresser. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là "Hair và Hairshow" kể chuyện hành nghề làm tóc dưỡng da ở Mỹ. Sau đây là bài mới của ông, viết về Mẹ.

 

*

 

 

 

Mẹ ơi! Ngày Mother s Day lại sắp đến, đây là ngày những người con trên nước Mỹ sung-sướng nói lời chúc mừng đến người Mẹ yêu-quí của mình. Còn riêng con thì không còn Mẹ nữa!

 

Mấy ngày trước đây, con đi shopping ở Walmart, Target... thấy bày bán những tấm card rất đẹp gởi cho các bà Mẹ, con đi qua đứng lại nhìn mà cảm thấy nhớ thương Mẹ vô cùng!

 

Mẹ ơi! Biết bao giờ con mới được gọi lại tiếng "Mẹ" ngọt-ngào đầy yêu-thương này! Ngày Mẹ còn sống, gọi tiếng Mẹ đã thấy ấm lòng, thấy chứa-chan tình-cảm. Bây giờ Mẹ không còn nữa, tiếng Mẹ làm con xót-xa tận cõi-lòng, chẳng bao giờ con còn có dịp ngồi bên Mẹ, nắm lấy tay Mẹ rồi nói với Mẹ: "Mẹ ơi! Mẹ có khoẻ không""

 

Những ngày đầu tháng Năm này, hầu hết những người Mẹ ở nước Mỹ đều nhận được thiệp, quà cho ngày Lễ Mother s Day, còn Mẹ , con gởi đến Mẹ những lời tâm-tình này với niềm-tin linh-thiêng là Mẹ sẽ nhận biết  lòng con.

 

Đã hơn ba năm từ ngày Mẹ bỏ con ra đi, con vẫn còn ôm-ấp nhiều điều chưa một lần tỏ bày với Mẹ.

 

...Ngày con làm thủ-tục giấy tờ để xin xuất-cảnh, Mẹ hỏi con:

 

-Con tính đi thật à"

 

Con nghe nghẹn-ngào trong lòng. Con hiểu vì sao Mẹ hỏi con điều đó. Con cũng không muốn xa Mẹ, nhưng tính đến chuyện tương-lai thì con đành phải quyết-định.

 

Ngày gia-đình con giã-từ Mẹ để lên đường đi Mỹ, Mẹ trìu-mến nhìn từng người, rơm rớm nước mắt rồi chỉ nói:

 

-Mẹ mong vợ chồng con hạnh-phúc, gia-đình êm-đẹp! Sống giữ lễ-nghĩa, bảo-bọc lấy nhau.

 

Thế rồi chúng con ra đi.

 

Mẹ ơi! Chẳng bao giờ con nói thật rõ cho Mẹ biết tấm lòng của con khi tính chuyện ra đi. Con ra đi, phần lớn chỉ vì con lo nghĩ đến tuổi già của Mẹ, nghĩ đến người vợ của con. Con lo nghĩ một ngày nào đó, với cuộc sống có nhiều khó-khăn, nhiều giới-hạn ngoài xã-hội, cộng thêm thiếu-thốn vật-chất tạo nên một tâm-lý bất ổn, có thể giữa Mẹ và vợ con có xung-khắc. Mẹ chồng nàng dâu, "bên tình bên hiếu" con là người đứng giữa sẽ chẳng biết làm gì! Con là con trai út còn ở lại trong gia-đình với Mẹ, con có bổn-phận và trách-nhiệm nuôi-dưỡng Mẹ cho đến cuối đời. Mặc dù đã nhiều lần Mẹ nói với con:

 

-Vợ chồng con cứ dọn ra ở riêng cho thoải-mái. Có gì thì Mẹ con cũng ở gần nhau đây chứ xa-xôi gì!

 

Nhưng con không đành lòng dọn ra ở riêng, để Mẹ thui-thủi sống một mình được. 

 

Gần mười năm con lấy vợ và ở chung với Mẹ, tuy chưa có điều gì xảy ra làm sứt mẻ tình Mẹ con, nhưng trong lòng con vẫn lo-lắng, con nghĩ đến một ngày Mẹ sẽ già nua tuổi tác. Mẹ sẽ không còn minh-mẫn, lúc đó vợ của con có là người vợ biết nhẫn-nhục nữa hay không"

 

Đã có một lần, vợ con nói điều không phải phép với Mẹ. Mẹ chẳng hề nói gì cả. Con cũng không hay biết cho đến một buổi tối, Mẹ gọi hai vợ chồng con ra ngồi vào bàn rồi Mẹ mới nói rõ điều đó. Mẹ đã bao-dung nói cái sai của vợ con, chẳng la mắng trách móc mà chỉ nhẹ-nhàng:

 

-Mẹ mong là chuyện này đừng bao giờ xảy ra nữa!

 

Và rồi chẳng bao giờ Mẹ nhắc đến chuyện cũ, cho dù giữa con và Mẹ có rất nhiều lần ngồi riêng tâm-sự, kể chuyện xưa nay... Mẹ ơi! Tha thứ cho chúng con đã làm Mẹ buồn lòng!

 

Con đã đọc bao nhiêu sách vở, cuốn "Đắc Nhân Tâm" như là sách gối đầu giường, nhưng thú thật, con chẳng ứng-xử được như Mẹ trong chuyện đó. Mẹ là người Mẹ quê mùa, chất-phác nơi đồng quê, mà Mẹ làm được điều "những người trí-thức cũng biết, lại khó lòng làm được"!

 

Mẹ ơi! Con biết là còn anh chị em để Mẹ nương nhờ nên con đã ra đi. Và chẳng bao giờ con có dịp để nói với Mẹ những điều này.

 

Người ta nói "sinh con rồi mới hiểu lòng Cha Mẹ", còn con có lẽ ngay từ khi vừa khôn lớn, con đã hiểu Mẹ được nhiều rồi. Con quấn-quít bên Mẹ, ngủ với Mẹ cho đến khi đã hơn mười lăm tuổi đầu, mặc dù còn có một em gái nữa.

 

Làm sao con quên được những đêm mưa, Mẹ nằm bên con, nhẹ-nhàng vuốt tóc con dỗ con đi vào giấc ngủ. Những đêm hè nóng bức, với chiếc quạt cầm tay, Mẹ quạt mát cho con ngủ ngon.

 

Làm sao con quên được đêm đêm, con nằm đầu gối lên tay Mẹ, dùng chiếc quạt nhỏ Mẹ xua muỗi cho con ngủ yên 

 

Làm sao con quên được những lần Mẹ về chợ, vẫn có cho con chiếc bánh, cái kẹo. Cả đến khi con đã lớn, những ngày mưa gió lạnh, đi làm về, Mẹ đã nấu sẵn nước nóng cho con tắm rửa.

 

Mẹ ơi! Chẳng bao giờ con có thể gặp lại Mẹ để nói với Mẹ những điều này!

 

Con hiểu Mẹ rất nhạy-cảm trong tình-thương, vì chính con cũng thừa-hưởng Mẹ điều đó. Cái nhạy-cảm đó nơi Mẹ đã phát sinh ra một sự hy-sinh, chịu khó vô cùng bao-la. Một mình Mẹ là người đã lo-lắng cho Bác, cho Chú và cho Cha trong những năm cuối đời. Con ra đi chẳng được bao lâu, thì chị dâu bạo bệnh mất, Mẹ lại giúp anh con lo-toan cho các cháu còn nhỏ dại.

 

Trước khi gia-đình con đi Mỹ, có một lần Mẹ đi dự đám cưới ở Phan-Thiết, đó là lần đầu tiên Mẹ đi xa gần một tuần lễ, con ở nhà cùng vợ và các con. Lúc đó con đã cảm thấy thiếu-vắng, thấy nhớ Mẹ, và những ngày xa Mẹ như vậy, nhìn lại quá-khứ con thấy có lỗi với Mẹ rất nhiều.

 

Con đã viết một bài thơ cho Mẹ trong những ngày đó, rồi chẳng bao giờ đưa cho Mẹ xem, con tiếc mãi đến lúc phải nói anh em bên nhà khắc vài câu lên mộ bia của Mẹ, như một lời tạ-lỗi với Mẹ:

 

 

 

"Dâng Mẹ một bài thơ,

 

Thuở con còn dại khờ,

 

Chưa hiểu tình-thương Mẹ,

 

Nhiều khi thực hững-hờ!

 

 

 

Dâng Mẹ những nụ cười,

 

Khi con vừa khôn lớn,

 

Để nói lên một lời,

 

Thương Mẹ mãi không thôi.

 

 

 

Dâng Mẹ nỗi nhớ thương,

 

Khi con, Mẹ xa đường,

 

Ôi! Đêm dài nhớ Mẹ!

 

Mẹ là suối tình-thương!

 

 

 

Dâng Mẹ một bài thơ,

 

Vài giòng chữ ngẩn-ngơ,

 

Nói lên tình-thương Mẹ,

 

Bao-la thực không bờ!

 

 

 

Dâng Mẹ những lời thơ,

 

Ôi! Cho đến bao giờ!

 

Con đáp đền ơn Mẹ,

 

Dẫu chỉ là trong thơ!"

 

(1985)

 

 

 

Mẹ ơi! Bia đá chỉ là hình-thức, thơ văn cũng chỉ là mỹ-từ, làm sao con nói được với Mẹ một lời tự tâm lòng con đây!

 

Bài thơ duy nhất con gởi về Mẹ lúc còn ở Philipine, đó là những tháng đầu tiên con và Mẹ xa nhau lâu nhất:

 

 

 

"Chiều buồn ra ngõ đứng trông,

 

Trông về quê Mẹ mà lòng tái-tê.

 

Xa đưa tiếng sóng vỗ-về,

 

Biển xanh thăm-thẳm, lê-thê nỗi buồn.

 

Buồn cho kiếp sống tha-phương,

 

Quê Cha, đất Mẹ nẻo đường xa-xăm.

 

Những lần gió buốt lạnh căm,

 

Hoang-vu, bão-tố, âm-thầm xót-xa.

 

Quê hương có biết đâu là,

 

Mẹ ơi! Xa Mẹ, xa nhà nhớ thương!

 

(1993)

 

 

 

Những lần ở Mỹ con gọi phôn về thăm Mẹ, Mẹ luôn hỏi:

 

-Bên Mỹ bây giờ là mấy giờ rồi"

 

Khi biết giờ bên Mỹ đã khuya, Mẹ nhắc nhẹ-nhàng:

 

-Thôi, được rồi, Mẹ vẫn khoẻ, đừng lo. Ngủ đi mai mà đi làm, đừng có thức khuya mà mệt lại sinh bệnh.

 

Mẹ vẫn coi con như đứa con bé bỏng của Mẹ ngày xưa. Mỗi lần con hỏi Mẹ có cần thêm tiền uống thuốc hay làm gì không, Mẹ trả lời:

 

-Đừng có lo, Mẹ còn anh chị em bên này mà. Khi nào cần Mẹ nói. Con cứ để mà lo cho gia đình con.

 

Và Mẹ chẳng bao giờ hỏi con về chuyện tiền bạc cả. Mẹ ơi! Mẹ đã cho con một bài học cho cuộc đời: "Chẳng bao giờ tiền bạc, vật-chất có thể đáp đền công-ơn sinh-thành dưỡng-dục được", chỉ có tình-cảm mới đáp đền được tình-cảm" mà thôi!

 

Ngày xưa có lần Mẹ nói với con:

 

-Lo cho Cha Mẹ là lo lúc còn sống, chứ lúc chết rồi, "mộ to giổ lớn" cũng chỉ bằng thừa!

 

Con không bao giờ quên điều đó.

 

Khi Mẹ bệnh nặng, con về Việt-Nam đưa Mẹ đi bệnh viện Chợ Rẫy nằm lại điều-trị. Mẹ ơi! Lần đó con nằm ngủ ngoài hành lang bệnh-viện với Mẹ. Có người biết bảo con:

 

-Ở Mỹ về tội gì chịu cực vậy! Ra ngoài mướn khách-sạn ở cho thoải-mái, tốn chẳng bao nhiêu đâu.

 

 Mẹ bảo con:

 

-Về dưới quê mà chơi với anh em, bè bạn. Mẹ ở đây với một người được rồi. Ở đây hoài cũng chán!

 

Nhưng con biết Mẹ hiểu con, con muốn chia sẻ nỗi đau với Mẹ. Con không thể nằm ngủ yên trong một căn phòng tươm-tất ở khách-sạn, hay vui chơi với bè bạn trong quán cà-phê, còn Mẹ đang đau-đớn trên giường của bệnh-viện. Con không bao giờ quên được những lần con đưa thuốc hay đưa sữa cho Mẹ uống, có một lần Mẹ mỉm cười nói:

 

-Mi về Mỹ rồi là tau quăng hết, chẳng thuốc thang chi nữa!

 

Mẹ ơi! Lời nói đó của Mẹ làm con sung-sướng vô cùng. Con hiểu là Mẹ thương con rất nhiều! Con hiểu rằng Mẹ cũng mong muốn luôn được gần bên con, như con luôn mong được gần bên Mẹ.

 

Ngày con được tin Mẹ mất, là một buổi tối thứ Bảy tháng Mười Một vào lúc nửa đêm ở Mỹ. Con đã lặng người! Chỉ ước muốn làm sao về được với Mẹ ngay lúc ấy! Mẹ ơi! con nghĩ là Mẹ đã linh-thiêng mà giúp cho con về kịp để nhìn Mẹ lần cuối, vì chỉ trong buổi sáng Chủ-nhật là con đã mua được vé máy bay, thủ-tục cũng sẵn-sàng. Tối Chủ-nhật đó con lên máy bay về với Mẹ. Từ Mỹ về Việt-Nam, khoảng đường xa, lòng con cũng rất trăn-trở:

 

 

 

"Mẹ ơi! Ngàn dặm với đau thương,

 

Con nghẹn-ngào thao-thức đoạn trường...

 

"...Mẹ ơi! Tiếng Mẹ từ nay hết,

 

Đời con mất trọn một niềm thương."

 

(2002)

 

 

 

Về nhìn thấy Mẹ, niềm đau trong lòng con dịu bớt, Mẹ như ngủ yên. Từ lúc Mẹ nhắm mắt đến lúc con về gặp Mẹ trọn vẹn hai ngày. Hai ngày đó thật dài thăm-thẳm. Con đã nói với anh chị em, bất cứ giá nào con cũng về với Mẹ, và anh chị em đã lo-liệu để Mẹ có thể chờ con. Mẹ ơi! Đừng giận gì con, đến lúc Mẹ mất mà con cũng nói Mẹ chờ con! Nếu trước đó con đã không về thăm Mẹ mấy lần thì có lẽ lần cuối Mẹ cũng chẳng chờ con phải không Mẹ!

 

Rồi đến giổ một trăm ngày của Mẹ, vào cuối tháng Hai, chỉ sau Tết vài tuần. Nhớ lời Mẹ lúc trước, con nghĩ là nhớ đến Mẹ, nguyện-cầu cho Mẹ là đủ. Nhưng rồi cuối cùng con vẫn xếp đặt để về với Mẹ. Con tin là Mẹ biết những gì con làm với tất cả lòng-thành. Trên chuyến bay đó, con đã viết những giòng này cho Mẹ:

 

 

 

"Con về thăm Mẹ một chiều Xuân,

 

Mây trắng tung bay quyện nắng vàng,

 

Hương thơm ngày Tết còn vương-vấn,

 

Mà Mẹ đâu rồi chẳng gặp con!

 

 

 

Con về thăm Mẹ, Mẹ biết không"

 

Trăm ngày trôi qua một nỗi lòng,

 

Mẹ mất đời con thành vô-vị,

 

Có nghĩa gì đâu nữa mà mong!

 

 

 

Con về thăm Mẹ với nỗi buồn

 

Từ nay đồng vọng tiếng xa thôn

 

Gió đưa mây đẩy hồn viễn-xứ

 

Vạn dặm về đây Mẹ chẳng còn!

 

 

 

Con về thăm Mẹ, rồi lại đi,

 

Quê-hương yêu-dấu tuổi xuân thì,

 

Hơn nửa cuộc đời bên cánh Mẹ,

 

Giờ phút này đây, thực chia-ly!

 

(2003)

 

Mẹ ơi! Con chẳng còn nhỏ bé gì, tình thương của Mẹ dành cho con đã quá đủ, nhưng sao tận cõi lòng con vẫn luôn thấy mất mát một điều gì thật to lớn. Không thể nào con tìm lại được niềm vui có Mẹ, không thể nào con tìm đâu ra một tình-thương như của Mẹ trên cuộc đời này nữa!

 

Tết Âm-lịch, Lễ Vu-Lan rồi Mother s Day, những ngày đó luôn làm cho con nhớ Mẹ thật nhiều!

 

Mẹ ơi! Mother s Day năm nay, con viết những lời tâm-tình này cho Mẹ, như là tấm card Mother s Day gởi đến cho Mẹ nhé. Con tin là Mẹ vẫn ở gần bên con và những lời con viết làm cho Mẹ vui lòng, phải không Mẹ"

 

Con luôn nhớ đến Mẹ,

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,170,711
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến