Hôm nay,  

Tạ Ơn Bệnh Viện Mỹ, Nước Mỹ

24/11/200600:00:00(Xem: 151919)

TẠ ƠN BỆNH VIỆN MỸ, NƯỚC MỸ

Bài số 1134-1743-455-vb5231106

*

Đây là bài viết đặc biệt được dành cho Ngày Lễ Tạ Ơn. Tác giả là trưởng nữ một gia đình thuộc sắc tộc Chăm (Chàm)  đang sống tại Việt Nam, đến Mỹ do sự can thiệp đặc biệt của bệnh viện U.C Davis ở Sacramento, để thăm gặp người em ruột bị ung thư máu sắp từ giã cuộc đời. Câu chuyện được kể trong bài viết, theo tác giả nói lên “nét nhân đạo sâu sắc nhất của bệnh viện Mỹ.”

 *

Tôi đến Mỹ vào một chiều se lạnh…

Mấy chục năm qua, tôi vẫn thầm ước được đi Mỹ, nhưng xa vời quá, giấc mơ không tưởng ấy! Kể từ ngày ba mẹ dẫn các em ra đi theo diện H.O. Tôi và ba đứa em trai đã lập gia đình đành ngậm ngùi ở lại. Thời gian qua mau, mái tóc đen kia giờ đã điểm bạc, vẫn chưa được trùng phùng cùng ba mẹ. Nhưng số phận lại run rủi chị em tôi được đến Mỹ như một giấc mơ. Một giấc mơ không ngờ!

Đặt chân lên đất Mỹ

Vẫn cứ ngỡ đang mơ

Bao nhiêu năm trông chờ

Bây giờ là sự thật.

Một sự thật đau buồn, bởi vì gia đình tôi được đoàn tụ trong đau thương mất mát.

Gặp Em trên giường bệnh

Niềm vui và nước mắt

Như hòa lẫn vào nhau!

Em ngồi đấy, cụt hai tay, hai chân, mắt đeo kính lão khi tuổi mới hăm ba. Nước mắt tôi dâng tràn nhưng vẫn cố đè nén.

Chị muốn khóc vang thấu thiên địa

Khi thấy em mang thân thể xót thương này.

Đứa em út khôn ngoan hiền hòa, không đua đòi lối sống thác loạn, chỉ biết học hành chăm chỉ, đã ngã bệnh từ năm 2004 khi Em về VN thăm quê. Bệnh viện Chợ Rẫy đã xét nghiệm là ung thư máu! Họ khuyên tôi nên chuyển Em về Mỹ gấp. Tôi không dám nói sự thực đau lòng với em, chỉ nói là: "Việt Kiều về VN chơi mà bị bệnh, chị không dám nuôi, em về Mỹ sớm đi!" Em vẫn ngây thơ dỗi hờn tôi: "Hậu không có lỗi với chị, sao chị cứ đuổi Hậu hoài vậy!" nghe Em nói lời trách móc, tôi đau đứt ruột! Nhưng em vẫn vâng lời ra đi.

Phần thì phải giấu Em, phần thì giấu ba mẹ già sợ ba mẹ buồn phiền trở bệnh, mấy chị em tôi sắp xếp cho Em về Mỹ sớm hơn dự định. Hôm tiễn Em ra đi, tôi thèm được ôm Em khóc lời chia ly, vì cứ nghỉ chắc đây là lần cuối được nhìn thấy Em, nhưng không dám bộc lộ ý nghĩ của mình, chỉ gắng gượng vuốt tóc Em nhắn nhủ: "Em qua Mỹ chịu khó uống thuốc cho lành bệnh, rồi lại về thăm quê hương, thăm anh chị."

Bệnh viện Chợ Rẫy khuyên nên đưa Em vào bệnh viện Mỹ nào gần sân bay đáp  nhất. Nhưng Em đã khẩn khoản xin được về tới nhà rồi mới vào bệnh viện U.C Davis ở Sacramento.

Từ đấy Em được điều trị suốt hai năm ròng rã. Bệnh viện Mỹ đã chữa cho Em "free" vì Em đang đi học - không tiền bạc, không tài sản riêng. Tiền thuốc thang có thể lên tới cả triệu đô la nhưng họ vẫn chữa cho Em tận tình, không đuổi về như ở VN khi biết rằng bệnh nhân không đủ tiền chi phí.

Em đã cố gắng chịu đựng biết bao đau đớn để vô hóa chất trị liệu (chemotherapy), và cũng đã can đảm chịu đựng cưa hết hai tay hai chân để được sống còn. Sức sống của Em vô cùng mãnh liệt. Em vẫn còn quá trẻ, lời nói và cử chỉ của Em vẫn lộ ra vẻ ngây thơ chân thật. Em chưa hề biết giả dối cùng ai. Các bác sĩ và nurse chữa trị cho Em đã tỏ vẻ khâm phục sự lạc quan yêu đời của Em, và họ đã cố gắng chữa trị cho Em với niềm bao dung tận tụy.

Sau mấy tháng nằm viện, Em bình phục với một thân thể không lành lặn. Em cam chịu tật nguyền để đổi lấy mạng sống! Người chị kế của Em đã hy sinh tất cả để chăm sóc cho Em và cũng được hưởng lương của chính phủ dù đồng lương có ít hơn làm ngoài. Đây cũng là điều khác biệt với VN. Bệnh nhân khó khăn thì người nhà tự lo, không ăn thua gì tới  nhà nước. Bệnh viện Mỹ còn cử cả bác sĩ tâm lý đến khuyên nhủ Em vui sống và hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Em lâm bệnh giữa tuổi xuân phơi phới

Đường tương lai đang rộng mở ngời ngời

Họ đã chữa cho Em tận tụy

Vẫn không qua số phận đoạn trường!

Đất nước Hoa Kỳ tinh tường, nhân đạo

Tạo phép mầu cho chị, cho anh

Được gặp Em lần cuối trước phân ly

Đi xa tít phương trời huyền ảo

Dù được bệnh viện U.C Davis chữa trị tận tình. Các bác sĩ và nurse vô cùng yêu thương Em. Họ gọi Em là "Sweet Heart", "Good Boy". Em đã cố gắng thích ứng với chân tay giả và đi đây đó với cặp chân giả không cần xe lăn. Em đã cam phận với kiếp sống tật nguyền, miễn là được sống!  Hai tay sắt của Em đánh computer nhanh thoăn thoắt. Hai chân nhựa của Em bước lên xuống cầu thang như người bình thường. Em đã cố gắng luyện tập thành thạo những vật dụng hỗ trợ sự tật nguyền. Chi phí cũng rất cao nhưng tất cả đều "free". Bệnh viện cũng thường kiểm tra sức khỏe của Em hàng tuần.

Đúng hai năm sau ngày Em khởi bệnh, Em đã xin bệnh viện cho được về VN. Họ đã hỏi em rằng: "Vì sao you cứ đòi về VN"" Em mới trả lời: "Tôi muốn về VN để gặp anh chị tôi lần cuối trước khi chết!" Họ mới rõ ràng không thể giấu được Em. Bịnh của Em đã tái phát và hết phương cứu chữa!

Bệnh viện Mỹ không đồng ý cho Em về VN và viết một lá thư yêu cầu Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ ở Saigon chấp thuận cho 4 chị em tôi đang ở VN được sang Mỹ để gặp mặt Em lần cuối trước khi chia ly.

Theo chân tôi các em cùng đến

Hội tụ đoàn viên nơi đất Mỹ xa xôi

Tóc Mẹ bạc phơ, tóc con đà chớm bạc

Bạc mái đầu chụm lại khóc Em thơ

Và đây cũng chính là nét nhân đạo sâu sắc nhất của bệnh viện Mỹ. Họ đã cảm thông cho giây phút cuối cùng của bệnh nhân. Họ đã an ủi chiều chuộng hết sức chu toàn cho bệnh nhân trước giờ lâm chung. Họ còn cho phép chúng tôi được thay phiên nhau ngủ lại trong phòng bệnh nhân để canh chừng cho Em. Họ đã biết bệnh Em không qua khỏi nên thân nhân được phép vào thăm thoải mái. Chỉ cần nói tên H.D là họ "ok" cho vô. Mỗi lần vô thăm có thể tới 20 người, họ vẫn không đuổi như ở VN. Họ đã duy trì sự êm ái không để đau đớn trước khi chết đến giây cuối cùng. Khi chúng tôi cho họ biết rằng chúng tôi là dân tộc thiểu số (Chăm) ở VN, người sắp chết phải được đỡ trên tay thân nhân, nếu không thì là chết "Fào". Họ vẫn tôn trọng tục lệ của chúng tôi cho chúng tôi được đỡ lưng Em trên giường bệnh. Sau khi Em trút hơi thở cuối cùng chúng tôi cứ mãi bịn rịn không muốn ra khỏi phòng bệnh, họ yêu cầu chúng tôi ra ngoài để "Clean" Em. Rồi chúng tôi lại xin được đi theo thi thể Em đến tận phòng xác. Họ cũng chấp nhận luôn!

Đêm ấy Em đã nhắm mắt xuôi tay, không chống nổi với số mệnh nữa. Người Chăm ở Sacramento chỉ khoảng chừng 20 gia đình, tất cả đều khóc thương cho Em, người con trai Chăm thông minh hiền hậu, và tất cả -khoảng 60 người- đã lặng lẽ âm thầm theo chiếc xe phủ khăn trắng mang hình hài Em đi qua những hành lang sâu hun hút, lạnh lẽo đến rợn người mà chưa từng ai được phép vô ngoại trừ nhân viên bệnh viện. Vậy mà chúng tôi đã được phép!

Ngày Em mất Chăm Sacto đều khóc

Theo chân Em đến tận chốn kỳ cùng

Phá lệ xưa đưa tiễn xác thân Em

Nơi xa xôi, xa bà con thân thuộc

Vẫn ấm lòng bởi tình nghĩa đồng hương.

Tôi từ VN đến Mỹ ngày 9/5/2006. Mười hai ngày sau, 9/17/2006, Em tôi qua đời. Mười hai ngày ngắn ngủi trong bệnh viện UC Davis đã cho tôi thấy tường tận những máy móc tối tân của bệnh viện Mỹ, những liều thuốc quý giá mà nếu ở VN chúng tôi phải tốn hàng trăm triệu mới được điều trị,  thế mà ở đây họ đã cho không. Hơn thế nữa họ đã khẩn khoản viết thư xin với Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ cho phép 4 chị em tôi đang ở VN được qua Mỹ hết để gặp mặt bệnh nhân của họ lần cuối! Thái độ của nhân viên bệnh viện rất mực ân cần. Từ bác sĩ cho đến nurse hay bảo vệ, lao công, họ đã khiêng thêm chiếc ghế ngủ vào cho chúng tôi. Thân nhân vô thăm nhiều, họ bê thêm ghế. Họ cứ hỏi người thăm muốn uống gì họ mang lên. Có một hôm họ bê cả thùng ice cream lên cho, khi thấy khách lên thăm em quá đông. Tất cả đều trái ngược với VN, nên đã tạo cho tôi nhiều cảm xúc và viết lên những lời này. Bệnh viện UC Davis vô cùng nhân đạo, chúng tôi mang ơn họ thật nhiều.

Tôi may mắn đọc được trang báo "Viết Về  Nước Mỹ Năm Thứ Bẩy" của Việt Báo nên xin gửi gấm những cảm xúc của mình vào đây, như lời tạ ơn chân thành nhất của gia đình chúng tôi với bệnh viện Mỹ và nước Mỹ tử tế, nhân đạo.

Ý kiến bạn đọc
31/10/202218:36:07
Khách
Owing to the nature of the intervention, participants and personnel were not blinded to the intervention <a href=https://buylasixon.com/>how long can a cat live on lasix</a>
18/05/202217:04:39
Khách
Udpkwa https://newfasttadalafil.com/ - Cialis cialis in mexico Zktsny Phdsku Espn Radio Viagra Commercial <a href=https://newfasttadalafil.com/>buy viagra and cialis online</a> cialis ads https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Gunpnn Blood cortisol after ACTH stimulation should be greater than mcgdL depending on the dose of cosyntropin used.
05/11/201506:18:31
Khách
Toi tin da la chuyen that.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,365,428
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến