Hôm nay,  

Thanksgiving 2006

23/11/200600:00:00(Xem: 259624)

Thanksgiving 2006

Bài số 1133-1742-454-vb4221106

*

Diệu Hương hiện cư trú và làm việc tại vùng San Jose. Cô là tác giả đã hai lần được tặng giải thưởng viết về nước Mỹ. Năm đầu tiên, với bài "Chương Kết Của Cuộc Đời", cô được trao giải danh dự 2001. Sau 4 năm liên tục góp thêm bài viết mới, sang năm 2005, cô nhận giải vinh danh tác giả, với bài viết về một cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà trong dịp 30 lần thứng Tư tại Mỹ, và bài "Cầu Vồng Giữa Mùa Hè", về một quả phụ Mỹ thời chiến tranh Việt Nam. Sau đây là bài viết thứ 27 của cô, viết cho mùa Lễ Tạ Ơn 2006.

*

Dù không nói ra thành lời nhưng tận đáy lòng mỗi ngày trước khi vào giấc ngủ, đưa tay tắt đèn, vẫn thầm tạ ơn nhà Bác Học Edison đã đem lại ánh sáng thay thế mặt trời, thay thế đèn dầu giữa đêm đen.

Vài năm một lần phải dùng đến thuốc trụ sinh vẫn thầm tạ ơn Bác Sĩ Alexander Fleming đã giúp tìm ra "thần dược" Penicillin làm giảm nỗi đau thể xác của nhân loại.

Trong đời sống tinh thần, vẫn kính cẩn tạ ơn Thái Tử Tất Đạt Đa đã bỏ  ngai vàng đi trên "đường xưa mây trắng", chỉ đường cho chúng sinh  sống bình an, thân tâm an lạc, giúp rất nhiều người chế ngự "tham sân si" vẫn nằm khép nép ở một góc tâm hồn luôn tìm cách vùng dậy.

Xin được tạ ơn nước Mỹ tự do đã trở thành chỗ dung thân bình an, thoải mái cho rất nhiều sắc dân phải sống đời lưu lạc.

Nhớ đến nguồn gốc Việt Nam, vẫn thầm tạ ơn Bà Trưng Bà Triệu, Vua Quang Trung, các vị quan trung trinh tiết liệt  Phan Thanh Giản, Nguyễn Trung Trực đã vì dân quên mình, các anh hùng Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thái Học đã bỏ mình khi chưa đến tuổi 30, những anh hùng cận đại Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Hồ Ngọc Cẩn….. đã "tuẫn tiết theo thành" như các vị tiền nhân.

Được thấy mình hưởng thêm một ngày sống tự do, vẫn thầm tạ ơn hàng ngàn anh hùng vô danh đã nằm xuống vì hai chữ tự do của hai mươi triêu đồng bào ở Nam Việt thuở nào.

Và nhớ thời thơ ấu, thương ngày mới lớn, vẫn thầm tạ ơn giáo sư Hà Mai Anh đã dịch "Tâm hồn cao thượng" làm bảng chỉ đường cho nhiều thế hệ học sinh, từ lúc còn thơ dại mãi cho đến bây giờ.

Xin được tạ ơn tất cả các thầy cô từ mẫu giáo ở Việt Nam đến Đại học ở Mỹ đã dạy dỗ chúng em thành người hữu ích cho xã hội, và tạo nền tảng cho mọi nghĩ suy chín chắn ngày hôm nay. Thời gian tuần tự trôi làm nhạt nhòa nhiều kiến thức lâu ngày không dùng đến, nhưng nền tảng đạo đức và căn bản kiến thức vẫn còn đủ để những học  trò ngày xưa luôn khắc cốt ghi tâm câu ngạn ngữ Việt Nam "không thầy đố mầy làm nên".

Và cuối cùng, rất riêng, như người Mỹ vẫn nói "The last but not least" xin được kính tạ ơn Ba đã dạy dỗ chúng con, đã có một đời sống rất lành mạnh, đạo đức làm gương cho chúng con, đã chịu bao nhục nhằn, đày ải cả một thập niên trong các trại "tập trung cải tạo" dọc theo chiều dài đất nước để chúng con được nước Mỹ mở vòng tay đón nhận khi mới chân ướt chân ráo đến trại tỵ nạn ngày nào, để chúng con được sống thênh thang dọc theo chiều ngang của Tổ Quốc thứ hai.

Xin đươc kính tạ ơn Mẹ, "Kỳ quan đẹp nhất thế giới" của chúng con, đã có một thời sống nhọc nhằn sau năm 1975, gần như một ấn bản thứ hai của bà Tú Xương.

"Quanh năm buôn bán ở non sông

Nuôi đủ năm con với một chồng

Lặn lội thân cò nơi quãng vắng,

Eo xèo mắt nước buổi đò đông."

Mẹ đã một đời hy sinh cho chúng con, và luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất cho chúng con trong những lúc giông bão nhất của cuộc đời.

Cũng xin kính tạ ơn Ba mẹ của Anh, người đã đưa Anh vào đời và nuôi dạy Anh có được ngày hôm nay, mỗi điều  học được từ Anh, những vui buồn chia xẻ với Anh đều có kèm theo lòng biết ơn với các đấng sinh thành ra Anh.

Xin được tạ ơn rất nhiều người bình thường trong đời sống đã góp bàn tay làm cho cuộc đời ngày càng đẹp hơn với nét rạng rỡ át hẳn nỗi u buồn.

Dù không được dịp nói ra mỗi ngày nhưng từ tận đáy lòng, vẫn xin được tạ ơn các ân nhân mỗi ngày, và xin nguyện với lòng luôn sống xứng đáng với sự hy sinh của tất cả những người đã nằm xuống cho chúng tôi có được ngày hôm nay.

Thanksgiving 2006

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,191,056
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến