Hôm nay,  

Hai Chị Em

16/05/200600:00:00(Xem: 123802)

Người viết: Lê Viết Quang <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Bài số 1006-1615-328-vb4100506

 

*

 

Tác giả Lê Viết Quang là cư dân thành phố  <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Papillion, NE.  Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là một truyện ngắn về lớp tuổi bé thơ trong cảnh gia đình tan vỡ, “chỉ có trong giấc ngủ nó mới thấy được bố và mẹ bên nhau.”

 

*

 

Thằng bé ngồi kế bên chị nó, đòng đưa hai chân trong đôi giày màu trắng có viền đen. Ngồi đối diện với hai chị em nó là người đàn ông có đôi vai gầy, đang chăm chú đọc tờ báo xếp làm đôi, tóc ông lòa xòa rơi xuống vầng trán có nếp nhăn li ti.

 

Thằng bé đưa mắt nhìn đám trẻ tung tăng đùa giỡn trong khung lưới nhựa với những quả bóng xanh đỏ ném vào nhau, nó vừa nhìn bọn trẻ vừa bốc những miếng khoai chiên giòn bỏ vào miệng ăn ngon lành.

 

-Hai chị em ăn xong rồi bố cho vào đấy chơi.

 

Người đàn ông với ánh mắt mệt mỏi, ngước lên nhìn hai chị em nói rồi đưa tay che miệng ngáp dài.

 

-Dạ.

 

Hai chị em đồng thanh đáp rồi ăn lấy ăn để mấy miếng khoai chiên.

 

-Bố bảo ăn xong là từ từ mà ăn chứ không phải vội như thế, coi chừng nghẹn đấy con.

 

Thằng bé nghe bố nói vậy thì bưng ly Coke đặt trước mặt có cái ống nhựa màu trắng hút ừng ực, hai má nó phồng to ra vì chứa thức ăn.

 

Đã hơn tháng nay hai chị em mới được bố đến đón đi chơi. Hai đứa ngồi ở ghế sa lông chờ có vẻ sốt ruột lắm, thỉnh thoảng có tiếng xe hơi qua đầu ngõ, thằng bé quay mặt sang chị nó có ý nhắc rằng coi chừng xe của bố. Hai đứa thò đầu dán vầng trán vào khung cửa bằng kính ở phòng khách nhìn ra ngoài mấy lượt rồi trở lại ghế ngồi. Và cuối cùng thì bố đã đến nhưng không vào nhà, bố chỉ đứng ở ngưỡng cửa rồi dắt hai chị em ra xe.

 

Trên đường bố vừa lái xe vừa nhìn vào cái kính hậu hỏi chuyện hai đứa, thằng bé ngồi đằng sau quay mặt sang chị nó như muốn hỏi điều gì.

 

-Hai chị em ăn gì chưa"

 

-Dạ tụi con ăn cơm hồi trưa rồi bố ạ.

 

Con bé nhìn lên chiếc kính hậu trả lời.

 

-Bây giờ đói bụng chưa" Hai đứa có muốn ăn hamburger không""

 

-Dạ muốn.

 

Con bé trả lời nhưng không nhìn bố nó.

 

-Để bố chở hai đứa vào McDonald ăn và chơi một tí rồi về chỗ bố chơi nhá.

 

-Dạ.

 

Hai chị em nhanh nhảu trả lời.

 

-Chúng con có thích đi đâu nữa không" Có thích đến chợ đồ chơi trước khi về nhà bố không"

 

-Dạ thích.

 

Con bé trả lời mau mắn, rồi nhìn sang em nó hỏi:

 

-Tâm có thích đi chợ bán đồ chơi không"

 

-Chợ đồ chơi nào hả chị hai"

 

Thằng bé mân mê con dinosaur bằng cao su trong mấy ngón tay nhỏ xíu, nhìn chị nó hỏi vẻ ngây ngô.

 

-Chợ mà mình hay đến có mấy cái nhà to chui được vào trong đó. Có bếp để nấu ăn nữa đó, Tâm nhớ không"

 

-Ừ, Tâm nhớ rồi.

 

Thằng bé trả lời vẻ thích thú, duỗi hai chân ra đằng trước đá bồm bộp vào sau lưng ghế của bố, nó đưa ngón tay móc mũi, mắt nhìn qua cửa kính. Có chiếc xe chạy ngược chiều thoáng ngang, làm vũng nước mưa đọng trên mặt đường hắt mạnh vào cửa kính, nó giật mình, chớp mắt.

 

Hai chị em chạy vòng quanh đuổi nhau trên chiếc cầu tuột cong ngoằn ngoèo với lũ trẻ một lúc thì nghe tiếng bố gọi, con bé biết là đã đến giờ về liền gọi em nó. Thằng Tâm còn mãi đùa với mấy đứa trẻ xung quanh, nghe tiếng chị gọi, nó ném quả bóng xuống rồi trố mắt nhìn:

 

-Gì hả chị hai"

 

Mấy đứa trẻ tóc vàng da trắng thấy nó đứng sững lại trả lời bằng một thứ tiếng lạ, thì nhìn nó chằm chằm. Vài đứa hiểu ra, đưa tay vẫy nó như nói chào tạm biệt. Có con nhỏ tóc vàng chóe cầm quả bóng màu xanh chạy đến bên nó như rủ nó chơi tiếp. Nó lắc đầu, nói vài câu tiếng Anh rồi tiến đến gần chị nó đang chờ nó dưới cái bực thang.

 

-Bố gọi, đến giờ về rồi.

 

Chị nó trông lên réo to, làm nó vội vàng vừa bước xuống mấy cái bực thang vừa ngoảnh mặt trông lại đằng sau chỗ mấy đứa trẻ đang chơi chung lúc nãy. Con bé tất tưởi bước đến nhặt đôi giày xách trên tay đi về hướng bố nó.

 

-Tới giờ về rồi con ạ.

 

Người bố xếp tờ báo cặp trong nách, cúi xuống xoa đầu hai chị em đang lay hoay mang giày.

 

-Mình có đi chợ đồ chơi hôm nay không bố"

 

Con bé vừa cột dây giày vừa ngước lên nhìn bố hỏi.

 

-Bố thấy đau đầu quá con ạ, chắc là để hôm khác vậy, giờ thì về nhà bố chơi nhá.

 

-Dạ.

 

Con bé nhanh nhảu đáp, rồi quay sang giúp em nó đang cố thắt sợi dây giày còn rối một cục to lòng thòng.

 

-Để chị chỉ cho, Tâm phải làm như vầy nè.

 

Thằng bé thấy vậy liền đứng thẳng người chìa bàn chân về hướng chị nó, mắt vẫn còn chăm chú nhìn về hướng mấy đứa trẻ đang giỡn bên trong khung lưới. Mắt nó chớp lia lịa, đưa tay vuốt mấy sợi tóc ướt dính lên vầng trán nhỏ lấm tấm mồ hôi.

 

Chiếc xe rít ken két một tiếng thật dài rồi dừng lại trước ngõ. Mặt trời đã lặn, chỉ còn mấy sợi mây mỏng như vảy cá ánh lên màu vàng gắt cuối chân trời phía sau nhà. Bố bước xuống mở cửa xe, dẫn hai chị em đến cửa rồi xoa đầu hai đứa:

 

-Hai con ngoan nhé bố thương, giờ bố phải về. Hôm khác bố đến thăm hai con.

 

Hai chị em không nói câu nào, con bé mân mê con gấu màu đen trong vòng tay, nhìn em nó gí ngón tay lên bấm cái nút chuông màu trắng đục kế bên cái nắm cửa.

 

Có tiếng bước chân, cửa mở, mẹ đưa tay đón hai chị em vào nhà, rồi cửa đóng. Con bé quay mặt lại vén tấm màn nhìn ra ngoài thấy bố quay lưng bước về hướng chiếc xe đậu ngoài ngõ.

 

-Hai chị em đi chơi với bố hôm nay có vui không"

 

Mẹ đứng ở bếp rửa chén cất tiếng hỏi.

 

-Dạ, cũng vui.

 

Con bé đặt con gấu đen xuống chiếc ghế sa-lông ở phòng khách rồi trả lời.

 

-Hai con đã ăn gì chưa"

 

-Dạ, ăn hamburger với bố rồi.

 

Thằng bé mân mê chiếc đồng hồ điện tử ở cổ tay vừa trả lời vừa đi đến gần mẹ nói tiếp:

 

-Bố mua cho con cái đồng hồ, mẹ xem có đẹp không" Còn chị hai thì bố mua cho con gấu màu đen.

 

-Đẹp, đẹp lắm.

 

Mẹ vừa nói vừa cúi xuống ôm nó vào lòng.

 

-Bao giờ thì mẹ mới đi chơi chung với bố và hai chị em con vậy mẹ"

 

Nó nhìn và hỏi mẹ trong ánh mắt ngây thơ.

 

-Mẹ cũng không biết nữa con à.

 

-Kìa sao mẹ khóc vậy mẹ" Chắc là bố không cho mẹ đi chơi chung hả mẹ" Để lần tới con hỏi bố nha mẹ"

 

Thằng bé tựa đầu bên vai mẹ hỏi vẻ ngạc nhiên.

 

-Không phải vậy đâu con à.

 

Mẹ vén tay áo lau nước mắt rồi đứng lên đổi giọng:

 

-Hai đứa có ăn gì thêm không" Còn pizza mẹ để trong tủ lạnh, mẹ hâm lại cho con ăn rồi chuẩn bị đi ngủ, tối rồi đấy.

 

Hai chị em ngồi ăn yên lặng, thỉnh thoảng thằng bé đặt miếng bánh pizza xuống cái đĩa giấy, lấy ngón tay bấm lên chiếc đồng hồ trên cổ tay nghe "bíp, bíp."

 

Con bé xếp quyển sách để lên cái kệ ở đầu giường, rồi với tay tắt đèn.

 

Nó nằm nghiêng người kéo chiếc chăn mỏng lên đến cổ, mắt nhìn ra hướng cửa sổ có ánh đèn đường vàng lờ mờ rọi hắt vào căn phòng. Nó kề con gấu màu đen của bố cho hồi chiều vào bên má, mấy sợi lông mịn của con gấu chạm vào mặt nghe dễ chịu. Chợt nhớ ra điều gì nó quay người nhìn sang phòng thằng Tâm, thấy đèn tắt nó biết là thằng Tâm đã ngủ. Chắc mẹ giờ này cũng đã ngủ rồi vì không thấy ánh đèn hắt ra từ phòng của mẹ. Nó lại quay người nằm nghiêng nhìn ra hướng cửa sổ suy nghĩ miên man.

 

Mấy sợi lông mịn mềm của con gấu làm nó nhớ đến bố, nhớ đến căn phòng chật chội bố đưa hai chị em về chơi hồi chiều. Căn phòng vẫn tối om như mấy lần trước bố rước hai chị em đến chơi, mùi thảm cũ bốc lên làm nó hắt hơi mấy lượt khi mới bước vào cửa. Bố bảo hai chị em ngồi xuống ghế sa-lông chơi rồi đi vào phòng bưng ra cái hộp giấy màu nâu để xuống chân hai đứa. Bố quì gối xuống nền thảm mở cái hộp giấy, lấy ra con gấu màu đen và chiếc đồng hồ điện tử, thằng Tâm mắt mở to mừng rỡ. Bố bảo nó đưa cổ tay cho bố, nó chìa cổ tay ra và nghiêng đầu nhìn bố đeo đồng hồ cho. Bố ôm hai chị em vào lòng, hôn lên trán hai đứa, mắt bố đỏ hoe.

 

Con bé vẫn để luồng tư tưởng đuổi theo bóng hình của bố trong bóng đêm yên lặng, mấy ngón tay nó sờ nhẹ lên cái mũi con gấu, rồi ôm sát vào ngực.

 

Nó không hiểu lý do gì mà bố và mẹ không ở chung với nhau nữa. Trước đó thỉnh thoảng nó nghe mẹ và bố thường cãi nhau, rồi có tiếng mẹ khóc thút thít trong phòng. Vài lần như thế, và một chiều hai chị em đi học về thì không thấy bố, hỏi thì mẹ nói bố đã dọn ra ở riêng. Thấy mẹ nước mắt chảy dài, mắt đỏ hoe nên nó không hỏi thêm gì nữa, dù trong lòng nó nghe thật buồn.

 

Thế rồi từ ấy đến nay cứ mỗi chiều thứ bảy thì bố đến rước hai chị em đi chơi. Bố vẫn không nói gì với hai đứa, chỉ dặn là hai chị em phải ngoan và nghe lời mẹ. Ngày chủ nhật mẹ vẫn dẫn hai chị em đến nhà thờ, chỗ bố ngồi thường khi vẫn còn đó. Mấy người lớn vẫn tới lui thăm hỏi nhưng không thấy ai nhắc đến tên của bố.

 

Ánh đèn vàng ngoài đường lúc càng sáng hơn như soi rõ căn phòng nhỏ bé. Hình ảnh của bố, mẹ và thằng Tâm cứ ẩn hiện trong đầu nó cùng những kỷ niệm ngày nào có bố và mẹ ở nhà mỗi buổi chiều. Bố hay đội cái mũ màu đen, đứng ở trước nhà đón hai chị em đi học về trên chiếc xe bus màu vàng ngừng ở ngay đầu ngõ. Dòng suy nghĩ nhỏ nhoi hòa lẫn với những câu hỏi bình thường không được trả lời đưa nó vào giấc ngủ của đêm thâu...

 

Chỉ có trong giấc ngủ nó mới thấy được bố và mẹ bên nhau. Hai chị em được bố mẹ dẫn đến một nơi thật đẹp, hình như là một công viên ở gần nhà. Nó thấy bố đang chào một ông Mỹ có cái bụng to như chiếc bong bóng, tay ông đang dắt đứa con gái cũng trạc tuổi nó, có mái tóc vàng đi lang thang giữa công viên. Thằng Tâm đang mải mê đuổi mấy thằng nhóc Mỹ con chạy lăn quăn bên chiếc xích đu treo lòng thòng trên bãi cát. Mẹ bước đến bên bố nói chuyện vui vẻ, bố đặt tay lên vai mẹ mỉm cười... Thế rồi cả nhà xuất hiện trong cảnh áo quần đẹp đẽ, bố lái xe có mẹ ngồi bên cạnh đến nhà thờ vào buổi sáng chủ nhật. Bố mở cửa cho mẹ bước vào, hai chị em theo sau. Bố bước những bước chân dài vội vã tiến lên đằng trước bắt tay mấy người quen trong nhà thờ, rồi ngồi xuống bên cạnh mẹ và hai chị em ở hàng ghế thứ ba. Ông mục sư nét mặt tươi vui đến bên hỏi bố câu gì mà nó không nghe rõ. Bố đứng lên chìa bàn tay ra bắt lấy tay ông mục sư, rồi quay người ngồi xuống. Bố nhìn mẹ mỉm cười, để bàn tay xoa nhè nhẹ lên đầu hai chị em nó. Tiếng đàn dương cầm ngân lên bản thánh ca quen thuộc, tiếng nói chuyện rì rào lắng đi nhường khoảng không gian cho điệu đàn cất lên cao vút rồi nhỏ dần, nhỏ dần và dứt hẳn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,141,723
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài viết mới của tấc giả đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Ngày 14 Tháng Sáu sắp tới sẽ là Father’s Day 2019, mời đọc bài viết của tác giả Phước An Thy. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha bị cộng sản chôn sống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2919. Ông cho biết có cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979. Qua Mỹ năm 1998, ông hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết thứ hai của ông có lời ghi “Viết cho sinh nhật đầu tiên của cháu ngoại. Tựa đề được đặt lại theo nội dung: “bật mí” là âm nói lái của “bí mật.”
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến