Hôm nay,  

Thiếu Tá Ngô Giáp Và Tôi

21/05/200600:00:00(Xem: 128061)

Người viết: QUÂN NGUYỄN<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Bài số 1017-1626-339-vb8210506

 

*

 

Tác giả tên thật là Quân Nguyễn, parole officer người Việt ở <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Santa Ana. Định cư ở Mỹ từ năm 87, hiện cư  ngụ tại thành phố Anaheim, CA. Đây là bài viết về nước Mỹ thứ hai của ông.

 

*

 

Chiều thứ Bảy cuối năm Ất Dậu, ngồi chơi bên ly rượu tất niên ở nhà người bạn, vô tình cầm lên tờ báo Việt ngữ, tôi chợt bàng hoàng. Trong trang phân ưu lớn của tờ báo, người ta nói đến tên anh, thiếu tá Ngô Giáp. Chủ tịch hội ái hữu không quân Nam Cali, vừa qua đời ở tuổi 65!

 

Đã 40 năm rồi từ ngày tôi biết anh, và thật là buồn khi nghe về anh lần nữa, thì anh đã ra người thiên cổ! Ngày ấy, tôi mới lên 10, sống trong con xóm nhỏ đường Lê Văn Duyệt, hầu như đối diện với nhà anh. Ngày ấy, tôi nhớ ba anh là ông Sáu, và bà dì ghẻ, gọi là bà Sáu Gà, vì bà bán gà ở ngoài chợ. Bà Sáu thường xúi chồng la rầy đánh đập 2 người em của anh, năm đó họ cũng đã lớn hơn tôi vài tuổi rồi. Lúc ấy anh đang học lái máy bay ở Mỹ, và chắc không hay biết gì về chuyện đó. Một thời gian sau, anh về nước và trở thành một trong những phi công khu trục cơ Shyraider đầu tiên của miền Namhọc ở Mỹ về.

 

Tôi còn nhỏ, dưới đôi mắt của một đứa trẻ lên 10, anh thật cao lớn, đẹp trai, oai vệ trong bồ đồ bay màu da cam, đi tới đi lui trong con xóm nhỏ. Ngày ấy anh là người hùng, là thần tượng không những của tôi, thằng bé lên mười, nhưng chắc hẳn là của nhiều cô gái đương thì ở Sài Gòn. Thật vậy, trai tài gặp gái sắc, chẳng bao lâu anh cưới cô con gái xinh đẹp của ông bà T. lối xóm, rồi hai vợ chồng anh dọn về sống trong một căn nhà nhỏ gần đó.

 

Ít lâu sau, chị M. vợ anh có bầu, và sinh cho anh một đứa con gái đầu lòng, mà tôi thường thấy anh bế ẵm trong xóm những ngày về phép. Ngày ấy, anh thường chào ba tôi mội khi gặp ông, nhưng chỉ nhìn tôi như một đứa con nít "con của bác Công". Anh đâu biết rằng, thằng bé 10 tuổi đó đang mang giấc mộng sẽ trở thành "pilot" như anh, sẽ bay cao trên bầu trời xanh, sẽ nhào lộn gầm thét trên đầu quân thù trong chiếc Skyraider như anh….

 

Rồi cuộc đời trôi mau, chiến tranh càng lúc càng khốc liệt và lan rộng khắp bốn vùng chiến thuật. Tôi cũng lớn lên mau, vật lộn với sách vở hằng đêm cho mảnh bằng tú tài để đi sĩ quan như anh, và tôi không thường găp anh nữa.

 

Lần chót gặp anh tôi thấy anh mang 3 mai vàng trên bồ đồ bay mầu xám. Chẳng bao lâu sau, tự thấy mình tài kém lại trói gà không chặt, tôi chẳng dám mơ thành "pilot" như anh nữa, nhưng niềm tin vào lý tưởng quốc gia, và mối ước nguyện chiến đấu cho quê hương vẫn không suy suyển, tôi liền vạch sẵn một con đường khác cho đời tôi.

 

Tôi ước mơ đậu xong tú tài, sẽ vào trường bõ bị, hoặc ít ra cũng vào trường chiến tranh chính trị để ra sĩ quan hiện dịch Biệt Động Quân biên phòng.

 

Năm 74, đậu xong tú tài, tôi vào Biệt khu thủ đô ở trại Lê Văn Duyệt nộp đơn đi võ bị. Ngày lên danh sách, thiếu tên tôi, bố tôi giận quá, cho rằng tôi "không biết lo thân". Chú tôi, thiếu tá Ngải, khóa 13 vỏ bị, sợ tôi bị đòn, liền chở tôi vào trại Lê Văn Duyệt,  để gọi công điện lên Đà Lạt, nói chuyện trực tiếp với ông bạn cùng khóa năm xưa, hiện là sĩ quan khối học vụ ở trường võ bị, để nhờ cứu xét cho thằng cháu đáng thương đang sợ ông bố gần chết.

 

Khi biết tôi mới 18, ông bạn nói với chú tôi, "Tưởng nó 23 là hạn tuổi chót để vào trường, thì mình phải lo liền, chứ nó mới 18 thì chờ sang năm đi, khóa sổ rồi, xin xỏ khó lắm!" Trường CTCT lúc ấy không có mở khoa thi, tôi lại quá sợ cơn giận của ông bố, đành vội nộp đơn thi  vào Học viện CSQG Thủ Đức cho xong. Âu cũng là một phần số phận của đời tôi!

 

Rồi nước mất, nhà tan, đời tôi tan tác. Thoắt đó mà đã hơn 30 năm từ ngày mất miền Nam! 30 năm chìm nổi theo giòng đời, hết tù tội, nghèo túng, rồi một ngày trôi dạt đến đất khách, quê người.

 

Bận bịu, bôn ba với cơm áo, tôi đã quên anh. Chiều cuối năm ngồi ngóng giao thừa, 50 tuổi đầu, lăn lóc ở xứ người đã lắm tủi hờn, cầm tờ báo lên mới hay anh đã mất, lòng tôi đau xót quá. Tiếc rằng tôi chẳng được gặp anh một lần ở nơi đây, để nói với anh về lòng quí mến, kính phục của một người em mà anh chắc chẳng bao giờ hay biết!

 

Vì anh, tôi vẫn là tôi của 40 năm trước, vẫn tha thiết với quê hương, dân tộc, và đầy lòng hờn oán quân thù. Bây giờ góc biển chân trời, đầu đã hai thứ tóc, chỉ còn có nỗi lòng… âu cũng là số phận của quê hương, dân tộc !

 

Đời tôi, tôi kính phục  một số người, hầu hết là những người anh lớn trong chiến tranh năm xưa, như Đại úy Vinh (không quân), Đại uý Đương (Dù) Đại úy Linh (Thiết giáp), Đại úy Sơn (người Nhái), Thiếu tá Trạch, Đại tá Công (CSQG), và trung úy Kỹ (Hải Quân). Và đặc biệt là Anh, người anh hùng không quân của tôi và của miền Namnăm xưa - Thiếu Tá Ngô Giáp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,108,866
Năm nay, tháng Năm ngày 12, sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết mới là chuyện ngôi nhà đã mất sau tháng Tư 1975.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả: Thương kính viết tặng để tưởng nhớ Anh Tư - Cố Đại úy Pháo đội trưởng Trương Văn C., Tiểu đoàn 183, Sư đoàn 18 Pháo Binh.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ. Phần cuối: Chuyện 30 Tháng Tư của sinh viên gốc Việt tại Đại Học Stanford 2015 - 2019.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài tác giả mới viết sau đám tang của Ó Đen Lý Tống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ tư.
Tác giả hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến