Hôm nay,  

Ngày-của-mẹ, Một Đêm Trăn Trở

22/05/200600:00:00(Xem: 113324)

Người viết: TI VI TI<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Bài số 1018-1627-340-vb2220506

 

Tác giả tên thật là Nguyễn thượng Văn Trung, cư dân <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />San Jose, California.

 

Đã rất khuya mà Ngọc không tài nào chợp mắt được. Một phần có lẽ do hôm nay trời trở nên nóng lạ lùng làm Ngọc khó ngủ. Nhưng cái chính là Ngọc cứ mãi suy nghĩ về Ngày- của- Mẹ, ngày lễ mẹ đầu tiên trên đất Mỹ.

 Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ, sống ở Việt Nam, Ngọc đâu có hề biết hay nghe nhắc đến Ngày-của-Mẹ. Vả lại, từ khi có trí khôn đến giờ Ngọc đâu còn mẹ nữa. Mẹ là một hình bóng rất xa, xa lắm rồi, đối với Ngọc.

Nhìn lên khung ảnh mẹ, Ngọc chỉ còn nhớ mang máng mẹ là một người phụ nữ rất đỗi hiền lành và chỉ biết cười chứ không hề mắng mỏ các con. Ngọc còn nhớ dạo ấy khi ba Ngọc, một người lính mũ đỏ oai hùng, xa nhà đi hành quân, mẹ con Ngọc quanh quẩn bên nhau mong ngóng tin ba. Những ngày ba về là cả nhà vui như Tết. Ba bò xuống làm ngựa cho Ngọc cỡi, còn mẹ thì ngồi trên ghế vừa cười vừa mắng yêu con.

Thế mà một ngày mùa đông, mưa dầm dã, mẹ đã vĩnh viễn ra đi. Ngọc còn nhớ cái hình ảnh khi ba đưa Ngọc vào nhà thương thăm mẹ lần cuối. Ngọc đến gần nắm lấy bàn tay gầy guộc của mẹ. Bàn tay sao Ngọc cảm thấy lạnh lẽo hơn mọi ngày. Bàn tay có cảm giác như đang cố co lại để nắm lấy bàn tay nhỏ bé của Ngọc nhưng rồi chợt lỏng ra. Đôi mắt hiền từ của mẹ từ từ khép lại với một dòng nước mắt nhẹ lăn bên khóe mắt. Mọi người chung quanh chợt òa khóc khiến Ngọc ngơ ngác nhìn. Ngọc chưa hiểu gì lắm nhưng linh cảm thấy một nỗi bất hạnh chụp xuống đầu mình.

Rồi từ đó Ngọc không còn gặp lại mẹ nữa. Ngọc mong hoài mong hoài nhưng mẹ vẫn biền biệt. Mấy năm sau Ngọc mới hiểu được rằng Ngọc đã vĩnh viễn mất đi người mẹ thân yêu nhất của đời mình - Người mẹ hiền lành hay cười mà Ngọc chẳng bao giờ được ôm ấp vuốt ve nữa.

Thời gian trôi mau, Ngọc lớn lên trong sự đùm bọc chăm sóc của ba, nhưng Ngọc vẫn thấy mình thiếu thốn một cái gì vô cùng lớn lao không thể bù đắp được. Ngọc thèm một lời ru, Ngọc thèm một nụ hôn, một vòng tay dịu dàng. Ngọc thèm được dựa vào ngực mẹ, nơi có những sợi tóc xỏa thơm thơm mùi bồ kết.

Sau 30 tháng 4 ba cũng từ giã Ngọc mà đi. Ba về với mẹ bỏ lại một mình Ngọc bơ vơ trên trần thế. Bỏ lại Ngọc côi cút giữa lúc đất nước đang nhuộm một màu tang tóc thê  lương. Ngọc càng bơ vơ hơn giữa một miền Namtan hoang và bắt đầu bị đọa đày. Ngọc phải lăn lộn khắp nơi để kiếm sống vì cái thành phần "gia đình Ngụy" như Ngọc đâu có dễ thở trong một xã hội đầy hận thù và thành kiến.

Phận đàn bà con gái Ngọc cũng phải xông xáo như đàn ông con trai để tồn tại. Cuộc sống như vậy làm Ngọc rắn rỏi hơn nhưng trong trái tim Ngọc bao giờ cũng có một lỗ hổng không bao giờ lấp đầy.

Chiều nay, khi ngồi ăn cơm, Ngọc nghe con nói: "Mẹ ơi, mai là ngày Mother's Day, mẹ thích gì con mua tặng mẹ nhé!". Ngọc giật mình nhìn con vừa sung sướng vừa ngạc nhiên. Lần đầu tiên nghe con nói về Ngày-của-Mẹ tự nhiên trong Ngọc dâng lên một cảm xúc khó tả. Hồi nào tới giờ có bao giờ con nó nói như vậy đâu. Mới hơn một năm ở Mỹ con nhỏ đã khác nhiều. Biết nói những điều mà ở VN chẳng ai dạy nó cả. Dù sao thì Ngọc cũng cám ơn nước Mỹ đã dạy cho mọi người biết có một ngày nhớ về mẹ. Người mẹ của mỗi người mà nếu mất đi là một nỗi bất hạnh ghê gớm. Chẳng có bàn tay nào dịu hiền, chẳng có bàn tay nào lo cho mình chu đáo bằng bàn tay của mẹ. Cuộc đời Ngọc đã thấm thía câu ca dao:

Mồ côi cha ăn cơm với cá

Mồ côi mẹ lót lá mà nằm

Ngọc lại nhớ đến những ngày truân chuyên ở quê nhà. Những chuyến buôn xa mà Ngọc phải tá túc qua đêm ở những nhà dân nơi các vùng xa xôi. Trong những mái tranh nghèo ấy, Ngọc đã từng gặp những bà mẹ già nua nhưng nhân hậu. Có mẹ ngồi kể cho Ngọc nghe những tháng ngày chiến tranh xa xưa. Những ngày mẹ mòn mỏi tựa cửa chờ tin những đứa con. Những đứa con ra đi về hai bên chiến tuyến. Rồi một ngày mẹ được báo tin hớt hãi chạy đi nhận xác từng đứa con. Đứa thì chết nằm phơi mình trên ruộng lúa với bộ đồ bà ba đen phong phanh rách rưới. Đứa thì nằm trong hòm kẽm với lá quốc kỳ phủ lên trên. Dù là chết như thế nào, chết ở chiến tuyến nào thì mỗi lần như thế là một lần mẹ đứt thêm một khúc ruột. Mà mẹ chẳng hiểu vì sao nỗi đau ấy cứ dày xéo lên những người đàn bà quê mùa dốt nát nhưng rất đỗi hiền lành như mẹ. Lại có những bà mẹ, mà cứ mỗi lần gặp ai cũng chỉ lên trên bàn thờ, khóc lặng lẽ. Ở đó là khung hình của những người trai trẻ đã không còn ở với mẹ để nâng đỡ tuổi già.

Những người mẹ không bao giờ biết đến ngày Mother's Day.

Những người mẹ VN đau khổ ấy, Ngọc gặp rất nhiều trong những chuyến buôn xa khắp mọi miền đất nước. Có những bà mẹ trong nỗi đau còn có niềm uất hận. Có lần Ngọc nghe một người mẹ nói với Ngọc khi Ngọc hỏi về tấm bằng "Mẹ Việt Nam anh hùng" treo trên vách. Bà phất tay một cách cay đắng rồi nói: "Giá như mẹ biết chúng nó trở mặt thì mẹ đã đổ cả nồi nước sôi vào đầu chúng nó khi chúng trốn chui trốn nhủi dưới hầm trong nhà mẹ".

Thật là đau xót cho những người mẹ VN, vừa phải đau khổ vì những đứa con không bao giờ trở lại. Còn những đứa trở về thì phản bội lại niềm tin.

Từ lúc qua Mỹ Ngọc biết thêm về những người phụ nữ Mỹ - những người mẹ cũng rất nhiều đau khổ. 58.000 lính Mỹ chết ở VN là cũng ngần ấy lần người mẹ Mỹ phải khóc khô cả nước mắt. Cũng có những bà mẹ anh hùng được nhân dân Mỹ kính trọng như bà Martin Luther King hoặc bà Rosa Park, mà hôm bà mất, Ngọc đã có mặt ở Mỹ để nhìn thấy trên T.V. người dân Mỹ đã đến viếng bà ra sao, đã kính trọng và hết lời ca ngợi bà như thế nào.

Dù sao, những bà mẹ Mỹ ấy cũng còn niềm an ủi là được xã hội tôn trọng và đề cao. Họ cũng đã được hưởng những ngày Mother's Day của cuộc đời.

Không ngủ được Ngọc lồm cồm bò dậy mở, T.V xem. Những chương trình về lễ Mother's Day chiếu đầy trên T.V. Những quảng cáo quà tặng cho mẹ tràn ngập. Ngọc tự hỏi, sao người Mỹ, nghe nói là rất ít hiếu kính cha mẹ, lại có thể nghĩ ra được một ngày Mother's Day. Trong khi người Việt Nammình rất trọng chữ hiếu lại không hề có Ngày-của-Mẹ.

Coi T.V. chán Ngọc tắt máy ra ban-công ngồi hóng mát. Trời đêm ngoài này gió mát dễ chịu hơn - Ngọc thuê một căn hộ trong khu chung cư rẻ tiền - Khu apartment giờ đây chìm trong giấc ngủ. Trong bóng đêm, mấy chú mèo hoang thoắt ẩn thoắt hiện trong những góc tối của khu nhà. Bầu trời Mỹ đầy sao như đêm ở quê hương Ngọc. Tầm mắt Ngọc chợt dừng lại ở chỗ đổ rác của khu chung cư. Ngọc nhớ ra cách đây mấy hôm, tình cờ đi đổ rác, Ngọc cũng gặp một bà mẹ Việt Nam.

Hôm đó, buổi sáng sớm trời còn lạnh, Ngọc vội đi vứt cái túi rác mà đêm qua đã quên không kịp vứt. Đang lầm lủi đi đến chỗ tập trung rác của khu chung cư thì Ngọc giật mình khi thấy một bóng người đang lúi húi làm gì ở đó. Đến gần Ngọc nhận ra một cụ già mặc một cái áo len dày cao cổ. Đầu cụ trùm một cái khăn, trên còn đội thêm một cái nón lá kiểu Việt Nam. Bà cụ đang lượm những cái lon bia, lon nước ngọt, vỏ chai bỏ vào cái xe đẩy.

"Cụ chắc phải là người Việt Nam", Ngọc nghĩ.

"Cụ làm gì vậy cụ" Sao cụ lại đi lượm ve chai thế này" Chẳng lẽ lại không ai nuôi cụ sao"" Ngọc hỏi một thôi một hồi như thể trút hết ngạc nhiên vào các câu hỏi. Mà Ngọc ngạc nhiên thật sự khi thấy một cụ già ở Mỹ đi lượm ve chai. Điều mà Ngọc nghĩ chỉ có ở Việt Nam. Ở Việt Namthì chuyện cụ già gần đất xa trời hay em bé còn thò lò mũi xanh đi lượm ve chai là chuyện thường tình. Trong khi đó, theo Ngọc biết, ở Mỹ mọi trẻ em và người già được sự quan tâm giúp đỡ và trợ cấp nhiều mặt cho cuộc sống. Ngọc lại thấy trong mình nhói lên một nỗi đau.

"Thì cô nghĩ coi, già rồi ngồi không chẳng biết làm gì cũng chán, đi thế này vừa kiếm thêm chút ít gửi cho con cháu lại tập thể dục luôn cho khỏe người" bà cụ trả lời. Rồi bà tiếp: "Ở đây mình có chính phủ lo đầy đủ chẳng thiếu gì, con cái có mấy đứa thì chúng nên nhà nên cửa cả. Nghĩ lại mà thương đám con cháu còn ở bên nhà. Chúng đâu có được như mình hở cô. Mình đi lượm thế này chắt bóp để dành cho chúng đồng nào quí đồng đó cô à. Còn dư chút đỉnh gửi cho các hội từ thiện nữa. Có khối người không có cái mà ăn, cô nhỉ""

Thế đó, người mẹ VN ở đâu cũng giống nhau. Chắt chiu dành dụm cho đám con đám cháu. Ngọc nhìn cụ mà cảm động không nói nên lời. Sao hình ảnh người mẹ VN bình dị mà lại đẹp đẽ vô cùng. Tấm lòng mẹ sao sáng ngời đến vậy. Ngọc ước gì mình còn mẹ để ôm người thật chặt, để nói cùng mẹ những lời nói biết ơn từ đáy lòng mình. Ngọc cũng cám ơn người mẹ Mỹ đã sản sinh ra một đất nước tự do và giàu có để các bà mẹ có một ngày được nhớ đến, được tôn vinh.

Ngọc nhìn về những ngôi sao sáng xa xa, phía quê nhà, thầm mơ một ngày nào quê hương sẽ có một ngày dành riêng cho mẹ, những người mẹ đã có quá nhiều thiệt thòi, đắng cay.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,605,046
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”, kể chuyện tác giả bay đến thăm đôi bạn Mỹ bảo trợ tại vùng vịnh Tillamook, Oregon.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tại Việt Nam cô học đại học tổng hợp ngoại ngữ. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và tác giả đang làm công việc thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Mong Quynh Gibney tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến