Hôm nay,  

Gả Con Cho Mỹ

26/10/200600:00:00(Xem: 212337)

GẢ CON CHO MỸ

Người viết: Chung Mốc

Bài số 1134-1743-456-vb4251006

*

Chung Mốc là một tác giả đang sống tại Việt Nam, đã góp một số bài viết về nước Mỹ bằng cái nhìn từ quê nhà và đã nhận giải thưởng đặc biệt. Sau đâyu là bài viết mới nhất của ông.

*

Năm 21 tuổi tôi đã lấy vợ!

Rồi cứ như Trần Tế Xương: "Vợ quen dạ đẻ cách năm đôi" nên 8 đứa con lần lượt ra đời.

Tầm tuổi tôi, những người lập gia đình sau năm 1975- một cái mốc thời gian mà ít người quên được- đông con như thế là chuyện thường.

Ngày ấy các bậc cha mẹ có con gái lớn lo lắm, nhất là các bà mẹ, cứ nóng như hơ, bằng mọi giá phải gả con cho kỳ được, vì nghe đồn con trai thì bị bắt đi bộ đội, còn con gái sẽ bị ép lấy mấy anh phế binh đui què sứt mẻ thì .. tan nát đời huê.

Cho nên thời điểm này lấy vợ dễ lắm, có cặp chỉ quen nhau đôi ba ngày là cưới luôn. Nhà nhà đua nhau làm đám cưới, ngày nào cũng có đám...

-Ô vui quá xá là vui, nhà trai nhà gái ...

Thế nên bây giờ ai có hỏi thăm, tôi nói mới được có 8 đứa con thì họ thường bỉu môi ra mà nói:

-Ham vui quá nhẩy.

Quả thật chúng tôi chưa ý thức được trách nhiệm và gánh nặng của người cha người mẹ, cứ "vô tư" sinh sản.

Mà sao vợ lại dễ đẻ thế nhỉ, chỉ quệt ngang chân giường mà cũng có thai. Có người đi tù mà vợ vẫn đẻ được mới hay, nên thiên hạ cười rần lên mà rằng:

-Có bầu hàm thụ.

Theo thời gian, những đứa trẻ càng lớn thì nỗi ưu tư của chúng tôi càng nặng. Bọn trẻ sinh ra trong thời gian cả nước thiếu thốn đủ mọi thứ, nên hay quặt quẹo ốm đau. Rồi chẳng biết chúng giống cha hay mẹ mà hình dong ảm đạm, học hành thì may ra mới được điểm dưới trung bình.

Có điều chúng tôi cũng không hề hối hận đã sanh ra chúng nó, càng nhìn thấy càng thương nên cố hết sức làm lụng, những mong cho con được đầy đủ cả vật chất lẫn tinh thần. Nhưng lực bất tòng tâm vì ngoài cái ăn cái uống, thì còn làm sao có thể lấp đầy khoảng trống tinh thần khi con đã trưởng thành.

Chúng nó đã biết yêu và cần được yêu.

Chúng nó cần nửa thứ hai của mình.

 Khổ một nỗi là chuyện tình cảm hôn nhân bây giờ lớp trẻ thường coi nhẹ, nhiều khi chẳng cần đến ý kiến của cha mẹ. Con trai thì còn đỡ vì dầu sao chúng còn chủ động được, nếu trèo cao thì té đau, nó sẽ sáng mắt ra để biết câu "Nồi nào úp vung nấy" và chắc chắn rồi nó cũng sẽ có vợ thôi.

 Còn con gái thì sao đây" Cái tập tục từ ngàn xưa "Trâu đi tìm cọc chứ có bao giờ cọc lại tìm trâu" vẫn còn bám mãi vào quan niệm của đại đa số người dân, nhất là ở vùng nông thôn.

Vậy chẳng lẽ không có trâu tìm tới thì cọc cứ phải chờ, chờ đến bao năm, chờ đến già khú đế hay sao"

 *

Thật là đau khổ vì người ta có câu: "Phúc bất trùng lai, hoạ vô đơn chí" mà gia đình tôi lại thuộc về vế sau mới chết chứ. Cả họ hàng hai bên đều có rất nhiều con gái, nghĩa là nhiều cọc lắm, nhìn đâu cũng thấy cọc lô nhô. Nhờ phước đức ông bà để lại, có một số cọc đã được những con trâu lớ ngớ đưa mõm tới, nhưng chắc bây giờ đã bị đám cọc nhà tôi làm cho "Lở mồm long móng" hết trơn rồi.

Nhìn đám con cháu cứ lù lù tiến tới tầm tuổi 30 mà lòng tôi đầy đau xót. Trai làng càng ngày càng ít, nên chúng nó kéo nhau lên thành phố tìm việc làm, nay nghe nói có đứa lấy được con trai ông Bác Sĩ Giám đốc Bịnh viện, mai nghe đồn đứa kia được ông Viện trưởng Viện Kiểm sát hứa gả con cho. Như vậy bọn này cũng có nhiều ý đồ gớm!

Hoàn cảnh này thì tôi biết tính sao bây giờ"

Hay là kiếm cách cho chúng lấy chồng nước ngoài, già cũng được, thiếu chút ít bộ phận cũng không sao! Có còn hơn không.

Nhưng mà chúng coi bộ còn chảnh lắm, có đưa còn ngâm nga:

-Em tôi đi lấy chồng Đài-

Loan đi khắp xóm ai ai cũng mừng

Còn tôi lấy phải chồng Trung-

Hoa tàn nhuỵ héo mịt mùng phương xa

Người ta lấy được chồng Hoa-

Kỳ như cá vượt nhảy qua hàng rào.

Chà, như thế là tụi nó mơ lấy chồng Mỹ kia, giống như cá chép vượt vũ môn, nhảy một phát là đổi đời, là sẽ hoá rồng ngay lập tức, đâu có biết nhiều cô khốn khổ vì nhảy lộn chỗ để trở thành "Tôm cờ lộn kít lên đầu".

Tôi cứ lo lắng triền miên như thế suốt mấy năm nay, thì con cháu bên Mỹ gọi phôn về:

-Chú có muốn cho con Hoa lấy Tây không"

-Ủa sao bên đó lại có Tây"

-Xời ơi, bên này họ gọi Mỹ là Tây đó.

Trời! Tin nghe như sét đánh ngang.

Tôi rối loạn cả tâm can, rồi bần thần suy nghĩ:

Ngày xưa người ta gọi các cô gái cặp kè với ngoại kiều là Me Tây, rồi Me Mỹ với vẻ khinh miệt, không cần biết là họ lấy nhau chính thức, có hôn thú hay là chỉ cặp kè để mõi tiền.

Cắt ngang giòng suy nghĩ của tôi, đứa cháu cứ ào ào:

-Chú không phải băn khoăn suy nghĩ gì cả, thằng này nó dễ thương lắm. Nó nói nó thích lấy con gái Việt Nam, cứ để nó về bảo lãnh con Hoa rồi qua đây lấy nó thì lấy, còn không thôi thì lấy đứa khác, thiếu gì thằng.

Tôi la thầm trong bụng:

-Chúa ơi, chưa chi mà đã ra dạ phũ phàng, đàn bà ghê gớm thật.

Nó còn bày cho tôi vô số chiến thuật và chiến lược để lo chuyện "Đại sự" cho con gái.

Thế rồi qua mấy cú phôn sơ giao, con gái tôi bắt đầu ngồi trước máy vi tính chát chít gì đó, càng ngày càng ngồi dai, lại hay cười mỉm chi một mình.

Cuối tháng, cước điện thoại gửi về tôi nhìn thấy mà méo mặt, nhưng tự an ủi: Mai mốt nó lấy được chồng thì có tốn hao chút đỉnh cũng được!

Sau ba tháng, con tôi hớn hở thông báo:

-Ngày 15 này anh Dép về VN để chào ba má.

(Có tên là Dép thì thằng này chắc cũng nghèo)

Vợ và các con tôi đều lộ vẻ vui mừng, còn tôi cũng nóng ruột muốn xem mặt và tánh tình của thằng rể tương lai này ra sao nhưng vẫn tỏ vẻ hững hờ:

-Chào mầy chứ ba má cái mốc xì gì, tụi Tây mà.

Tôi nói cứ làm như mình biết hết.

Tới ngày, chúng tôi ra phi trường để đón, mới 9g sáng mà phi trường chật ních. Ba chuyến máy bay từ Đài Loan đến hầu như cùng một lúc nên người ta đen đặc như một tổ kiến. Ngáo nghến mãi mà vẫn không thấy đứa cháu và thằng Tây ra.

Tôi nhìn xung quanh thì thấy có những cô gái cầm hoa, ôm mấy người nước ngoài một cách thắm thiết, chợt nhớ khuôn mặt ông Lữ Liên và ban nhạc AVT đã từng hát:

-Có cô thì thấp như vịt, chạy theo .. là theo, cái anh cổ cò.

Khác nào như cóc, vói đẩy xe bò...

Mà chạnh lòng vì lát nữa đây đứa con yếu ớt của tôi cũng phải cầm hoa để ôm một người lạ huơ lạ hoắc, vì đứa cháu bên Mỹ đã dặn đi dặn lại rằng:

-Phải ôm hôn, ớn cũng phải hôn thật kỹ rồi chụp mấy tấm hình làm bằng chứng, để đến khi vào phỏng vấn mới đạt.

Tuy chờ đợi khá lâu ở phi trường nhưng tôi cũng không thấy mệt nhọc gì. Tây Ta lẫn lộn, người đẹp nhởn nhơ mọi chỗ mọi nơi, tôi tha hồ ngắm nhìn hoa hồng xứ khác.

Mãi đến quá trưa mới nhận được điện thoại ở nhà báo rằng tụi nó kiếm không ra vì quá đông người, mà trời lại nóng nên vọt lên taxi mà về nhà rồi.

 Thế là cụt hứng và cũng mất toi một cuốc xe bao!

 Lần đầu tiên gặp mặt, thấy thân mật hơn tôi nghĩ nhiều.

Khi chúng tôi về tới trước nhà thì đã thấy thằng rể ngồi chóng ngóc ở quán cà phê cóc ngoài đầu đường. Nó nhào ra bắt tay lia lịa rồi "Hi Đé-đi, Má-mi" ngậu xị cả lên.

Về hình dáng thì khỏi nói, dân mình thường có câu khen "Đẹp như Tây" cơ mà. Nó lại còn trẻ, chưa tới ba mươi tuổi nhưng mặt coi còn sổ sữa lắm. Một điều hơi khó chịu là khi tôi nhìn thấy hình xâm rồng rắn từ trên vai xuống đến mu bàn tay của nó. Ở đây chỉ có dân chơi hoặc đá cá lăn dưa mới xâm mình, nó xâm làm gì coi ghê vậy không biết.

Cung cách của nó khá tự nhiên và lịch sự. Ngồi vào bàn ăn, cái gì cũng khen ngon mà lại ăn rất ít, bảo rằng ăn kiêng để sụt ký cho xứng tầm với con gái tôi.

Nó nói chuyện thật chậm cho chúng tôi hiểu. Vốn liếng tiếng Anh của tôi sau mấy mươi năm đã trả hết cho thầy, tuy không đến nỗi: "You talk go" hay: "I don't talk where" nhưng phát âm thì quá tệ, tôi ráng bẻ mồm uốn lưỡi mà thường được nghe trả lời: "I don't understand" hoặc nó quay sang cháu tôi hỏi "What's mean""

Bí quá tôi đành phải mang bút ra mà đàm thoại, nó khen tôi viết nhanh mà chữ rất đẹp.

 Cái kẹt nhất cho đa số người Việt trước nay là đọc và viết thì giỏi, nhưng nói và nghe quá tệ.

Ở chơi được hơn một tháng, thấy nó và con gái dần dần quấn quít bên nhau, tôi mới nhận ra rằng con người ta dù ở đâu cũng không thoát khỏi cái vòng tình ái cong cong, cũng thích ân cần âu yếm, cũng hờn giận ghen tương. Sự hoà hợp dù cách biệt ngôn ngữ cũng không phải là điều khó khăn lắm.

Mãi cho đến lúc này tôi cũng chưa dám cho họ hàng nội ngoại biết dự định gả con cho Mỹ. Ở quê tôi đây cũng là lần đầu tiên, nên tôi cứ ngại ngùng và thấy nó kỳ cục làm sao ấy.

Vậy mà thiên hạ cũng biết hết, quái lạ thật.

Có người gặp tôi, hỏi như đốp vào mặt:

-Sao, gả con cho Tây hả" Cào cào mà lại đòi đỗ cành ngô cơ à"

Tôi nuốt giận, chắc là họ ghen, vì con họ còn ế ra cả đống.

Có bà hàng xóm tò mò:

-Thằng Tây này nó ra làm sao hả ông"

-Thì nó tóc vàng mắt xanh mũi lõ.

-Ai chả biết như vậy.

-Thế bà muốn tôi tả cái giống gì của nó bây giờ"

Có điều rất an ủi là khi biết chuyện thì ông bà nội ngoại và anh chị em đều vun vào:

-Này, có nhiều người phải bỏ ra mấy chục nghìn đô để cho con được như vậy đấy.

Bố vợ tôi tuy ít học nhưng phán một câu:

-Tây hay Tầu gì thì cũng từ ông A Rong và bà E Và mà ra hết.

Như vậy bước đầu đã được thống nhất tốt đẹp.

Chúng tôi tổ chức lễ đính hôn cho hai đứa. Bữa tiệc thật vui, chú rể bập bẹ tiếng Việt:

-Kính chúc quí ông bà trăm năm hạnh phúc.

Cả đám tiệc cười ồ.

Sính lễ đem ra là cặp nhẫn mua từ bên Mỹ, chẳng biết nó đo đạc làm sao mà con tôi đeo vào ngón chân cái mới vừa!

Thằng bạn thân của tôi đến dự đám ngứa mồm giải thích:

-Cái gì của Mỹ cũng phải to.

Mọi thủ tục giấy tờ kết hôn cũng không quá nhiêu khê phiền phức như những lời đồn, nhất là có người nói rằng chánh quyền bên Mỹ mới bắt một số người vì tội gian lận hôn nhân, nên phỏng vấn khó lắm.

Ở thành phố này cũng có những văn phòng Luật Sư làm ăn kiểu chụp giựt, hay bắt nạt những người dân quê kém hiểu biết. Họ chỉ điền giùm hồ sơ mà chém tới 600 đô, đôi khi còn bắt chẹt lên tới cả ngàn.

Tôi thì may mắn là con cháu bên Mỹ đã chỉ cho là cứ tới văn phòng của IOM. Ở đây họ hướng dẫn tận tình, từ việc nộp đơn, chích ngừa, khám sức khoẻ, phỏng vấn mà lệ phí mất có mấy chục đô la mà thôi.

 Chỉ trong vòng sáu tháng là con gái tôi đã có Visa.

Mọi việc thuận buồm xuôi gió nhưng ai cũng hối thúc lo cho mau, nó đi sớm chừng nào hay chừng nấy, sợ chính sách của cả hai nước có sự thay đổi gì chăng.

Tôi liền đi mua vé máy bay, thế là ngày giờ lên đường không thay đổi gì nữa.

Mẹ tôi đã già yếu mà cũng từ Kiên Giang lên thành phố để đưa tiễn cháu vì bà thương con bé này nhất.

Vẫn biết là con gái lớn lên lấy chồng là phải theo chồng, nhưng cả nhà tôi mấy ngày nay buồn thiu, lúc nào tôi cũng thấy nghèn nghẹn ở cổ. Ngồi lần dở mấy cuốn Album coi lại những tấm hình ngày con còn nhỏ, như mới ngày hôm qua, nhưng chỉ còn ít giờ nữa là con phải đến một nơi hoàn toàn xa lạ.

Xe taxi đến, mẹ tôi oà lên khóc, tôi gượng gạo bảo:

-Tết này nó lại về thôi mà.

Vợ tôi không dám theo ra tới phi trường. Mẹ con nó ôm nhau khóc nức nở.

Lên xe tài xế mở nhạc, giọng hát Cẩm Ly tình cờ vang lên:

-Chồng gần không lấy, em lấy chồng xa

Còn đâu nhớ mẹ thương cha

Ăn bông, mà bông điên điển...

Con tôi khóc nấc lên, mắt tôi cũng ướt nhoè nên gắt với anh tài xế:

-Thay dĩa khác đi, sao lại mở ngay chóc bài này vậy trời.

Ra đến phi trường, con tôi lại càng buồn bã lẻ loi. Biết chắc là nó còn bỡ ngỡ, nên tôi đến quầy dịch vụ hỗ trợ đóng một số tiền, họ có nhân viên dẫn vào làm thủ tục và đưa ra đến tận máy bay, nên tôi cũng an tâm phần nào.

Về nhà suốt đêm tôi thao thức, cứ một lát lại coi đồng hồ, mãi đến 10g sáng cháu tôi mới gọi phôn về, báo là nó đã đón em đến Mỹ bằng an. Tôi thở phào, 17 tiếng mà coi lâu như mấy ngày.

Sự thương nhớ con của chúng tôi vơi đi rất nhiều nhờ sự tiến bộ vuợt bực của truyền thông, qua web-cam ta có thể vừa nói chuyện vừa trông thấy mặt như ngồi bên nhau vậy.

Sau một tuần, tôi thấy con tôi đã tươi tỉnh, nó vui vẻ kể chuyện:

-Con qua đây chỉ lạ lẫm đôi chút mà thôi, ai cũng chúc mừng con được may mắn. Vừa qua tới đây đã được bác và các anh chị đón về nhà, cho vợ chồng con một phòng rộng để ở, một chiếc xe Honda Accord để đi, lại còn cho cả tiền mặt, chắc cũng được đâu khoảng chục ngàn. Con sẽ đi học Anh Văn ít tháng rồi được gia đình giới thiệu vào làm ở hãng.

Chồng nó lại lâu lâu đưa mặt vào nhăn nhở:

-Hi! Má-mi, hi đá-đi.

Con vợ nó thì vò vò lên đầu chồng nó ra chiều thân ái.

Hạnh phúc này hơn cả sự mong đợi của chúng tôi.

Xin cảm ơn trời, cám ơn mọi người.

Ngày mai tôi sẽ về quê kể lại cho mẹ tôi hay.

Chắc bà mừng lắm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,857,519
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.