Hôm nay,  

Lấy Mễ

29/09/200600:00:00(Xem: 205572)

Bài số 1111-1720-433-vb5280906

 

Tác giả tên thật Nguyễn Viết Tân, đã góp cho giải thưởng Việt Báo nhiều bài viết giá trị và đã nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ đợt II năm 2001. Ông Tân hiện cư trú tại Nam Cali. Công việc: làm lanscaping cho các xa lộ tại Nam-Bắc Cali. Tác phẩm đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.

*

Nhiều người trong chúng ta khi mới đến Hoa Kỳ không phân biệt được người Mỹ trắng và người Mễ, thấy họ khác chúng ta và nhất là thấy không phải là ông Mỹ đen thì trong thâm tâm rất lấy làm kính trọng.

Dăm ba tháng, một vài năm sau thì tình hình đổi khác. Tự nhiên ta thấy họ lùn, mập, da không được trắng, đi xe xấu, ở nhà tồi, hay đánh nhau, ăn cắp, ở dơ, làm công việc "hạ tiện", uống bia, không biết tôn trọng hàng xóm khi mở nhạc chát chình chát chinh om xòm v v... thôi thì đủ thứ tật xấu!

Chẳng phải chúng ta tự tìm ra điều đó, mà do những người đến trước dè bỉu, phê bình, mà có chắc đâu những lời phê bình đó là đúng.

Hãy đến các công sở ở vùng Orange County mà coi, người làm việc ở đây hầu hết là người gốc nói tiếng Tây Ban Nha, họ nắm giữ nhiều chức vụ cao trong guồng máy chính quyền (mà người Việt đã được mấy người). Chắc ai trong chúng ta cũng đều biết và tôn trọng bà Dân Biểu Loretta Sanchez, bà đã từng sát cánh với người Việt trong nhiều vấn đề mà cộng đồng quan tâm.

Người Mễ tánh tình cởi mở và thân thiện, gặp là “Como esta Seno” rối rít cả lên. Họ dù có giấy tờ hợp lệ hay không đều chịu khó làm những công việc vất vả nặng nhọc, mà các sắc dân khác không ai thèm làm kể cả người da đen.

Tôi không thể tưởng tượng được nếu không có người Mễ thì xứ Mỹ này ra sao, những ai sẽ là người dang nắng dầm mưa hái cho chúng ta từng trái dâu cho đến cái bắp cải(")

Những người làm nghề xây dựng sẽ lấy đâu ra công nhân đào đất, tráng xi măng hay lợp mái nhà.

Họ có sức khoẻ và không đòi lương cao, nhưng có điều họ không hề chung thuỷ: Tôi làm nghề Construction khá lâu và chưa thấy anh Amigo nào ở bền với mình, cho dù tôi đã từng cho một anh cái xe truck khá mới; Noel hay tết đều có phong bao lì xì riêng cho từng công nhân.

Họ hơi giống những người miền quê sông nước của tôi là bóc ngắn cắn dài, làm tới đâu lủm tới đó, không mấy khi để dành. Mua xe thì lựa mua chiếc nào chiếc nấy bự tổ chảng, uống xăng như chủ nó uống bia vậy. Mấy người làm với tôi không bao giờ chịu mua từng xâu nước ngọt 99 cent, bỏ trong thùng đá mà uống cả ngày, mà mỗi lần có xe lunch tới thì họ mua 1$/1 chai mà uống. Họ đi chợ thì ôi thôi mỗi gia đình chất đồ ăn đầy lên có khi tới hai xe lặc lè.

Chúng ta thường than phiền là người Mỹ không coi chúng ta bình đẳng, cho dù chúng ta đã thành công trên công việc và thương trường, con cháu chúng ta học rất giỏi, nhưng hãy tự xét lại chúng ta khi đối xử với những sắc dân khác coi thế nào"

Có khi nào chúng ta lại là "Chúa chổm" phân biệt chủng tộc hay không (")

Có rất nhiều người vẫn quen miệng gọi người da trắng là "Ông Mỹ trắng", nhưng gọi người gốc Phi Châu là "Thằng cha Mỹ Đen", đến người Mễ thì tụt xuống hạng thấp hơn nữa: "Mấy thằng Amigo"!

Cứ khu nào đông Mỹ trắng thì nhà có mắc hơn nhiều chúng ta cũng lăn xả vào mua; thấy ai ở khu nào đó có đa số dân Mễ là chê bai ở khu xập xệ, nhiều tội ác.

Đó là nói chung chung, còn việc cô con gái cưng mà lại dẫn về giới thiệu một anh Mễ thì ôi thôi... cả nhà phản đối ngay lập tức.

Có những bậc cha mẹ có con lấy người Mỹ, Mễ rất phiền lòng, chẳng phải họ sợ con họ sau này khổ sở hay người đồng hương phê bình này nọ, mà ngay từ khi tổ chức đám cưới đã thấy trật rơ, nó lạt lẽo làm sao ấy, tiệc cưới ở nhà hàng cũng vậy; rồi tình suôi gia, tình bố vợ con rể nó cũng lạt nhách, gặp nhau thì cũng "How are you; I am fine; I'm glad to see you ..." rồi thế là tịt ngắc, đâu có cái cảnh anh chị suôi người Việt chúng ta ngồi kề cà nói chuyện quê hương, tâm sự hay chia sẻ vấn đề học hành của con cái v v..

Người con gái Việt lấy đàn ông Mễ không nhiều, mà có chăng nữa thì ông này cũng phải thuộc dạng cao ráo đẹp trai và tương đối có chức vụ, nhưng con trai Việt lấy gái Mễ thì khá đông.

Giống dân Mễ (nhất là con gái) lai giữa người bổn xứ Da Đỏ và người Âu Châu rất đẹp: Da trắng, tóc dợn sóng, đôi mắt to và lông mi cong vút, còn đồ phụ tùng thì nói theo kiểu bình dân là "Vú cho một vú; đít cho một .. đít!"

 Có người nói ông trời sanh ra giống người da đen để chơi thể thao, âm nhạc và .. làm tình.

Người Mễ cũng không khác là mấy.

Họ khoái đá banh, họ mê âm nhạc một cách lạ lùng, lúc nào cũng cứ cái điệu nhạc Fox chát chình, chát chinh ấy mà nghe cả ngày, mà lại mở lớn tối đa.

Họ rất thích mở Party vào ngày Thứ Bảy. Thường thì họ qui tụ bạn bè ở một công viên nào đấy, mang đồ ăn ra đó mà nướng, nghe nhạc hoặc ca hát với nhau tới chiều. Trời thật tối họ mới kéo nhau về một nhà rồi nhảy nhót đến ba bốn giờ sáng Chúa Nhật mới vãn.

Những ông chồng người Việt khởi đầu cũng còn chiều vợ mà đi dự hàng tuần, nhưng đến những chỗ này thì cứ ngồi nghệt mặt ra, vì vợ mình với bạn bè cứ xổ rặt tiếng Mễ. Khi vào Party thì ông không thích nhảy, cứ phải ngồi chờ vợ bèn nản củ tỉ quá, toàn ngồi ngáp ruồi.

Rồi càng ngày ông càng chán cái kiểu họp mặt đó, than mệt, ở nhà coi con để vợ đi chơi một mình.

Cho dù có tin vợ cách mấy đi nữa, mà cô vợ hây hẩy ấy cứ đi gần sáng mới về với chồng thì thế nào cũng có vấn đề rạn nứt tình cảm.

Tại sở làm hay khi bù khú với bạn bè, ai cũng nói gái Mễ  ..."cái vụ đó" khiếp lắm, họ xay như xay lúa. Khởi đầu những chàng trai Việt cũng thích lắm, nhưng rồi đường xa mỏi gối chồn chân, đến khi sanh một vài đứa con thì không biết vì nòi giống họ như thế, hay tại ăn uống thả dàn, cứ đậu bean và bánh bột bắp mà ních, nên bà nào bà ấy sồ ra, ba vòng bằng nhau, sau đó cái vòng cần nhỏ nhất lại vượt lên đứng đầu.

Người ta nói "Người gầy là thầy ...." nhưng như vậy không có nghĩa là người béo chịu kém thớ đâu nghen, về vụ này họ cũng khiếp lắm đấy. Chạy xe dọc đường mà thấy mấy bà đẩy cái xe con nít trên side walk thì mười bà có đến chín bà là Mễ béo rồi. Họ sanh nhiều và mắn như thỏ vậy.

Tôi biết một cặp chồng Việt vợ Mễ trông rất đẹp đôi, có công việc vững chắc thế mà chỉ trên dưới 10 năm là rã!

Ngoại trừ khác biệt về văn hoá, người Việt mà ăn đồ Mễ hoài ngán lắm, như ông chồng muốn ăn canh chua cá kho tộ thì phải nấu lấy mà ăn, và cô vợ dĩ nhiên chê cái mùi nước mắm làm ông chồng tự ái phải nổi lên, thế là to tiếng cãi vã.

Anh NNT nói rằng "Chớ có bao giờ mời Mễ đi ăn đám cưới kiểu Việt Nam, mời họ một thiệp thì họ đi hai vợ chồng với bốn đứa con cộng thêm ông bà già vợ nữa, kéo vô ngồi gần kín một bàn, mà họ nghĩ như là đi party, nên không tặng phong bì, chỉ đem gói quà là một hộp mấy cái ly hay cái bàn ủi mà thôi, mời Mễ đi nhiều thì lỗ chỏng gọng lên".

Tôi cũng nghe có anh kia lấy gái Mễ, nhà gái đi dự khá đông. Đám cưới xong anh được gần 20 chiếc đồng hồ treo tường, anh tặng lại cho bạn bè một mớ, còn bao nhiêu phải đem ra chợ trời bán được 8$/1 cái. Lời khẳm!

Tình yêu vốn không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ... nhưng nếu thằng con  dẫn về nhà giới thiệu một cô tiểu thư Mễ, thì mình ra sao há"  Hỏi và ôn đủ thứ chuyện mà vẫn chưa thấy câu trả lời hay ho.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,128,195
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến