Hôm nay,  

Tuổi 85

04/07/200600:00:00(Xem: 166408)

Người viết: NGUYỄN LÊ
Bài số 1050-1659-372-vb3040706

Tác giả Nguyễn Lê là cư dân Philadelphia, PA., chủ một nhà hàng Việt trong thành phố. Ông đã góp nhiều bài viết, thường ngắn gọn, đơn giản và đã được trao tặng giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005.
*

Các con cái cháu chắt vừa tổ chức  lễ Thượng Thọ cho cụ Trần tại một nhà hàng Việt nổi tiếng tại Houston, Texas.  Cụ vừa đúng 85 tuổi tính đến tháng 7 năm 2006. 
Cụ ngồi đó mà trí nhớ cụ tìm về quá khứ từ bẩy tám chục năm trước.  Thời gian thấm thoát đã đưa cụ về tuổi gần đất xa trời. Các bạn cụ kẻ trước người sau đã lần lượt rủ nhau ra đi không hẹn ngày về.  Cụ nghĩ những ngày tháng còn lại là thời gian cụ được thưởng thêm trên cõi đời này.  Các bạn cụ gọi đó là tuổi "bonus" tuổi trời cho, trời tặng. 
Cụ nhớ lại hồi đó da dẻ cụ hồng hào, căng thẳng như các bà, các cô đi căng da mặt tại mỹ viện, đôi mắt long lanh sáng quắc, tóc đen láy rậm rạp như rặng tre. Ngày nay nhìn lại trong gương tóc trụi trần, lơ thơ trắng toát vài sợi, sen với làn da nhăn nheo; mắt trũng xuống bao bọc bởi lớp da xếp nếp.  Miệng móm như bà già ăn trầu, chỉ vì rụng vài ba cái răng cửa.  Mỗi lần nói chuyện với con cháu, cụ phải hỏi đi, hỏi lại 2,3 lần vì nay cụ đã lãng tai, điếc tới 65%.  Cụ đi lại không còn nhanh nhẹn như trước, lên bậc xuống thang chậm chạp khó khăn như muốn té, muốn ngã.
Cụ có cụ bạn thân cư ngụ tại bang Pennsylvania.  Bạn cụ năm nay kém cụ 1 tuổi, dáng dấp già nua hơn cụ nhiều, hai hàm răng rụng hết phải đeo răng giả, ăn không thấy ngon, mắc bệnh quên lãng.  Cụ chỉ còn nhớ chuyện quá khứ, chuyện hiện tại nói trước quên sau.  Cụ thường than tuổi già là tuổi bỏ đi.  Cụ muốn chết phứt cho rồi khỏi làm phiền con cháu hầu hạ, đón đưa, cơm ngày lo ba bữa.
Mỗi tuần cụ ra thăm mộ cụ bà, tâm sự với linh hồn cụ bà, ôn lại chuyện cũ những kỷ niệm vui buồn mấy chục năm về trước.  Cụ nói chuyện lẩm bẩm với cụ bà như hồi còn sinh thời.  Tâm sự xong cụ thấy trong người thoải mái, nhẹ lâng lâng.  Cụ tiếc rẻ mấy chục năm kỷ niệm trôi qua không bao giờ trở lại nữa.
Một cụ bạn nữa cư ngụ vùng Virginia biết mình nay ở tuổi "tri thiên mệnh", biết mình nay mai sẽ vĩnh viễn ra đi về chầu Chúa nên tối ngày đọc kinh cầu nguyện.  Mới 2 giờ sáng cụ đã đều đặn sáng nào cũng đi nhà thờ cầu xin Chúa cho được về nước Thiên Đàng.
Thì giờ còn lại cụ tổ chức hội cao niên, thuê mướn thày dạy "Tài chi", lớp dạy Anh Ngữ, giúp các cụ bạn không có phương tiện đi thăm bác sĩ, đi bệnh viện.  Cụ tổ chức lớp dạy Việt ngữ cho các em thanh, thiếu nhi học đọc, nói, viết tiếng Việt.  Cụ mở hội "Hùng Vương" giúp lớp trẻ nhớ tới nguồn gốc tổ tiên.  Lâu lâu cụ tổ chức những cuộc du ngoạn ở xa như đi thăm thác Niagara, viếng đền thờ thánh Giuse cao chót vót trên ngọn đồi tại Canada.  Mùa hè tránh cái nóng bức cụ tổ chức phái đoàn đi du lịch, hưởng không khí mát mẻ vùng quần đảo Hạ Uy Di.


Cụ có 2 người con trai tính nết hoàn toàn khác nhau.  Cậu lớn chân chỉ hạt bột -có nghĩa là chăm chỉ, thật thà- cụ lo cho đi học đến nơi, đến chốn.   Bao nhiêu tiền bạc cụ dồn cho người anh vì cụ nghĩ con cụ sẽ làm cho cụ nở mày nở mặt.  Cậu em xông xáo, nghịch ngợm, cụ không hợp tính hợp tình nên bỏ bê, lơ là. 
Ngày Việt cộng xâm chiếm miền Nam, cụ thành thật khai đi khai lại lý lịch của cụ thời gian phục vụ chính phủ Việt Nam Cộng Hoa.  Việt Cộng cho cụ đi học tập cải tạo mút mùa.  Bóc lịch tới 13 năm dài.   Chính cậu con thứ hai đã xông xáo tìm cách lo lót cho cán bộ Việt cộng nên cụ ở trong trại tù học tập được sống thong thả, thoải mái.   Cậu qua Mỹ với 2 bàn tay trắng lập nên sự nghiệp sau mấy lần thất bại.
Ngày nay 2 vợ chồng cậu đã là chủ nhân một tiệm cafe Franchise thiết lập ngay tại trung tâm thành phố với khách hàng tại các công sở tấp nập từ sáng đến tối. 
Với kinh nghiệm đã qua, với cuộc đời lăn lóc từ thưở nhỏ, cậu rút được nhiều bài học để đời và cậu đã xây dựng được mái ấm gia đình thật hạnh phúc với người vợ hết lòng yêu thương, thông cảm cuộc đời trôi nổi của cậu.  Hai vợ chồng cậu với kinh nghiệm cuộc đời đã đem lại những bài học thực tế qua gần nửa đời người để tạo hạnh phúc, yêu thương dồn lại cho 2 đứa con.  Nhiều lần cậu phải thay đổi hẳn nếp sống, sửa đổi tính nết của chính cậu để làm gương cho 2 đứa nhỏ.   Cậu rất hãnh diện và hài lòng với kết quả đã hướng dẫn, giáo dục được  2 đứa con hiểu được tình yêu gia đình, hiểu được bổn phận và tự hướng dẫn cuộc đời của chúng.
Cụ bạn vùng New Jersey có một người con trai cụ yêu thương, chiều chuộng. Cụ giúp cậu mở một nhà hàng cao cấp toàn phục vụ khách Mỹ.  Cậu thành công vượt bực, mua nhà, mua xe.  Với tiền bạc vào như nước, cậu bắt đầu sống một cuộc đời phóng túng, tung tiền qua cửa sổ.  Cậu bỏ bê công việc nhà hàng. 
Cuối cùng nợ nần chồng chất, cậu phải bán nhà hàng cho người manager lên làm chủ.  Cậu đem số tiền nhỏ về Việt Nam lấy vợ và mở 1 tiệm cafe.  Cậu say mê cờ bạc rượu chè cuối cùng cũng thất bại.  Ngày nay cậu sống  cuộc đời homeless, không nhà không cửa.  Cậu về thăm bố mẹ cậu xin tiền giúp đỡ.  Bố cậu cương quyết không giúp cậu 1 xu vì nghĩ giúp cậu cũng vô ích, khi có tiền cậu lại bước vô sòng bài.
Các cụ ở tuổi bát thập, tuổi 8 bó đa số các cụ chỉ sống những ngày còn lại với con cháu. Các cụ đâu còn gì mang theo khi các cụ về bên kia thế giới. Các cụ sống với kỷ niệm. Các cụ chỉ còn cầu mong sống 1 cuộc sống êm đềm bên cạnh bà vợ đã cùng cụ đi suốt cuộc đời với đàn con cháu đông đảo, chia xẻ những ngày hạnh phúc, những thành công của con cháu trong lúc tuổi già chờ ngày về chầu Chúa hoặc có cụ hy vọng được vào cõi Niết bàn với Đức Phật, không còn vương vấn nợ trần.
Tuổi 85, nhìn lại đời mình, cụ Trần nghiệm ra là cụ không cần thêm bất cứ tiệc tùng, danh tiếng hay của cải tiền bạc. Quà tặng lớn nhất mà cụ mong mỏi chính là được thấy lớp con, lớp cháu, rồi lớp chắt của cụ có được một đời sống lương hảo, tốt đẹp trên đất Mỹ.

Nguyễn Lê


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,025,019
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến