Hôm nay,  

Khi Tôi Làm Mẹ

03/07/200600:00:00(Xem: 120980)

Người viết: NGỌC BÍCH

Bài số 1049-1658-371-vb2030706

 

Tác giả tên thật là Nguyễn Ngọc Bích cho biết bà cùng các con đang sống gần Frankfurt, nước Đức và đang sửa soạn bay sang California thăm gia đình cha mẹ anh chị em hiện là cư dân Anaheim, Cali. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, Ngọc Bích góp hai bài viết về cùng một đề tài: người mẹ.

*

Căn nhà tôi đang ở có xây gác lửng bằng gỗ, vô tình giống cái gác lững khi xưa tôi sống cùng cha mẹ anh chị em trong một tổ ấm gia đình ở gần chợ Tân-Định thuộc Quận I Sàigòn.

Buổi chiều, sau khi tôi đã hoàn tất việc cơm nước và dọn dẹp, các con tôi xem Tivi, tôi có được những phút yên tĩnh một mình trên căn gác nhỏ nầy để tập dợt nhạc Pháp xưa: "Maman oh Maman, Tout les garcons et les filles. Adieu jolie candy ..." rồi trở về nhạc Việt với Phạm Duy,  Từ Công Phụng,  Trịnh Công Sơn….

Bây giờ đã vào Hè, tôi mở cửa sổ, ngắm mây trời bay lờ lửng, để thả hồn mình về thời thơ ấu trên căn gác nhỏ ấm tình gia đình thời niên thiếu.

Có tiếng động rúc rích ở cửa, là đứa con gái lớn đến nằm dài bên mẹ, tâm sự:

- Mẹ ơi! Hôm nay con được Thầy khen trước lớp. Mẹ biết con vui sướng thế nào không" Con cảm ơn mẹ.

Chả là khi xưa con bé yêu môn Toán, có lúc bí, hai mẹ con cùng ngồi lại học, kết quả khả quan, được chấm vào hạng khá  tổng số điểm 2,33 không qua thi tuyển. Vì lẽ đó mà con gái tôi thỏ thẻ cảm ơn mẹ mình.

Tự nhiên con bé làm tôi nhớ đến Mẹ già của mình ở Mỹ, xưa kia đã vất vả biết bao để nuôi đàn con ăn học nên người. Thế mà tôi chưa bao giờ mở lời cảm ơn mẹ. Lòng tôi bồi hồi thổn thức nỗi hối tiếc với những giọt nước mắt muộn màng.

Đứa con bé út của tôi đang bịnh, chợt nóng hơn 40 độ. Tôi ôm con bồng vào phòng riêng của nó.

- Ôi! Em nóng, mẹ lo quá!

Mặt bé đỏ bừng! Hai con chị âu yếm ngọt ngào dỗ em: "Mai chị đi học, em thích chị mua quà gì cho em""

Tôi chợt nhớ xưa kia, mỗi lần thằng em trai bị nóng sốt, mẹ lo thức trắng cả đêm không ngủ. Làm mẹ rồi tôi mới hiểu thấm thía hết tấm lòng hy sinh vô bờ bến của mẹ mình, và biết cảm giác thế nào về những đêm không ngủ bên cạnh đứa con đang đau yếu, mong cho trời mau sáng để bế con đi bác sĩ, còn mẹ tôi lúc ấy thiếu thốn đủ thứ, bà chỉ còn biết cầu khẩn Phật Trời cứu khổ cứu nạn cho con mình, rồi mong xoa dịu phần nào nỗi đau cho con bằng tình mẫu tử thương yêu.

Vào khoảng giữa đêm khuya, con bé bị bịnh đòi pipi, tôi cõng con trên lưng lần xuống gác. Tôi lại nhớ đến lúc trẻ đi học về dầm mưa bị cảm thương hàn, mẹ phải bế đưa vào nhà thương nhi đồng thử máu. Bệnh viện không có thang máy, mẹ cõng tôi thiêm thiếp trên lưng, leo từng bước thang lầu, mệt thở hỗn hển. Lúc dừng chân, chưa kịp  nghỉ mệt, mẹ đã vội hỏi con: "Con ơi! Con có mệt không con"" .

Bây giờ đến lượt tôi cõng con về giường ngủ, được nghe con thỏ thẻ bằng tiếng Việt mến yêu "Bé An thương mẹ lắm! Hun mẹ một cái".

Làm mẹ rồi tôi mới thấu hiểu hết tình thương yêu mà lòng mẹ dành cho con thật vô bờ bến.

Khi xưa tôi cũng được mẹ cõng trên vai, nhưng đã không hề nói được những lời thương yêu như hôm nay con tôi vừa nói với tôi. Vâng, làm mẹ rồi tôi mới hiểu rõ tấm lòng mẹ và công ơn to lớn của mẹ mình. Tôi thật sự cảm thấy xấu hổ vì mình đã không thể hiện được lòng biết ơn đối với mẹ, giống như các con mình ngày nay.

Lòng mẹ thương con như biển trời lai láng. Những dòng chữ nầy tạm thay tôi nói lên lời tạ lỗi với mẹ hiền cách biệt trùng dương vạn dặm, cũng là nhắc nhở cho thế hệ trẻ như tuổi các con tôi hôm nay, phải nhớ luôn trân trọng giữ gìn lòng tôn kính hiếu thảo cùng đấng sinh thành. Ta có giữ được nhân cách với gia đình thì xã hội mới quý mến ta và mới được cuộc đời đãi ngộ hưởng lộc phước bền lâu.

Mùa hè tôi hay dắt con về Mỹ thăm mẹ. Chiều chiều cơm nước xong, mẹ con cùng dắt nhau ra trước cửa nhà. Tôi liến thoắng kể cho mấy đứa nhỏ nghe về những buổi chiều xa xưa ở Sàigòn, cũng hóng mát trước nhà và nhìn người qua lại. Có bóng ai thấp thoáng sau lưng. Tiếng bà cụ cất lên vui vẻ:

- Thấy mẹ con mày như trẻ nít, như bạn bè... Cả ba thế hệ bổng cùng cất tiếng cười vang.

Hạnh phúc và phước cho những ai còn mẹ, như tập sách "Bông Hồng Cài Áo" của thầy Nhất Hạnh viết cách đây hơn bốn mươi năm. Vâng, một bông hồng cho tôi và những ai may mắn còn Mẹ.

Mẹ tôi cũng giống như bao bà mẹ Việt Nam  khác một đời hy sinh cho chồng con. Năm tháng trôi qua mẹ bây giờ da nhăn, tóc bạc gày gò hơn xưa. Chấp nhận rời bỏ quê hương vì tương lai đàn con, sang định cư ở nước Mỹ. Mẹ gặp bao khó khăn vì khác tiếng nói, phải bắt đầu mọi việc từ hai bàn tay trắng, thế ma mẹ không bao giờ than van. Bà còn dạy dỗ chúng tôi phải biết ơn nước Mỹ đã cưu mang,  cho các con cháu dược học hành  với nền giáo dục hoàn thiện, cũng như  cho cơ hội mọi người Việt Nam được cống hiến tài năng khắp mọi lãnh vực làm vẻ vang dân tộc.

Mùa Hè dắt con về Mỹ thăm lại mẹ lần nầy, tôi sẽ dẫn các con đến ôm Mẹ thật chặt và nói to:

"Mẹ ơi! Con thương mẹ nhiều lắm!".

Cảm ơn mẹ đã dạy cho tôi tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý. Cảm ơn Mẹ đã dạy tôi có trách nhiệm và bổn phận với đất nước, với cộng đồng mình đang sống, không vì tiền mà làm mờ lương tri, làm việc sai trái.

Cảm ơn các con đã cho tôi những hồi tưởng về thời thơ ấu và những khiếm khuyết vô tình đối với mẹ của mình.

Ngắm nhìn các con tôi thương yêu khắng khít với nhau, tôi lại nhớ thằng em trai Út Hà, nay gặp lại nhau, dù tóc ai cũng đã có sợi bạc, nhưng tình chị em thương nhau không hề phai lạt, vẫn gọi em bằng giọng trìu mến "Bé Hà".

Lòng tôi tràn ngập những tình cảm thương yêu tha thiết, thương mẹ, thương em Út và thương con cái vô cùng.

 

2. Nói Sao Cho Con Hiểu

Tiếng mấy đứa con gái gọi mẹ thúc giục "Mẹ ơi nhanh lên mẹ, nhanh lên đây nè".

Tắt vội bếp, tôi chạy lên lầu vào phòng con. Con bé đưa tay chỉ vào tivi "mẹ coi kia tivi đang chiếu về VN, mẹ ngồi xuống đi". Thì ra 3 đứa con gái bật tivi coi hoạt hoạ vô tình nhìn thấy film thời sự đài truyền hình Đức về quê hương VN nên gọi mẹ xem rối rít .

Tôi lặng lẽ ngồi xuống cạnh các con.  Đoạn film đang chiếu trên TV cảnh sinh hoạt đường phố Hà nội: Xe gắn máy xe đạp xe hơi nối đuôi nhau chạy và dòng người tất bật. Bỗng  trời đổ cơn mưa. Mưa Hà Nội hay Saigon đều giống nhau, ào đến bất chợt, mưa xối xả rơi khắp phố phường. Những người bán hàng rong vội vã tìm chổ nấp mưa. Trên màn hình xuất hiện một bà già khuôn mặt đen khắc khổ bận chiếc áo bà ba  cũ kỹ, vàng uá đang gánh trên lưng 2 giỏ rau cải nặng trĩu. Oằn vai dưới gánh nặng, bà già chợt ngước mắt nhìn cơn mưa bằng cái nhìn vô hồn.... Cô út An 6 tuổi ngây thơ hỏi mẹ "Mẹ ơi sao bà buồn thế, sao bà không đi về nhà đi""

"Con ơi, chắc bà đang cầu xin trời dứt mưa để đi bán hàng chóng hết mà về với các con đang ngóng chờ ở nhà".

Mẹ sẽ nói sao để các con hiểu quê hương mẹ vẫn còn bao người nghèo, có những bà mẹ già như thế lưng oằn vai buôn gánh bán bưng, có những người cha ráng chạy từng cuốc xe ôm, xe thồ, bụng đói meo không dám ăn chỉ mong  nhặt vài ngàn lẻ gom góp lại con mình có tiền ăn học.

Tivi lại chiếu cảnh trước góc nhà cao tầng cánh cửa sắt đóng im ỉm, có 2 thằng bé trú mưa trước hiên  bận quần cụt xốc xếch. Một đứa áo ngắn quá rốn. Một đứa mình trần, xuơng suờn nhô ra gầy ốm tong teo nom đến tội nghiệp.  Hai đứa đang đổ bao rác sờn rách đeo trên lưng ra sàn xi măng rồi phân loại các lon nhựa đã vấy bẩn, có cả các lon bia móp méo và giấy báo giấy tập rách bươm. Cả hai em duờng như không màng đến cơn mưa đang hắt vào mình uớt nhẻm, ánh mắt chúng chỉ dán vào đống rác phế thải vừa thâu lượm kia.

Các con lại nhao nhao hỏi:

"Mẹ ơi sao mấy em này tội nghiệp quá, tụi nó lượm chi mấy thứ rác vất đi vậy hả me""

"Các con ạ, đó là cách mưu sinh của mấy em này. Chúng lựa rác để kiếm lon nhôm cũ, giấy cũ bán lại".

Truyền hình Đức có lần đã chiếu cảnh các bé gái độ tuổi như các con tôi bị cái “xã hội chủ nghĩa” kia đẩy vào các nhà chứa. Đau lòng làm sao. Những khuôn mặt ngây thơ đó lẽ ra phải được thấy ở lớp học, sân trường, chơi bán hàng, hái hoa, bắt bướm, thì ở nơi tối tăm đó các em bị buộc phải tiếp những ông khách phần lớn là các quan cách mạng đáng tuổi cha chú của mình. Vậy mà khi phóng viên hỏi em có ước mong gì, em bé đó trả lời "con thích có 1 con búp bê". Tôi nhớ mình đã bật khóc khi nghe cô bé đó trả lời vậy.

Đó. Đó. Trên màn ảnh truyền hình lại thấy xuất hiện  hình ảnh các nữ công nhân, các em bé gái vị thành niên... Tôi nhớ đã đọc, đã nhìn hình ảnh nhiều phụ nữ Việt bị bán sang tận  Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Hoa làm đủ loại công việc nặng nhọc và bị cuỡng búc làm nô lệ tình dục.

Đến lượt cô chị lớn 14 tuổi của các em thắc mắc:

"Mẹ ơi,  sao hôm kia con đọc báo Việt trên internet thấy có ông quan lớn nào đó chỉ trong vòng vài phút đánh cá độ bằng tiền cả 2 triệu đô, tổng cộng số tiền thua lên cả hơn 7 triệu đô, thế thì làm sao nói nước Việt mình nghèo hả mẹ""

Nghe cháu hỏi, tôi im lặng mà thấy lòng đau nhói. Hàng triệu đô tham nhũng, ăn chơi của viên cán bộ là bao nhiêu phần ăn cho trẻ em nghèo, có thể xây dựng được bao nhiêu trường học...

Cũng chính cháu bé này, mới đây có đưa cho tôi coi cuốn sách Địa lý trong truờng có ghi Việt Nam bị xếp hạng trong  số các nước nghèo nhất trên thế giơí và tôi nói với cháu:

“Quê hương của mình sau bao năm sau chiến tranh, vẫn còn nghèo khổ lắm con à.”

Cách trả lời giản lược ấy rõ ràng không đủ cho cháu hiểu. Ôi, mẹ sẽ phải giải thích thêm thế nào đây về quê hương đầy rãy bất công, tham ô, áp bức...

Ngọc Bích

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,711,842
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2019. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Đây là bài viết cho năm mới của ông.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới là truyện kể cuối năm dễ làm mềm lòng người.
Tác giả lần đầu đến với Việt Báo Viết Về Nước Mỹ, bài và hình ảnh do thân hữu chuyển đến bằng eMail. Mong Huyen Lam sẽ bổ túc địa chỉ liên lạc và tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. Bài đăng 2 kỳ
Đêm Giáng Sinh, mời đọc bài kể về thùng quà đặc biệt nhận từ bưu điện Mỹ. Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Giáng Sinh.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông chụp hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện "Bắc Kỳ". Bài và hình ảnh mới nhất là chuyện tác giả đi làm tình nguyện viên tại Trung Tâm Cứu Trợ nạn nhân của đám cháy Thomas vừa được thành lập tại Los Angeles.
Tác giả là một cựu du học sinh Nhựt Bổn, từng nhập Nhựt tịch, và có tên Nhựt là Yasushi Takasaki. Trước 30 Tháng Tư 1975, ông là chuyên viên Văn phòng Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia VNCH, hiện cùng gia đình tái định cư tại Vancouver, Canada, từng làm Telemarketer của 2 hãng điện thoại Mỹ. Năm 2012, ông góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên, Thiên Đàng Còn Xa. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Nhạc sĩ Cung Tiến