Hôm nay,  

Luyện Công

14/09/200600:00:00(Xem: 139733)

Bài số 1099-1708-421-vb5140906

Tác giả 36 tuổi, cho biết ông thuộc một gia đình HO, sang Mỹ cuối 1990, hiện là cư dân Barling, Arkansas, nghề nghiệp: accountant. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui vẻ gia đình Việt tại Mỹ  “Vợ làm Nail, chồng cắt cỏ”  rất được bạn đọc tán thưởng. Sau đây, thêm một bài viết mới của ông.

*

Một chiều thứ sáu  đẹp trời nọ, một mình trong văn phòng, hết việc làm,  tôi bèn vào "net"  lưót vèo vèo trên mạng xem hoa xem cỏ, xem thế thái nhân tình.  Sau khi ghé Yahoo đọc sơ mấy cái tin, check thờI tiết,  tiện tay tôi click một phát dzọt qua "Bếp Nhà VietFun" coi có món gì mới lạ nấu đãi bà xã lấy điểm.

Bếp VietFun giờ này đang đông đúc, khói tỏa mù mịt một góc trời, mùi xào nấu xông lên ngào ngạt thấu tận từng  tế bào khứu giác đánh thức cái bao tử ngái ngũ đang nằm co ro trong cái bụng lép xẹp của tôi. Len lỏi giữa các món bò bía, gỏI cá, cơm sườn, lẩu Thái, hến xào..... là những lờI tâm sự vui buồn lẫn lộn của các đầu bếp đang tuông trào lai láng. MỗI  tâm sự phơi bày nơi đây đều được mọI ngườI trong bếp xúm vào"tám" tận tình, "tám" đến khi cái đống tơ vò lùng bùng rốI mem của ai đó được gở ra từng sợI, từng sợI rạch ròi mớI thôi.  Bỗng chốc tôi như lạc vào cái thế giớI rất huyền hoặc của chị em  phụ nữ, những nỗI niềm riêng như mây, như mưa, như gío thoảng, như nắng vàng ....mà giớI mày râu như tôi có mấy ngườI lãnh hộI được. Đang lướt nhẹ vẩn vơ, tôi chợt chú ý đến lờI thì thầm của một "tám" nào đó có nickname là DesertFlower thích một vài tánh đàn bà của đàn ông, đó là: "tỉ mỉ, nhỏ nhẹ vớI mình, thích nghe mình nói và ủng hộ mình, lãn mạn, quan tâm nhiều..." "Oh my God" tôi reo lên, đã tìm được "bí kiếp" rồI, nó qúa bình thường, bình thường đến nỗI "vỏ lâm đồng đạo" chả ai thèm để ý đến. Sự cao thâm, cái tinh túy của nghệ thuật chinh phục bà xã là ở đây, đâu phảI cần đi vào thư viện đào bớI hang núi sách về tâm lý phụ nữ, đâu cần phảI có kiến thức bác học uyên thâm mớI hiểu được lý lẽ bình thường và vô cùng đơn giản này chứ!

Cuộc sống tất bật của xã hội thờI nay có lúc làm mình quên đi ngườI bạn đường của mình, đó là bà xã. Có thể do áp lực công việc, có thể do thói quen, có thể do ích kỷ ...ngườI ta bỗng rẽ sang lối của riêng mình lúc nào không biết, bỏ lạI ngườI đồng hành đàng sau,  lẽ loi mình "ên" bên lốI mà cả hai đã từng thề non hẹn biển rằng sẽ đi chung trọn đờI. Tâm đắc vớI  lờI  tâm sự trong bếp VietFun, tôi "copy" và dấu kín vào một "file" ngay,  hạ quyết tâm phảI luyện cho bằng được cái bí kíp kia trong thờI gian ngắn nhất. PhảI thú thiệt vớI bà con rằng "võ công" của tôi lúc này thuộc loạI thường thường, một lần thắng mườI lần thua; gặp lúc song to gió lớn, cuốn ...chiếu bỏ của chạy lấy ngườI là cái chắc.

Tôi suy nghĩ miên man, bí kíp có năm phần, biết luyện phần nào trước đây" Thôi thì chọn phần gai góc nhất để luyện xem khả năng tôi tớI đâu, đó là : "Thích nghe mình nói và ủng hộ mình."  Các  đấng mày râu chớ vộI chê tôi nhé! Có ngườI sẽ cườI khẩy nói rằng: "Xì, mấy cái lẽ tẻ đó mà cần gì phảI luyện."  hoặc có đấng còn táo bạo hơn: " Bả phảI nghe tôi nói và phảI ủng hộ tôi mớI đúng chứ!"  Các bác không tin hả, cứ chờ xem!

Sáng thứ bảy dậy sớm cắt cỏ, dọn dẹp trong nhà xong, tôi lôi mấy tờ magazine mớI ra ngồI đọc. Bà xã cũng vừa dậy đi ra, thấy tôi bả hỏI liền:

-Hôm nay mình ăn cái gì hả anh"

-Ăn cái gì cũng được em à" Tôi trả lờI mắt vẫn không rờI cuốn báo.

-Em nấu bún riêu nha"

-Ừ thì bún riêu.

-Ý mà mình mớI ăn bún riêu tuần trước, thôi em nấu phở ăn nhen. - Bả đổi ý

-Ừ ăn phở cũng được.   Tôi ậm ừ cho qua chuyện

-Anh có thích ăn phở em nấu không"

-Em nấu thì anh ăn,  tôi trả lời.

-Trưa nào anh cũng đi ăn phở, bô anh không ngán sao"

-Cũng ngán, nhưng em nấu thì anh ăn.

-Mà anh thích bún riêu hay thích phở"

-Phở hay bún riêu cũng được em à

-Em hỏi là anh thích món nào sao anh không trả lời, phở hay bún riêu"

- Anh thích bún riêu.   Tôi nói đại.

-Thôi vậy để em nấu bánh canh đi!

Đó, nếu "võ công" không thâm hậu,  đến câu hỏi thứ bốn của bả là tôi đã  tẩu hỏa nhập ma, hai lỗ tai cùng lỗ mũi xịt khói đen ngòm, tóc tuôn khói trắng mù mịt rồI. Nhưng ít ra thì tôi cũng đã đạt được mấy phần công lực: Lắng nghe bả nói rồi ủng hộ, nói nhỏ nhẹ với bả. Cần phảI có thờI gian để luyên thêm những phần còn lại: Tỉ mỉ, lãng mạn và quan tâm bả nhiều hơn. Cái dzụ quan tâm này tôi có hơn nhếch nhác đôi chút, bằng chứng là tôi chẳng bao giờ nhớ đến ngày cướI hay sinh nhật của bả cả. Của tôi tôi còn không nhớ nỗI huống hồ của bả. Để tỏ lòng quan tâm đặc biệt này,  tôi ra ngay tiệm bán qùa cáp mua một lúc mấy hộp quà gói bao bì cẩn thận, không quên kèm theo mấy cái thiệp chúc sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới.... Tôi còn cẩn thận ghi những lờI chúc nồng nàn và không kém phần ướt át mà chỉ có bả tôi mới dám đưa cho đọc thôi.  Xong đâu đó tôi dấu biệt một nơi thẩt kín đáo trong nhà, chờ đến lúc bả nhắc là có qùa tặng ngay. Cứ như là tôi vô cùng quan tâm đến những ngày trọng đại ấy, nào dám quên! 

Thượng đế sinh ra đàn ông vai u thịt bắp, có lẽ như vậy đã đủ nên ngài mới ngắt đi cái tỉ mỉ, lãng mạn, và sự quan tâm sang hết cho đàn bà. Vì thế đàn ông bẩm sinh đã thiếu những thứ đó, muốn có cần phải luyện tập lâu năm mới được.

Một hôm nọ, tôi đang ngồi con tivi ngoài phòng khác, bà xã bước ra từ phòng ngủ trên tay cầm cái quần lót to đùng của đàn bà. Bả nhìn tôi với cặp mắt mang hình "viên đạn" và hỏi liền:

-Anh đừng nói là mua cái này cho em nha, anh nói thật đi, anh mua cho ai đây, hay là của ai để quên lại"  

Tôi tá hoả tam tinh hổng biết đường nào trả lời. Hồi nào tớI giờ tôi có mua đồ lót cho ai đâu, thậm chí cũng chẳng quen ai là phái nữ một cách  thân thiện, cùng lắm là chào hỏi lịch sự ngoài đường thôi. Tôi cố gắng lục lọi hết trong trí nhớ của tôi xem tôi có cầm nhầm của ai không" Chắc chắn là không rồi, tại sao tôi lại cầm nhầm cái quần lót của đàn bà chứ" Còn chuyện của ai để quên lạIicàng không có cơ sở, vì cái quần lót kia còn dính tòn teng cái bảng giá, chứng tỏ rằng nó còn mới tinh, tôi cam đoan rằng chẳng có bà nào đãng trí đến nồi mặc quần lót mà không cắt cái bảng giá kia đi.

-Anh làm sao biết được cái đó ở đâu ra.   Tôi qủa quyết.

-Trong nhà này chỉ có anh với em, em không mua vậy ai mua" Bả vừa nói vừa mếu máo.

-Ai mua anh không biết, nhưng anh không mua cái quần đó   Tôi lập lại một cách chắc nịch.

-Anh đó nghen, anh bội bạc em, anh đã có vợ rồi mà còn lăng nhăng ở ngoài, lại còn mua quần lót tặng người ta nữa, sao mà con khổ qúa mẹ ơi - Bả khóc hu hu làm tôi càng bối rối hơn.

-Anh đã nói là anh không mua cũng không lăng nhăng với ai hết, tại sao lại cứ đổ tội cho anh vậy   Tôi bực tức.

-Em cũng không biết anh nghĩ sao khi quen với cái con nhỏ này, nhìn cái quần lót đã biết là nó mập cở nào, bộ đàn bà trên đời này chết hết rồi sao" 

 Càng nói bả càng khóc.

Tôi chịu hết nổi nên bốc phone gọi mẹ của bả đến giải quyết, chứ tôi nhất định không chấp nhận được nỗi oan thấu tận trời xanh này. Cây ngay đâu sợ chết đứng, nhưng bả đỗ thừa một lúc nữa chắc tôi chết thiệt. Bà mẹ vợ của tôi cũng mau mắn, mới đó đã xuất hiện. Hỏi han rõ ngọn ngành đâu đó, bả mới lên tiếng :

-Ủa cái quần đó của mẹ sao lại ở đây, làm mẹ cứ tưởng bà bán hàng quên bỏ vô, về nhà kiếm muốn chết luôn.

Bà xã tôi nghe như vậy liền nín khóc.

-Của Mẹ thiệt hả"

-Ừ thì hôm trước đi shopping với con đó, mẹ để quên bên này - Mẹ vợ tôi giải thích

Bà xã liếc nhìn tôi rồi nói:

-Em sorry nha!

Tôi ngồi phịch xuống ghế sofa, lòng nhẹ hẫng, nhưng vẫn chưa hoàn hồn sau cái tai bay vạ gió này.

Đợi cho bà mẹ vợ đi về tôi mới lên tiếng:

-Đổ thừa cho người ta, giờ nói một câu sorry thôi hả"

Bà xã mắt còn ngấn lệ, chạy lại ôm tôi hun một cái thật kêu. Tôi quên mất tiêu là chuyện gì đã xảy ra.

À nhớ rồi: Phải lãng mạn!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,334,575
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến