Hôm nay,  

Thằng Tom

11/09/200600:00:00(Xem: 120711)
 Bài số 1096-1705-418-vb2110906
Biệt danh Green Frog là bút hiệu của một phụ nữ gốc từ quê hương Bình Giả, đồng hương của tác giả Nguyễn Duy An vừa nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ sáu. Bài viết mới của Green Frog gửi tới các bậc cha mẹ một lời xin của đứa con cưng rất đáng được suy ngẫm.
*
Dzô...dzô...dzô ... mày phải uống cho hết, Birthday Boy mà uống không hết là quê lắm đó.
Đó là tiếng của đám bạn "xôi thịt" đến nhà Tom lúc ba mẹ vắng nhà để chúc mừng sinh nhật cho Tom, gọi là "xôi thịt" vì chúng đi theo và tung hô Tom chỉ vì Tom là con trai một của một thương gia giàu có ở vùng Nam California này, nên mọi trang trải về tiền bạc đều do Tom phụ trách. Mặc dầu biết vậy nhưng Tom vẫn làm lơ để tìm được đôi chút vui vẻ tạm bợ này, bởi sau khi đám bạn giải tán thì Tom chỉ còn một mình tiu nghỉu ở nhà, không một người để tâm sự.
Sinh nhật thứ mười bảy này cũng như những lần sinh nhật khác, ba mẹ của Tom đi làm tới mười một giờ tối mới về, trên tay lại vẫn chiếc bánh lấy từ cửa tiệm của ông bà, rồi thổi nến, hát vài câu cho có lệ vì đã đi "cày" nguyên ngày mệt lả và hơn nữa tuổi đã xấp xỉ ngũ tuần thì hơi sức đâu mà hát với hò, sau đó cắt bánh..., rồi mọi người đi ngủ... Tom đã chán và ngán lên tới cổ cái kiểu mừng sinh nhật này.
 Ông bà Hùng, cha mẹ của Tom là một trong những người gầy dựng lên sản nghiệp từ hai bàn tay trắng, nên họ thật siêng năng, siêng đến độ gần như ghiền tiền. Nhưng họ đã quên rằng cậu con trai cưng của họ đang cần sự chăm sóc, cần một tình thương của cha mẹ chứ không phải chỉ là những vật chất ê hề mà ông bà Hùng đem lại cho cậu ta. Vì lo làm ăn nên hằng ngày Tom giao du với những ai ông bà không biết, ngay cả việc Tom không thường vào lớp ông bà cũng không hay.
Tuy mới mười bảy tuổi nhưng tứ đổ tường Tom đã trải qua và hơn thế nữa Tom gia nhập vào nhóm "Black River", đây là nhóm băng đảng của những cậu choai choai khét tiếng là "ngầu" vì ai mà làm bọn họ ngứa mắt là "đục" liền..., "đục" cho tới khi địch thủ "hạ ván" mới thôi. Mọi người khi gia nhập nhóm này phải xâm trên vai phải hình khúc sông màu đen ngoằn nghèo, cắt tóc theo một kiểu đã qui định, thêm vào đó phải thề luôn trung thành, nếu vi phạm lần đầu sẽ xin một cánh tay, lần kế có thể là những bộ phận khác... Vì vậy, một khi đã là thành viên của nhóm thì phải là thành viên suốt đời.
Trong nhóm Tom không phải là người lớn tuổi nhất, nhưng Tom được tôn làm đàn anh vì Tom lúc nào cũng rộng rãi trong vấn đề tiền bạc. Khi đi chơi với họ Tom thấy mình thật oai, chẳng phải như khi ở nhà làm gì cũng phải xin phép, dòm chừng ánh mắt của ba và nét mặt của mẹ nếu lỡ làm phật ý thì tuần đó lại không có tiền rủng rỉnh để đãi anh em.
Thông thường ban ngày Tom rủ đám bạn trong nhóm "Black River" tới nhà chơi, ăn nhậu..., nhiều lúc làm ồn tới những nhà chung quanh nhưng họ vì nể ông bà Hùng nên làm lơ. Trong thành viên của "Black River" có Loan và Nga là gái, vì thế hai nàng được các anh hầu hạ rất chu đáo, lắm lúc còn dành nhau để lấy lòng người đẹp. Riêng Tom, vì biết mình có cái mã bên ngoài dễ nhìn, cao ráo lại thêm là đàn anh nữa nên chẳng thèm lấy lòng ai cả. Chính vì điểm này tạo thêm cho Tom cái vẻ bất cần làm cho Loan và Nga càng mong được chàng để ý. Nga nhìn có vẻ dễ thương hơn nên nàng thường được Tom ưu đãi, vì thế hai cô không mấy hạp nhau. Và thế là chuyện đã xảy ra, hôm nay Tom đã mua tặng Nga một cái bóp xách tay hiệu "Louis Vuitton" đây là món quà đắt tiền trị giá gần 1000.00 đô la. Khi thấy có quà mà không phải tặng cho mình, mặt Loan sa sầm và lớn tiếng:
- Tại sao anh không mua cho Loan"
- Người đẹp à! lần sau anh mua cho nhé!

- Không! em nuốn ngay bây giờ. Con Nga có thì em cũng phải có, anh không không bằng.
Quay qua Nga, Loan lớn giọng:
- Còn con Nga, mày tưởng mày ngon sao" Mày tưởng mày đẹp sao" Mày có gì hơn tao" X...í... í... Mặt như cái bánh bao chiều mà bày đặt làm như ngon.
Nga giận dữ:
- Mày nói gì" Mày ganh tị hả" Mày chê tao xấu hả"
Thế là hai nàng bắt đầu cuộc cãi vã..., bọn họ dùng cả những ngôn ngữ tục tĩu làm Tom giận tím cả mặt, hét lớn:
- Hai bà có im cho tôi nhờ không"
Loan hét lớn vào mặt Tom:
- Tại sao em phải im"
Can ngăn không được, giận quá Tom lấy khẩu súng ngắn trong người ra tính bắn để doạ, nhưng mũi súng đã vô tình, viên đạn trúng ngay cánh tay mặt của Nga.
Chỉ vài phút sau cảnh sát xuất hiện ở cửa, sau khi lục soát trong nhà, ngoài khẩu súng ngắn trên người Tom còn có cả một khẩu súng dài và những dụng cụ dùng để đánh nhau giấu dưới garage, không những thế có vài chứng tích cho cảnh sát biết Tom có liên quan đến ma tuý vì vậy họ còng tay Tom dắt đi.
Từ cửa tiệm ông bà Hùng nghe cú điện thoại của cảnh sát báo mà cứ ngỡ như họ gọi lộn số hay họ lầm người, ông bà đâu có ngờ cậu quý tử của mình lại giao du với những người như vậy, và còn có súng trong tay. Còn nhiều chuyện ông bà không thể ngờ được như Tom đã dính líu vô thuốc phiện, tham gia vào băng đảng...
Sau vài tuần, phiên toà dành cho trẻ em dưới vị thành niên được mở ra, vì không cố ý làm Nga bị thương nên Tom chỉ bị toà phán sáu tháng tù ở và sáu tháng tù treo... Bị vào tù ở cái tuổi mới mười bảy, một cái tuổi mà mọi đứa trẻ đều thích được tự do tung tăng ở ngoài Tom càng tỏ ra lầm lì hơn. Đúng như câu: "Một ngày tù nghìn thu ở ngoài" thời gian đối với Tom lúc này qua đi thật chậm và chán chường. Có những lúc Tom thật cô đơn, nhớ nhà, nhớ ba mẹ, nhớ lúc còn nhỏ được mẹ chăm sóc, được mẹ ôm vào lòng. Tom tự hỏi "Từ bao lâu và lúc nào mẹ đã hết chăm sóc, âu yếm mình" Phải chăng từ ngày ba mẹ có cái cơ sở làm ăn"" Tom rất thích được cùng ba mẹ đi coi phim, hoặc cùng ba đi đánh Tenis, nhưng những mơ ước này giống như một giấc mơ không bao giờ có thật. Tom thì thầm trong nước mắt, "Ba mẹ ơi! Ba mẹ có biết con đang cô đơn không" Con thực sự rất cô đơn! Khi con đi học về nhà lạnh tanh không có một người hỏi han tâm sự, vì thế con tìm đến những thú vui ở ngoài với mấy đứa bạn trong nhóm "Black River" và con đã lạc lối."
Từ ngày Tom vào tù lũ bạn "xôi thịt" ngày nào biến mất chẳng một ai vào thăm, chỉ riêng ba mẹ là người thường xuyên vào thăm hỏi và đưa những món ăn Việt mà Tom thích. Mẹ đã bỏ bớt việc ngoài tiệm đến tâm sự với Tom mỗi ngày. Có lần, thấy mẹ  nghẹn ngào nhìn mình, Tom nghi ngờ hỏi lại mẹ:
- Mẹ, mẹ còn thương con không"
Bà Hùng nhìn con lòng đau như cắt, âu yếm trả lời:
- Con là tất cả của mẹ, sao mẹ lại không thương.
 Tom dịu giọng,
- Mẹ có biết rằng con thèm được ở gần mẹ và nói chuyện với mẹ như hôm nay không"
Với ánh mắt van lơn, hối hận bà trả lời:
- Mẹ xin lỗi... mẹ không biết phải làm gì để đền lại những gì mẹ đã thiếu con.
- Mẹ không phải làm gì lớn lao cả, chỉ làm một bà mẹ biết lắng nghe và chia sẻ những vui buồn với con.
Bà Hùng bật khóc và ôm con vào lòng,
- Mẹ hứa... hứa sẽ ở gần con và sẽ là một người bạn của con.
Tom cũng không cầm nổi lòng mình hứa với mẹ:
- Sau khi mãn tù con sẽ cố gắng làm lại cuộc đời, sẽ cố gắng làm đứa con ngoan.
*
Là một đứa con đã từng bị cha mẹ quên lãng, Tom xin những bậc làm cha mẹ hãy để ý chia sẻ, lắng nghe con cái mình. Hãy là người bạn với chúng con, đừng vì một lý do nào đó để chúng con bơ vơ, lạc lõng, để chúng con không còn cảm thấy gia đình là mái ấm nên đi tìm những thú vui bên ngoài.
Green Frog

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,065,653
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến