Hôm nay,  

Tháng Tư, Với Người Ở Lại

30/04/200600:00:00(Xem: 316531)

Người viết: PHẠM HỒNG ÂN<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Bài số 998-1607-320-vb8300406

 

*

 

Tác giả Phạm Hồng Ân, nguyên Hải Quân Trung Uý VNCH, đã góp nhiều bài viết   về nước Mỹ. Sau đây là bài viết đặc biệt của ông.

 

*

 

Có thể, tôi sẽ trở về Việt <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Namthêm một lần. Một lần để thăm lại bằng hữu, chiến hữu và cố nhân. Cứ hàng năm, đến tháng tư, lòng tôi quặn thắt, khi chợt nhớ đến Tư Ù - người thủy thủ năm xưa, trên Trợ Chiến Hạm HQ.231. Tôi nhớ từng lời đối thoại giữa tôi và anh, trước những phút giây sắp sửa tan hàng.

 

- Trung Úy ơi! Tan hàng, rồi...trung úy đi đâu"

 

- Có lẽ, tôi về nhà. Sống chết bên vợ con.

 

- Em cũng vậy. Em cũng cùng ý nghĩ như trung úy. Có về, cho em đi theo, nhá trung úy!

 

- Đồng ý! Nhưng sau này có mệnh hệ chi, đừng trách nhau nhé!

 

Tôi cởi tung quân phục, xếp gọn gàng lại, đặt trên đầu giường. Tôi nhìn đôi lon trung úy lần cuối. Nhìn chiến hạm lần cuối. Nhìn những bậc thang lên đài chỉ huy, như đưa tôi lên đài danh vọng thuở nào. Nhìn những bậc thang dẫn xuống hầm tàu, dẫn xuống lòng nước - như chôn vùi tuổi tên, chôn vùi cả một cuộc đời. Tôi rưng rưng nước mắt, gọi chiếc PBR (Patrol River Boat) của giang đoàn tuần thám đến, lầm lủi đưa tôi và Tư Ù vào bờ.

 

Thế rồi, tôi vô tù. Tư Ù về với mảnh vườn, thửa ruộng. Thế rồi, tôi đi Mỹ, diện HO. Tư Ù ở lại, vắt kiệt đời anh trên từng mảng đất bạc màu. Những bằng hữu chí thân của tôi cũng vậy. Bây giờ, Huỳnh Kim Soàng chạy xe ôm ở Sóc Trăng. Trần Cung Thy bán vé số ở cầu Ông Lãnh. Nguyễn văn Bảo sửa đồng hồ bên lề đường. Trương Chí Thảo đi vùng kinh tế mới. Nguyễn Hồ lê tấm thân tàn ma dại, khất thực ở Cà Mau. Tiết cố nhân lưu lạc sang Campuchia. Mỗi người mỗi nơi. Mỗi hoàn cảnh là mỗi nỗi đau thương ngút ngàn.

 

Tháng tư, năm 1975 như một đại họa khủng khiếp, dìm thế hệ chúng tôi xuống tận cùng địa ngục. Đại họa kéo dài. Nó dây mơ rễ má đến đời con, đời cháu. Những người may mắn qua Mỹ, dẫu có tấm lòng, vẫn không làm sao xoa dịu hết những khổ đau chất chồng, mà người ở lại cam chịu.

 

Cách đây vài tháng, Nguyễn văn Bảo trút hơi tàn. Anh nằm xuống bởi căn bệnh nan y, bởi thời cuộc quá thô bạo, phũ phàng. Những cái đồng hồ kiểu cọ từ Trung Quốc nhập lậu qua, vừa đẹp vừa rẻ tiền. Người ta tự động vứt bỏ những cái hư hỏng, cổ lỗ. Đâu cần phải mất thì giờ đến thợ sửa chữa, tu bổ. Thế là, Nguyễn văn Bảo dầm mưa phơi nắng, ngồi ngoài trời suốt ngày, từ tháng này qua tháng khác, với cái bụng xẹp lép, với một mớ trí thức vô dụng. Cho đến giây phút cuối cùng, cơn đau thập tử nhất sinh đã đưa bạn về thế giới bên kia.

 

Còn Trần Cung Thy" Cái thằng thiếu úy bộ binh hiền như đất cục. Cái tên thi nhân lãng mạn, có những vần thơ đẹp như khói như sương như mây như gió:

 

"...Đêm còn lại

 

với sương mù mái tóc

 

Guốc gõ đều

 

và khói thuốc mênh mông

 

Đại lộ chạy dài

 

đèn xanh đèn đỏ

 

Tiếng nói của lòng

 

- gió chạy hư không..."

 

 (Thơ Hàn Lệ Cung Thy)

 

Vậy mà, bây giờ, nhà thơ ngồi bên lề đường bán từng tờ vé số. Cứ thế, anh câm lặng như tảng đá, hết giờ này qua giờ khác, cho đến lúc...nổi điên, chửi thề. Rồi bỏ nhà, đi thất thểu như tên ăn mày.

 

Tôi gặp Thy, lần cuối, sau 1975, trên một ghe thương hồ. Gia đình anh túm năm tụm bảy lên ghe, đi khắp vùng sông ngòi, chở mướn cho con buôn. Làm ăn chẳng bao lâu, cách mạng trưng dụng ghe, ghép gia đình anh vào tội: buôn lậu. Thế là, tài sản mất trắng, chồng vợ ly tán. Cuối cùng, anh điên điên khùng khùng, về cầu Ông Lãnh bán vé số qua ngày.

 

Tôi cũng không thể quên Hải Quân Trung Úy Huỳnh Kim Soàng. Một thằng bạn khí phách nhất trong đám lính tráng hải quân. Một thằng bạn hào hoa phong nhã nhất trong nhóm sĩ quan Hải Đội 4 Duyên Phòng ở Phú Quốc. Rất tiếc, sau 1975, Soàng ở tù chỉ có hai năm mười một tháng. Mà diện HO, xét đi Mỹ, phải ít nhất là ba năm tù. Thiếu một tháng gỡ lịch, đành hận cả một đời. Soàng cam chịu người ở lại, kéo dài cuộc sống bằng chiếc xe ôm tàn tạ.Đau khổ nhất, là Nguyễn Hồ. Người thương phế binh bị cụt hai chân, bởi một cuộc chiến khốc liệt nơi vùng rừng núi cao nguyên. Nguyễn Hồ sống một mình, trong túp lều rách nát dưới chân cầu quây, tỉnh Cà Mau. Anh hành nghề khất thực. Ban ngày, lê tấm thân tàn khắp đó đây, ngửa tay xin từng đồng lẻ của khách qua đường. Anh lân la tới tối, khi đã mệt lả, mới bò về túp lều, khoanh tròn trong chiếc chiếu rách để dỗ giấc ngủ. Nguyễn Hồ bị cụt hai chân, nhưng trời còn thương, chừa hai đầu gối anh lại. Chính nhờ hai đầu gối này, anh lết đi khắp nơi, cùng với hai bàn tay trợ lực. Và cứ vậy, anh đã sống trên ba mươi năm khổ hãi như thế, dưới chế độ cộng sản.

 

Năm trước, thằng em kết nghĩa của tôi ở Cà Mau, viết thư cho tôi, trong đó có đoạn:

 

"...Anh Sáu, anh còn nhớ Tiết cố nhân của anh chăng" Em nghĩ, đã là cố nhân với nhau, làm sao quên được, phải không anh" Tiết bây giờ lưu lạc sang Campuchia, với gia đình. Cách đây hai năm, Em có công việc qua Nông Pênh, tình cờ gặp Tiết nơi một khu thương mãi. Anh ơi! nếu có anh ở đây, chắc chắn anh chẳng nhìn ra Tiết đâu" Một cô bé học trò dễ thương ngày nào. Một nàng Thơ xinh xắn, duyên dáng của anh ngày trước - giờ trở thành một bà già tong teo, đứng cặm cụi  bán mì trên đường phố Nông Pênh. Anh ơi! nhìn Tiết, em thấy tội nghiệp cho chị vô cùng. Thời gian gớm ghê thật! Bàn tay vô hình và tàn bạo của nó, không bỏ sót một ai, phải không anh"..."

 

Đọc xong thư, tôi bồi hồi, ray rứt mãi. Hình ảnh cô học trò dễ thương hiện ra trong ký ức. Ngày xưa, lúc nào, Tiết cũng xõa tóc dài, ôm chiếc cặp da trước ngực, khoan thai bước trên hành lang lớp học. Và tà áo dài, tà áo dài thướt tha, lồng lộng gió xuân, Tiết mặc buổi sáng đầu năm, khiến tôi nao nao cắn bút làm thơ:

 

"Sáng nay em mặc áo dài

 

Bên kia là pháo, bên này là hoa

 

Màu trời lẫn với màu da

 

Chia nhau một chút kiêu sa đầu ngày

 

 Sáng nay lòng bỗng say say

 

Thì ra xuân đã về ngay tim mình."

 

(Thơ Phạm Hồng Ân)

 

Rồi, cho đến một ngày, tôi trở lại Việt Nam. Buổi trưa hôm sau, thằng em kết nghĩa đưa tôi đến chợ cầu Ông Lãnh. Từ xa, nó chỉ cái sạp bán vé số dưới gốc cây. Bên cạnh, là một lão bụi đời, ngồi phe phẩy tờ báo.

 

- Đó! anh Thy đó! Thằng cha mặc áo ka ki xanh.

 

 Tôi tiến đến lão. Trời ơi! thằng bạn thơ ngày xưa đây ư" Thời gian và thời cuộc làm nó tàn tạ đến thế sao" Tôi muốn ôm chầm bạn. Muốn tâm sự, kể lể huyên thiên. Nhưng, tôi nén lại. Ít ra, cũng bông đùa bạn đôi chút, như ngày xưa, hai đứa đã từng giỡn hớt với nhau.

 

- Này, ông bạn! Tôi sẽ mua hết tất cả những tờ vé số này. Nhưng, với một điều kiện.

 

Thy ngước lên. Cặp mắt anh bắt đầu ngang tàng, chầm chậm phóng thẳng tia nhìn vào mặt tôi.

 

- Điều kiện gì"

 

- Điều kiện là... phải có vé trúng độc đắc chiều nay, trong xấp vé số này.

 

Mặt Thy tái đi. Anh chợt đứng dậy, hầm hập đẩy hai tay áo lên tận cùi chõ.

 

- Mẹ, nếu biết thế... thì tau dại gì bán cho mày"

 

Lúc này, tôi mới cười ha hả với Thy. Kéo bạn vào lòng, mừng rỡ.

 

- Thy ơi! Tau đây! Ân đây! Mày không nhận ra tau sao"

 

Thy ngỡ ngàng. Rồi, ôm chầm lấy tôi. Những giọt nước mắt  ứa ra.

 

- Hèn chi, tau thấy mày ngờ ngợ, quen quen...

 

Chúng tôi kéo nhau vào quán. Thức ăn dọn lên. Các chai bia bắt đầu khui nắp. Men bia cùng với men tình thấm nhập vào máu, khiến chúng tôi lâng lâng đến tận cùng kỷ niệm.

 

Trời đã xế chiều, tôi phải từ giã Thy ra về. Trước khi đi, tôi giúi vào tay bạn chiếc máy ảnh.

 

- Đây là quà cho mày. Cất lấy, kỷ niệm.

 

- Gì vậy" Máy ảnh ư" Tau không cần thứ này!

 

 Thy xua tay, lắc đầu quầy quậy. Tôi tha thiết, ôm vai bạn.

 

- Tuổi già, tụi mình thường sống với quá khứ. Biết đâu với món quà này, nó giúp mày ghi lại và giữ gìn những kỷ niệm quí báu.

 

Thy nổi hứng vung tay vung chân :

 

- Ghi lại cuộc đời một thằng bán vé số chết tiệt, bị xã hội ruồng rẫy ư" Hay chụp lại những nghèo khổ, tai ương, đau thương chồng chất...để kỷ niệm"

 

Tôi vuốt vai bạn, ái ngại :

 

- Xin lỗi. Tau không có ý nghĩ như thế!

 

   Thy gạt phăng tay tôi ra, tiếp tục nói thao thao:

 

- Tau tưởng mày qua Mỹ, trở về, sẽ mang đến cho tụi tau một sự bình yên nào đó cho cuộc đời. Từ lâu, tụi tau đã khát khao trông chờ điều đó. Trông chờ tấm lòng. Tấm lòng đồng đội. Tấm lòng bác ái của tụi bây, để thay đổi số phận nghiệt ngã  của chúng tau, trên đất nước lầm than này. Hóa ra, sau thời gian sống sung sướng ở Mỹ, mày chỉ là thằng Việt kiều bơ sữa, chỉ mãi lo chuyện vinh thân phì da. Quên mẹ đất nước, dân tộc, bạn bè...

 

- Không, tau không có lòng dạ đó! Mày chưa...

 

Thy đẩy tôi vào vách quán, ngó sát vào mặt tôi, thì thào:

 

- Mày cầm máy ảnh này, chịu khó đi vòng quanh đất nước. Đi thăm lại mồ mả của những chiến hữu, những bè bạn ngày xưa...đã cống hiến trọn tuổi thanh xuân cho quê hương. Thăm thằng phế binh Nguyễn Hồ, và nhiều thằng phế binh nữa...đang lê tấm thân tàn, ăn mày khắp nơi. Thăm thế hệ chúng ta, bây giờ, có đứa chạy xe ôm, có đứa vá bánh xe, có đứa vác mướn làm thuê, có đứa ôm bệnh nan y, có đứa trút hơi tàn không có tấc đất chôn cất... Ghi đi! Chụp đi! Mày cứ tha hồ kỷ niệm.

 

Tôi luống cuống đi nhanh ra khỏi quán. Tôi muốn chạy trốn Thy. Chạy trốn tiếng nói đầy thổn thức của bạn. Nhưng càng chạy trốn, đầu óc tôi càng quay cuồng. Có thể, tại tôi uống rượu quá nhiều. Cũng có thể, âm thanh của Thy như cú xốc, xoáy vào trái tim tôi.

 

Đêm nay, tôi muốn về Tam Bình tìm Tư Ù. Ở đó, không khí đồng quê sẽ làm tâm hồn tôi bình thản lại. Tôi sẽ cùng bạn ngồi trên bờ sông Tiền, bên cạnh vườn cây trái xum xuê, ngắm trăng thượng tuần treo lơ lửng ngoài khơi. Chắc chắn, sẽ có mâm rượu kế đó. Mâm rượu được đặt lên chiếu, trải tự nhiên trên bãi cỏ xanh. Rồi, những ly đế nguyên chất làm cay xé môi miệng, làm ấm lại trái tim phiêu bồng. Sau đó, hai đứa sẽ  say bí tỉ, quên đất quên trời, quên mất thế gian đầy hệ lụy...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,318,853
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.