Hôm nay,  

30 Tháng 4: Một Ngày Để Quý Yêu Ba Hơn

27/04/200600:00:00(Xem: 215035)

Người viết: ANNE KHÁNH VÂN <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Bài số 995-1605-317-vb5270406

 

*

 

Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp, cô sang Mỹ và hiện đang vừa làm việc và vừa học thêm về Management Information System.  Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là “Làm Lành Vết Thương Xưa”, kể chuyện gặp gỡ một cựu chiến binh Mỹ trên đường trở lại Việt <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Nam. Sau đây là bài viết đặc biệt về 30 tháng Tư.

 

*

 

Những ngày tháng ấy, con còn rất nhỏ; hoàn toàn không hiểu những gì đang diễn ra xung quanh mình.  Con chỉ nghe loáng thoáng khi người lớn nói chuyện và biết rằng: hầu như gia đình nào cũng bàn chuyện vượt biên; có gia đình thì mất hết cả mọi tài sản; chợ trời thì cứ ngày một đông nhưng người bán thì nhiều, kẻ mua thì ít; đời sống rất khó khăn, vất vả; cơm không đủ ăn; áo không đủ mặc,... mọi thứ nói chung đều phải tiện tặn, dành dụm, chắt chiu, không dám hoang phí.

 

Một hôm, khi tan học về nhà, con đã kể chuyện với ba rằng:

 

- Ba ơi, ba biết không, bạn Ái trong lớp con, mỗi lần con đến nhà bạn Ái chơi, con chẳng bao giờ gặp ba của bạn Ái cả mà chỉ thấy mỗi hai mẹ con bạn Ái thôi.  Hôm nay con hỏi hoài thì bạn Ái mới kể cho con nghe rằng ba bạn Ái đang ở Mỹ đó ba và lâu lâu còn gởi quà về cho bạn Ái nữa.  Hồi xưa ba cũng đã làm việc cho Mỹ phải không ba, vậy tại sao ba không cũng đang ở Mỹ như ba bạn Ái và lâu lâu cũng gởi quà về cho con"

 

Mẹ đã nhìn ba thật âu yếm rồi nhìn con trả lời: 

 

- Vì ba thương con đó!

 

Mẹ chỉ nói vỏn vẹn vài chữ như thế rồi quay trở lại làm việc.  Con hoàn toàn chẳng hiểu gì cả, vì có lẽ con chưa tròn mười tuổi đời và cũng chưa bao giờ được nghe ai kể lại những gì đã xảy ra, nên chỉ mỗi câu nói đó của mẹ thôi không đủ thỏa mãn những thắc mắc của con.  Con đã đến bên ba, nhìn ba và nũng niệu hỏi tiếp: "Tại sao lại là vì thương con hở ba""  Ba ôm con vào lòng và bắt đầu kể:

 

- Ngày đó, ba và các bác cùng làm việc với ba là những người có chỗ trên máy bay đầu tiên, vì thời gian ấy ba làm việc ngay trong phi trường.  Ba đã nhắn với dì Đài hãy nói mẹ con ẵm con ra sân bay gặp ba ngay, nhưng càng chờ thì ba càng sốt ruột.  Người ta cứ càng ngày càng đông nhưng mẹ con con thì vẫn không thấy mặt mũi đâu.  Ba cứ đi tới đi lui, leo lên rồi lại leo xuống, không sao ngồi yên chờ hai mẹ con con được.  Thế là cuối cùng ba đã nhờ bác Namgiữ dùm chỗ để ba chạy về đưa mẹ và con ra sân bay.  Bác Namđã cản và nói với ba rằng: "Ông mà về thì sẽ không ra kịp đâu, khi đó sẽ không chỉ hai mẹ con họ bị ở lại mà cả ông cũng sẽ bị kẹt lại luôn!"   "Nhưng con bé còn nhỏ xíu hà, chỉ đang chập chững tập đi, thương hai mẹ con quá không thể bỏ lại được..."  Ba đã nói với bác Namnhư thế và chạy về nhà.  Khi ba về đến nhà thì vì mẹ con không nhận được tin tức gì từ dì Đài, chẳng biết dì Đài đang lạc ở đâu, nên mẹ con nào hay biết gì để mà chuẩn bị.  Mẹ con chỉ kịp mang vội đôi guốc, ẵm lấy con và leo lên xe ba chở đi... Nhưng khi ra đến nơi thì người ta đã đông như kiến, lối ra vào nào cũng đã bị chận; dù ba có giấy tờ cũng không được cho vô... Nhìn máy bay cất cánh mà trong ba mọi thứ như dần sụp đổ.  Ba chỉ biết ôm con vào lòng và trở về nhà. 

 

Kể đến đây, ba đã nhìn con mỉm cười và nói: "Con đã là sức mạnh duy nhất của ba lúc bấy giờ!"

 

Từ sau hôm ấy, con tung tăng cắp sách đến trường mà trong lòng thật vui sướng, hạnh phúc.  Tuy chưa thật sự hiểu hết mọi chuyện nhưng con cũng đã đại khái biết rằng, "Ba đã quyết định về nhà là vì ba thương con, nếu không thì ba cũng đã đi Mỹ như người ta từ đời nào rồi!" 

 

Vào lớp, không đứa bạn nào còn "làm tàng" với con được nữa dù ba chúng có đang "làm to" bao nhiêu.  Con sẽ nói thầm với mình: "Nếu không có cái ngày ấy thì ba tôi sẽ đang lái máy bay chở tôi bay vòng vòng trên trời..." 

 

Con còn nhớ sau khi kể xong chuyện, ba đã hỏi con rằng, "Con thích ba ở xa và gởi thật nhiều quà về cho con hay là con thích được ở gần bên ba nhưng sẽ không thường xuyên có quà""

 

Con không nhớ rõ chi tiết mình đã trả lời ra sao nhưng chắc chắn con đã nói: "Con thích được ở gần bên ba hơn!"  Nhưng dù có đã trả lời như vậy, trong thâm tâm con lúc bấy giờ, có lẽ con vẫn chưa thật sự nhận thức được tình thương sẽ quan trọng và cần thiết hơn là bạc tiền hay quà bánh nhường nào.

 

Thật vậy, tuổi thơ được ở bên ba, con đã rất vui sướng.  Đồ chơi của con là những thứ tự "chế" từ óc tưởng tượng của ba.  Con nhớ hoài chiếc xe hơi "Ca-đi-lắc" bằng gỗ của con.  Phía dưới của một miếng ván hình chữ nhật nhỏ vừa phải, ba đã ráp 4 bánh xe tròn khoảng 1 tấc; phía trên ba đã đóng một cái hộc cao lên khoảng 20 phân để làm chổ cho con ngồi và để chân; ở chính giữa của mép gỗ phía trước, ba đã gắn vào một tay lái xe đạp.  Thế là - đối với con - "chiếc xe hơi" coi như đã hoàn tất vì khi nhìn vào thì thấy nó cũng tạm có đủ các "bộ phận" để có thể "chạy" được.  Nhưng khi ngồi lên thì con cứ lay hoay mãi vì chẳng biết phải làm thế nào để xe có thể chạy lên phía trước.  Cuối cùng con đã khám phá ra cách "lái" xe hơi ba chế cho con.  Hai tay cầm hai tay lái nhưng một chân để trên sàn xe, còn chân kia thì phải thò xuống đất để đẩy chiếc xe hơi đi.  "Xe hơi vừa đi phải vừa lắc" và có khi lắc quá đến cả mất thăng bằng, 2 chân 4 bánh chỏng gọng lên trời vậy mà con, các em con và bọn trẻ con trong xóm cũng đã chơi đến mòn cả 4 cái bánh gỗ. 

 

Một thời gian sau, mỗi ngày đi làm về ba đã mang về một bộ phận và đã dần ráp lên được cho con chiếc xe đạp mini và mỗi chiều ba đã tập cho con chạy.  Một bữa khác ba lại mang về cho con một lon sữa bò mà trong đó là kẹo mạch nha: "Bác Út Mác ở Hốc Môn hôm qua nấu kẹo mạch nha, bác gởi cho con một lon nè!"  Ba lấy một chiếc đũa tre và quấn cho con một đầu đũa đầy kẹo.  Lần đầu tiên trong đời con được ăn một loại kẹo được nấu từ mộng lúa nếp.  Con không sao quên hương vị thật đặc biệt của nó.  Vừa dẻo, vừa thơm, nhưng ngọt lịm mà thanh, chứ không ngọt gắt. 

 

Cái hôm ba đóng cho con chiếc kệ sách con cũng không bao giờ quên bởi đó cũng là lần đầu tiên trong đời con đã được ngồi ở một vị trí thật cao: gần sát nóc nhà.  Nói là "chiếc kệ sách" để nghe cho "oai" chứ thật ra nó chỉ là một miếng ván lớn đã được ba bào dũa trơn tru và treo nó lên bằng những sợi dây dù bản to.  Sau khi đã cột và đóng thật chặt những sợi dây dù ấy vào những thanh gỗ của nóc nhà, ba đã cười và kêu con:

 

- Mi đến để ba thử xem kệ sách có chắc không nào!

 

Thế là mẹ đã ẵm con lên đưa cho ba đang đứng trên một chiếc ghế cao hơn cả con.  Ba cho con ngồi lên cái kệ treo đó rồi cười nói : "Mi của ba ngồi lên mà không đứt thì sách của con sẽ không làm nó đứt đâu!"  Thật vậy, cái kệ sách đã thật chắc.  Con đã chất biết bao nhiêu là tập sách cũ của mình lên đấy mà mãi về sau này nó vẫn cứ nằm y nguyên không động đậy.

 

Khi càng lớn lên, mỗi lần được ba chở đi học trong chiếc áo dài trắng, đón ở cổng trường với chiếc áo mưa đã mở sẵn những hôm trời mưa, bọn bạn con cứ to nhỏ: "Mày sướng nhất trên đời rồi còn gì, ba mày cưng mày lắm khỏi cần khoe..."  Mỗi một ngày trôi qua, niềm vui sướng và hạnh phúc có được ba bên mình như càng thấm sâu vào trong tim con. 

 

*

 

Trong năm có khá nhiều ngày lễ để con nhớ đến ba, nào là ngày Sinh Nhật của ba nè, nào là ngày lễ Father's Day, hay là ngày Giáng Sinh, ngày Tết... Những ngày đó là những ngày mà đứa con nào cũng đều nghĩ đến cha mẹ, nhất là cha của mình.  Nhưng riêng đối với con, ngày 30/4 hàng năm mới là một ngày thật quan trọng và con luôn nhớ đến ba thật nhiều, bởi nó là một dịp để con càng thêm quý yêu ba hơn vì ba đã cho con một món quà quý giá, một tình yêu thương đặc biệt, một niềm hạnh phúc vô biên. 

 

Nếu ba đã quyết định ngồi lại trên máy bay chứ không về nhà tìm mẹ và con thì có lẽ  sẽ sướng hơn về vật chất và gia đình ta đã được đi Mỹ sớm hơn... nhưng cả một thời thơ ấu và đến khi lớn khôn, con sẽ không có được sự hiện diện của ba bên cạnh mình mỗi ngày; con sẽ thiếu đi hẳn tình yêu thương của một người cha, thiếu đi sự hướng dẫn dạy bảo của ba và thiếu cả cái cứng rắn và nghị lực phi thường mà chỉ có người cha mới có thể trao tặng cho con. 

 

Và biết đâu, trong thời gian ba sống xa gia đình, xa mẹ và con, cô đơn và buồn bã nơi đất khách quê người, ba sẽ có vợ khác, có con khác và ba sẽ không còn là ba của chỉ riêng con nữa.  Nhưng ba đã ở lại... để rồi chúng ta đã cùng nhau sống trong thiếu thốn, khổ cực, cùng chia nhau miếng cơm, manh áo và cùng nhau đương đầu với khó khăn, nghịch cảnh...

 

Ba ơi, ngày trước, khi trong ba mọi thứ như hoàn toàn sụp đổ, con đã là sức mạnh giúp ba đứng dậy... Giờ đây, ba là sức mạnh của đời con.  Mỗi khi gặp phải điều chi bất hạnh và mọi thứ trong con như cũng sụp đổ, con đã luôn nói với mình rằng: Con không thể sụp đổ vì con là sức mạnh của ba!  Ba đã không có được một tương lai và một cuộc đời như ba hằng mong muốn hơn 30 năm về trước thì con phải là tương lai và là cuộc đời của ba, có phải không ba quý yêu của con"

 

*

 

Thương tặng ba bài viết này, cùng những người cha đã phải ở lại và đã phải khổ như ba tôi, nhưng trong bất hạnh luôn có những may mắn; trong những gì mất đi, luôn có gì đó rất quý... còn ở lại...

 

Anne Khánh-Vân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,718,033
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến