Hôm nay,  

Bà Mẹ Việt Nam

17/04/200600:00:00(Xem: 154975)

Bà Khanh Phan, một kỹ sư và nhà giáo tại Louisville, KY, đã tham dự viết về nước Mỹ từ năm đầu tiên. Một trong những bài viết của bà rất được bạn đọc hưởng ứng là "Chồng Tôi Bị Sạn Thận". Sau đây là bài mới của bà.<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

                                                                        *
Khoảng độ 10 năm qua, một bạn gái người Mỹ của ông nhà tôi đến phỏng vấn ông ấy về những người đàn bà ở Việt <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Namvì cô đang viết một luận án cho một cái bằng đại học của cô. Tôi nghe câu hỏi đầu tiên của cô:

"Họ là gì""

Anh ấy trả lời:

"Hầu hết họ ở nhà trông con và lo việc nhà."

Tôi nghe quá lạ, đành lặng lẽ để họ nói chuyện với nhau, tôi không đính chính vì lúc đó tôi bị xúc động. Tôi không trách anh vì anh sống ở một không gian và thời gian khác hơn tôi, và anh đi Mỹ trước khi biến cố 1975 vài năm.

Đối với tôi, mẹ Việt Namlà những người đàn bà cao quí nhưng cũng là những người ngậm cay đắng của cuộc đời nhiều nhất.

Bao nhiêu đạo sĩ, nhạc sĩ, văn sĩ và thi sĩ đã ca ngợi tấm lòng của những bà mẹ Việt Nam. Trước và sau biến cố 1975, từ Bắc vào Nam, họ đều tỏ lòng quý trọng những bà mẹ Việt Nam. Nào là mẹ hiền, mẹ đảm đang, mẹ chung tình..v..v... Tùy theo không gian và thời gian, việc tôn kính người mẹ Việt Namcũng theo thăng trầm của lịch sử.

Nhưng cái thời mà tôi chấp nhận là hầu hết những người mẹ Việt Namở nhà trông con và lo việc nội trợ có lẽ lúc đó tôi chưa sanh ra đời và có lẽ những người đàn bà này được sống trong một gia đình giàu có quí phái. Cái thuở mà sanh con nhiều thì nhà có phúc, mấy bà mẹ cứ ráng sanh hết đứa nầy đến đứa khác thì còn đi làm gì được nữa. Nhưng lúc này họ cũng “làm dâu” nhiều hơn thời bây giờ. Chuyện con cái, chuyện nhà chồng, trăm bề không kể hết. Nên họ thuờng ví là "gách vác gian sơn nhà chồng." Đảm đang là phải. Chung tình là phải.

Lúc tôi còn ở Việt Nam, ở Sài Gòn, tôi cũng thấy những buổi chiều có những bà mẹ bế con ra trước nhà chờ chồng đi làm về. Nó đẹp như tranh vẽ hay như những chuyện vợ chồng hạnh phúc có nhau. Nhưng rời khỏi những phút giây đó trở về sống thực tại với hoàn cảnh của tôi. Nó không còn đẹp như tranh vẽ nữa.

Mẹ tôi không những trông con và lo việc nội trợ mà còn đi làm nữa. Dĩ nhiên lúc các con đầu lòng còn nhỏ thì có những người giúp việc. Khi những đứa này lớn đủ để làm một số việc nhà, tiền để trả công để dành nuôi thêm mấy miệng ăn. Cái đồng lương của cả cha mẹ tôi tăng hàng năm không theo kịp cái phần nuôi thếm mấy miệng ăn.

Lúc đó nhìn quanh xómg làng tôi, hầu như mẹ Việt Namđều trong cùng một hoàng cảnh. Kể cũng lạ, có một sự trùng hợp, tôi không thấy cảnh làm dâu của những người trạc tuổi mẹ tôi lúc đó. Ông bà nội ngoại đều không sống ở gần. Lũ trẻ chúng tôi lúc đó mơ mùa hè đến để về quê ông bà tha hồ hưởng cuộc đời ấu thơ.

Rồi chiến tranh kéo dài, đến cha tôi và nhiều người đàn ông khác cũng phải cầm súng ra chiến trường. Những người không đi, tiếp tục cuộc sống của họ. Nhưng những người ra chiến trường, để lại việc sanh nhai lên vai người vợ hiền, phải tần tảo nuôi con và xa chồng. Đó là những người mẹ chỉ mơ màng ru giấc ngủ bằng mộng ước sum họp, tương lai huy hoàng của ngày mai. Lúc đó tôi còn quả nhỏ, nhưng vì là con gái lớn nhất trong nhà, mới 6 tuổi đã bắt đầu có "Job babysistter". Tiền lương tôi không có vì đó là những đứa em của tôi. Rồi tôi học nấu cơm. Nồi cơm, nồi canh nặng hơn cái sức tôi có thể khiêng, nhưng lôi thôi lếch thếch vài lần tôi cũng được thêm cái Job nội trợ. Có lẽ, trong số những người đàn bà đảm đang được tuyên dương trong đó có mẹ tôi. Không chừng còn có cả tôi nữa.

Miền Nam Việt Namlúc đó có bao nhiêu người lính ra trận" Chắc chăn không phải là con số nhỏ. Và như vậy bao nhiêu người mẹ Việt Namsống trong hoàn cảnh như mẹ tôi" Có bao nhiêu gia đình có con gái đầu lòng" Chắc chắn không ít! Như vậy mẹ Việt Namtrong thời gian chiến tranh thì không ở nhà trông con và lo việc nhà. Họ không đẹp như tranh họa đồ nữa. Họ "bình đẳng" theo đúng tiêu chuẩn vất vả, chỉ còn biết trông chờ ngày mai.

Nhưng ngày mai đó nó không có. Ngày mai đó là vận nước của biến cố 1975. Những người lính này vào trại cải tạo. Vợ hiền của họ tiếp tục xây ước mơ "chờ anh về." Họ "lao động" cho được vinh quang. Nơi rừng núi anh "lao động" để “cải tạo mút mùa”. Nơi quê nhà vợ anh cũng sánh vai "trả nợ" cho một kiếp người. Lấy cái lao động giết thời gian của sự chờ đợi và để quên đi sự cô đơn. Bao lâu anh sẽ trở về"

Tôi qua Mỹ. Lúc đầu tôi chưa được đi làm hay đi học, tôi thường ở nhà với một bà cụ gần 70. Cụ cũng kể cho tôi nghe những ngày cụ ở nhà trông con và gánh vác giang sơn nhà chồng. Chồng cụ làm quan. Nghe chức tước của ông cụ, tôi hình dung bà đã có mộc cuộc đời như tranh vẽ. Nhưng không, bà kể chuyện đời của bà với hai hàng nước mắt thi nhau chảy. Giờ đây bà ở Mỹ, chồng bà đã mất từ lâu, lúc bà vẫn còn trẻ. Ông để lại cho bà một đàn con. Bây giờ những đứa con của bà cũng đã có gia đình và con cái. Bà vẫn sống trong cô đơn. Ngày đến là con cháu của bà rời bà. Kẻ đi làm, người đi học. Cũng may, lúc đó có phim Hồng Kông cho bà thấy thời giờ quá mau. Chiều về, kẻ đi học phải làm bài. Kẻ đi làm phải lo việc nhà rồi lại nghỉ ngơi cho có sức trở lại đi làm ngày mai. Bà lại sống trong cô đơn. Có ai hiểu tâm trạng của bà, nhưng biết làm gì hơn!

Vì tôi còn trẻ, tôi bon chen vào cuộc sống. Tôi đi học tiếng Anh, tôi đi gây dựng sự nghiệp. Rồi tôi lại phải sống "bình đẳng" theo cái xã hội này. Tôi có chồng, tôi có thể ở nhà trông con và lo việc nhà. Nhưng tôi nghĩ đến ngày mai của tôi. Ngày mai này không phải là ngày chờ đợi hay hy vọng tương lai huy hoàng hơn. Nhưng ngày mai của tôi là tôi sợ không có tiền để sống lúc tôi về già.

Tôi phải tiếp tục bon chen với đời. Vì con cái tôi sanh ra và lớn lên ở Mỹ, tôi không có hy vọng già thì trẻ nuôi như ở xã hội Việt Namngày xưa. Cũng như bao nhiêu người đàn bà khác ở Mỹ, tôi cảm thấy không cô đơn nếu có công việc làm. Tôi nghĩ thế hệ của tôi và thế hệ sau này ở Mỹ sẽ không cô đơn khi tuổi càng lớn dần. Nhưng những người trong thế hệ cha mẹ tôi chắc chắn cô đơn suốt đời như bà cụ của tôi.

Mẹ tôi qua Mỹ sau tôi, cha tôi đã mất lúc mẹ tôi chưa qua. Thế là mẹ tôi là một người cô đơn. Lúc qua Mỹ còn sức lao động nên đi làm. Không bao lâu thì ở nhà trông cháu. Đường đi nước bước ở Mỹ không sao tranh cùng đàn trẻ. Đi đâu cũng phải nhờ vào con cái. Có lúc không dám phiền con. Cũng như bà cụ tôi, mẹ tôi sẽ cô đơn khi những đứa cháu này đến tuổi đi học. Và ở Mỹ này, ai dám mong sanh con đông, để rồi không bao lâu ở nhà với cháu sẽ phải sống cô đơn đợi con cháu về. Có lẽ mẹ tôi biết vậy nên bây giờ “đầu tư” rất nhiều vào các bộ video và phim Việt Nam. Cái tiếng Việt và văn hóa Việt trong những cái phim này nó sẽ quen thuộc hơn. Hy vọng sẽ bớt cô đơn hơn khi có được cái gì quen thuộc bên cạnh.

Thời gian sống của bà tôi và mẹ tôi biến những bà mẹ Việt Namthành những bà mẹ cô đơn nhất trong lịch sử nhưng có ai hiểu cái cô đơn này" Và nếu có hiều thì sẽ làm được gì"

Cái vận nước dầu sôi lửa bỏng của hai thế hệ này nó làm cho những người mẹ Việt Namcô đơn hơn bao giờ hết. Tôi chỉ hy vọng những nỗi cô đơn này sẽ là cái nầm tươi sáng cho thế hệ mai sau, theo luật tuần hoàn của tạo hóa!

Khanh Phan

Ý kiến bạn đọc
10/04/201516:50:50
Khách
http://www.hongsam55.com/st1/id31.html cũng vi phạm bản quyền
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,020,185
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến