Hôm nay,  

30-4-1975, Tháng Tư Buồn

17/04/200600:00:00(Xem: 126767)

Người viết: Huyền Thoại <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Bài số 987-1596-309-vb7150406


Huyền Thoại là bút hiệu khác của Thịnh Hương, một tác giả cư trú và làm việc tại San Jose, đã góp một số bài viết về nước Mỹ. Bài viết mới lần này của bà là một hồi ức về tháng Tư 1975, truyện của người bị rớt lại Saigon, dù đã ở tới phút chót trên nóc toà đại sứ Mỹ chờ trực thăng.

*

Tháng tư năm 1975, cuộc tương tàn Nam Bắc đang đi vào giai đoạn kết thúc. Những cuộc rút quân và các bản tin của đài BBC đã khiến những người như ba Hạnh lo lắng và đôn đáo tìm đường đào thoát.

Hơn 20 năm trước, trong cuộc chạy trốn từ Bắc vô Nam, người dân có nhiều thì giờ để quyết định; có sự trợ giúp của các tôn giáo, các tổ chức chính trị và các phương tiện chuyên chở của ngoại quốc. Giờ đây, cuộc di tản tuy quyết liệt nhưng âm thầm, bưng bít. Cha Hạnh nắm bắt được tình hình đen tối của miền Nam, nên ông gom góp tài sản, ra Vũng Tầu mua một chiếc thuyền đánh cá, sẵn sàng đem gia đình trốn chạy thêm một lần nữa.

Ngày <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />26/04/75, Hạnh nói với chồng nàng muốn đem hai con về từ giã cha mẹ trước ngày đi "lánh nạn". Chấn dặn nàng không nên ở quá hai ngày, vì người anh rể của anh , Thân - sĩ quan kỹ thuật trên một chiến hạm đã có kế hoạch đem theo các gia đình nội ngoại khi có lệnh di tản. Nhưng chiều 27, Chấn gọi điện thoại bảo Hạnh đem con về gấp vì tình hình đang có nhiều diễn tiến dồn dập, và họ có thể phải ra đi sớm hơn dự định. Ở Biên Hòa, Hạnh cũng thấy rõ tình hình tuyệt vọng của đất nước khi những trận pháo kích đã dồn dập và đến gần thành phố hơn. Cha Hạnh quyết định sẽ đem gia đình ra Bà Rịa ngay sáng hôm sau. Khi gia đình nàng lên một chiếc Daihatsu trực chỉ Vũng Tầu, Hạnh mướn một chiếc Honda ôm chở ba mẹ con nàng về Sàigòn.

Khi đến Thủ Đức, tình hình trở nên tuyệt vọng. Hai cây cầu dẫn vào Sàigòn đã bị tắt nghẽn . Người tài xế xe ôm không muốn vào Sàigon, sợ khó khăn trên đường về. Nhưng khi Hạnh đề nghị trả anh ta một số tiền khá lớn, anh ta không từ chối, rồi tìm cách len lỏi vào các con đường tắt để đưa ba mẹ con nàng về đến tận nhà nàng ở quận Năm.

Đến nhà, nhìn cánh cửa sắt khóa im lìm, tim Hạnh thót lại vì những giả thuyết đen tối. Vào nhà, đồ đạc vẫn còn nguyên, nhưng lúc vô phòng ngủ, Hạnh thấy lá thư của chồng để trên bàn trang điểm của nàng.

"Hạnh, anh đã cố gằng liên lạc với em nhiều lần bằng điện thoại, nhưng mọi đường giây đã bị cắt đứt. Anh Hai về bốc cả nhà ra tầu sớm hơn dự định vì tình hình cấp bách. Anh hy vọng em và hai con đã đi theo ông bà ngoại ra Vũng Tầu, vì nghe tin mấy chiếc cầu vào Sàigon đã bị đóng nút. Bây giờ, anh ra bến tầu hải quân, may ra gặp anh Hai . Nếu em về, hãy tức tốc đem các con ra ngòai đó, và bằng mọi cách phải ra đi. Mong em và hai con. Chấn."

Kinh hoảng vì ý nghĩ bị rớt lại trong lúc dầu sôi lửa bỏng, Hạnh vơ vội một ít áo quần và thuốc men cần thiết rồi chất hai con lên chiếc Honda dame phóng thẳng ra bến tầu.

Sàigòn lúc đó đang lên cơn sốt. Trên đường đi, Hạnh thấy những gương mặt hốt hoảng cùng cực và nặng trĩu âu lo. Trong lúc nhiều người đổ xô về các tụ điểm di tản của Mỹ như chùa Xá Lợi, Toà Đại Sứ Mỹ, cơ quan DAO, thì cũng có những người hăng hái xông vào các kho hàng, kho quân tiếp vụ để khiêng vác nhưng món đồ bỗng trở thành vô chủ.

Ra đến bến Bạch Đằng, cả một cảnh tượng hỗn độn phơi diễn trước mắt Hạnh , tưởng như chỉ có trong một cuốn phim. Một rừng người hớt hải ngược xuôi, cố chen lấn để đi vào bến tầu. Nhưng lúc đó chẳng còn chiếc tầu nào khả dụng. Tất cả chỉ là những chiếc hư nằm ụ chờ sửa chữa. Trước giòng người xuôi ngược vô trật tự, Hạnh càng thêm hoảng hốt . Thuận và Thảo có lẽ cũng cảm nhận được một hiểm nguy nào đó nên rất im lặng, trí óc non nớt của chúng không bắt kịp những biến đổi chung quanh. Khi những trái đạn pháo bắt đầu rớt xuống bến cảng, giòng người xuôi ngược càng thêm hỗn loạn. Hạnh bắt đầu tuyệt vọng. Nỗi buồn, niềm cô đơn và sự hoảng loạn làm nàng mệt mỏi. Nàng quyết định đem hai con về nhà vì bé Thảo kêu đói.

Trên đường về, một chiếc C-123 của quân đội VNCH phát hoả trên không vì trúng đạn phòng không. Hạnh thảng thốt nhìn chiếc máy bay đang giảm độ cao và lao xuống trước mặt nàng, phía cầu Nhị Thiên Đường, trông như một bó đuốc khổng lồ. Nhiều thân người phóng ra khỏi máy bay. Hai xác rớt xuống trước mặt Hạnh. Nàng hét lên khủng khiếp khi nhìn thấy hai thân thể nát nhừ như hai trái cà chua trên mặt đường. Không ai lưu ý, không ai có thì giờ để làm những chuyện cấp cứu thông thường. Thiên hạ chạy như một đàn ong vỡ tổ. Xe cộ đụng nhau, ai bị thương nhẹ thì vội vàng đứng dậy tự lo cho mình. Kẻ bị nặng nằm kêu la nghe hãi hùng.

Tối hôm đó, Hạnh thao thức không ngủ. Sự sợ hãi và nỗi cô đơn làm nàng khóc trong những tiếng nấc nghẹn ngào. Nàng băn khoăn không biết cha mẹ nàng lúc đó ở đâu và có được an toàn hay không. Nàng cầu mong Chấn trở về đón nàng và hai con. Hạnh biết niềm hy vọng của mình quá mong manh, nhưng trong tuyệt vọng tột cùng, nàng chỉ biết bám víu vào những hy vọng nhỏ nhoi.

Sáng sớm hôm sau, Hạnh lại chất con lên xe đi về phía nhà thờ Đức Bà mà không hiểu tại sao mình đi về hướng đó. Thấy mọi người đổ xô nhau về phía toà Đại Sứ Mỹ, Hạnh cũng vội vàng đi theo. Hàng trăm con người lao xao trước khung cửa sắt sừng sững kiên cố. Nàng biết đó là những người giầu có đang tuyệt vọng, cố bám víu chút hy vọng mong manh vào sự độ lượng của những người đồng minh đang tháo chạy.

Không một mảy may tin tưởng vào cánh cổng sắt im lìm với những người lính thũy quân lục chiến lăm lăm tay súng, Hạnh vòng sang phía hông tòa building thì thấy một cặp vợ chồng có vẻ là người Việt đang hối hả đi lại cánh cửa phụ. Người chồng bế đưá con trên tay trong khi người vợ ôm một cái túi xách nhỏ. Hạnh ngưng xe lại vì Thuận đòi đi tiểu.

Cặp vợ chồng dừng lại trước cánh cổng và đưa mắt nhìn chung quanh một cách kín đáo. Thấy Hạnh đang cho con tiểu tiện, người vợ mỉm cười gượng gạo. Cánh cửa sắt hé mở, cặp vợ chồng và đứa bé vội vã lách mình vào trong. Hạnh chợt hiểu, nàng ôm vội hai con phóng theo sau người đàn bà. Hai người lính Mỹ vội vàng đóng ập cánh cửa trước lúc hàng chục người bên ngoài bắt đầu ào tới.

Theo cặp vợ chồng có lẽ là nhân viên cao cấp của tòa đại sứ - Hạnh ôm hai con cố chạy trên những bậc thang dẫn lên sân thượng, đôi chân nàng nhiều khi muốn quỵ vì mỏi. Một trong hai người lính Thủy Quân Lục Chiến động lòng từ tâm, anh ta đón lấy Thuận, gíup nàng lên đến bãi đáp.

Một người Mỹ dân sự cầm radio điều khiển cuộc di tản cuối cùng. Mỗi chuyến trực thăng đáp xuống tuần tự bốc 10 người lớn bé trong nhịp độ hai chục phút giữa hai chuyến đáp. Hạnh ước đoán có khoảng gần trăm người, phần lớn là nhân viên Việt Nam, với khoảng sáu người đàn ông dân sự Mỹ có nhiệm vụ điều hành, một ít quân nhân Mỹ canh gác ở bốn góc sân thượng và mấy người nữa đang làm nhiệm vụ canh gác tại cổng chính. Hạnh ngồi trong số 10 người sau cùng. Cặp vợ chồng và hai đứa con đi vào với Hạnh đã được lên trực thăng ngay lúc vừa đến.

Sau bốn chuyến đáp từ lúc Hạnh có mặt, nàng nghe có nhiều tiếng súng vọng lên từ phía dưới. Mấy phút sau, hai anh TQLC Mỹ hớt hải chạy lên, một người đang bị chảy máu ở cánh tay trái. Họ đến bên người Mỹ dân sự và thầm thì với ông một lát. Người này mím môi và cau mày như suy nghĩ một chuyện hệ trong. Khi chuyến máy bay kế đáp xuống, ông ta ra lệnh cho hai người Mỹ dân sự và tám người Việt lên máy bay.

Lúc chuyến bay kế sửa soạn đáp thì có nhiều loạt súng từ dưới vọng lên. Sợ trúng đạn, chiếc máy bay chòng chành rồi tăng độ cao bay thẳng, không xuống nữa. Mấy người lính và dân sự Mỹ trao đổi vài câu đối thoại rồi vội vàng chạy lại cầu thang đi ngược trở xuống. Linh cảm một sự chẳng may, Hạnh vội ôm hai con chạy theo. Nhưng nàng không có cách nào đuổi kịp họ.

Khi xuống đên lầu một, Hạnh thấy một rừng người đang tràn vào khuôn viên tòa đại sứ và bắt đầu cuộc đập phá, cướp bóc. Kinh hoảng, Hạnh vội vã chạy ra đường. Chiếc xe Honda nàng dựng bên lề đường vẫn còn nằm nguyên tại chỗ. Hạnh chán nản, không còn tin tưởng vào bất cứ một cơ may nào khác nên quyết định về nhà trong lúc thiên hạ vẫn còn hối hả ngược xuôi. Kẻ tìm đường thoát chạy trong kinh hoàng, kẻ hung hãn xông vào các kho hàng, các của tiệm để vơ vét của cải.

Sáng hôm sau, Hạnh ngồi buồn bã, tâm tư héo hắt trong bầu trời ẩm đục lất phất mưa. Khi Dương Văn Minh lên tiếng đầu hàng, nàng có cảm giác đầu óc mình khô quánh. Nàng cầm một ngàn dollars Mỹ lên, nhìn chúng với đôi mắt thất thần rồi ném vào bếp than như vất đi những mảnh giấy lộn.

Những ngày kế tiếp là những đổi thay khủng khiếp với Hạnh. Nàng chới với trong nỗi cô đơn cùng tận. Chỉ còn nàng và hai đứa con bé nhỏ luôn miệng hỏi ba và ông bà. Nhiều khi bị con hỏi tới tấp Hạnh đâm bực, phải hét lên cho chúng im. Lúc thấy hai con khựng lại ngó nàng với ánh mắt sợ hãi Hạnh chợt hối hận và ôm con vào lòng khóc nức nở. Căn nhà mặt tiền bề thế "được" chính quyền mới mượn làm trụ sở uỷ ban quân quản thành phố, và ba mẹ con nàng phải dọn ra căn nhà nhỏ phía sau mà trước đây gia đình chồng dùng làm nhà kho và chỗ ở của người làm. Ít lâu sau, căn nhà được giao cho Uỷ Ban Nhân Dân làm đồn công an.

Những ngày đầu, Hạnh đóng cửa nằm nhà trong sợ hãi và âu lo.

Nàng không hiểu những gì sẽ xãy đến cho mình khi suốt ngày người ta kêu gọi họp hành . Mỗi đêm nàng ôm hai con ra trụ sở phường học tập chính sách này nọ. Người ta nói đến lao động sản xuất, đến kinh tế mới, đến thủy lợi và đến đánh đổ tư sản mại bản. Bao nhiêu vải vóc trong tiệm buôn của gia đình chồng nàng giờ đây đã bị kiểm kê, Hạnh không còn một chút quyền hành nào. May mà người ta còn cho ba mẹ con nàng tá túc trong cái nhà kho nơi gia đình nàng sinh sống trước đây.

Hạnh còn một chút vàng và nữ trang nên bán dần để sinh sống qua ngày. Nhưng nàng không thể ngồi không nuôi con, vì mụ tổ trưởng dân cách mạng 30 tháng tư đã chẳng để nàng ngồi yên mà nuôi con. Mụ hô hào cải cách tư duy, rằng mọi người phải lao động để sản xuất tăng gia, rằng chỉ có lao động mới là vinh quang, rằng tư sản mại bản là bóc lột. Mụ nhìn những chiếc áo kiểu Hạnh mặc với tia nhìn của một con cú . Hạnh không chịu nổi những câu chì chiết của mụ, nên phải mướn nhuộm chúng thành những tấm áo nâu và đen, nhìn rất bẩn thỉu. Để mụ tổ trưởng đừng rêu rao nàng còn nhiều tiền lắm bạc, Hạnh phải mướn người đóng một cái sạp gỗ nhỏ bán đồ ăn sáng ngay phía trước nhà nàng.

Mỗi tháng nàng phải trả tiền thuê người đi thủy lợi cho nàng bốn ngày. Mụ tổ trưởng nói cách mạng khoan hồng, thấy nàng có con nhỏ nên cho nàng cái đặc ân thuê người đi thay. Tiền nàng bán hàng ăn sáng cũng chỉ vừa đủ trả tiền mướn người đi lao động thay mình.

Gần một năm sau Hạnh mới nhận được tin cha mẹ nàng qua địa chỉ người chú bên Pháp. Trong thư, Hạnh được biết gia đình nàng gặp Chấn lúc ở đảo Wake. Hạnh tuy buồn vì chưa nhận dược thư của chồng, nhưng nàng mừng vì biết chàng và gia đình chồng bình an, hiện đang định cư ở California. Hạnh cho là Chấn chưa dám liên lạc vì sợ bất lợi cho mẹ con nàng.

Nhiều lần rất khó chịu vì phải ở kế bên và vào ra chạm mặt với những người đã chiếm đoạt nhà cửa của mình, nhưng Hạnh cố bám trụ, không dọn đi nơi khác, mặc dù uỷ ban nhiều lần đề nghị đổi cho nàng một căn nhà nhỏ mà họ tịch thu của những gia đình "tư sản" khác. Nàng không muốn dời nhà vì sợ mất thư Chấn nếu một ngày nào đó chàng liên lạc về địa chỉ cũ.

Rất nhiều đêm Hạnh không ngủ. Nàng nằm ôm hai đứa con nhỏ dại khóc vùi. Bao nhiêu hy vọng, bao nhiêu ước mơ nàng ấp ủ cho con cái đã tan thành mây khói. Giờ đây Hạnh trắng tay. Nàng chỉ còn lại niềm cô đơn , những cơn ác mộng hằng đêm, và nỗi nhớ nhung da diết về những người thân yêu nay đã xa vời vợi... Nàng nhìn thấy một con đường hầm dài hun hút trong một tương lai mịt mờ. Nếu không có hai đứa con, có lẽ Hạnh sẽ không có đủ nghị lực để kép dài cuộc đời buồn thảm và đơn lẻ của mình.

Sáng sáng nàng thức dậy trong nỗi chán chường, không muốn mở mắt để phải đối diện với những giớ phút cô đơn khủng khiếp. Buổi tối nàng đi vào giấc ngủ với hai giòng nước mắt quạnh khô. Giữa những tiếng hát lạ lùng gào thét từ các loa công cộng, Hạnh thấy như mình đang chìm vào một thế giới của thần chết. Chưa bao giờ Hạnh thấy thèm chết như những ngày này. Cái chết lúc đó đối với Hạnh là sự giải thoát, là con đường đưa vào vô thức. Nhưng nàng biết nàng không có đủ can đảm để kết liễu cuộc sống của hai đứa con vô tội.

Hạnh cay đắng nhận ra rằng lúc người ta sẵn sàng đón nhận cái chết, thì hình như cái chết lại trở nên khó khăn và kênh kiệu. Nó như một phần thưởng, một ơn huệ.

Nên nàng cứ phải sống mà không biết sống để làm gì khi chẳng thấy có ngày mai.

HUYỀN THOẠI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,679,638
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến