Hôm nay,  

Dạy Tiếng Việt Ở Hải-ngoại Bằng Thơ

20/03/200600:00:00(Xem: 116049)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Victoria, Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 (Thành phố Footscray) & Teacher of the Year 1997 (Tiểu bang Victoria). Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là “Nhật Ký Cô Giao Lớp Việt Ngữ Cuối Tuần, chia sẻ kinh nghiệm của một Teacher of The Year, được viết với tâm nguyện góp sức duy trì ngôn ngữ & văn hoá Việt cho những thế hệ trẻ tại hải ngoại một cách hiệu quả nhất. Sau đây ài thứ hai. Ban phụ trách sơ tuyển giải thưởng Việt Báo mong “Nhật Ký Cô Giáo Việt Ngữ” của Ai Cơ Hoang Thịnh -và thêm nhiều nhật ký khác nữa của các cô giáo, thầy giáo Việt ngữ khác- sẽ còn được viết tiếp.

*

Ngày… tháng … năm …

Kính gửi cô Ai-Cơ Hoàng-Thịnh,

Từ hơn mười năm nay, cộng đồng Việt tại tiểu bang này đã được biết đến những nỗ lực của cô trong việc duy trì tiếng mẹ đẻ cho trẻ Việt tại hải ngoại, trong đó may mắn có con em chúng tôi. Hôm nay tôi xin đại diện một số đông phụ huynh học sinh Việt gửi đến cô lá thư này để tỏ lòng mến mộ và biết ơn cô.

Chúng tôi vẫn đồng ý với nhau rằng nhờ được học cô mà con em chúng tôi rất vững tiếng Việt, về cả bốn mặt nghe, nói, đọc, viết, hơn hẳn con em của bà con bạn hữu chúng tôi sống ở nơi khác. Điều đáng mừng nhất là các cháu thấm nhuần được những nét văn hóa truyền thống Việt tốt đẹp, biết ăn nói cư xử lễ phép, kính trên nhường dưới, biết công ơn cha mẹ, biết chăm chỉ học hành, biết chứng tỏ với người bản xứ rằng trẻ Việt vừa giỏi vừa ngoan v.v...

Chúng tôi cũng mong nhân cơ hội này xin cô phổ biến kết quả học tập rất đáng hãnh diện của con em chúng tôi (cũng chính là học trò cô), vừa để khích lệ các cháu, vừa để chứng minh với biết bao phụ huynh và học sinh khác rằng: tiếng Việt rất đáng yêu, dễ học, còn dễ học hơn tiếng Anh nữa. Mà kinh nghiệm bản thân đã cho tôi thấy rằng: đối với một người mẹ không rành tiếng Anh như tôi, những gì các con tôi học được từ chương trình tiếng Việt chính là chiếc cầu tuyệt vời nối kết tôi với các con, tôi với xã hội Âu Mỹ và các con tôi với nguồn gốc Việt.

Thân kính,

Nguyễn thị Sâm

*

Ngày… tháng … năm …

Chị Sâm quý mến,

Bao giờ tôi cũng rưng rưng xúc động trước những bày tỏ chân tình của học sinh hay phụ huynh dành cho mình. Chính những ánh mắt trong sáng đầy tin tưởng của đám học trò thân yêu và chính những lời chân tình như thế của phụ huynh đã giúp tôi vượt qua trùng trùng khó khăn thử thách trong nghề "bán cháo phổi" này. Cảm ơn chị Sâm rất nhiều.

Theo lời yêu cầu rất hợp lý của chị, tôi xin phổ biến thành quả học tập mới nhất, trong năm nay của học sinh trường Tiểu học Footscray. Vì đồng thời với thư của chị, tôi nhận được thư của một số bạn hữu và giáo viên các trường Việt ngữ cuối tuần ở các cộng đồng hải ngoại khác, yêu cầu tôi chia sẻ kinh nghiệm sọan giảng làm sao cho trẻ Việt ham thích học tiếng Việt, nên xin chị cho phép tôi lần lượt trình bày các diễn tiến học tập trước khi đưa đến kết quả tốt đẹp mà các cháu đạt được:

Để dạy Tiếng Việt cho cấp lớp Vỡ Lòng, Một, Hai và Ba, thay vì bắt các em ê a đánh vần (khiến các em nhàm chán, khó nhớ, dễ quên) tôi tận dụng các trò chơi/ bài hát đơn giản/ truyện cổ tích mà trẻ con yêu thích. Mở đầu một bài học, tôi cho các em được vui chơi/ múa hát/ đóng kịch trước đã. Trẻ con thuộc rất mau và nhớ rất lâu lời các bài hát, các câu chuyện. Sau khi các em nghe rành, nói đúng các lời ấy, tôi mới cho các em trông thấy bài hát, câu chuyện viết trên giấy.

Mỗi buổi học, tôi chỉ tập trung sự chú ý của các em vào một vài từ /ngữ / âm / vần có trong lời bài hát, câu chuyện đó để dạy các em ráp vần, đọc và viết mà thôi. Chẳng hạn, sau khi các em đã hát và chơi bài "Múa Voi", tôi chỉ hoặc dạy các em vần "oi" , hoặc phụ âm đầu "k" / "c" mà thôi.

Cuốn Các Trò Chơi Cổ Truyền Của Trẻ Em Việt Nam, viết bằng Anh và Việt ngữ của tôi, vừa xuất bản tại Melbourne, có trình bày rõ ràng từng bước cách chuẩn bị và biến một trò chơi cổ truyền Việt nam thành một bài học sinh động, hào hứng.

Các băng nhạc cassette, CD, video và karaoke dành riêng cho thiếu nhi Việt (sản xuất tại Mỹ và Úc) hiện nay bán đầy rẫy ở các tiệm sách, chứ không hiếm hoi như trước kia. Các sách truyện thiếu nhi (in ở Mỹ và Úc) cũng không thiếu. Riêng tôi, tôi đã dịch hàng ngàn cuốn sách nhỏ từ tiếng Anh sang tiếng Việt, nhằm đáp ứng nhu cầu đọc sách mỗi ngày của hơn trăm học sinh Việt tại trường tôi.

Với học sinh Việt thuộc cấp lớp 3, 4, 5 và 6, thay vì bắt các em "viết chính tả" (các em rất sợ) hoặc "chép từ bảng xuống tập" (chỉ giúp các em luyện chữ viết) hoặc "học thuộc lòng" (khá vất vả cho các em), tôi thử dùng phương pháp "tập làm thơ" mà tôi đã áp dụng thành công với vô số trẻ Việt sinh ở hải ngoại, trong đó có hai con ruột của mình.

Quả nhiên, phương pháp này đã hấp dẫn được tất cả học sinh, kể cả những em vốn thiếu tự tin và "sợ Tiếng Việt vì khó học quá". Tôi bắt đầu bằng một đề tài rất gần gũi với các em:"Bạn Em"; đồng thời tận dụng những từ vựng mà chắc chắn các em rất quen thuộc: tên của chính các em.

Trong tiết thứ nhất, tôi dùng tên các em để phân biệt vần BẰNG (dấu huyền và không dấu), với vần TRẮC (dấu sắc, hỏi, ngã và nặng). Rồi tôi cho các em thử tìm các vần bằng / trắc trong bài thơ Học Trò Tôi (do chính tôi viết về các em).

Đến tiết thứ nhì, các em làm việc theo nhóm hai hoặc ba người. Mỗi nhóm giúp nhau ráp được càng nhiều từ vựng cùng vần với tên từng em càng tốt. Chẳng hạn, nhóm A gồm hai em tên Vi và Mỹ Xuyên. Hai em này giúp nhau ghép các phụ âm đầu với vần "i" và "uyên", viết thành 2 cột chữ. (Biết hai em sẽ "vất vả" với vần "uyên" nên tôi đến tận nơi giúp và cắt nghĩa rằng các em có thể dùng thêm vần "iên", vì 2 vần này nghe hao hao như nhau). Ví dụ đây là 2 cột chữ do Vi và Mỹ Xuyên ráp được:

"i" "uyên/ iên"

(so) bì (đánh) chuyền

chi (tóc) huyền

di` huyên thuyên

đi thuyền

ghi khuyên

khi (có) quyền

lì (khoai) chiên

(nhu) mì hiền

(cái) ni liền

nhì miền

nghi (tự) nhiên

phì phiền

thi tiên

vì tiền

v.v... v.v...

Qua việc ráp phụ âm đầu với vần thành chữ, các em đã cùng tìm tòi và làm giàu vốn từ vựng cho nhau, đồng thời giúp nhau luyện / củng cố khả năng đánh vần. Ngoài ra tôi dành 15 phút cuối tiết để phân tích cho cả lớp những chữ viết sai, chẳng hạn "có diêng" (duyên), "có guyềng" (quyền), "chơi đánh chiềng" (chuyền), nhà "ghạch" (gạch) hai "thừng" (từng), "giàng mái" (dàn máy), "dử dình" (giữ gìn), "sặc sẻ" (sạch sẽ), "cắc dáng bong hòng" (cắt dán bông hồng), "dở kịt" (vở kịch), "trơừng" (trường), v.v...

Tiết thứ ba, các nhóm viên nhìn vào 2 hoặc 3 cột chữ ấy và "phỏng vấn" lẫn nhau, chẳng hạn Vi hỏi Mỹ Xuyên: "Bạn có biết/ thích chơi đánh chuyền không"" hoặc "Bạn có thích khoai chiên không"", v.v... Cuộc phỏng vấn giúp các em luyện khả năng đặt câu hỏi, trả lời, thu lượm và ghi nhớ tin tức. Sau cuộc phỏng vấn, Vi đã gom được khá nhiều ý để viết một đoạn văn hay làm một bài thơ ngũ ngôn về Mỹ Xuyên.

Tiết thứ tư và năm, mỗi nhóm chia sẻ bài của nhóm mình với cả lớp, được tôi và cả lớp góp ý nhuận sắc lại. Các em đã cười ròn rã không ngớt trong 2 tiết này khi được giúp nhận ra những nhầm lẫn thông thường và ngộ nghĩnh. Chẳng hạn, "giật đồ" (giặt đồ), "đẻ" chơi (để chơi), "lồng mẻ" (lòng mẹ), "chòn chử híu" (tròn chữ hiếu), "ich yew" (ít nhiều), con "neat"(nít), "đến đái" (đền đài), v.v...

Tiết thứ sáu, các em viết, minh họa và trình bày bài của nhóm mình cho thật đẹp, rồi hãnh diện đem trưng bày trên tường ngoài hành lang cho cả trường xem. Chưa hề nghêu ngao "học thuộc lòng", nhưng rõ ràng là em nào cũng đã thuộc nằm lòng và sẽ nhớ mãi mãi các bài văn/ thơ có liên hệ mật thiết đến chính mình.

Sau đây là kết quả 6 tiết học tập hào hứng của các lớp 3/4 D, 3/4 S, 4/5 S, 5/6 H và 5/6 M, Trường Tiểu học Footscray. Một số em tỏ ra có năng khiếu đặc biệt về thơ. Một số khác cần được cả lớp giúp sức. Tôi đã hỏi ý các em. Các em bằng lòng cho tôi phổ biến "tác phẩm " và tên thật của các em.

BẠN EM

Bạn em tên Mỹ Xuyên,

Tính nết rất dịu hiền,

Da trắng hồng, xinh xắn,

Hai má lúm đồng tiền.

(Trần Thu Trang)

Bạn em tên là Vi,

Không bao giờ phá, lì.

Mà dịu dàng, duyên dáng,

Và không thích so bì.

(Lê Hoàng Hiệp)

Bạn em tên Quỳnh Như,

Được cưng mà hổng hư,

Học hay, ca múa giỏi,

Và rất thích viết thư.

(Võ Kim Nhi)

Bạn em tên Thu Trang,

Không thích đi lang thang

Hay diễu cười dí dỏm,

Ít mặc màu nâu, vàng.

(Jacqueline Dương Trác Ngọc)

Bạn em tên Trác Ngọc,

Vừa giỏi vừa chăm học,

Đêm đêm thích ngắm trăng

Và say mê viết, đọc.

(Mei-Sin Lai Mỹ Xuyên)

Bạn em tên Kim Nhi,

Tính nết rất nhu mì,

Giúp bạn cùng học giỏi,

Dễ thương khó ai bì.

(Mimi Huỳnh Quỳnh Như)

Bạn em tên là Phong,

Chỉ thích ở trong phòng,

Coi ti vi, đọc sách,

Không thích đi lòng vòng.

(Nguyễn Vinh Quy)

Bạn em tên Phan Tú,

Hên quá, có người chú,

Cứ cho tiền xài hoài,

Và đồ chơi đầy tủ.

(Quách Tuấn Anh)

Bạn em tên Tuấn Anh,

Ăn vừa khoẻ vừa nhanh,

Chữ viết nhỏ và đẹp,

Có chị tên Tuyết Anh.

(Tony Phan Tú)

Bạn em tên Hoàng Hiệp,

Hay đi chơi với Diệp,

Quấn quýt như chị em,

Không sợ ai ăn hiếp.

(Nguyễn thị Vi)

Bạn em tên Ngọc Hùng,

Không thích chạy lung tung.

Dù bị ai chọc ghẹo,

Bạn cũng không nổi sùng.

(Lớp 4/5 S)

Bạn em tên Diệu Hương,

Vừa xinh, vừa dễ thương,

Chăm ngoan và lễ phép,

Lại học giỏi nhất trường.

(Lớp 4/5 S)

Bạn em tên Huệ Sang,

Ăn mặc rất đàng hoàng,

Nhưng lại hay mắc cở,

Trông hiền như cành lan.

(Lớp 5/6 H)

Bạn em, Michelle Thương,

Yêu thích những giọt sương,

Hay ngồi dưới gốc phượng,

Không muốn bị coi thường.

(Lớp 5/6 M)

Bạn em tên Huỳnh Anh,

Không ưa mùi tỏi hành,

Có rất nhiều bạn tốt,

Để cùng chơi đá banh.

(Lớp 5/6 H)

Bạn em tên Sơn Anh,

Rất ham chơi đá banh,

Thích vẽ hình hí hoạ

Chạy đua thì rất nhanh.

(Lớp 5/6 H)

Bạn em tên Tú Trinh,

Dáng nho nhỏ xinh xinh,

Hiền lành và lễ phép,

Ai cũng có cảm tình.

(Lớp 5/6 H)

Bạn em tên Quốc Linh,

Không thích chơi một mình,

Nên có nhiều bạn lắm,

Cùng mê phim hoạt hình.

(Lớp 5/6 M)

Bạn em tên Thi Hương,

Dáng dong dỏng, xương xương,

Hay cười đùa vui vẻ,

Nên ai thấy cũng thương.

(Lớp 5/6 H)

Bạn em tên Quốc Nam,

Rất hay ăn bưởi, cam,

Không ưa người đánh lộn,

Và những ai nói xàm.

(Lớp 5/6 H)

Bạn em tên Thùy Dương,

Vì tính hay ngủ nướng,

Nên hổng thích đến trường,

Vào những ngày gió chướng.

(Lớp 3/4 D)

Bạn em tên là Việt,

Thích học đọc, học viết,

Luôn cố gắng, chăm ngoan,

Nên càng ngày càng biết.

(Lớp 3/4 D)

Bạn em tên Thu Hằng,

Cả ngày chỉ thích ăn,

Có em là bé Thảo,

Cả ngày chạy lăng xăng.

(Lớp 3/4 D)

Bạn em tên Thuý Vi,

Tính nết rất nhu mì,

Say mê môn Tiếng Việt,

Trong lớp, giỏi nhất nhì.

(Lớp 5/6 H)

Bạn em tên là Mỹ,

Lúc nào cũng suy nghĩ,

Học giỏi và rất chăm,

Với bạn, rất chung thủy.

(Lớp 5/6 H)

Bạn em tên Tường Vân,

Chơi với Thương rất thân,

Hai người hợp tính nết,

Cùng đi chơi xa gần.

(Lớp 5/6 H)

Bạn em tên Ngọc Bích,

Bánh kẹo thì rất thích,

Hổng ngán bị đau răng

Nhưng lại sợ bánh ít.

Em có bạn tên Uyên,

Cùng vần với tên em,

Học hay, ca múa giỏi,

Và cười thật có duyên.

Em có bạn tên Hồng,

Cao chưa được một thước

Nên phải có người bồng

Mỗi khi cần uống nước (từ vòi).

(Phạm Vương Tiên 3/4 D)

Tuyệt vời nhất là các em đã đem được nguồn hứng khởi về đến tận gia đình! Sau đây là một số bài do các em tự ý viết thêm ở nhà:

NHỮNG NGƯỜI THÂN

Anh em tên là Duy

Tính tình rất lạ kỳ:

Đi học, thì hổng thích,

Mà lại thích đi thi!

(Lê Hoàng Hiệp)

Em em tên Đăng Khoa,

Thích kem sô cô la,

Hay bày bừa, phá phách,

Nên bị ba mẹ la.

(Trần Thu Trang)

Mẹ Như tên là Lụa,

Khuôn mặt rất sáng sủa,

Ngày nào cũng ngâm thơ,

Hoặc xem phim ca múa.

(Võ Kim Nhi)

Chị em tên Phương Thảo,

Rất sợ trời mưa bão,

Thông minh và học chăm,

Biết chiên trứng trên chảo.

Em em tên Thiên Hương,

Nhỏ xíu và dễ thương,

Ngày nào cũng ráng học,

Vì hổng muốn ăn "lươn".

(Jacqueline Dương Trác Ngọc)

Mẹ Nhi tên là Trang,

Dáng vừa đẹp vừa sang,

Có bốn người con gái,

Ai cũng giỏi, chăm, ngoan.

(Mimi Huỳnh Quỳnh Như)

Ba em tên là Anh,

Chơi thân với bác Thanh,

Hai người cùng chịu khó,

Và vui vẻ, hiền lành.

(Nguyễn thị Vi)

Cô em cũng tên Bích,

Cũng ghét chuyện cổ tích,

Cũng mít ướt quá trời,

Và rất sợ ong chích!

(Phạm Vương Tiên 3/4 D)

Hy vọng rằng những bài thơ tuy còn non nớt nhưng hồn hậu đáng yêu trên đây, của các em bé Việt nam sinh ra và lớn lên trên đất Úc, đã đem lại nụ cười phấn khởi cho các bậc phụ huynh / ông/ bà/ chú/ bác hằng quan tâm đến sự duy trì và phát triển ngôn ngữ mẹ cho các thế hệ tương lai.

Đồng thời, hy vọng rằng bài chia sẻ kinh nghiệm này sẽ gửi gấm được chút ý kiến, cảm hứng và niềm tin đến các thày cô đang dạy Tiếng Việt cho trẻ Việt ở hải ngoại, tin rằng cháu nào cũng thừa lòng yêu thích và khả năng học tiếng mẹ, rằng không những các cháu có thể nói, đọc, viết rành rẽ mà còn LÀM THƠ bằng tiếng mẹ được nữa kia!

Thân ái,

Ai Cơ Hoàng Thịnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,184,790
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến