Hôm nay,  

Katrina Tình Yêu

13/02/200600:00:00(Xem: 126984)
*

Người viết: TRÂN NGUYEN

Bài số 935-1535-259-vb7021106

*

Tác giả Trân Nguyen sinh năm 1970, cư dân Monterey Park, Nam California, đang làm việc tại St. Joseph Providence Med. Center; Nghề nghiệp: siêu âm. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là “Chuyện Cấm Đàn Ông”, “Ân Nhân”. Bài mới nhất lần này là chuyện một tình yêu thầy trò mang tên cơn bão Katrina thảm khốc.

*

Lòng trĩu nặng, ngổn ngang, mâu thuẫn... Tinh Tú bước những bước thẫn thờ vào thư viện, cẩn thận khoác chiếc áo vào thành ghế, nhìn miên man vô định. Trời đã vào Đông, gió buốt buốt, mơn man cảm xúc... Cô bỗng dưng khao khát cái cảm giác làm thiếu nữ, cái cảm giác mà những mùa thi cam go đã vô tình bóp chẹt. Đã lâu rồi, không được ngồi trên bàn viết để hý hoáy những dòng nhật ký, chép những vần thơ... toàn là bài vở, bài vở lút đầu lút óc... khiến cô u u, mê mê.

- Tinh Tú, không phải giờ này còn dưới khoa tim mạch với thầy Johnson sao"

- Có test, xong sớm. Còn Khải"

Anh đút tay vô backbag lôi ra một con gấu nhỏ mềm nhũn, vừa lòng bàn tay:

- Tinh Tú, listen... listen.

Con gấu gục gặc: ''I love you, I love you''

Anh cười khì khì, còn Tinh Tú thì nhăn mặt:

- Khải ... kỳ!!!

- Sắp làm cô dâu của Khải rồi, gì mà kỳ...

Tinh Tú cười không mấy rạng rỡ:

- Được rồi chú rể... đợi tốt nghiệp xong có việc làm hẳn tính.

- Đi ăn cơm.

- Không đi, giữ eo...

- Vậy thì...

- Tinh Tú - Mình đi, cái lão bác sĩ Phan đang đi tới kìa, Anh không có cảm giác tốt với ông này, Tinh Tú cũng nên cẩn trọng.

Mắt cô tròn xoe ngơ ngác:

- Đừng nói Khải ghen nghe! Một người thầy đáng kính và còn là đồng hương của mình, không lẽ Khải ủng hộ thầy Johnson Mỹ đen à" Bác sĩ Phan vẫn luôn quan tâm và ưu ái với Tú lẫn Khải kia mà... Ảnh ... là người đầu tiên thành công ca phẫu thuật ghép Stem Cell cuống rốn trẻ sơ sinh và ở những người bị ung thư máu... thật là đáng khâm phục.

Cô thao thao mà không biết Khải có để lọt lỗ tai chữ nào không nữa. Khải vốn dị ứng với ổng mà. Anh đứng dậy lễ phép:

- Em có việc phải đi trước, chào bác sĩ Phan.

- Chào, chào hai đứa. Chào Tinh Tú!

Cô không hé nửa lời chỉ mỉm cười. Bóng Khải rầu rầu, bỏ xa. Cô cũng có áy náy, nao lòng. Nhưng...

- Sao hôm nay thực tập có ca nào interesting không" Ghi chép được gì đưa chú coi"

Tinh Tú phùng má, phụng phịu:

- Hơn người ta có mấy tuổi đâu mà đòi làm chú.

Cả hai bật cười thành tiếng. Anh lấy tay xuỵt miệng tình tứ, nhìn quanh... Thư viện im lặng quá.

Anh kéo ghế, ghé sát một bên thì thào vào tai cô:

- Lo học đi cô bé!

Cô nguýt dài:

- Có chuyện gì khác ngoài chuyện học không"

- Ví dụ chuyện gì"

- Chuyện người lớn.

Tự cô nói rồi cũng tự chính cô đỏ mặt như say.

- Thầy đã dành rất nhiều thì giờ để soạn bài vở cho em ôn thi, cẩn thận ghi chép, biết bao nhiêu là tài liệu, đề cương, còn cả luận án tốt nghiệp nữa, viết cả.... đêm! Vậy sao mỗi lần gặp nhau... thầy chẳng nói nửa lời.

Cô nghiêng đầu dò hỏi.

Anh cười, cái cười nửa nụ bí ẩn, gọi mời quyến rũ... Ngần ấy tuổi mà chẳng lẽ anh lai bối rối vì một nhãi con hỉ mũi chưa sạch như cô. Anh tần ngần một lúc rất lâu:

- Anh ngại Khải không vui. Hai đứa đều là học trò cưng của tôi.

Cô lí nhí:

- Má em với mẹ của Khải là bạn thân! Tụi em... cô ngập ngừng... cũng vậy. Tất cả chỉ có vậy.

Cô nhìn anh, ánh mắt chờ đợi, khao khát. Anh nhìn cô gật đầu đằm thắm rồi gượng nhẹ ôm cô vào lòng. Cô run rẩy hạnh phúc, nhưng kể từ lúc đó cô cảm thấy bất an mỗi giờ mỗi khắc. Anh hoàn thiện quá, đa tài quá. Cô có gì để ''giữ'' được anh"

Cô đã nhiều lần ngắm mình trong gương, và sợ... mình không đủ đẹp để sóng đôi bên anh. Công bằng mà nói, cô khá xinh, lại ở cái độ tuổi con gái mà ông trời không thể nào bắt xấu: da tóc mềm mượt như nhung, hai má ửng hồng, mắt nhìn vời vợi... Ngực áo căn phồng theo từng nhịp thở nhấp nhô. Cô chỉ có mỗi cái tội là hai hàm răng bị nhiễm kháng sinh từ bé, có mấy chiếc răng vàng khè như răng người hút thuốc lào. Nên cô có thói quen hay chúm chím nhiều hơn là cười, coi vậy mà lại duyên, lại kín đáo, e lệ, nữ tính.

Còn ở anh, ở bất kỳ góc độ nào cô nhìn anh đều khả ái, cương nghị, đáng tín: gương mặt chữ điền, mắt kiếng trắng, cười nửa nụ... làm cô cứ ngất ngây. Có một lần ngồi với anh, bỗng đâu có một sản phụ đẻ rớt ngay trước sân bịnh viện. Anh lao ra, tay chân thoăn thoắt, tài nghệ, đôi mắt sáng quắc, bản lãnh và sự nhanh nhẹn của anh cứ đeo đuổi cô. Cô yêu anh quá, phục anh quá!

*

- Tú!!

Má cô bước vào phòng cắt ngang dòng hồi tưởng.

- Con gái má làm gì mà ngồi thừ ra đó"

Cô không trả lời di di bàn chân dưới đất.

- Dạ...

- Bà má Khải mới bưng qua cho tô cari, con qua chơi nhớ nói vài câu cho bả mát lòng. Con về bên bển nói nào ngay má không lo gì chỉ không muốn con mới vừa tốt nghiệp xong là bỏ má đi.

Cô ngập ngừng, do dự không thành câu:

- Má, Khải... sạch sẽ, đôn hậu quá, làm con bận lòng nhiều hơn là yêu thương!

- Bậy bạ! Má cô ngắt lời.

- Đường ngay thẳng dễ dàng không đi... không lẽ chọn nẻo chập chùng khúc khuỷu... Con!

Cô rất đồng tình với lời lẽ của Má, nhưng con tim lúc nào cũng ngỗ ngược, trái ý, biết làm sao được.

Căn phòng đó lẽ ra cô không được bước vào, cô chỉ là sinh viên thực tập, căn phòng dành riêng cho bác sĩ ''No admitting, doctor only''. Cô sững sờ, ngơ ngác, hoa thơm cỏ ngát, mọi vật tinh tươm, ngăn nắp quá...

- Bác sĩ Phan... khe khẽ thôi, anh làm em ngộp thở quá!

- Nhưng mà anh yêu em quá, yêu em chết thôi! Không lẽ... em không yêu anh sao... Em ngại gì, giọng anh đứt quãng... Em ạ..

Cô trở nên thụ động từ bao giờ, cô ấp úng, ầm ừ, ư hử yếu ớt... ngôn từ của những kẻ khôn ba năm dại một giờ. Rồi chỉ còn lại tiếng da thịt cọ xiết vào nhau. Ngoài kia, gió như những nhát roi trong đêm đen, vã mạnh vào cửa sổ, mây mù kéo đến rất nhanh, vạn vật tối đen và sấm chớp, tất cả như che đậy đồng lõa. Xoảng... có tiếng thủy tinh rơi... và... tiếng áo quần va vấp. Phan bình tĩnh, nhổm dậy... và ngay sau đó, anh lập tức bịt miệng cô bằng đôi môi khao khát, nóng bỏng, tê cháy đàn ông... từng dấu chấm, mỗi dấu phẩy đều thành thạo, như một kẻ lao luyen chuyên nghiệp... Đừng lo, đã có anh bên cạnh và... cửa đã khóa rồi!!

Mắt kiếng anh, môi miệng anh nhễ nhại, tham lam trên trinh nguyên con gái của cô, vậy mà cô vẫn nhìn anh tin yêu... dâng hiến trong sạch. Còn đối với anh, một cô bé mới từ giã học đường còn quá non choẹt như cô, quả mới mẻ và hấp dẫn quá, anh làm sao cưỡng lại được mình.

*

Cô lần theo địa chỉ của một đứa bạn Mễ đã đến đây nhiều lần, nó quả quyết là ''An toàn và kín đáo''. Tất nhiên là cô làm sao dám chia sẻ với ai khác ngoài cô bạn không mấy thân này. Quả nhiên là có địa chỉ này thật. Căn nhà ngay mặt đường, nhưng không có vẻ gì là một nơi làm việc, không có tên bác sĩ, không có địa chỉ liên lạc... chỉ độc nhất một bảng gắn khiêm tốn ''Pregnancy Center''. Cô... rợn cả sống lưng, nhưng đâu còn chọn lựa nào khác bây giờ. Cô lấy hết can đảm nhấn chuông. Một bà Mễ phốp pháp, nặng nề không mấy gì thân thiện ra mở cửa. Bà nhìn đồng hồ: - Well, thật là đúng giờ...

Cô bước vào căn phòng ẩm thấp chật hẹp. Bà lục trong ngăn tủ mốc meo lôi ra một xấp giấy: - Tên, tuổi, có thai, hư thai, phá thai hết thảy mấy lần" Kinh nguyệt ngày nào ghi vô hết... không có gì phải dấu diếm, ở đây hoàn toàn kín đáo và bảo vệ riêng tư cá nhân.

Cô choáng váng ấp úng: - Thưa bà... tôi chưa từng... lần đầu tiên ạ. Bà ta cắt ngang: - Được rồi, không còn nhiều thời gian đâu, trong trường hợp khẩn cấp, liên lạc được với ai" Cô rùng mình, liên lạc được với ai bây giờ, có bề gì ... thôi cứ để cô ''đi'' luôn cho xong. Cô sống làm gì trong nỗi vô phương và bế tắc này. Cô ngần ngừ muốn ghi tên chàng- bác sĩ Phan - người thân thiết nhất của cô bây giờ, cũng là người rõ ràng và ủng hộ việc làm này. Nhưng không đành sao đó, cô lại đặt bút xuống ghi tên thầy Arthur Johnson, địa chỉ số phone nơi cô đang thực tập. Bà ta đọc lại một lần rồi gắn vào cổ tay cô... trước khi ''ra tay'' bà tuyên bố chắc nịch:

- Ở đây chỉ nhận cash... cám ơn.

Xong rồi!!!

Cô mở mắt ra, máu lạnh vẫn tiếp tục xuất ra, làm cô đau đớn cả thể xác lẫn tâm hồn. Tối về đau quá thì uống thêm thuốc giảm đau, kháng sinh thì nhứt định phải uống... đừng cử động nhiều, nếu không máu sẽ không cầm đâu.

Cô lảo đảo, run rẩy... bước thấp bước cao. Trời cheo leo lạnh - buốt và khô. Cô mở máy cho xe lao đi vô hồn.

Có tiếng chuông reng, khúc nhạc tình ca ngày cưới, người tình gọi cho cô:

- Tinh Tú à, tốt đẹp không em. Tối nay anh trực phòng cấp cứu, không thể tới tìm em...

- Bác sĩ Phan... cô luống cuống... Anh... anh sẽ cưới em chứ...

Anh bỗng im lặng một hồi rất lâu bên kia...

Khong con tu chu duoc nua, Co gat nhe:

- Anh đâu rồi Phan"

Cũng y như cai lần đầu tỏ tình với cô, anh lưỡng lự mot hoi that lau mới lên tiếng:

- Tinh Tú, bình tĩnh nghe anh nói... Anh rất là yêu em, anh ước gì anh có thể cưới được em.

- Anh nói sao"

Cô lảo đảo, cảm tính nhạy bén của người phụ nữ mách bảo một điều mà cô đã ngờ ngợ... từ cái đêm hôm ấy. Tim cô cứng lại, máu cô ngừng luân chuyển. Máu ở nơi sâu kín nhất tuôn ra ồ ạt... thân thể cô lạnh dần... giữa dòng xe freeway xuôi ngược... cô đi êm ái, nhẹ nhàng bay bổng... thoang thoảng bên tai có tiếng còi hụ, tiếng người hối hả cấp cứu, hồi sinh... nhưng muộn rồi.

*

Ơ kìa... bây giờ sao thi thể cô lại nằm sóng soài... ''dưới kia''. Máu đỏ loang rờn rợn, như oan ức tuôn ra từ thi thể trinh nguyên, thoảng một mùi trầm hương đâu đó. Cô nằm khép nép, tóc thề bệt về một hướng, lộ rõ khuôn mặt trắng nhợt, xanh xao không còn sự sống. Cô bất động, không còn có hy vọng nào nữa. Chỉ còn chờ người thân đến gặp mặt, vuốt mắt... rồi phủ khăn. Đây là đâu... sao mà cô lạnh quá! Những áng mây thương tình ấp ủ, vỗ về. Tâm hồn yếu ớt của cô mang đi, cô bay chơi vơi vất vưởng.

Bây giờ cô mới hiểu ra, bà Mễ đã cẩn thận buộc vào cổ tay cô địa chỉ liên lạc với người thân. Cô nấc lên, tiếng nấc bi thương... 'Trên cao''...

''Dưới kia sôi động... scandal... tha hồ cho những con mắt hiếu kỳ, những lời đàm tiếu:

- -Ối dào, xinh xẻo, đoan trang thế kia mà lại chọn cách phá thai.

- Ông Johnson còn che đậy khéo bài bản là cho cô ta đau đầu... uống thuốc ngủ quá liều, biết đâu là tác phẩm của ổng. Nghe nói trên cổ tay cô ta còn có đeo tên tuổi của ổng kia mà. Mỹ đen mà có học mới đáng... dễ sợ đó!

Một cô bĩu môi:

- Hoa hậu sinh viên mà... chẳng lẽ... phải vẽ vời ra một câu chuyện chứ!

- Ôi thật là tội nghiệp, nghe đâu là con gái của một gia đình danh giá.

- Bác sĩ Phan đâu, nghe nói cô ta là cháu gái của bác sĩ Phan.

- Cô sinh viên trẻ đẹp nào mà chẳng là CHÁU GÁI của bác sĩ Phan. Come on, you làm việc ở đây bao lâu rồi"

- Neiko người Nhật, Tantan mắt hí... Đại hàn, còn cái nàng gì hoa hậu Roseball năm đầu tiên Chinese xinh như mộng đó, đều là cháu gái của bác sĩ Phan hết. Người tình đa quốc gia mà, hi... hi...Ai mà tin.

Vậy mà... cô tin, tin và dâng hiến tất cả sự ngây thơ và trong sạch.

- Ê bồ... nói như bác sĩ Phan là kẻ lừa lọc, một tên sở khanh hả"

- Còn phải hỏi.

- Thôi thôi đi, ''người ta'' cũng đã một thời điêu điêu đứng đứng với bác sĩ Phan không phải đó sao. Cái chỗ ổng cầm tay lên đo huyết áp, về nhà lấy plastic bọc lại, nâng niu... một tuần không dám tắm đó mà ha... ha... Một tiếng ''ui'' xuýt xoa

- Bác sĩ Phan đến rồi kia... điển trai, lịch lãm, quyến rũ... đa tài... kể cả biệt tài với phái nữ... gặp tôi, tôi cũng đầu hàng vô điều kiện

Cảnh sinh viên đứng lố nhố, những lời đàm tiếu, xỏ xiên, làm cô lảo đảo... trên không. Thì ra có những người mới ngày hôm qua đây còn một điều chị hai điều em... thân thân thiết thiết mà thoáng chốc hôm nay đã trở nên sạch trắng không còn gì.

Cô thấy bóng dáng Anh- Bác sĩ Phan. Cùng một lúc, cô cũng nhìn thấy Khải như ngây, như dại... Anh không khóc mà sao mắt đỏ hoe.

Bác sĩ Phan trầm tĩnh đặt tay lên vai Khải đang run nhẹ:

- Bình tĩnh Khải, các bác sĩ cũng đã tận sức rồi.

Anh trông có vẻ hơi xanh, nhưng vẫn điềm nhiên. Bỗng Khải xô ngã Phan lao vào đám đông, chạy về hướng người ta đang đặt thi thể của cô hét lớn:

- Tôi là người có lỗi, chính tôi... hậu quả do tôi gây ra. Tôi đẩy cô ta vào con đường chết... Hãy trừng phạt tôi.

Khải lao đầu vào tường. Mọi người cố ngăn anh lại. Cô cũng một tay giữ chặt tay anh, nhưng vô lực. Cô làm sao còn sức mạnh nào nữa ngoài tiếng thì thào như gió bên tai.

- Khải ơi, hãy quên Tú, quên hẳn đi.

Anh ôm đầu:

- Tú, anh nghe được tiếng em gọi, Tú... Em ở đâu" Em ở đâu"

Y như một Roméo và Juliette thời đại, chỉ khác ở nguyên nhân cái chết. Cô ngắm nhìn, rồi bỗng dưng khói ở đâu làm mắt cô cay: Nếu như có một phép lạ hoặc một y thuật nào đó cho cô trở lại trần gian cô sẽ cùng Khải nắn nót đến dòng cuối cùng:

Truyện cổ tích

Em ạ! Ngày xưa vua nước Bướm,

Kén nhân tài mở Điệp lang khoa,

Vua không lấy Trạng vua thề thế

Con bướm vàng tuyền đău Thám Hoa.

Vua liền gọi gả con gái yêu

Nàng đẹp như em, chả nói điêu

Vua nuông hai vợ chồng phò mã

Cho nhỡn xem hoa sớm lại chiều

Một hôm hai vợ chồng quan Thám

Mê mải xem hoa lạc lối về

Vợ khóc: ''Mình ơi! Em hãi lắm!''

Trời chiều lạc lối tới vườn lê

Vườn đầy hoa trắng như em ấy,

Bỗng một bà tiên hiển hiện ra

Sao mà đẹp thế! Tiên mà lại!

Nữ chúa vườn lê đi thăm hoa

Bà thấy vợ chồng con bướm dại

Sụt sùi ngồi khóc dưới hoa lê

Đến bên âu yếm, bà thương hại:

''Ý hẳn hai con lạc lối về"''

''Đây về nước Bướm đường thì xa,

Về tạm nhà ta ngủ với ta

Có đủ chăn thêu cùng gối gấm

Có nhiều bánh ngọt ướp hương hoa...''

Đêm ấy chăn êm và gối êm

Vợ chồng ăn bánh với bà tiên

Ăn xong thoát chốc liền thay lốt

Chồng hóa làm anh, vợ hóa em.

(Nguyễn Bính)

Ngày tang lễ, bác sĩ Phan đưa phu nhân theo cùng, đặt vào góc phòng một vòng hoa tươi đẹp nhất ''Vô cùng thương tiếc Đào Tinh Tú''

Khải dìu Mẹ cô đến đa tạ từng vị khách viếng thăm. Hôm nay anh mặc đồ cho tang lễ mà cứ chững chạc y như chú rể mới. Cô mỉm cười bâng quơ, lướt ngang qua đám đông, vờn vào khung ảnh lung linh ánh nến vẫy chào mọi người. Xiêm áo của cô cũng là áo cưới, trắng ngần, thanh thoát, đầu đội vương miện lấp lánh những vì sao. Lạ một điều là một trong những người rơi nước mắt cho cô, có một người cô chưa từng gặp mặt: Phu nhân bác sĩ Phan. Nàng nghiêng đầu vào vai chồng sụt sùi:

- Chỉ nhỉnh hơn Christina nhà mình có vài tuổi thôi anh ạ, lạy Chúa tôi.

Anh cũng đăm chiêu như thế, mình đang mang sứ mệnh cứu người. Trước một sanh mạng làm sao mà anh không lao tâm nhọc ý cho được.

Cô nhìn rõ từng gương mặt thân quen đưa tiễn cô lần cuối cùng rồi vẫy chào. Cô không mang theo những hiềm khích, oan khiên, oán giận làm gì cho nặng nợ... trần gian. Cô chỉ mang theo tình yêu của họ dành cho cô đi vào vô tận... đi mãi... đi vào quĩ đạo của những vì tinh tú xa xăm...

TRAN NGUYEN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,469,590
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến